Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.18 KB, 2 trang )
Vài nét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
A. Tác giả:
– Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) mồ côi mẹ từ nhỏ, phải sống với bà nội. Lớn
lên phải nếm trả đổ vỡ trong hôn nhân => luôn khát khao hạnh phúc
– Phong cách thơ: Là một trong những cây bút xuất sắc nhất thuộc thế hệ các nhà
thơ tre thời kì kháng chiến chống Mĩ đồng thời là gương mặt tiêu biểu của nên thơ
Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ nữ tính, là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và
luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc
– Nhận định về nhà thơ:
– “Xuân Quỳnh là người luôn luôn tha thiết với tình yêu, tha thiết với người tình;
một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức về tình yêu. Chưa có ai trong
thơ tình Việt Nam lại biểu hiện một sự yêu thương sâu sắc, mãnh liệt như Xuân
Quỳnh” (Mai Quốc Liên)
– “Nếu có một thứ tôn giáo tình yêu thì chị là một trong những tín đồ ngoan đạo
nhất”
.B. Tác phẩm:
– “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại cửa biển Diêm Điền – Thái Bình ngày
29/12/1967, khi Xuân Quỳnh đã trải qua những đau đớn, mất mát, đổ vỡ trong tình
yêu. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). “Sóng” được coi là 1 trong
những bài thơ tình hay nhất trong thi ca VN hiện đại.
– Nghệ thuật: Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca nhưng mỗi người
nghệ sĩ lại có cách thể hiện riêng. Là người yêu bằng cả trái tim, khao khát kiếm
tìm tình yêu đích thực, Xuân Quỳnh đã có một tiếng nói riêng độc đáo trong
“Sóng’. Kết cấu bài thơ khá đặc biệt với sự song ành sóng đôi giữa hai hình tượng
sóng và em đem đến những phát hiện thú vị mới mẻ và trái tim yêu muôn thuở.
Hình ảnh thơ, ngôn ngữ giản dị trong sáng mà tinh tế có sức biểm cảm cao. Các
biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập,… được kết hợp linh hoạt , hiệu
quả. Tất cả tạo nên sức quyến rũ kì lạ cho bài thơ.