Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận khổ 3 và khổ 4 trong bài thơ sóng của xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.2 KB, 3 trang )

Cảm nhận khổ 3 và khổ 4 trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh
Cuộc đời là đóa hoa, tình yêu là mật ngọt”, đại văn hào V.Hugo đã từng phải thốt
lên như vậy. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó
cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến
thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình
yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng
nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải
nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh. Đứng
trước biển lớn , Xuân Quỳnh đã bộc lộ rõ nỗi trăn trở, băn khoăn của mình về cội
nguồn cua tình yêu”
Trước môn trùng sóng bê
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biên lớn
Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió
Gó bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau


‘Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ “sóng”
Dòng thơ “Trước muôn trùng sóng bể” cho thấy sóng đã ra tới bể, đã hoàn thành
cuộc hành trình kì công. Đối diện trước biển lớn là đối diện trước cõi vô tận, vô
cùng của một môi trường sống mới khác hẳn dòng sông nhỏ hẹp khi xưa nên niềm
khát khao cũng nảy sinh một cách tự nhiên và tất yếu. Lẽ thường ở khổ thơ này,
nhà thơ phải viết “sóng nghĩ về’ nhưng nhà thơ lại viết “em nghĩ về” nhằm tạo nên
sự đồng nhất giữa sóng và em. Hành trình của sóng cũng là hành trình của em.
Trong điệp khúc Em nghĩ về anh, em – Em nghĩ về biên lớn” ẩn giấu niềm khát
khao của một phụ nữ về tình yêu, về bản thân, về môi trường sống mới.
Từ nơi nào sóng lên


Đó là câu hỏi từng khiến bao lứa đôi băn khoăn và cũng chẳng ai có thể trả lời
được một các rõ ràng, rành mạch được. Càng say mê bao nhiêu, càng thấy tình yêu
huyền bí bất nhiêu. Người ta thường thiêng liêng hóa tình yêu của kiếp này biết
đâu lại là sự hẹn hò của kiếp sau. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng không ngoại lệ, cũng
băn khoăn, thắc mắc, chăn chở đi tìm lời giải đáp. Nhưng cuối cùng Xuân Quỳnh
cũng phải thú nhận bằng cái gật đầu dễ thương:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Điều thú vị là ẩn sau cái lắc đầu dễ thương rất con gái ấy, người đọc, khám phá ra
những định nghĩa mơ hồ mà thú vị, tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Trước muôn
trùng sóng bể, trước biển lớn, tại sao nữ sĩ lại nghĩ bề anh, em; tức là tình yêu của
đôi mình? Có phải chăng tình yêu đôi ta cũng mênh mông, thăm thẳm như biển
lớn, đại dương. Sóng, biển ,gió trời từ nơi nào mà có? “Em cũng không biết nữa”
và tình yêu cũng vậy. Nào có ai biết điểm đầu, điểm cuối, nào ai biết nơi khởi phát


và điểm kết thức của tình yêu. Tình yêu muôn đời vẫn khó hiểu như chính thế giới
tự nhiên vậy. Tình yêu đến và đi có khi chỉ như một cơn gió thoảng như để lại rung
động ngọt ngào trong trái tim để rồi thao thức nhớ, khe khẽ yêu.
“Tình yêu luôn có quy luật riêng mà lí trí thì không thể nào hiểu nổi”. Tình yêu đôi
lứa mêng mang như đại dương, tự nhiên và bí ẩn. Đó là những chân lí xưa cũ mà ai
cũng biết. Đóng góp của Xuân Quỳnh là tạo ra tiếng nói rât riêng đằm thắm nét
duyên con gái về những điều xưa cũ ấy. Không nghiêng về tư duy logic như ông
hoàng thơ tình Xuân Diệu, nữ sĩ Xuân Quỳnh nói bằng tiếng nói của cảm xuac trái
tim. Không cắt nghĩa rõ ràng cụ thể, Xuân Quỳnh chỉ khơi gợi để người đọc tự
chiêm nghiệm suy ngẫm. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫ của Xuân Quỳnh.




×