Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP (PRRS) TRÊN HEO GIAI ĐOẠN 2003 – 2007 VÀ THỬ NGHIỆM VẮC XIN PHÒNG BỆNH NÀY TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VÙNG LÂN CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
………………..

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
SINH SẢN- HÔ HẤP (PRRS) TRÊN HEO GIAI ĐOẠN
2003 – 2007 VÀ THỬ NGHIỆM VẮC XIN PHÒNG
BỆNH NÀY TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
VÀ VÙNG LÂN CẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trần Thị Dân

Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
………………..

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
SINH SẢN- HÔ HẤP (PRRS) TRÊN HEO GIAI ĐOẠN
2003 – 2007 VÀ THỬ NGHIỆM VẮC XIN PHÒNG
BỆNH NÀY TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
VÀ VÙNG LÂN CẬN



Chuyên ngành: Bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 62.62.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trần Thị Dân

Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2011


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án này là công trình
nghiên cứu của bản thân tôi
Tất cả các số liệu , kết quả hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình hoặc luận văn nào trước đây

Tác giả luận án

NCS. Trần Thị Bích Liên


iii

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nh ận được sự động viên giúp đỡ tận
tình của quý Thầy Cô và các anh chị, các bạn đồng nghiệp ở Khoa Chăn nuôi Thú y,
Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, các
trại chăn nuôi heo và lò mổ Vissan..

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Trần Thị Dân
Đã tận tình hư ớng dẫn, cho nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phòng đào t ạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm thành
TP.HCM
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Quý Thầy Cô đồng nghiệp trong khoa,
Bộ môn Vi sinh Truyền nhiễm.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân, PGS.TS Lê Văn Hùng
Ban giám đốc và các anh chị đồng nghiệp ở các trại chăn nuôi heo
Trung tâm chẩn đoán Cơ quan Thú y vùng 6
Phòng xét nghiệm Chi cục Thú y Tp
Đã giúp đỡ cho tôi khi thực hiện đề tài
Quý Thầy Đỗ Hiếu Liêm, Trần Văn Chính và Lê Thanh Hiền đã đ ộng viên và
giúp đỡ trong việc xử lý số liệu
Các bạn sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y và Khoa Công nghệ sinh học cùng
tham gia thực hiện đề tài
Xin cảm ơn tất cả người thân đã giúp đ ỡ và động viên tôi trong thời gian thực
hiện và hoàn thành luận án này.


iv

MỤC LỤC

Trang
Phụ bìa
Cam đoan

ii

Lời cảm tạ

iii

Mục lục ……………………………………………………………………….

iv

Danh mục bảng………………………………………………………………..

viii

Danh mục hình………………………………………………………………..

x

Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………

xii

Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………..

xiii


Phụ lục

xiv

Tóm tắt………………………………………………………………………..

xv

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………

1

1. Đặt vấn đề……………………………………………………………….

1

2. Mục tiêu của đề tài……………………………………………………..

2

3. Những đóng góp mới về khoa học……………………………………...

3

Chương 1 TỔNG QUAN …………………………………………………….

4

1.1 Lịch sử phát hiện bệnh PRRS…………………………………………..


4

1.2 Tác nhân gây bệnh……………………………………………………..

6

1.2.1 Phân loại……………………………………………………………

6

1.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc ……………………………………

6

1.2.3 Đặc điểm nuôi cấy và sự nhân lên của vi rút PRRS………………..

8

1.2.4 Sức đề kháng ……………………………………………………….

10

1.3 Dịch tễ bệnh PRRS……………………………………………………..

11

1.3.1 Phân bố địa lý………………………………………………………

11


1.3.2 Loài vật mắc bệnh ………………………………………………….

13

1.3.3 Phương thức truyền lây và tuổi nhiễm ……………………………..

13

1.4 Sinh bệnh và miễn dịch…………………………………………………

14

1.4.1 Sinh bệnh …………………………………………………………..

14

1.4.2 Miễn dịch đối với vi rút PRRS……………………………………..

16


v

1.5 Triệu chứng và bệnh tích ………………………………………………

18

1.5.1 Triệu chứng…………………………………………………………

18


1.5.2 Bệnh tích …………………………………………………………...

22

1.6 Các phương pháp chẩn đoán bệnh……………………………………..

24

1.6.1 Phương pháp phát hiện vi rút ………………………………………

25

1.6.2 Phương pháp huyết thanh học phát hiện kháng thể ……………….

27

1.7 Phòng và kiểm soát bệnh………………………………………………..

31

1.7.1 Phòng bệnh………………………………………………………….

31

1.7.2 Kiểm soát bệnh …………………………………………………….

33

1.8 Một số nghiên cứu về mức độ nhiễm PRRS và sử dụng vắc xin………


34

1.8.1 Trên thế giới ……………………………………………………….

34

1.8.2 Tại Việt Nam…………………………………………………….....

36

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………

37

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………

37

2.2 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………

37

2.3 Đối tượng nghiên cứu và vật liệu xét nghiệm…………………………..

38

2.3.1 Đối tượng …………………………………………………………..

38


2.3.2 Mẫu vật nghiên cứu…………………………………………………

38

2.3.3 Vật liệu xét nghiệm…………………………………………………

38

2.3.3.1 Bộ kit xét nghiệm kháng thể ………………………………….

38

2.3.3.2 Vật liệu trong phân lập vi rút PRRS………………………….

38

2.3.3.3 Hóa chất trong kỹ thuật RT-PCR………………………………

39

2.3.4 Dụng cụ thiệt bị ……………………………………………………..

39

2.3.4.1 Dụng cụ………………………………………………………..

39

2.3.4.2 Thiết bị ………………………………………………………..


39

2.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

40

2.4.1 Điều tra tình hình nhiễm vi rút PRRS trên heo dựa vào phát hiện
kháng thể ……………………………………………………………..

40

2.4.2 Xác định mối liên hệ giữa tình trạng huyết thanh dương tính PRRS
và năng suất sinh sản của heo nái …………………………………...

44


vi

2.4.3 Khảo sát sự biến động kháng thể thụ động do mẹ truyền và
tăng trưởng ở heo con khi heo nái có huyết thanh dương tính PRRS….

46

2.4.4 Phân lập vi rút trên các hạng heo…………………………………….

47

2.4.5 Đánh giá đáp ứng của heo khi tiêm vắc xin phòng PRRS………….


52

2.5 Công thức tính các chỉ tiêu và xử lý số liệu……………………………..

54

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………

57

3.1 Điều tra tình hình nhiễm vi rút PRRS trên heo dựa vào phát hiện
kháng thể ………………………………………………………………

57

3.1.1 Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS trên heo ………………………………….

57

3.1.1.1 Phân bố tỷ lệ nhiễm theo loại hình chăn nuôi và hạng heo…….

59

3.1.1.2 Phân tích tỷ lệ nhiễm theo lứa đẻ và giống heo………………...

61

3.1.2 Phân bố các dòng vi rút PRRS nhiễm trên heo……………………..


64

3.2 Mối liên hệ giữa mức huyết thanh dương tính PRRS với khả năng
sinh sản của heo nái ……………………………………………………

66

3.2.1 Tỷ lệ huyết thanh dương tính PRRS trên nái khảo sát…………….

66

3.2.2 Năng suất sinh sản của nái …………………………………………

67

3.2.2.1 Số heo con trên ổ của nái dương tính và âm tính PRRS……….

67

3.2.2.2 Tần suất rối loạn sinh sản ở nái khảo sát………………………

70

3.3 Sự biến động kháng thể thụ động do mẹ truyền và tăng trưởng ở
heo con khi heo mẹ dương tính với vi rút PRRS……………………….

73

3.3.1 Biến động kháng thể của heo con từ heo nái dương tính PRRS
ở 2 trại ………………………………………………………………


74

3.3.2 Tỷ lệ ho của đàn heo con ở 2 trại……………………………………

85

3.3.3 Tăng trọng đàn con ở 2 trại …………………………………………

86

3.4 Tần suất phân lập vi rút PRRS trên các hạng heo……………………….

87

3.4.1 Đặc điểm bệnh tích trên tế bào MARC-145 và kết quả phân lập
vi rút theo hạng heo………………………………………………….

88

3.4.2 Loại mẫu phân lập được vi rút PRRS………………………………..

92

3.5 Đáp ứng của heo khi tiêm vắc xin phòng PRRS………………………..

93

3.5.1 Đáp ứng đối với vắc xin trên heo tăng trưởng thương phẩm ……….


93


vii

3.5.1.1 Tỷ lệ huyết thanh dương tính trên heo sau tiêm vắc xin …………

93

3.5.1.2 Tỷ lệ bệnh đường hô hấp…………………………………………

96

3.5.1.3 Tăng trọng bình quân và hệ số chuyển hóa thức ăn ……………..

97

3.5.1.4 Nhận xét bệnh tích phổi………………………………………….

98

3.5.2 Mức kháng thể trên heo nái sau tiêm vắc xin PRRS ………………...

99

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………

102

4.1 Kết luận…………………………………………………………………...


102

4.2 Đề nghị …………………………………………………………………..

103

Các công trình có liên quan đến luận án đã công bố ………………………

104

Tài liệu tham khảo …………………………………………………………...

105


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1

Bệnh phẩm dùng cho các phương pháp chẩn đoán bệnh PRRS…...

Bảng 2.1

Phân bố mẫu khảo sát tỷ lệ huyết thanh dương tính và dòng

30


vi rút PRRS bằng ELISA…………………………………………...

41

Bảng 2.2

Phân bố nái khảo sát năng suất theo lứa đẻ và giống………………

45

Bảng 2.3

Phân bố mẫu phân lập vi rút PRRS…………………………………

48

Bảng 2.4

Trình tự đoạn mồi phát hiện vi rút PRRS…………………………..

49

Bảng 2.5

Số mẫu khảo sát trong thí nghiệm đánh giá đáp ứng của heo tăng
trưởng khi tiêm vắc xin phòng bệnh PRRS ………………………

53

Bảng 2.6


Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh theo lứa (NSIF, 2004)…...

56

Bảng 3.1

Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS trên heo theo địa điểm khảo sát…………

57

Bảng 3.2

Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS trên heo theo loại hình chăn nuôi ở 2
địa điểm……………………………………………………………

59

Bảng 3.3

Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS theo hạng heo……………………………

60

Bảng 3.4

Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS theo lứa đẻ……………………………….

62


Bảng 3.5

Tỷ lệ nhiễm vi rút PRRS trên heo sinh sản theo giống……………..

63

Bảng 3.6

Phân bố các dòng vi rút PRRS nhiễm trên heo…………………….

64

Bảng 3.7

Tỷ lệ huyết thanh dương tính PRRS trên heo nái ở 2 trại khảo sát ..

66

Bảng 3.8

Phân bố nhóm nái theo các mức kháng thể (tỷ số S/P) ở nái
dương tính ………………………………………………………….

67

Bảng 3.9

Số heo con trên ổ của nái dương tính và âm tính PRRS……………

68


Bảng 3.10

Số heo con trên ổ của nái dương tính ở các mức kháng thể ………

69

Bảng 3.11

Tỷ lệ sinh sớm trên nái từ lứa 1 đến lứa khảo sát………………….

70

Bảng 3.12

Tỷ lệ thai chết và heo con yếu của nái dương và âm tính với PRRS.

71

Bảng 3.13

Hệ số tương quan giữa mức kháng thể PRRS (S/P) của heo nái
dương tính và một số chỉ tiêu sinh sản……………………………..

72

Bảng 3.14

Mức kháng thể (tỷ số S/P) của nái trên 2 lô khảo sát ở 2 trại……… 74


Bảng 3.15

Sự biến động tỷ số S/P trên đàn con của nái dương tính ở trại 1…...

75


ix

Bảng 3.17

Hệ số tương quan giữa mức kháng thể của heo mẹ dương tính 3
ngày sau sinh và đàn con tại trại 1…………………………………. 77
Biến động kháng thể của heo con từ những nái dương tính trại 2… 80

Bảng 3.18

Tỷ lệ ho và thở bụng của đàn con ở 2 trại …………………………

85

Bảng 3.19

Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi…

86

Bảng 3.20

Kết quả phân lập vi rút PRRS theo hạng heo………………………


89

Bảng 3.21

Kết quả phân lập vi rút PRRS theo loại mẫu trên heo cai sữa ……

92

Bảng 3.22

Tỷ lệ huyết thanh dương tính và tỷ số trung bình S/P tại các thời

Bảng 3.16

điểm trước và sau tiêm vắc xin ở 2 lô………………………………

94

Bảng 3.23

Tỷ lệ ho và thở bụng theo từng giai đoạn khảo sát ………………..

97

Bảng 3.24

Tăng trọng của heo và tiêu tốn thức ăn……………………………..

98


Bảng 3.25

Tỷ số S/P và tỷ lệ huyết thanh dương tính của heo nái trước và sau
tiêm vắc xin ………………………………………………………... 100


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1

Phát hiện các ổ dịch PRRS tại Việt Nam (2007)…………………

5

Hình 1.2

Mô hình cấu trúc vi rút PRRS ……………………………………

7

Hình 1.3

Mô hình cấu trúc gen của vi rút PRRS …………………………..

8

Hình 1.4


Mô hình chu trình nhân lên của vi rút PRRS trong tế bào………

9

Hình 1.5

Bệnh tích tế bào do vi rút PRRS trên MARC-145……………….

10

Hình 1.6

Bản đồ phân bố bệnh PRRS trên thế giới………………………..

12

Hình 1.7

Triệu chứng sẩy thai và sinh sớm trên nái nhiễm
vi rút PRRS……………………………………………………….

19

Hình 1.8

Triệu chứng trên heo con nhiễm vi rút PRRS……………………

20


Hình 1.9

Triệu chứng heo cai sữa nhiễm vi rút PRRS……………………..

21

Hình 1.10

Hạch lâm ba sưng to………………………………………………

22

Hình 1.11

Phổi viêm kẽ và phù do nhiễm kết hợp PRRS và Circovirus……

23

Hình 1.12

Bệnh tích đại thể phổi và hạch lâm ba xuất huyết ở heo nhiễm
PRRS ……………………………………………………………..

23

Hình 1.13

Bệnh tích trên thai từ nái đẻ nhiễm PRRS ……………………….

24


Hình 1.14

Hóa mô miễn dịch dùng immunoperoxidase trên mẫu phổi heo
nhiễm vi rút PRRS………………………………………………..

25

Hình 1.15

Miễn dịch huỳnh quang trên đại thực bào……………………….

25

Hình 2.1

Chuồng trại của 2 loại hình chăn nuôi……………………………

41

Hình 2.2

Kết quả phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS …………………

43

Hình 2.3

Kết quả phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS dòng
châu Âu hoặc Bắc Mỹ…………………………………………….


44

Hình 3.1

Tế bào MARC-145 sau 3 ngày nuôi cấy …………………………

90

Hình 3.2

Tế bào MARC-145 sau 5 ngày nuôi cấy …………………………

90

Hình 3.3

Tế bào MARC-145 sau 7 ngày nuôi cấy …………………………

91

Hình 3.4

Bệnh tích cụm tế bào trên MARC-145……………………………

91


xi


Hình 3.5
Hình 3.6

Kết quả phát hiện vi rút PRRS trong dịch tế bào bằng
RT-PCR…………………………………………………………...
Bệnh tích phổi heo lô tiêm vắc xin ………………………………

91
98

Hình 3.7

Bệnh tích phổi heo lô không tiêm vắc xin……………………….

99


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ cách sinh bệnh của vi rút PRRS…………………………

15

Sơ đồ 2.1

Phân lập và giám định sự hiện diện vi rút PRRS………………


50

Sơ đồ 2.2

RT-PCR phát hiện vi rút PRRS từ dịch tế bào…………………

51

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ nhiễm PRRS trên 4 hạng heo ở 2 loại hình
chăn nuôi………………………………………………………

61

Biểu đồ 3.2

Phân bố dòng vi rút nhiễm trên heo ở 5 trại heo ………………

65

Biểu đồ 3.3

Đồ thị tuyến tính giữa mức kháng thể PRRS ở heo nái và tỷ lệ
heo con sơ sinh chọn nuôi……………………………………..

Biểu đồ 3.4

73


Diễn biến của mức kháng thể trung bình (S/P) các đàn heo con
ở lô nái dương tính PRRS trại 1………………………………..

76

Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ huyết thanh dương tính của đàn con ở 2 lô tại trại 1……

78

Biểu đồ 3.6

Diễn biến của mức kháng thể trung bình trên heo con có huyết
thanh dương tính PRRS từ 5 ngày tuổi ở nái dương tính trại 1...

Biểu đồ 3.7

79

Diễn biến mức kháng thể trung bình (S/P) của các đàn heo con
ở lô nái dương tính PRRS trại 2………………………………..

81

Biểu đồ 3.8

Tỷ lệ dương tính của đàn con ở hai lô tại trại 2……………….


82

Biểu đồ 3.9

Diễn biến của mức kháng thể trung bình trên heo con có huyết
thanh dương tính PRRS từ 21 ngày tuổi ở nái dương tính trại 2.

Biểu đồ 3.10

82

Đồ thị dự đoán tỷ số S/P theo tuổi của những heo con có kháng
thể âm tính từ 21 ngày tuổi……………………………………..

84

Biểu đồ 3.11

Tỷ lệ huyết thanh dương tính của 2 lô thí nghiệm…………….

95

Biểu đồ 3.12

Tỷ số S/P trung bình của các mẫu huyết thanh dương tính ở 2
lô thí nghiệm…………………………………...........................

95



xiii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

NGUYÊN CHỮ

Ctv

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Cộng tác viên

CPE

Cytopathic effect

ELISA

Enzyme linked immunosorbent assay Phản ứng miễn dịch gắn men

FA

Fluorescent antibody

Kháng thể huỳnh quang

IHC

Immunohistochemistry staining


Nhuộm hóa mô miễn dịch

IPMA

Immunoperoxydase monolayer assay Phương pháp miễn dịch tế
bào một lớp với peroxydase

IRPC

Relative index percent

Chỉ số tương đối (%)

MH

Mycoplasma hyopneumoniae

NHC

Normal host cells

SVN

Serum virus neutralization

Vi sinh vật gây bệnh suyễn
heo
Tế bào bình thường của vật
chủ
Trung hòa vi rút


NSP

Nonstructural proteins

Protein không cấu trúc

Odn

Optical density of negative sample

Mật độ quang mẫu âm tính

Odp

Optical density of positive sample

OIE

Office international des épizooties

Mật độ quang mẫu dương
tính
Tổ chức dịch tễ động vật
Quốc tế

PAM

Porcine alveolar macrophage


PRRS

Porcine reproductive and respiratory Hội chứng rối loạn sinh sản
syndrome
hô hấp trên heo

RFLP

Restriction
fragment
length
polymorphism
Reverse transcriptase polymerase
chain reaction

Kỹ thuật cắt phân đoạn đa
hình
Phản ứng nhân chuỗi gen
sao chép ngược

Sample/ positive

Mẫu xét nghiệm / dương
tính chuẩn
Thành phố Hồ Chí Minh

RT-PCR

S/P
TP.HCM


Bệnh tích tế bào

Đại thực bào phế nang heo


xiv

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Bảng phân bố mẫu xét nghiệm……………………………………

132

Phụ lục 2

Giới thiệu tổng quát về 2 trại heo khảo sát năng suất sinh sản….

133

Phụ lục 3

Môi trường nuôi cấy tế bào……………………………………….

135

Phụ lục 4


Một số vắc xin đang có ở Việt Nam……………………………… 138

Phụ lục 5

Kết quả tỷ số S/P và tỷ lệ tiêu chảy trên heo tiêm vắc xin PRRS… 141

Phụ lục 6

Chấm điểm bệnh tích phổi………………………………………... 142

Phụ lục 7

Phân tích thống kê………………………………………………...

143


xv

TÓM TẮT
PRRS là bệnh truyền nhiễm của heo do vi rút gây ra. Mặc dù vi rút PRRS đã
được xác định gần 20 năm nhưng các biện pháp phòng và kiểm soát bệnh chưa đem lại
hiệu quả cao. Do vi rút PRRS có 2 dòng và nhiều chủng, tính biến đổi gen và động lực
cao, nên ảnh hưởng của bệnh này trên heo khá phức tạp ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Với mục đích xác định phân bố của dòng nhiễm và hiện diện vi rút PRRS trên
heo, cũng như tìm hiểu lứa tuổi heo con có nguy cơ nhiễm bệnh và đáp ứng của heo
với vắc xin phòng bệnh, đề tài “Đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn sinh sản
hô hấp (PRRS) trên heo giai đoạn từ năm 2003 – 2007 và thử nghiệm vắc xin
phòng bệnh này Tp. Hồ Chí Minh và vùng lân cận”, được thực hiện tại TP. Hồ Chí

Minh và Đồng Nai (vùng lân cận TP.HCM) từ năm 2003 đến 3 tháng đầu năm 2007.
Qua các phương pháp điều tra cắt ngang, xét nghiệm chẩn đoán và thử nghiệm vắc
xin, chúng tôi ghi nhận được các kết quả sau:
Trong tổng số 1082 mẫu huyết thanh heo từ 5 trại chăn nuôi tập trung và 21 hộ
chăn nuôi (nuôi từ 10 nái hoặc 10 heo thịt trở lên), có 398 mẫu dương tính với kháng
thể kháng vi rút PRRS bằng kỹ thuật ELISA, chiếm tỷ lệ 36,78%. Tỷ lệ nhiễm cao
nhất trên heo hậu bị và heo thịt (51,24%, 49,25%), kế đến là heo nái và heo đực
(27,29%, 26,82%), và thấp nhất là tỷ lệ nhiễm trên heo cai sữa (16,66%). Tại TP.
HCM, tỷ lệ heo có huyết thanh dương tính ở trại chăn nuôi tập trung cao hơn heo ở hộ
chăn nuôi gia đình (36,60% so với 13,98%).
Sử dụng bộ kit của Hipra (Tây Ban Nha) kiểm tra kháng thể kháng vi rút dòng
Bắc Mỹ và dòng châu Âu của 140 mẫu huyết thanh dương tinh với kit IDEXX (Mỹ),
từ đó xác định dòng vi rút nhiễm trên heo của 5 trại chăn nuôi tập trung. Kết quả cho
thấy tỷ lệ nhiễm dòng Bắc Mỹ là phổ biến ở cả 5 trại (62,14%), trong đó 4 trại nhiễm
cả 2 dòng vi rút.
Dựa trên phiếu theo dõi cá thể từ lứa 1 đến lứa đẻ khảo sát, thu thập năng suất
sinh sản của heo nái kết hợp với kết quả xét nghiệm ELISA (IDEXX, Mỹ) để đánh giá
sự thay đổi của một số chỉ tiêu giữa 2 nhóm nái dương tính và âm tính với PRRS. Kết
quả ghi nhận tỷ lệ thai chết lưu và heo con yếu ở nhóm nái dương tính cao hơn khi


xvi

mức S/P của nái đạt từ 0,8 trở lên; có mối tương quan ở mức độ vừa giữa mức kháng
thể của nái dương tính và các chỉ tiêu về tỷ lệ heo con sơ sinh chọn nuôi và số thai chết
lưu.
Kết quả khảo sát kháng thể thụ động mẹ truyền bằng kỹ thuật ELISA (IDEXXMỹ) cho thấy kháng thể thụ động của heo con từ heo nái dương tính ( tỷ số S/P = 0,43
đến 1,13), sẽ giảm dần tới mức âm tính khi heo con được 19 ngày tuổi. Mô hình hồi
quy hỗn hợp dự đoán heo có thể nhiễm vi rút PRRS và huyết thanh trở nên dương tính
khi heo khoảng 37 đến 47 ngày tuổi.

Trên dòng tế bào MARC-145, tiến hành phân lập vi rút PRRS từ các loại mẫu
huyết thanh, hạch phổi, phổi và hạch amidan của heo cai sữa có biểu hiện lâm sàng
nghi ngờ bệnh PRRS (heo sốt, ho), tỷ lệ phân lập được vi rút PRRS là 11,76% (4/34
mẫu). Bốn chủng vi rút phân lập được đều thuộc dòng vi rút Bắc Mỹ và gây bệnh tích
cho dòng tế bào MARC-145.
Tiêm vắc xin nhược độc dòng Bắc Mỹ (Bestar, Singapore) cho heo tăng trưởng
thương phẩm khi trại đã nhiễm vi rút PRRS, bước đầu ghi nhận heo đã có đáp ứng với
vắc xin phòng. Tỷ lệ huyết thanh dương tính ở lô heo được chủng cao hơn lô heo
không chủng vắc xin. Các biểu hiện bệnh đường hô hấp và tăng trọng bình quân của
heo cũng được cải thiện hơn so với những heo không chủng vắc xin.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy dòng vi rút Bắc Mỹ nhiễm phổ biến trên heo
trong sự hiện diện của cả 2 dòng vi rút PRRS, lứa tuổi heo có nguy cơ nhiễm bệnh
khá sớm và đáp ứng của heo với vắc xin phòng bệnh, làm sáng tỏ hơn tính chất dịch tễ
trong giai đọan đầu của dịch bệnh PRRS tại TP. HCM và vùng lân cận thuộc Đồng
Nai.


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (porcine reproductive and respiratory
syndrome–PRRS) là bệnh truyền nhiễm ở heo do vi rút thuộc họ Arteriviridae gây
ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1987. Hiện nay bệnh có mặt ở hầu
hết các nước trên thế giới và là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi cũng như
những người nghiên cứu bệnh heo ở nhiều quốc gia. Theo ước tính tại Mỹ hàng
năm bệnh làm thiệt hại kinh tế khoảng 560 triệu đôla (Neumann và ctv., 2005)
[128].
Bệnh gây ra những triệu chứng rối loạn sinh sản trên heo nái như tăng tỷ lệ
đẻ sớm, giảm tỷ lệ đẻ, tăng số heo con sinh ra bất thường (heo hoá gỗ, chết thai,

heo yếu), số heo con còn sống và cai sữa thấp (Meredith, 1995 [115]; Christianson
và Joo, 1994 [40]) và bệnh hô hấp trên heo mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, heo nái có
đáp ứng miễn dịch sau khi nhiễm hoặc được tiêm vắc xin có thể truyền kháng thể
thụ động cho heo con.
Vi rút PRRS có 2 kiểu gen (Nelsen và ctv., 1999 [127]) và có nhiều chủng
trong cùng kiểu gen (Adreyev và ctv., 1997 [14]; Forsberg và ctv., 2002 [67]), với
mức độ khác nhau về độc lực nên thiệt hại do bệnh gây ra không giống nhau giữa
các vùng. Các nghiên ứu
c của Pesch (2005) và Mateu (2006), d ẫn liệu của
Zimmerman, 2006 [201] đã chúng minh sự khác nhau giữa các dòng và chủng vi
rút PRRS có liên quan đến khả năng bảo vệ chéo, hiệu quả vắc xin và phương thức
chẩn đoán bệnh.
Ở nước ta, lần đầu tiên đã phát hiện các mẫu huyết thanh dương tính trên
đàn heo nhập từ Mỹ vào năm 1997. Kết quả khảo sát của Nguyễn Lương Hiền và


2

ctv. (2000) [6] đã xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với PRRS tr ên heo của
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt
là 1,3 % – 62,19 %. Đầu năm 2007, PRRS xuất hiện th ành dịch ở một số tỉnh
thành phía Bắc làm số heo chết và tiêu hủy do bệnh lên tới trên 15 ngàn con (tỷ lệ
chết khoảng 23%). Vì mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với sự phát triển của chăn
nuôi heo nói riêng và xã hội nói chung , bệnh do vi rút PRRS chính thức được bổ
sung vào danh mụ c nhữn g bệnh phải công bố dịch

(theo quyết định số

1037/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn) [1].
Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là những vùng có nền chăn nuôi heo

khá phát triển của khu vực Miền Đông Nam Bộ, nhằm vừa cung cấp con giống
cho các tỉnh thành Miền Nam, vừa cung cấp thực phẩm cho trên 8 triệu dân của
Thành phố. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2005 [8], tổng số đầu heo của
TP.HCM và Đồng Nai là 1.375.623 con (riêng TP.HCM có 235. 623 con). Với
tổng đàn heo như vậy, nếu không kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh
PRRS trên đàn heo nuôi là rất lớn và mức độ thiệt hại không thể dự báo được.
Một số nghiên cứu đã báo cáo tại Việt Nam của Nguyễn Hữu Lai và
ctv., 2008; Nguyễn Ngọc Hải và ctv., 2010, chỉ khảo sát một số chủng vi rút hoặc
dùng kỹ thuật sinh học phân tử PCR xác định trình tự gen của vi rút mà chưa có
những nghiên cứu mang tính hệ thống về bệnh cũng như kết quả thử nghiệm vắc
xin phòng bệnh này . Do đó, xác định đặc điểm dịch tễ, phát hiện tác nhân gây
bệnh cũng như thử nghiệm vắc xin làm cơ sở kiểm soát khống chế bệnh cho đàn
heo nuôi ở TP.HCM và Đồng Nai là cần thiết, đặc biệt đối với dịch bệnh PRRS,
nhằm đảm bảo tính ổn định cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Để đóng góp một số thông tin về tình hình bệnh PRRS trong các năm 2003
đến 3 tháng đầu năm 2007, chúng tôi thực hiện đề tài: ”Đặc điểm dịch tễ của hội
chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS) trên heo giai đoạn 2003 – 2007 và
thử nghiệm vắc xin phòng bệnh này tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng lân cận”.


3

2. Mục tiêu của đề tài
Xác định phân bố của tỷ lệ nhiễm, dòng vi rút và ứa
l tuổi heo có nguy c ơ
nhiễm bệnh cũng như nhận xét bước đầu về đáp ứng miễn dịch của heo với vắc xin
phòng bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng và kiểm soát PRRS
trên heo.
3. Những đóng góp mới về khoa học
- Đề tài nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa một số đặc điểm

dịch tễ của bệnh đến mức độ mắc bệnh và sự thay đổi về năng suất sinh sản của nái
khi nhiễm ở giai đoạn đầu, đã phân lập và giám định vi rút PRRS.
- Đánh giá được mức độ và thời gian tồn tại của kháng thể thụ động của heo
con để xác định được lứa tuổi có nguy cơ bắt đầu nhiễm bệnh.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Lịch sử phát hiện bệnh PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcine reproductive and
respiratory syndrome- PRRS) ghi nhận được đầu tiên tại Mỹ năm 1987 và lây lan
nhanh chóng khắp vùng Bắc Mỹ (Keffaber, 1989 [89]; Hill, 1990 [81]. Năm 1990 ổ
dịch đầu tiên ở châu Âu được thông báo tại Đức và từ đây bệnh lan nhanh các vùng
khác thuộc châu lục này (Meredith, 1995 [115]). Ở Hà Lan, ổ dịch đầu tiên nổ ra
trong các bầy heo giống vào đầu năm 1991 và một tháng sau, bệnh đã nổ ra ở hầu
hết các tỉnh có mật độ trại chăn nuôi heo nhiều. Tại châu Á, kháng thể kháng vi rút
PRRS được phát hiện từ những mẫu huyết thanh nhập vào Nam Triều Tiên năm
1985 (Shin và ctv., 1993) [164], nhưng trận dịch PRRS đầu tiên xảy ra ở Nhật năm
1988 (Hirose và ctv., 1995) [82] và Đài Loan năm 1991 (Chang và ctv., 1993) [33].
Như vậy, trong thời gian khoảng vài năm, dịch bệnh PRRS đã xảy ra ở hầu hết các
vùng sản xuất heo chính trên thế giới.
Wensvoort và ctv. (1991) [184] lần đầu tiên phân lập được nguyên nhân gây
hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo ở châu Âu bằng việc nuôi cấy trên
môi trường đại thực bào phế nang heo và đ ặt tên virus Lelystad (LV). ạiT Mỹ,
Collins và ctv. (1992) [31] xác định nguyên nhân gây bệnh này trên heo do dòng vi
rút VR-2332 khi phân lập trên tế bào MA 104 và CL 2621.
Tên bệnh “Mystery swine disease-bệnh bí ẩn trên heo” trở nên thông dụng khi
chưa xác định được căn bệnh (Roberts, 2001[153]; Keffaber, 1989 [89]). Có rất nhiều

tên khác được sử dụn g khi bệnh này mới xảy ra như: bệnh bí ẩn trên heo [89], h ội
chứng hô hấp và vô sinh trên heo (Hill, 1990 [81]), hội chứng hô hấp và dịch sẩy thai
trên heo (Terpstra và ctv., 1991[176]), bệnh heo tai xanh (White, 1991 [187]). Tuy
nhiên, hiện nay hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo là tên được sử dụng


5

chính thức cho bệnh này theo quyết định của Tổ chức dịch tễ động vật Quốc tế
(OIE) tháng 5-1992.
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn heo nhập từ Mỹ
(10/51 heo xét nghi
ệm có huyết thanh dương tính). Kết quả điều tra của Nguyễn
Lương Hiền và cộng sự (2000) [6] cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính PRRS trên
heo biến động từ 1,3% đến 62,29 %. Sau 10 năm, dịch bệnh PRRS nổ ra đầu tiên
trên heo tại tỉnh Hải Dương và lan nhanh sang các tỉnh khác thuộc đồng bằng Sông
Hồng, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh ở miền Nam; đã có 26 tỉnh, thành thuộc 3
miền trong cả nước có dịch bệnh PRRS trên heo; trên 70 ngàn heo mắc bệnh, số heo
chết và tiêu hủy trên 17 ngàn con (Cục Thú Y, 2007). Ba năm sau bệnh lại nổ ra tại
12 tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, số heo bệnh lên tới 39.826 con, trong đó
16.230 heo bị chết và tiêu huỷ. Hiện nay, dịch bệnh lại xuất hiện ở 13 tỉnh thành phố
trong cả nước. Tổng cộng có 41.016 con heo mắc bệnh, trong đó 30. 738 con heo đã
chết và tiêu hủy (Quang Duẩn, 2010) [7].

Hình 1.1 Phát hiện các ổ dịch PRRS tại Việt Nam (2007)


6

1.2 Tác nhân gây bệnh

1.2.1 Phân loại
Vi rút PRRS được xếp vào họ Arteriviridae, cùng với các thành viên của họ
Coronaviridae thuộc bộ Nidovirales (Caranagh, 1997 [27]). Các vi rút thuộc họ
này như vi rút PRRS, vi rút viêm động mạch ở ngựa (Equine Arterivirus - EAV), vi
rút gây tăng men của lactate ( Lactate dehydrogen-elevating virus – LVD) và vi rút
gây sốt xuất huyết ở khỉ ( Simian hemorrhagic fever virus –SHFV) đều mang các
đặc tính: gây nhiễm trùng dai dẳng mà không có biểu hiện triệu chứng và thường
gây chết, nhân lên trong các đại thực bào, và khả năng biến đổi gen rất lớn (Pringle,
1996 [132]). Hiện nay vi rút có 2 kiểu gen (dòng) (Wensvoort và ctv., 1992 [185];
Mardassi và ctv., 1994 [106]; Meng và ctv., 1995 [114]; Suaez và ctv., 1996 [171])
và nhiều chủng. Các chủng vi r út châu Âu thuộc dòng 1 và các chủng vi r út Bắc
Mỹ là dòng 2. Sự biến đổi kháng nguyên dễ dàng nhận biết bằng kháng thể đơn
hoặc đa dòng giữa các chủng Bắc Mỹ và châu Âu (Hill, 1990 [81]; Keffaber, 1989
[89]; Mardassi và ctv., 1994 [106]. Ngoài ra, mức độ tương đồng về nucleotit của
hai dòng này chỉ giống nhau khoảng 67% (Mardassi và ctv., 1994 [106]; Meng và
ctv., 1995 [114]).
1.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc
Vi rút dạng hình cầu có vỏ, kích thước khoảng 40-60 nm. Cấu trúc di truyền
là một chuỗi ARN đơn dương được bao bọc bởi capxit kích thước 25 -35nm. Vỏ
của vi rút trơn láng, bao gồm hai lớp màng lipit. Trình tự gen của các dòng vi rút
PRRS (Collins và ctv., 1991 [30]; Dee và ctv., 1996 [47]) tương tự các vi rút khác
trong cùng một giống Arterivirus. Bộ gen của vi rút PRRS có chiều dài gần 15 kb
và chứa 8 khung đọc mở (open reading frame, ORF) (Conzelman và ctv., 1993 [42];
Meulenberg và ctv., 1993 [118]; 1996 [119]; Murtaugh và ctv., 1995 [124]; Shen và
ctv., 2000 [161]; Wootton và ctv., 2000 [189]). Tuy nhiên , những nghiên cứu của
Collins và ctv., 1991 [30]; Dee và ctv., 1996 [47], Stadejek và ctv., 2002 [167] đã


7


xác định 9 ORF do có 2 loại ORF 2 (ORF 2a và ORF 2b) (hình 1.3). ORF 1a và 1b
chiếm gần 80% gen và mã hóa cho enzym RNA-dependent RNA polymerase, đây
là một enzym sao chép (replicase). ORF 1a và ORF 1b mã hóa các polyprotein
để
hình thành các protein không cấu trúc. Có khoảng 12 protein khôn g cấu trúc được
tạo ra từ ORF1. Vẫn còn ít hiểu biết về chức năng của mỗi loại protein không cấu
trúc. Tuy nhiên, thông báo mới của Kwon và ctv., 2008 [96] cho thấy một gen quan
trọng quyết định độc lực của vi rút PRRS được định vị trong vùng ORF1a.

Hình 1.2 Mô hình cấu trúc vi rút PRRS

(Thiry, 2004) [181]

Những gen mã hóa protein cấu trúc của vi rút PRRS định vị tại đầu 3’ và
chiếm 20% còn lại của gen, bao gồm gen mã hóa protein E của vỏ (25kD), protein
màng M (19kD), protein N của nucleocapsit (15kD), và các glycoprotein (GP) khác
được mã hóa bởi các khung tín hiệu mở (ORF 2, 2a ; ORF 3 và ORF 4).
Dựa vào chuỗi gen, người ta thấy trình tự ORF 5 (mã hóa protein E) của 2
dòng vi rút có sự khác biệt lớn nhất. Do đó, protein E được sử dụng để phân biệt
các chủng vi r út PRRS (Dea và ctv., 2000) [48]. Ngoài ra, các quyết định kháng
nguyên (epitop) gây đáp ứng kháng thể trung hòa và đóng vai trò quan trọng trong
sự nhận diện thụ thể trên tế bào đích đã được Suarez và ctv. (1996) [170], Nathalie
và ctv. (2003) [126] chứng minh.


8

Protein M (ORF 6) có tính kháng nguyên cao và có ểthphát hiện ở thú sau
khi nhiễm bệnh 10 ngày. Protein M có rất nhiều trong lưới nội chất. Mặc dù những
thông tin về vai trò mỗi loại protein của vi rút trong miễn dịch trung gian tế bào còn

hạn chế nhưng theo Bautista và ctv. (1997) [17], protein M có thể giữ vai trò chính
trong miễn dịch trung gian tế bào.

Mã hóa protein không cấu trúc

Mã hóa protein cấu trúc

Hình 1.3 Mô hình cấu trúc gen của vi rút PRRS
(dựa trên trình tự vi rút Lelystad) (Delputte, 2004) [52]
Protein N (ORF 7) có ầđu tận cùng là N, được cho là có liên quan đến sự
nhận biết điểm tiếp nhận. Có ít nhất 5 vị trí quyết định kháng nguyên trên protein
này (Yang và ctv., 2000) [190]. Đây là m
ột loại protein có tính miễn dịch cao.
Protein N hiện diện nhiều nhất trong virion với chức năng bảo vệ bộ gen của vi rút
PRRS.
1.2.3 Đặc điểm nuôi cấy và sự nhân lên của vi rút PRRS
Vi rút PRRS có thể nhân lên và gây bệnh tích ở một số dòng tế bào như tế
bào thận khỉ mặt xanh Châu Phi (MA-104), những tế bào có nguồn gốc từ MA-104
(MARC-145, CL2621) và CRL 11171. Các chủng vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ phát
triển tốt trên tế bào MARC-145 trong khi các chủng vi rút thuộc dòng châu Âu phát
triển nhanh hơn trên đại thực bào phế nang phổi heo (PAM) (Christopher và ctv.,
2002) [39].


×