Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập lớn tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.95 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là v ấn đ ề đang
nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trước kia, bị can, bị cáo m ặc nhiên là
người có tội và bị tước đi phần lớn quyền công dân. Hiện nay, pháp luật T ố
tụng hình sự đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa v ụ cụ th ể của
bị can, bị cáo và trong đó quy định rằng bị can, bị cáo là nh ững ng ười ch ưa
có tội cho đến khi bị kết án nên trong quá trình tố tụng họ có nh ững quy ền
nhất định cũng như những nghĩa vụ phải thực hiện trước pháp luật. Cùng
với đó các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có m ột s ố quy đ ịnh
mới về quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tiến bộ h ơn so v ới
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Do vậy em xin đ ược ch ọn đ ề
tài: “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về quy ền và
nghĩa vụ của bị can, bị cáo – so sánh với quy định của BLTTHS năm
2015” đề làm đề bài tập lớn của mình

NỘI DUNG
A. Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong Bộ luật t ố t ụng hình s ự
năm 2003.
I. Khái niệm bị can, bị cáo.
a) Khái niệm bị can:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình s ự 2003
(BLTTHS) thì “bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Khi một người bị
khởi tố về hình sự thì họ sẽ trở thành đối tượng bị buộc tội trong v ụ án,
tuy nhiên điều đó không có nghĩa xác định họ là người có tội. Đây là v ấn đ ề
có tính nguyên tắc. Vì theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp 1992 và Đi ều 9
BLTTHS 2003 thì: Không ai bị coi là có tội và ph ải chịu hình ph ạt khi ch ưa
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình s ự hiện hành thì
bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng t ừ khi có quy ết



định khởi tố bị can. Bị can sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy t ố và
một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng c ủa bị can sẽ ch ấm
dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, viện kiểm sát đình ch ỉ v ụ án,
Tòa án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can hoặc
Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
b) Khái niệm bị cáo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003 thì: “ bị cáo là
người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử” . Bị cáo là người tham gia tố
tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc
quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Và khái niệm bị cáo không
đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm. Bị cáo cũng không ph ải là
người có tội. Họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét x ử họ bị Tòa án
ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
II. Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình s ự.
Bị can hay bị cáo chỉ là các tên gọi khác nhau của cùng m ột người khi
ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Do vậy, ngoài những quyền và nghĩa v ụ
riêng có của từng đối tượng thì họ đều có chung các quyền và nghĩa vụ khi
ở các giai đoạn khác nhau.
1. Các quyền và nghĩa vụ chung của bị can, bị cáo
+ Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ: Pháp luật đã quy định
trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp ngăn ch ặn
bắt người, tạm giữ và tạm giam đều phải giải thích cho đối t ượng b ị áp
dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Trong các văn bản áp dụng
pháp luật tố tụng hình sự (các lệnh bắt, luyết định tạm giữ hay lệnh t ạm
giam) đều phải đọc, giải thích rõ cho đối tượng; trong quy ết đ ịnh kh ởi t ố
bị can phải ghi rõ tội danh, điều khoản luật được áp d ụng đối v ới b ị can;
trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải giải thích quy ền và nghĩa vụ cho bị
cáo trong thủ tục bắt đầu phiên tòa. Việc đảm bảo quy ền này c ủa b ị can,



bị cáo có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quy ền con ng ười c ủa b ị can,
bị cáo; giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình cũng nh ư cũng nh ư góp
phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh s ự th ật v ụ án.
+ Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Theo quy định tại BLTTHS
năm 1988 thì bị can, bị cáo có quyền đưa ra “chứng cứ và nh ững yêu cầu”.
còn theo quy định mới của BLTTHS 2003 thì bị can, bị cáo có quy ền đ ưa ra
“ tài liệu, đồ vật, yêu cầu”.
Như vậy đã có sự thay đổi trong quy định của pháp luật t ừ vi ệc b ị
can, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ thì nay chuy ển thành nh ững tài li ệu,
đồ vật. Bởi vì khi bị can, bị cáo cung cấp cho C ơ quan đi ều tra nh ững tài
liệu, đồ vật thì không phải mọi tài liệu đồ vật đó đều là chứng cứ trong v ụ
án. Khi Cơ quan điều tra nhận được các tài liệu, đồ vật đó thì họ ph ải ti ến
hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các tài liệu đ ồ v ật đó có
phải là chứng cứ trong vụ án hay không. Và ch ỉ khi các tài liệu đ ồ v ật đó
đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì chúng m ới tr ở
thành chứng cứ trong vụ án.
+ Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,
người phiên dịch theo yêu cầu của Bộ luật này (BLTTHS): bị can, bị cáo có
quyền đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám đ ịnh,
người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng để cho r ằng h ọ không th ể vô t ư
trong khi làm nhiệm vụ và việc họ tiến hành tố tụng hoặc tham gia t ố t ụng
có thể làm cho vụ án được giải quyết theo hướng không có l ợi cho b ị can,
bị cáo. Khi các Cơ quan tiến hành tố tụng nhận được yêu cầu thay đổi
người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch của bị can thì
cần phải xem xét, giải quyết yêu cầu đó nếu thấy yêu cầu là có căn c ứ theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự (quy đ ịnh c ụ th ể t ại Đi ều 42
BLTTHS về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành


tố tụng). Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TTHS:

“bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng” (Điều 14 BLTTHS).
+ Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào ch ữa: quy ền bào
chữa là một tổng thể các quyền và những biện pháp tố tụng cần thiết đảm
bảo cho bị can, bị cáo tích cực tham gia TTHS; có kh ả năng th ực tế đ ể bày
tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; lưu ý các cơ quan tiến hành t ố
tụng về những tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; kh ả năng nêu ra
những tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo. Quy ền bào
chữa được hiến pháp quy định và là một trong nh ững nguyên tắc c ơ b ản
của TTHS. Theo quy định của BLTTHS, bị can, bị cáo có quy ền tự bào ch ữa
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do h ạn ch ế về
kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa và có thể đang bị giam gi ữ nên h ọ
không thể thực hiện được việc tự bào chữa có hiệu quả. Họ c ần có ng ười
khác có khả năng để bào chữa, do đó, bên cạnh quy ền t ự bào ch ữa, pháp
luật đã quy định họ có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào ch ữa
viên nhân dân bào chữa cho mình. Những người này sẽ tham gia TTHS đ ể
nhằm bác bỏ toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho họ. Tự bào chữa và nhờ người khác bào ch ữa là quy ền của b ị
can và bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ.
Do vậy, bên cạnh việc quy định các cơ quan tiến hành tố tụng yêu
cầu Đoàn luật sư phân công luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo thì
cũng quy định quyền của những người này và người đại diện h ợp pháp
của họ được yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa (khoản 2 Điều
57 BLTTHS)
+ Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ng ười có
thẩm quyền tiến hành tố tụng: không phải trong mọi tr ường h ợp mọi
quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành t ố t ụng đ ều
đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy, đ ể đảm bảo th ực hi ện t ốt các


quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quy ền và lợi ích h ợp pháp c ủa

bị can, bị cáo thì pháp luật đã cho phép bị can, bị cáo có quy ền khi ếu n ại
các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng lên các chủ thể có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của pháp luật. Các chủ thể có thẩm quyền giải quy ết khi ếu n ại ph ải xem
xét và giải quyết khiếu nại theo đúng quy định và th ời h ạn pháp lu ật quy
định. Kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại phải được thông báo bằng văn
bản cho bị can, bị cáo biết. Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của C ơ
quan điều tra, Viện kiểm sát: đây là nghĩa vụ cơ bản của bị can, bị cáo. Khi
có giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà bị can, bị cáo
vắng mặt không có lý do chính đáng thì có th ể bị áp gi ải, còn n ếu b ỏ tr ốn
thì bị truy nã. Đây là một trong các biện pháp ngăn chặn được pháp luật áp
dụng nhằm đảm bảo tiến trình tố tụng và ngăn chặn tội phạm.
b. Các quyền riêng của bị can
+ Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì: bị can cần phải biết tội
danh họ bị khởi tố để họ có thể tự bào chữa để gỡ tội cho mình. Nếu
không biết mình bị khởi tố về tội gì thì họ khó có th ể đưa ra các ch ứng c ứ
gỡ tội cho mình cùng những lời bào chữa, vì mục đích c ủa vi ệc tiến hành
các trình tự tố tụng là nhằm xác định một người có phạm tội hay không và
nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt như thế nào. Bị can phải đ ược giao
nhận quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có s ự thay đổi, bổ sung
quyết định khởi tố bị can cũng phải thông báo cho bị can biết.
+ Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can th ể hiện sự
công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật Việt nam nói chung và pháp
luật xã hội chủ nghĩa vói riêng.
+ Quyền được trình bày lời khai: là một quy định mới của BLTTHS
2003 về các quyền và nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình s ự. Theo quy
định này thì bị can có quyền trình bày lời khai về nh ững vấn đề liên quan


đến vụ án mà họ bị khởi tố. Đây là quyền chứ không ph ải nghĩa v ụ của b ị

can. Do vậy nhiều khi bị can đã sử dụng quyền này của mình đ ể khai báo
những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô t ội ho ặc là
phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lý
do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cũng có trường h ợp b ị can
từ chối không khai báo về hành vi của mình. Tuy nhiên trong nh ững
trường hợp mà họ từ chối khai báo hay khai báo gian d ối thì h ọ cũng
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Và ng ược l ại, n ếu b ị
can có thái độ khai báo thành khẩn thì đó lại được coi là tình ti ết gi ảm nh ẹ
trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm
1999.
+ Quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quy ết đ ịnh
đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình ch ỉ, tạm đình ch ỉ v ụ án;
bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy
định của bộ luật này: bị can có quyền được nh ận các quy ết định t ố t ụng có
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Quyết định này nhằm t ạo
điều kiện cho bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa cũng nh ư các
quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình.
b. Các quyền riêng của bị cáo
+ Quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử: là m ột quy ền
quan trọng của bị cáo. Dựa vào nội dung của quy ết đ ịnh đ ưa v ụ án ra xét
xử, bị cáo biết được tội danh họ bị đưa ra xét xử, th ời gian, đ ịa đi ểm m ở
phiên tòa, tên của người tham gia tiến hành tố tụng, v ật ch ứng cần xem xét
tại tòa … Trên cơ sở đó họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Ngoài ra, bị cáo cũng có quyền nhận các quyết định khác có liên
quan đến đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo như: quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án,


quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định c ủa B ộ

luật này . Các quyết định này là căn cứ pháp lý để bị cáo th ực hiện các
quyền và nghĩa vụ có liên quan đến quyết định đó.
+ Quyền được tham gia phiên tòa: đây không những là quy ền mà còn
là vấn đề có tính nguyên tắc. Chính tại phiên toà, quy ền bình đ ẳng gi ữa các
cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng được th ể hiện
rõ nhất. Có thể nói, quyền tham gia phiên toà của bị cáo và quy ền bình
đẳng trước phiên toà trong việc đưa ra các chứng cứ, yêu c ầu và tranh lu ận
giữa kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng, trong đó có bị cáo là
hai mặt của một vấn đề. Nếu không thực hiện đúng quy đ ịnh bình đ ẳng
này thì việc quy định quyền tham gia phiên toà của bị cáo cũng ch ỉ mang
tính hình thức.
+ Quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa: quy ền này th ể
hiện sự dân chủ, công bằng của pháp luật TTHS. Theo đó b ị cáo có quy ền
thể hiện quan điểm của mình trước tòa, đưa ra các ý kiến, nh ững lập lu ận
của mình và đối đáp với những ý kiến không thống nh ất của các ch ủ th ể
khác, nhằm làm sáng tỏ vấn đề từ đó việc xét x ử tr ở nên khách quan,
thuyết phục và đạt được mục đích xét xử.
+ Quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án: Sau khi Hội đồng xét x ử
kết thúc tranh hỏi và tranh luận, bị cáo được quy ền nói lời sau cùng tr ước
khi nghị án. Pháp luật quy định quyền này là để tạo điều kiện cho b ị cáo có
cơ hội được bày tỏ thái độ và nguyện vọng của mình trước khi H ội đ ồng
xét xử đưa ra những quyết định đối với vụ án. Để bảo đảm cho bị cáo thực
hiện quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án, BLTTHS quy đ ịnh t ại
Điều 220 với nội dung không hạn chế thời gian đối với bị cáo khi h ọ trình
bày những lời cuối cùng trước khi Toà án nghị án đ ể phán quy ết đ ối v ới
họ. Không được đặt câu hỏi đối với họ. Nếu họ trình bày thêm nh ững tình


tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, Hội đồng xét x ử ph ải quy ết
định trở lại phần xét hỏi

+ Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án: kháng cáo là
quyền chống lại bản án và quyết định của Tòa án, yêu cầu được xét x ử l ại.
Bị cáo có quyền kháng cáo bản án và các quy ết đ ịnh đình ch ỉ và t ạm đình
chỉ vụ án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi kháng cáo c ủa b ị cáo
là hợp lệ, Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét và giải quy ết quy ền kháng
cáo của bị cáo. Để bị cáo có thể yên tam thực hiện quyền kháng cáo mà
không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng n ặng nào khác thì Tòa án
phúc thẩm không có quyền sửa án theo hướng bất lợi h ơn cho bị cáo.


III. So sánh quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong quy đ ịnh
của BLTTHS 2003 với quy định của BLTTHS 2015:
1. Sự khác nhau cơ bản về quy định đối với bị can, bị cáo trong
BLTTHS 2003 với BLTTHS 2015
BLTTHS 2015 có một số quy định mới về quyền của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự, góp phần quan trọng nâng cao ch ất l ượng công tác
điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ti ến hành t ố
tụng; khắc phục tình trạng bức cung, dùng nhục hình đối v ới bị can, bị cáo.
Khái niệm pháp lý về bị can được quy định lần đầu trong BLTTHS
năm 1988 (Điều 34) và được sử dụng lại nguyên văn trong Đi ều 49
BLTTHS năm 2003 và Điều 60 BLTTHS năm 2015.
Theo Điều 60 BLTTHS năm 2015 thì: “Bị can là người hoặc pháp
nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân đ ược
thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy
định của Bộ luật này”
Theo Điều 50 BLTTHS năm 2003, bị cáo là người đã bị Tòa án quy ết
định đưa ra xét xử. Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy đ ịnh: “Bị cáo là người
hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét x ử. Quyền và nghĩa v ụ
của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại di ện theo
pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, giữa hai BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015 về c ơ bản khái
niệm bị can và bị cáo cũng không có điểm khác biệt về th ời đi ểm xác đ ịnh
tư cách bị can, bị cáo. Ch ỉ có đi ểm khác biệt là BLTTHS năm 2015 đã bổ
sung một chủ thể mới của cả bị can và bị cáo đó là pháp nhân. Việc bổ
sung này là dựa trên yêu cầu khách quan của thực tiễn, trong đó nh ững t ổ
chức là pháp nhân thường có những hành vi phạm tội về các v ấn đề nh ư
môi trường, thuế, chứng khoán, bảo hiểm...mà BLTTHS năm 2003 không có


chế tài xử lý đối với pháp nhân này mà chỉ áp d ụng hình th ức x ử lý hành
chính nên dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm. Việc quy định thêm chủ th ể là
pháp nhân đã khắc phục được những hạn chế này và chỉ có pháp nhân
thương mại mới chịu trách nhiệm hình sự.
Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là m ột
vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp quá trình tiến hành tố tụng.
BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi so với BLTTHS năm 2003, không
những quy định cụ thể, rõ ràng hơn mà còn mở rộng quy ền của bị can, b ị
cáo giúp đảm bảo tính công bằng,công khai trong vi ệc th ực thi pháp lu ật
hình sự.
2. So sánh quyền và nghĩa vụ của bị can trong quy định của BLTTHS
2003 với quy định của BLTTHS 2015:
Có thể thấy, so với Điều 49 BLTTHS năm 2003 quy định tại Khoản 2
Điều 60 BLTTHS năm 2015, bị can có những quyền mới sau:
+ Một là, quyền “Được biết lý do mình bị khởi tố”: Bị can cần phải
biết họ bị khởi tố về tội gì, và tại sao mình lại bị kh ởi tố, không có quy ền
đó thì họ không thể thực hiện được quyền bào ch ữa của mình. Việc gi ải
thích cho bị can quyền và nghĩa vụ và lý do mình bị kh ởi t ố cũng chính là
để bị can nắm bắt được thông tin, chủ động trong việc th ực hiện quy ền
bào chữa của mình. Trách nhiệm giải thích cho bị can trong trường hợp
này thuộc về Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát và ph ải đ ược ghi lại n ội

dung theo biên bản hỏi cung, đưa vào hồ sơ vụ án, đồng th ời giúp b ị can
biết được các quyền để chống lại khi bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe
một cách trái pháp luật.
Hai là, quyền được “…trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời
khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có t ội”. Đây là một
trong những quyền quan trọng của bị can, bị cáo và giải quy ết đ ược nh ững
bất cập trong các vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng s ử dụng l ời khai


bất lợi cho bị can, bị cáo hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ đ ể
kết tội khi đưa ra truy tố, xét xử. Như vậy, bị can, bị cáo đều có quy ền t ự
chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo
cũng như không buộc phải nhận mình có tội tr ước c ơ quan tiến hành t ố
tụng hình sự. Khi làm việc với các cơ quan tố tụng, họ có th ể không tr ả l ời
một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ và cũng không bu ộc ph ải khai
nhận mình có tội, quy định này nhằm bảo đảm tính minh b ạch c ủa pháp
luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình l ấy l ời khai, h ỏi cung.
Trên thực tế, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn
mong đợi sự hợp tác của người bị buộc tội, nhưng nếu không nhận đ ược
sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không th ể coi đó là tình
tiết tăng nặng được. Bộ luật Hình sự cũng không coi ng ười b ị bu ộc t ội
không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất l ợi cho
bản thân, không buộc phải nhận tội hay “ngoan cố, không khai báo thành
khẩn” là tình tiết tăng nặng. Bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi đ ược
giải thích về quyền này. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn đ ược xem là
tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Như vậy, với quy định mới về quyền này của bị can, tình trạng b ức
cung, dùng nhục hình sẽ được giảm thiểu. Khi bị can s ử dụng quy ền này
thì Cơ quan điều tra phải chứng minh họ phạm tội bằng ch ứng c ứ ch ứ
không thể bằng lời cung hoặc bức cung, dùng nh ục hình… Nh ư v ậy, m ục

đích muốn điều tra phá án nhanh bằng biện pháp có chủ đích đã không
được thỏa mãn. Đó là ý nghĩa của quyền im lặng trong việc ch ống b ức
cung, nhục hình, dẫn đến oan sai. Đó cũng là tiền đ ề quan tr ọng đ ể th ực
hiện nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về cơ quan tố tụng.
Ba là, quyền được “Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên
quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh


giá”. Sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, đ ể có th ể t ự
gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can có quy ền trình
bày ý kiến của mình về những vật đó, và nếu cần thiết có th ể yêu cầu
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá về tính xác
thực, đúng đắn của những vật này.
Bốn là, quyền được “Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được
số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên
quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu c ầu”.Ph ải
bảo đảm cho bị can xem xét tất cả những tài liệu liên quan đến việc buộc
tội, gỡ tội cũng như việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra đ ể cho b ị can
biết mình bị buộc tội gì và bằng những chứng cứ nào. Từ đó, bị can có th ể
thực hiện tốt quyền bào chữa của mình. Bị can được xem xét tài liệu sẽ
giúp cho việc khắc phục những thiếu sót và không đầy đ ủ trong quá trình
điều tra cũng như việc tiến hành điều tra được khách quan và toàn diện.
Điều này càng làm cho Điều tra viên có trách nhiệm h ơn trong quá trình
tiến hành điều tra vụ án.
3. So sánh quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong quy định của BLTTHS
2003 với quy định của BLTTHS 2015:
Về quyền của bị cáo: Có thể thấy, so với Điều 50 BLTTHS năm 2003 thì quy
định tại Khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 bị cáo có m ột s ố quy ền m ới
sau:

Một là, quyền được “Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật
liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ki ểm tra,
đánh giá”. Thường thì những chứng cứ, tài liệu, đồ v ật này có ý nghĩa g ỡ t ội
cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc ch ứng minh nh ững
tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do vậy, Hội đồng xét x ử khi nh ận
được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do bị cáo cung c ấp thì ph ải ti ến hành
kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các chứng cứ, tài liệu, đ ồ vật đó


có phải là chứng cứ trong vụ án hay không? và giá trị của nó trong vi ệc xác
định sự thật của vụ án.
Hai là, quyền được “Trình bày lời khai, …, không buộc phải đưa ra lời
khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.Tại phiên toà
trước Hội đồng xét xử, bị cáo có quyền được trình bày về l ời khai c ủa
mình, hoặc họ có thể không buộc phải khai báo cũng nh ư không bu ộc ph ải
nhận mình có tội trước Hội đồng xét xử.
Ba là, quyền “Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người
tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa”.Việc
đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa
sẽ làm tăng tính chủ động cho bị cáo, giúp bị cáo thực hiện quy ền bào ch ữa
của mình được tốt hơn, việc hỏi cũng như đối chất tr ực tiếp tại phiên tòa
sẽ là căn cứ quan trọng làm cho việc xét xử được khách quan hơn cũng nh ư
tăng tính thuyết phục hơn.
Bốn là, quyền được “Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi,
bổ sung vào biên bản phiên tòa”.Để tránh sai sót trong việc ghi chép lại quá
trình diễn ra tại phiên tòa, bị cáo có quyền xem biên bản phiên tòa và yêu
cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản đó, điều này đồng nghĩa v ới
việc bị cáo đồng ý với quá trình xét xử nếu không có nh ững yêu cầu bổ
sung hoặc thay đổi khác.
Năm là, bị cáo còn có “Các quyền khác theo quy định của pháp lu ật”.

Những quyền này sẽ được thể hiện rõ sau khi các văn bản h ướng dẫn có
hiệu lực.
Như vậy, những điểm mới về quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy t ố, xét x ử;
nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người ti ến
hành tố tụng. Những quy định mới này đòi hỏi Điều tra viên ph ải s ử d ụng
các kỹ năng để thu thập những chứng cứ buộc tội và g ỡ tội, tình tiết tăng


nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; Kiểm sát viên
phảikiểm sát chặt chẽ ngay từ khi khởi tố điều tra cho đến khi truy tố, xét
xử; Thẩm phán chủ toạ phiên toà thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,
bảo đảm tính công bằng, đúng đắn, chính xác trong quá trình xét x ử. M ọi
hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố t ụng ph ải
được đảm bảo thực hiện khách quan, công tâm, đúng trình t ự, th ủ t ục
pháp luật quy định, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét x ử b ị can,
bị cáo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không đ ể lọt t ội ph ạm và làm
oan người vô tội, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền của bị
can, bị cáo.



×