Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập nhóm tố tụng hình sự đề số 2 Bài tập nhóm tố tụng hình sự đề số 2 Nguyễn Văn A, (khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.42 KB, 13 trang )

ĐỀ BÀI
Nguyễn Văn A, (khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi và trong các thời điểm tiến
hành các hoạt động tố tụng được nêu trong bài tập thì A chưa đủ 18 tuổi), là con ông B
người dân tộc Tày, có hành vi trộm cắp của chị C cư trú ở xã M huyện X tỉnh N số tiền là
45 triệu đồng. Khi phát hiện mất tiền, chị C đến công an xã M nơi mình cư trú trình báo
rõ sự việc. Mấy hôm sau, ông B phát hiện A lất tiền của C và đã đưa A ra tự thú tại công
an xã M huyện X.

Câu hỏi:
1. Công an xã M phải giải quyết vụ việc này như thế nào? Tại sao?
2. Nếu khởi tố vụ án, cơ sở để khởi tố vụ án này là cơ sở nào? Tại sao?
3. Cơ quan điều tra nào có thẩm quyền điều tra vụ án trên? Để có được lời khai của
A, B và C, cơ quan này cần có hoạt động tố tụng gì?
4. Khi biết A bị khởi tố về hình sự. Chị C đã yêu cầu cơ quan điều tra không xử lý
hình sự với A vì A là hàng xóm với mình cơ quan điều tra phải giải quyết như thế
nào?
5. Trong giai đoạn điều tra, ông B yêu cầu cơ quan điều tra chỉ định người bào chữa
cho A nhưng không hỏi ý kiến của A. Đoàn luật sư Tỉnh đã chỉ định văn phòng
luật sư “H và cộng sự” cử luật sư D bào chữa cho A nhưng A không nhất trí mà
yêu cầu tự mình lựa chọn người bào chữa. Cơ quan điều tra phải giải quyết như thế
nào?
6. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện cơ quan điều tra không thông báo
để ông B có mặt khi hỏi cung A nên đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vì vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Quyết định của Viện kiểm sát đúng hay sai?
Tại sao?
7. Tại phiên tòa, ông B chỉ sử dụng tiếng Tày để trình bày, kiểm sát viên đề nghị Hội
đồng xét xử hoãn phiên tòa để yêu cầu người phiên dịch tham gia tố tụng. Hội
đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
8. Giả sử, chỉ có ông D (luật sư do cơ quan điều tra yêu cầu cử đến) là người bào
chữa cho A. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu ông B từ chối người bào chữa thì
hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Tại sao?


9. Giả sử, tòa án cấp sơ thẩm phạt A 6 tháng tù cho hưởng án treo. Hội đồng xét xử
phúc thẩm giữ nguyên án sơ thẩm nhưng không cho hưởng án treo. Quyết định của
Hội đồng xét xử phúc thẩm đúng hay sai? Tại sao?
10. Giả sử, sau khi xét xử phúc thẩm, VKS phát hiện có Thẩm phán trong hội đồng
xét xử phúc thẩm là người thân thích của người bị hại. VKS phải làm gì? Tại sao?
1


BÀI LÀM
1. công an xã M phải giải quyết vụ việc này như thế nào? Tại sao?
Căn cứ theoĐiều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi người phạm tội
đến tự thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp,
chỗ ở và những lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự
thú có trách nhiệm báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát”. Như vậy, khi có
người phạm tội tự thú thì cơ quan tiếp nhận (cán bộ tiếp nhận) phải lập biên bản về việc
tự thú. Biên bản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tự thú, hành vi của họ phạm tội,
những tài liệu, vật chứng, dụng cụ gây án, tài sản và tất cả các tình tiết khác có liên
quan…Căn cứ vào quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát
mới có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tự thú. Nếu việc tự thú do
cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức này phải chuyển ngay biên bản đến
cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết.
Vì thế, trong trường hợp này khi ông B phát hiện A lấy tiền của C và đưa A ra tự
thú tại công an xã M huyện X thì công an xã M phải lập biên bản về việc tự thú đó, biên
bản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của A, tuổi, nghề nghiệp, và những lời khai của A, trong
đó ghi cụ thể về hành vi phạm tội, những người có thể biết được việc phạm tội, công cụ,
phương tiện phạm tội (nếu có) và những tình tiết khác nhằm khẳng định lời khai của A là
đúng sự thật. Do công an xã M không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này, nên phải
chuyển biên bản đó lên cơ quan điều tra cấp huyện hoặc viện kiểm sát để giải quyết.
2. Nếu khởi tố vụ án, cơ sở để khởi tố vụ án này là cơ sở nào? Tại sao?
Nếu khởi tố vụ án, cơ sở để khởi tố vụ án này chính là những nguồn tin và cụ thể

đó là việc trình báo của chị C với công an xã M khi biết mình bị mất số tiền 45 triệu đồng
và việc ông B (cha của A) phát hiện anh A lấy tiền của chị C và đãđưa anh A ra tự thú
tại công an.Dựa vào 2 nguồn tin cơ bản đó mà cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định
dấu hiệu tội phạm. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì:
Để tránh được những oan sai có thể xảy ra, luật quy định chỉ được quyết định khởi
tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Nhưng không phải trong mọi trường hợp
khi có tội phạm xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền cũng trực tiếp phát hiện được dấu hiệu
tội phạm, rất nhiều trường hợp phải thông qua các nguồn tin mà dựa vào đó dấu hiệu của
tội phạm mới được xác định. Dấu hiệu của tội phạm được xác định thông qua các nguồn
tin được pháp luật quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau: “ Chỉ
được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu
tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân.

5. Người phạm tội tự thú”.
Trong vụ án này có 2 cơ sở để khởi tố vụ án đó là tố giác của công dân và người
phạm tội tự thú.
2


Thứ nhất, Tố giác về tội phạm là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm, Công dân có quyền và nghĩa
vụ tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự với cơ quan, tổ chức. Luật không bắt
buộc công dân chỉ được tố giác đến cơ quan điều tra, Viên kiểm sát, tóa án mà tạo điều
kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan tổ chức nào nếu thấy thuận tiện. Như vậy,
trong trường hợp này việc chị C đến công an xã M để trình báo sự việc chị mất 45 triệu
đồng cũng được coi là tố giác tội phạm. Đây chính là một nguồn tin (cơ sở) để khởi tố vụ
án.
Thứ hai, “Tự thú” là việc người đã thực hiện hành vi phạm tội tự nhận và khai rõ
hành vi phạm tội của mình trước cơ quan, tổ chức. Và người phạm tội có thể tự thú trước

cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Do vậy, khi ông
B phát hiện A lấy tiền của C và đưa A ra tự thú có nghĩa là A đã tự nhận và khai bào rõ
hành vi phạm tội của mình trước cơ quan công an – Đây chính là thông tin (cơ sở) để
khởi tố vụ án.
3. Cơ quan điều tra nào có thẩm quyền điều tra vụ án trên? Để có được lời
khai của A, B, và C, Cơ quan này cần có hoạt động tố tụng gì.
Cơ quan điều tra cấp huyện có thẩm quyền điều tra vụ án trên. Bởi vì:
Thứ nhất, Theo khoản 4 điều 110 luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Cơ
quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa
phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc
điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú
hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án
hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa
án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra điều tra quân sự cấp
quân khi điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ
quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ
quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, cơ quan điều tra cấp huyện sẽ điều tra những vụ án hình sự về những tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Mà căn cứ theo khoản 1
Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân các cấp thìTòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ
thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại
hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các điều 93, 95,
96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322
và 323 của BLHS.

3


Thứ hai, Theo bộ Luật Hình sự Việt Nam quy định về tội trộm cắp tài sản Điều 138:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu động thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm” .theo quy định này thì tội trộm cắp tài sản là tội ít nghiêm trọng.Mà trong vụ
án này thì số tiền mà chị C bị mất là 45 triệu đồng, cho nên hành vi trộm cắp tài sản của
A thỏa mãn cấu thành tội phạm được nêu ra tại Điều 138 nêu trên ( trong tình huống trên,
A thực hiện tội phạm khi mới 17 tuổi và chưa đủ 18 tuổi, mà theo quy định của Luật
Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12: “Người từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” cho nên A vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi mà mình gây ra) và điều 138 này không thuộc những trường hợp loại
trừ đối với thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Vì vậy, căn cứ theo phần
1 thì Tòa án nhân nhân huyện sẽ có thẩm quyền xét xử vụ án này.
Từ hai ý trên, có thể kết luận rằng cơ quan điều tra công an huyện X có thẩm
quyền điều tra vụ án này.
Để có lời khai của A, B và C, cơ quan điều tra cần có hoạt động khởi tố bị can và
hỏi cung bị can. Bởi vì:
Thứ nhất,Muốn có lời khai của A, B và C thì đầu tiên cần phải có hoạt động khởi
tố bị can, căn cứ theo khoản 1 điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi cơ
quan điều tra có đủ căn cứ để xác định A đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều
tra sẽ ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi có quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều
tra thực hiện một hoạt động tố tụng tiếp theo đó là hoạt đồng hỏi cung bị can, đây là một
hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can và cụ thể ở tình huống
này bị can là A. Để thực hiện hoạt động này thì:
Trước tiên, cơ quan điều tra phải triệu tập bị can để hỏi cung. Giấy triệu tập bị can
được sử dụng để yêu cầu bị can tại ngoại đến cơ quan điều tra để hỏi cung hoặc tham gia
vào hoạt động điều tra khác. Nội dung giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày,
giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do

chính đáng (Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Sau khi triệu
tập được thì hỏi cung bị can Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay
sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra
hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi
tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của
Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản gọi là biên bản hỏi cung.Mỗi lần hỏi
cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi
và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị
can. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự
đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng
ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản.
Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ
khai đó. Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và
Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra
4


viên cùng ký xác nhận. Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp
của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ
của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng
ký vào biên bản hỏi cung.Và người đại diện hợp pháp của C là ông B do C chưa đủ 18
tuổi.
• Đối với ông B với vai trò là người đại diện hợp pháp của C thì Luật TTHS không quy
định thủ tục lấy lời khai mà chỉ quy định , người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra
viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi
cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi
cung.
• Đối với bà A là người bị hại thì thủ tục lấy lời khai giống như đối với C.
4. Khi biết A bị khởi tố về hình sự. Chị C đã yêu cầu Cơ quan điều tra không xử
lý hình sự với A vì A là hàng xóm của mình. Cơ quan điều tra phải giải quyết như thế

nào?
Trong trường hợp này thì cơ quan điều tra không được chấp nhận yêu cầu của Chị
và vẫn tiếp tục khởi tố hình sự như bình thường đối với A. Bởi vì:
Thứ nhất, Trong thực tế không ít những tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho cả lợi ích
của Nhà nước, xã hội và cá nhân người bị hại.Có nhiều tội phạm gây ra những thiệt hại
không chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại về mặt tinh thần đối với người bị hại. Việc
khởi tố vụ án hình sự, xử lý người phạm tội trong những trường hợp đó, mặc dầu nhằm
góp phần giữ nghiêm trật tự kỷ cương và mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng chính những
việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử đó lại gây tiếp những tổn thương về tinh thần cho
người đã bị tội phạm gây thiệt hại. Chính vì thế, pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, điều này biểu hiện một khía cạnh của nguyên
tắc công bằng trong Luật hình sự.Cụ thể là:
Điều 105 Bộ luật tố tung hình sự năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự theo yếu cầu
của người bị hai:
“1. Những vụ án về các tội phạm được qui định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108,
109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của
người bị hại…
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm
thì vụ án phải được đình chỉ…”
Như vậy, trong những trường hợp quy định tại khoản 1 thì nếu người bị hại không
yêu cầu khởi tố thì dẫu đã xác định có dấu hiệu tội phạm cũng không được khởi tố. Hay
nói cách khác là chỉ những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại
Khoản 1 Điều 105 BLTTHS, khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì mới được cơ quan
điều tra chấp nhận
Thứ hai, hành vi mà A thực hiện cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định tại Khoản
1 Điều 138 BLHS. Vì thế, đối với vụ án ở trên tội phạm mà A thực hiện không thuộc
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Cho nên
5



Do đó, Việc chị C yêu cầu Cơ quan điều tra không xử lý hình sự đối với A vì A là
hàng xóm với chị C là không có căn cứ, vì vậy Cơ quan điều tra không được chấp nhận
yêu cầu của Chị và vẫn tiếp tục khởi tố hình sự như bình thường đối với A.

5. Trong giai đoạn điều tra, ông B yêu cầu Cơ quan chỉ định người bào chữa
cho A nhưng không hỏi ý kiến của A. Đoàn luật sư Tỉnh đã chỉ định văn phòng luật
sư “H và Cộng sự” cử luật sư D bào chữa cho A nhưng A không nhất trí mà yêu cầu
tự mình lựa chọn người bào chữa. Cơ quan điều tra phải giải quyết như thế nào?
A là người chưa thành niên nên theo quy định của pháp luật, ông B (bố của A) sẽ
là người đại diện theo pháp luật của A.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam có quy định Người bào chữa do người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn (khoản 1 điều 57
BLTTHS). Có thể thấy trong trường hợp này, A là người chưa thành niên. Do đó, theo
quy định tại khoản 1 điều 305 BLTTHS, Người đại diện hợp pháp của người bại tạm
giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự
mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, BLTTHS có quy định khá
chung chung về người có quyền lựa chọn người bào chữa đối với bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, chúng ta cần phân biệt trong trường hợp này, ai là người có quyền lựa
chọn người bào chữa cho A. Theo quy định tại điểm a mục 2 phần II Nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của
BLTTHS 2003 có nhận định rõ: “Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều
có quyền được lựa chọn người bào chữa”. Như vậy, quyền lựa chọn người bào chữa
trong trường hợp của A thuộc về hai người là chính A và ông B. A có quyền lựa chọn
người bào chữa cho mình. Do vậy khi không đồng ý luật sư D bào chữa cho mình theo
chỉ định của Đoàn luật sư tỉnh (do ông A yêu cầu cơ quan điều tra chỉ định), A có thể sử
dụng quyền của mình để lựa chọn người bào chữa. Trong trường hợp này, cơ quan điều
tra sẽ yêu cầu A làm văn bản trong đó ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa.


6. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra không
thông báo để ông B có mặt khi hỏi cung A nên đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ
sung vì vi phạm nghiệm trong thủ tục tố tụng. Quyết định của Viện kiểm sát đúng hay
sai? Tại sao?
Trong tình huống này thì quyết định trả hồ sơ bổ sung cho Cơ quan điều tra của
Viện kiểm sát với lí do có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng là đúng. Vì những
lí do sau:

6


Theo quy định của BLHS tại khoản 3 Điều 168 về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung:
“Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Căn cứ vào quy định của Thông tư liên tịch
số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của liên bộ Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy
định của BLTTHS (TTLT số 01) tại Điều 4 Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: “1.Có
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1
Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật
khách quan và toàn diện của vụ án”. Tại điểm p khoản 2 Điều 4 của Thông tư 01/2010
quy định: “Những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng hình sự: p) Những trường hợp khác được xác định theo hướng dẫn tại khoản
1 Điều này nhưng phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung” 1. Và căn cứ
vào khoản 3 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 01/2011/VKSTC–TANDTC–BCA–
BTP–BLĐTBXH ngày 12 tháng 07 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của
BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên : “Lấy lời khai người bị
tạm giữ, hỏi cung bị can quy định tại Điều 131 và Khoản 2 Điều 306 BLTTHS: 3. Khi lấy lời

khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng
phải thông báo trước cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa
điểm lấy lời khai, hỏi cung. Trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu
cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia
để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ”.
Xét trong tình huống này Nguyễn Văn A khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17
tuổi và trong các thời điểm tiến hành các hoạt động tố tụng được nêu trong bài tập thì A
chưa đủ 18 tuổi, như vậy Nguyễn Văn A là người chưa thành niên, nên theo những căn
cứ đã nêu trên thì khi Cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung A phải thông báo cho B là bố
của A biết về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung để ông B có mặt. A là người chưa
thành niên nên A có quyền có người đại diện khi tham gia hỏi cung và ông B bố của A
chính là người đại diện hợp pháp của A. Nhưng trong tình huống trên Cơ quan điều tra đã
không thông báo cho ông B có mặt khi hỏi cung A, như vậy đã thực hiện không
đúng,không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của A theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLTVKSTC-BCA-TANDTC.
Từ những căn cứ, lập luận trên ta thấy quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung là
Đúng vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Xem thêm: thông tư liên tịch 01/2011/ VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011

1

7


7. Tại phiên tòa, ông B chỉ dùng tiếng Tày để trình bày, Kiểm sát viên đề nghị
Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để yêu cầu người phiên dịch tham gia tố tụng. Hội
đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử cần bác bỏ chấp nhận yêu cầu của Kiểm
sát viên và cho hoãn phiên tòa. Bởi vì:

Theo điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố
tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử nói riêng là tiếng Việt. Người tham gia
tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết riêng của dân tộc, địa phương mình nhưng
trong những trường hợp này phải có sự tham gia của người phiên dịch.
Và tại khoản 1 Điều 61 BLTTHS quy định về sự có mặt của người phiên dịch như
sau: “Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong
trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt”.
Như vậy có thể thấy về bản chất nguyên tắc này chính là biểu hiện của sự công
bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng
giữa các dân tộc của khối đại đoàn kết dân tộc của nước ta. Sự tham gia của người phiên
dịch còn góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quay lại với tình huống, trong trường hợp này ông B là cha đẻ của A và do A chưa
đủ 18 tuổi ( chưa thành niên) nên ông B tham dự phiên tòa với tư cách là người đại diện
theo pháp luật của bị cáo. Và theo quy định của BLTTHS quy định trong chương IV về
Người tham gia tố tụng thì Người đại diện theo pháp luật của bị cáo không phải là người
tham gia tố tụng. Vì thế căn cứ theo khoản 1 Điều 61BLTTHS kể trên thì trong trường
hợp này không nhất thiết phải có có người phiên dịch tham gia phiên tòa. Do đó, đề nghị
hõa phiên tòa để yêu cầu người phiên dịch của Kiểm sát viên trong trường hợp này là
không cần thiết và Hội đồng xét xử hoàn toàn có căn cứ để bác bỏ đề nghị này.

8. Giả sử, chỉ có ông D ( luật sư do Cơ quan điều tra yêu cầu đến) là người bào
chữa cho A. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu ông B từ chối người bảo chữa thì Hội
đồng xét xử giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trường hợp của bị can Nguyễn Văn A là khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi
và trong các thời điểm tiến hành tố tụng được nêu trong bài tập thì A chưa đủ 18 tuổi do
vậy theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự thì trường hợp của
bị can A hoặc người đại diện ( ông B) không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố
tụng phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ.
Nhưng ông B là người đại diện hợp pháp của anh A nên ông B vẫn có quyền yêu cầu
thay đổi hoặc từ chối người bào chữa cho con mình là anh A.

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự về sự có mặt của người bào
chữa: “ Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2
8


Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn
phiên tòa”.
Trường hợp ông B từ chối người bào chữa là không được vì trường hợp phạm tội
của bị can Nguyễn Văn A (con trai ông B) bắt buộc phải có người bào chữa mà người đại
diện theo pháp luật (ông B) không mời người bào chữa ở đây cơ quan điều tra đã yêu cầu
luật sư đến là người bào chữa cho A. Do vậy ông B không có quyền từ chối người bào
chữa trong trường hợp này nữa và Hội đồng xét xử vẫn tiến hành bình thường.

9. Giả sử Tòa án cấp sơ thẩm phạt A 6 tháng tù cho hưởng án treo. Ông B
kháng cáo yêu cầu Tòa án không cho A được hưởng án treo. Hội đồng xét xử phúc
thẩm giữ nguyên án sơ thẩm nhưng không cho hưởng án treo. Quyết định của hội
đồng xét xử phúc thẩm đúng hay sai? Tại sao?
Khẳng định: Quyết định của hội đồng thẩm phán là Sai. Bởi vì:
Trong trường hợp này HĐXX không thể đưa ra hai quyết định một lúc là giữ
nguyên án sơ thẩm và không cho A hưởng án treo.
HĐXX chỉ được tuyên y án sơ thẩm trong trường hợp này mà thôi.
Việc HĐXX “không cho hưởng án treo” của HĐXX là sai vì không có căn cứ:
Như chúng ta đã biết, nội dung của việc sửa án theo hướng không có lợi là tăng
hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt
hại. Nghị quyết số 05/2005/ NQ-HĐTP hướng dẫn: “3.3. Bản án hoặc quyết định phúc
thẩm được coi là không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt tại phiên toà khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với bị cáo, nếu Toà án cấp phúc thẩm tăng hình phạt; chuyển khung hình phạt nặng
hơn; áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; không cho hưởng án treo đối
với bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo; tăng mức bồi thường thiệt hại; áp

dụng thêm hình phạt bổ sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản án hoặc quyết định
sơ thẩm;
b) Đối với các đương sự, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án hoặc quyết định sơ thẩm
theo hướng ngược lại kháng cáo của họ hoặc giảm quyền lợi hoặc tăng nghĩa vụ đối với họ
so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
3.4. Không được coi là bản án hoặc quyết định phúc thẩm không có lợi cho bị cáo hoặc
đương sự vắng mặt tại phiên toà khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ
thẩm và quyết định về án phí phúc thẩm;
b) Toà án cấp phúc thẩm sửa lỗi chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.”
Tại khoản a tiểu mục 3.3 của Nghị quyết 05/2005/ NQ-HĐTP nêu ở trên đã quy
định thì trong trường hợp này HĐXX “không cho hưởng án treo” bản án phúc thẩm gây
bất lợi cho bị cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS về sửa bản án sơ thẩm:
9


“Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì
Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội
nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc
kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm
hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức
bồi thường thiệt hại.” Tức là trong trường hợp này điều kiện để sửa bản án không có lợi
cho bị cáo được quy định chặt chẽ không chỉ về hướng kháng nghị mà cả về chủ thể
kháng nghị. Chỉ viện kiểm sát hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc
thẩm mới có thể tăng hình phạt, tăng mức bồi thường thiệt hại. Ông B ở đây chỉ là người
đại diện theo pháp luật của A không thuộc chủ thể có quyền kháng cáo theo hướng bất lợi
cho bị cáo “không cho hưởng án treo”.
Nên khẳng định trong trường hợp trên HĐXX không có căn cứ pháp lý để sửa bản
án và cũng không có căn cứ pháp lý về việc “không cho hưởng án treo” vì không được

làm xấu đi tình trạng hiện có của A khi không có cơ sở pháp do vậy, quyết định của
HĐXX Là sai mà chỉ được tuyên y án sơ thẩm vì Tòa án cấp sơ thẩm không vi phạm
những quy định của bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như văn bản
pháp luật khác và những kết luận trong vụ án phù hợp với những điều kiện khách quan
của vụ án, quyết định trong bản án phù hợp với tính chất mức độ của tội phạm.
10. Giả sử, sau khi xét xử phúc thẩm VKS phát hiện có thẩm phán trong HĐXX
phúc thẩm là người thân thích của người bị hại. VKS phải làm gì? Tại sao?
Tại Điều 1 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: Viện kiểm sát
nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Trong trường hợp này,bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Vì vậy, trong trường hợp này VKS chỉ có thể thông báo cho người có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định
đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo kháng nghị vì phát hiện có vi phạm phạm
luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án 2). Bởi vì: trong tình huống đề bài cho phù hợp
với căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 273 BLTTHS căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm: “Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra truy tố và xét
xử”. Sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng xét xử 3 mà đề bài cho thể hiện ở những căn
cứ pháp lý dưới đây:
Theo tình huống cho thì “thẩm phán trong HĐXX phúc thẩm là người thân thích
của người bị hại”.Tại Điều 42 BLTTHS có quy định những trường hợp phải từ chối hoặc
thay đổi người tiến hành tố tụng:
Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Xem thêm câu 6 bài làm tại trang 6.

2
3

10



“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những
người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”

Ngoài ra, tại hướng dẫn tại khoản a điều 4 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của
hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “những quy định chung của bộ luật tố tụng hình sự” như sau:
“Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố
tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một
trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:
- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
- Bị can, bị cáo.”
Tại điều 46 quy định thay đổi thẩm phán, hội thẩm như sau:
“1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với
tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.”
Từ những căn cứ trên, khẳng định một lần nữa trong trường hợp này trong xét xử
phúc thẩm đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong xét xử phúc thẩm. “Trong trường hợp
phát hiện những vi phạm pháp luật trong bản án hoăc quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị theo
quy định tại điều 275 của Bộ luật này” 4 mà tại khoản 1 điều 275 BLTTHS quy định
những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: “Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.” Đối chiếu
với tình huống đề bài cho thì Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án trong vụ án trên.Ngoài ra, cũng phải nói thêm trong
trường hợp này Việc kháng cáo kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể
được tiến hành bất cứ lúc nào kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần mình oan
cho họ5.

4
5

Xem: Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Xem: khoản 2 Điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
11


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................12

12


TI LIU THAM KHO
Trng i hc Lut H Ni, Giỏo trỡnh lut t tng hỡnh s Vit Nam, Nxb.
CAND, H Ni, 2007, 2008.
Khoa lut - i hc Quc gia H Ni, Giỏo trỡnh lut t tng hỡnh s Vit Nam,
Nxb. i hc quc gia H Ni, 2001.
Trng i hc Lut H Ni, Nhng nguyờn tc c bn ca lut t tng hỡnh s
Vit Nam, Nxb. CAND, H Ni, 2000.

Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bỡnh lun khoa hc B lut t tng hỡnh s nm 2003,
Nxb. CAND, H Ni, 2004.
Bộ luật tố tụng hình sự của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Vin khoa hc phỏp lớ, Bỡnh lun khoa hc B lut t tng hỡnh s nm 2003, Nxb.
T phỏp, H Ni, 2005.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2004/NQHĐTP ngày 02/10/2004 hớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất
Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 05/2005/NQHĐTP ngày 08/12/2005 hớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ t Xét
xử phúc thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Thụng t liờn tch s 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngy 27/8/2010
Thụng t liờn tch s 01/2011/VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLTBXH ngy
12/07/2011



13



×