Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐỀ CƯƠNG DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.68 KB, 38 trang )

CHƯƠNG IV. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.
A. Nghĩa vụ dân sự.
I. Khái niệm về nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm:
Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; do
đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều ch ỉnh c ủa
Bộ Luật dân sự. Theo những đặc điểm trên, có thể nhận định: Nghĩa vụ
dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao g ồm các bên ch ủ th ể, trong
đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ
dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc
hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt
hại về tài sản.
Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải th ực hi ện các
quyền yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa v ụ dân
sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đ ẳng v ới nhau
về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quy ền
và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo th ực
hiện.
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, do vậy nó cũng có nh ững
căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ hệ nghĩa v ụ
theo thoả thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác l ập
quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ th ể, việc hình thành quan
hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý
làm phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa v ụ, m ới có quan h ệ
nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ đ ược th ực
hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong
quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi th ực hi ện đúng,
đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân s ự.


Nếu xét về mặt xã hội, nghĩa vụ còn được hiểu là việc m ột người


thực hiện một việc vì lợi ích của người khác, nh ững hành vi đó pháp lu ật
không quy định buộc phải thực hiện (việc thực hiện này năm ngoài nghĩa
vụ thực hiện công việc không có sự uỷ quyền). Những hành vi nh ư vậy
thường gặp trong đời sống xã hội nhưng pháp luật không quy đ ịnh tr ước
hậu quả pháp lý của hành vi đó. Ví dụ: Một người nâng một người khác b ị
ngã trên đường; một người dẫn một cháu nhỏ qua đường…
Trong những trường hợp này, có thể xem là nghĩa vụ t ự nhiên, thuộc
phạm trù đạo đức và lương tâm của người th ực hiện nghĩa vụ đó. Loại
nghĩa vụ tự nhiên này thường phát sinh trong đời sống xã hội, tuy m ột
người không thực hện thì người đó cũng không ch ịu b ất kỳ m ột trách
nhiệm pháp lý nào, nhưng trong một quan hệ xã hội cụ th ể nào đó, ng ười
không thực hiện nghĩa vụ này có thể bị phê phán, bị đánh giá về ph ẩm
hạnh theo chiều hướng bất lợi cho người đó.
Xét về mặt pháp lý, Điều 274 BLDS 2015 quy định: “Nghĩa vụ dân sự
là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuy ển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy t ờ có giá, th ực hi ện công
việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì l ợi ích c ủa một
hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)”.
Theo nội dung của những quy định trên, nghĩa vụ dân s ự đ ược hi ểu
là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ th ể, theo đó ch ủ
thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển
giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được th ực hiện m ột việc
vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi th ường m ột thi ệt
hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi ph ạm l ợi ích
hợp pháp của các bên có quyền. Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa v ụ
thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quy ền dân s ự và
nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy đ ịnh


của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa v ụ

dân sự.
2. Đặc điểm
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự, do vậy nó cũng có
những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, nh ưng nghĩa v ụ
dân sự còn có những đặc điểm riêng, đặc thù.
+ Thứ nhất, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân s ự: nghĩa
vụ dân sự được phát sinh từ một sự kiện mà đã được luật dự liệu tới h ậu
quả pháp lý nhất định. Đó là những sự kiện làm hình thành m ột quan h ệ và
có sự tác động của pháp luật, trong đó quy ền và nghĩa vụ của các bên ch ủ
thể được pl thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
+ Các chủ thể trong nghĩa vụ dân sự luôn được xác định c ụ th ể:
Nghĩa vụ dân sự tồn tại ở trạng thái là một quan hệ pháp luật nên bao gi ờ
cũng là mối liên hệ giữa hai bên chủ thể trong quan hệ. Khác với giao d ịch
dân sự ở chỗ, trong nhiều trường hợp giao dịch dân s ự ch ỉ có 1 bên ch ủ
thể và k phải là quan hệ pháp luật.
Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là những người đã được xác định cụ
thể, có thể họ là người có nghĩa vụ cũng có thể là người có quy ền.
+ Quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể đối lập nhau m ột cách
tương ứng và chi có hiệu lực trong phạm vi giữa các ch ủ th ể đã đ ược xác
định: Trong nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại. Bên này có quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có nghĩa
vụ bấy nhiêu với phạm vi tương ứng. Mặt khác, trong quan hệ nghĩa vụ, c ả
bên có quyền lẫn bên có nghĩa vụ luôn được xác định một cách c ụ th ể nên
quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, không liên quan đến ng ười
khác ngoài các chủ thể đã được xác định. Trong một số trường h ợp, quy ền
và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến người thứ ba, nhưng ph ải
được xác định từ trước.


+ Quyền dân sự của các bên chủ thể là quyền đối nhân: trong quan

hệ nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này lại được thực hiện thông qua hành
vi của chủ thể phía bên kia (quy ền của bên này chỉ đ ược đáp ứng khi bên
kia thực hiện đầy đủ nghĩa vu của mình.
Khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, người mang
quyền chỉ có thể sử dụng phương thức mà pháp luật đã quy đ ịnh đ ể tác
động và yêu cầu người đó phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
CHƯƠNG IX: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THI ỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐÔNG.
I. Khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi th ường thiệt h ại
ngoài hợp đồng.
1. Khái niệm:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một
chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ
Như vậy trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp
lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và người gây ra thiệt hại phải bồi
thường cho những thiệt hại mà mình đã gây ra.
2. Điều kiện phát sinh:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại bao gồm:
+Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: đó là sự giảm sút các lợi ích tài sản hoặc các
lợi ích nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ
thể bị thiệt hại sẽ chắc chắn có được trong tương lai trong một điều kiện bình
thường nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra.


Thiệt hại về vật chất: Gồm thiệt hại vật chất do tài sản, do sức khỏe, tính

mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Điều này là hòan tòan dễ hiểu
khi mà mồ mả và thi thể không thể được coi là tài sản theo nghĩa truyền thống
cũng như thực tế.
Thiệt hại về tinh thần của cá nhân: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của
cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà
người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi
nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị
giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được
bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu (mô tả qua các tình
huống phát tán ảnh khỏa thân để đánh ghen, việc hủy họai khuôn mặt dẫn đến
khó khăn trong giao tiếp hay trong họat động nghề nghiệp …).
Thiệt hại về tinh thần của tổ chức: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của
pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức)
được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất
đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Lưu ý là sự giảm sút uy tín này
thực sự có ảnh hưởng đến họat động bình thường của tố chức, đó có thể là uy tín
và thu nhập trong kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hình ảnh xã hội của các tổ
chức từ thiện.
Thiệt hại với tư cách là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường phải có
các đặc tình sau:
Là thiệt hại thực tế: thiệt hại là có thực, có thể nhận thức được và không
phải là các thiệt hại có tính chất tưởng tượng và cũng không phải là các sự giảm
sút lợi ích mà không chắn chắn có được.
Thiệt hại phải có thể được tính thành tiền: dù qua bất kỳ phương tiện nào
và cách thức tính tóan nào thì thiệt hại phải được tính tóan thành một lượng tiền
tệ nhất định, làm cơ sở đầu tiên cho việc bồi thường.


+ Có hành vi trái pháp luật: Theo NQ 03 thì “Hành vi trái pháp luật là những xử

sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành
động trái với các quy định của pháp luật.”
Như vậy hành vi gây thiệt hại có thể tồn tại cả ở dạng không hành động
(như không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay
không áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý súc vật hay ngăn chặn nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường) tuy trên thực tế hành vi gây thiệt hại dưới dạng
hành động vẫn phổ biến hơn.
Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức: Xuất phát từ
đặc tính của pháp luật, hành vi trái pháp luật trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi
của các chủ thể khác trong xã hội hoặc gián tiếp gây hại cho trật tự pháp luật.
Trong phạm vi vấn đề bồi thường thiệt hại nói chung, hậu quả này chính là các
thiệt hại thực tế.
Những hành vi gây thiệt hại nhưng không bị coi là hành vi trái pháp luật:
Gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng; Gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp
thiết; Gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại: lưu ý rằng sự
đồng thuận phải là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành. Gây thiệt hại khi
thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách nghề nghiệp. Những trường hợp
khác do pháp luật quy định…
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”.
Thứ nhất hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại: trong
hầu hết các trường hợp, để có thiệt hại thường có nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó các nguyên nhân lại đóng vai trò khác nhau, có những nguyên nhân chỉ
nên được coi là điều kiện, là tiền đề trong khi các nguyên nhân khác đóng vai
trò quyết. Như vậy, để xác định hành vi trái pháp luật có là nguyên nhân dẫn đến
thiệt hại hay không cần phải xem xét sự “đóng góp” của hành vi trái pháp luật
vào việc xảy ra thiệt hại.



Theo lý luận truyền thống thì hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân quyết
định/chi phối/trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nhưng cần lưu rằng các hành vi gián
tiếp vẫn có thể được coi là nguyên nhân chính của thiệt hại nếu chúng dẫn dắt
đến các hành vi khác có tính dây chuyền và cuối cùng mới đến thiệt hại.
Thứ hai: thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nói cách
khác, với các hành vi trái pháp luật đã thực tế xảy ra cùng với các điều kiện
khách quan thì thiệt hại là không thể tránh khỏi (có thể tham khảo ví dụ về việc
hành khách bị trộm tài sản trong lúc bất tỉnh vì tai nạn giao thông để làm rõ vấn
đề này).
+ Người gây ra thiệt hại có lỗi: lỗi là cố ý và vô ý.
Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Lỗi không là
căn cứ bắt buộc trong tất cả các trường hợp như đã phân tích. Lỗi trong nhiều
trường hợp là lỗi suy đóan: trong các trường hợp như bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra, bồi thường do súc vật gây ra … lỗi của người gây
thiệt hại thể hiện ở việc không quản lý con người hay vật nuôi nên dẫn đến thiệt
hại nghĩa là các chủ thể ấy không có lỗi trực tiếp đối với thiệt hại.
Có nhiều dạng và mức độ lỗi, nhưng điều này không ảnh hưởng đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc phân biệt lỗi cố ý hay vô ý chỉ có giá trị đối với
việc xem xét để giảm mức bồi thường.
Yếu tố lỗi trong một số trường hợp đặc biệt
Phân biệt vai trò lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với
lỗi trong trách nhiệm hình sự: như đã phân tích, lỗi trong việc bồi thường là cơ
sở phát sinh trách nhiệm (ngọai trừ trường hợp đặc biệt), giúp xác định chủ thể
chịu trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường thì trong luật hình sự nó có ý
nghĩa trong việc xác định tội danh cũng như xem xét năng lực trách nhiệm hình
sự.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 585 BLDS 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì
việc bồi thường thiệt hại phải tuân theo các quy tắc sau:



+ Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


Toàn bộ: có nghĩa là thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó. Khi có
yêu cầu giải quyết bồi th ường thiệt h ại do tài s ản, s ức kho ẻ, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các
điều luật tương ứng của BLDS quy định trong tr ường h ợp c ụ th ể đó
thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao
nhiêu, mức độ lỗi của các bên đ ể bu ộc ng ười gây thiệt hại phải bồi
thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.



Kịp thời: Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu c ầu đòi b ồi
thường thiệt hại trong th ời h ạn lu ật đ ịnh. Trong trường hợp cần
thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời
theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự, chẳng hạn có thể yêu cầu bồi thường trước khỏan
tiền viện phí hay chi phí ma chay.

+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế của mình.
+ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc
bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường.

+ Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy
ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại cho chính mình.


3.1 Bồi thường toàn bộ thiệt hại:
Là việc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả thiệt hại do hành
vi trái pháp luật của mình gây ra. Đk áp dụng:
+ Gây thiệt hại với lỗi cố ý
+ Gây ra với lỗi vô ý nhưng có khả năng thực hiện bồi th ường.
+ Gây ra với lỗi vô ý dù thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng tr ước m ắt
nhưng về lâu dài họ có khả năng kt thực hiện bồi thường.
3.2 Bồi thường một phần thiệt hại:
Chỉ áp dụng khi việc gây thiệt hại có đủ 2 yếu tố:
+ Về mặt chủ quan: người gây thiệt hại với lỗi vô ý
+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh người gây thiệt hại không có khả năng
kt để bồi thường toàn bộ thiệt hại.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệt h ại
ngoài hợp đồng được quy định tại điều 586 BLDS 2015
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đấy đ ủ phải t ự bồi
thường thiệt hại do họ gây ra. Như vậy,người có đầy đủ năng l ực hành vi
dân sự,người đã thành niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình,phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình và không phụ thuộc
vào tình trạng tài sản của bản thân người này. Người đã thành niên có
hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi th ường
thiệt hại bằng tài sản của mình và có đủ tư cách làm bị đ ơn dân s ự tr ước
tòa án,là người có trách nhiệm dân sự bồi thường toàn bộ thiệt hại. Người

bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đã trưởng thành,ph ải ch ịu
trách nhiệm về mọi hành vi của mình vì khi tham gia giao dịch dân s ự,ch ủ
thể tự mình tham gia theo ý chí ,tự nguyện,tự do,tự định đoạt và có nhiệm
vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản của mình.


Người gây thiệt hại cưa có ts riêng sẽ động viên cha mẹ bồi th ường, còn
nếu không sẽ tạm hoãn thi hành đến khi ng đó có ts riêng.
+ Theo khoản 2 đối với những người dưới 18 tuổi bao gồm 3 trường h ợp:
Trường hợp 1: người dưới 15t gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Người ở độ tuổi này cũng là n ững
người có một phần khả năng nhận th ức nên BLDS xđ họ là m ột ng ười có
một phần năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên nhận thức của nh ững người
tuổi này còn rất hạn chế, để xác định và nâng cao trách nhiệm giáo d ục
của cha mẹ, BLDS quy định cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt h ại.
Nhưng nếu cha mẹ không đủ tài sản, mà người gây ra thiệt hại có thì được
dùng để bồi thường phần còn thiếu.
+ Trường hợp 2: đối với những người từ đủ 15t đến ch ưa đủ 18t gây thi ệt
hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình và người này là ch ủ th ể bồi
thường thiệt hại. Người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của
mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí tham gia vào các quan h ệ dân s ự
phổ biến trong cuộc sống. Pháp luật đã dựa vào nh ững c ơ sở này đ ể quy
định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người ở độ tuổi
này. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân s ự thì cá nhân
trong đó tuổi này có một phần năng l ực hành vi dân sự,h ọ có trách nhi ệm
về hành vi của mình trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do hành
vi trái pháp luật của mình gây ra bằng tài sản của mình.N ếu nh ững ng ười
này không đủ tài sản để bồi thường thì cha,mẹ phải bồi th ường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình.
+ Trường hợp 3: Địa vị pháp lí của người giám hộ hoàn toàn khác bi ệt so

với địa vị pháp lí của người là cha,mẹ của những người ch ưa thành
niên,người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ có trách nhiệm b ồi
thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ c ủa ng ười giám
hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Việc b ồi


thường sẽ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi th ường. Tuy
nhiên,nếu họ chứng minh được rằng họ không có lỗi trong vi ệc giám h ộ
thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi th ường. Trong tr ường h ợp
này sẽ không có người bồi thường thiệt hại bởi nh ững người đ ược giám h ộ
không có khả năng về năng lực hành vi để bồi th ường nên ng ười b ị thi ệt
hại trong trường hợp này xem như phải chịu rủi ro.
5. Xác định thiệt hại: (Điều 589 BLDS 2015)
5.1 Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm hại.
a) Tài sản bị mất, bị ủy hoại:
Phải bồi thường toàn bộ giá trị của những tài sản bị mất, bị h ủy
hoại. Nếu các bên không thỏa thuận được thì tòa sẽ căn c ứ vào tình tr ạng
tài sản trước đó xác định giá trị thực tế của tài sản tại th ời đi ểm x ảy ra
thiệt hại để xđ thiệt hại
+ Tài sản là vật vẫn còn mới: thiệt hại là toàn bộ gtri c ủa v ật, tính t ương
đương với vật cùng loại trên thị trường.
+ Tài sản là vật đã qua sử dụng: thiệt hại được xác định là giá tr ị còn l ại
của vật đã bị khấu hao.
b) Tái sản bị hư hỏng: Xác định thiệt hại theo mức chênh lệch về giá tr ị
của tài sản trước và sau khi bị thiệt hại.
c) Lợi ích gắn liền với việc sử dung, khai thác tài sản:
Là khoản thiệt hại do phần hoa lợi, lợi tức đáng lẽ chắc ch ắn thu
được từ tài sản nhưng bị mất do tài sản bị xâm hại (đối với cây ăn quả thì
tính tbc mức thu hoạch, đối với gia súc con tính theo giá vào th ời đi ểm gi ải
quyết tranh chấp)

d) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc ph ục thiệt h ại: Bao g ồm các
khoảng vật chất người bị thiệt hại bỏ ra để ngăn ch ặn thiệt h ại, khôi
phục tài sản.
5.2 Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại:


Người nào có hành vi trái pl xâm hại tới sức khỏe của người khác thì
phải bồi thường. Những tổn thất của con người không th ể cân đo đong
đếm thanh toán thành tiền và không thể lấy vật ch ất bù đ ắp đ ược. Vi ệc
bồi thường bằng tiền thực chất tạo đk cho người bị thiệt hại hoặc gđ h ọ
đỡ khó khăn trong việc chữa trị vết thương .
a) Chi phí cho việc sửa chữa, bồi dưỡng, phục h ồi sức khỏe
Đây là tất cả các khoản chi phí phải bỏ ra đ ể c ứu ch ữa ho ặc ph ục
hồi sức khỏe cho người bị nạn. Việc thanh toán chi phí d ựa trên hóa đ ơn
chứng từ. Để giúp nạn nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe pl quy đ ịnh ng
gây thiệt hại còn phải chi cho nạn nhân một khoản tiền để bồi d ưỡng s ức
khỏe. Tùy từng trường hợp, căn cứ vào mức độ th ương tích xác đ ịnh kho ản
tiền bồi dưỡng.
b) Thu nhập thực tế bị mất của nạn nhân
Là khoản thu nhập hợp pháp có cơ sở chắc chắn để xác định đ ược
theo tháng. Tiền bồi thường được tính trên cơ sở thu nhập bình quân m ỗi
ngày trong tháng với tg nạn nhân nghỉ việc để điều trị.
c) Thu nhập bị giảm sút của nạn nhân: Thu nhập chênh lệch của nạn nhân
trước và sau khi điều trị.
d) Chi phí hợp lý và thu nhập bị mất của người chăm sóc n ạn nhân.: Thu
nhập bị mất của người chăm sóc nạn nhân: P = N:30.T
e) Tiền bù đắp tổn thất tinh thần: Khi sức khỏe bị xâm h ại bên cạnh việc
xác định các tổn thất thực tế, người gây thiệt hại còn phải bồi th ường m ột
khoản tiền để bù đắp tinh thần cho người bị thiệt hại (việc bồi th ường
tổn thất tinh thần phải dựa vào nhiều yếu tố bên ngoài).

5.3 Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại chỉ là việc tính toán
các khoản chi phí và tổn thất thành một khoản tiền để bù đắp v ề kinh tế
và động viên tinh thần cho thân nhân của nạn nhân


a) Chi phí hợp lý của việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt h ại
trước khi họ chết: Bao gồm khoản tiền dùng để mua thuốc men đi ều tr ị
cho nạn nhân, tiền viện phí,... (khoản tiền nói trên được xác đ ịnh trong
trường hợp nạn nhân trước khi chết đã có 1 tg điều trị)
b) Chi phí hợp lý co việc mai táng: Là toàn bộ tiền mà thân nhân n ạn nhân
chi liên quan đến mai táng cho nạn nhân
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp d ưỡng:
d) Tiền bù đắp những tổn thất tinh thần cho người nhà nạn nhân: M ức bồi
thường do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không được sẽ do tòa gi ải
quyết dựa vào hoàn cảnh gđ nạn nhân.nhưng k vượt quá 60 l ương tháng
tối thiểu.
5.4 Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:
Danh dự, uy tín, nhân phẩm là các lợi ích tinh thần c ủa các ch ủ th ể
được pháp luật bảo vệ. Khi các yếu tố trên bị người khác xâm h ại sẽ gây ra
cho những chủ thể bị xâm hại những tổn thất về vật chất l ẫn tinh th ần,
người có hành vi xâm hại phải chịu trách nhiệm bồi th ường thiệt h ại. Đ ể
đảm bảo quyền và lợi ích của người bị xâm hại trước hết tòa án bu ộc
người có hv vi phạm phải chấm dứt hành động đó, công khai xin l ỗi, đính
chính công khai. Ngoài ra phải bồi thường
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt h ại: Kho ản thi ệt h ại này là
khoản chi phí hợp lý nhằm hạn chế, ngăn chặn, khắc ph ục nh ững tổn th ất
do các hv gây ra để khôi phục lại danh dự.
b) Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút: Hành vi xâm ph ạm uy tín, danh d ự
còn gây ra thiệt hại khác đó là sự giảm sút thu nhập hoặc bị m ất thu nh ập

của chủ thể bị xâm hại.
c) Tiền bù đắp tổn thất tinh thần:
6. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại. (Điều 593 BLDS 2015)
6.1 Thời hạn hưởng bồi thường của người bị thiệt hại:


Thời hạn được áp dụng với người bị xâm phạm tới s ức kh ỏe đã
được cứu chữa và bình phục nhưng bị mất hoàn toàn khả năng lao động.
Sự quy định này của BLDS không cho người bị thiệt hại v ề s ức kh ỏe nên
không còn khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng nếu tr ước khi
đó người đó chưa có thu nhập (A sáu tuổi bị xâm hại s ức khỏe và bị tàn t ật
suốt đời). Vì vậy khoản 1 Điều 593 cần quy định về th ời h ạn h ưởng b ồi
thường theo hướng sau:
+ Trước khi bị xâm hại về sức khỏe họ đã có khả năng lao đ ộng và có thu
nhập thì họ sẽ được hưởng khoản tiền thu nhập th ực tế bị mất cho đ ến
lúc chết
+ Nếu người bị thiệt hại không có khả năng lao động thì h ọ đ ược h ưởng
tiền cấp dưỡng cho đến lúc chết.
+ Nếu họ có khả năng lao động mà bị giảm sút thì họ đ ược h ưởng kho ản
chênh lệch cho đến lúc chết
6.2 Thời hạn hưởng bồi thường của thân nhân người bị thiệt hại:
+ Nếu người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc ng ười ch ưa
sinh ra nhưng đã thành thai trước khi người bị thiệt hại ch ết thì đ ược
hưởng khoản tiền này đến khi 18t. Nếu đủ 15t có kho ản thu nh ập riêng sẽ
k đc hưởng khoản tiền cấp kể từ khi họ có thu nhập.
+ Nếu người được cấp dưỡng là người đã thành niên nh ưng k có kh ả năng
lđ sẽ được hưởng đến lúc chết.
7. Phương thức bồi thường thiệt hại.
Đây là cách thức mà theo đó người có trách nhiệm bồi th ường thi ệt
hại phải thực hiện để đền bù các tổn thất vật chất cho người bị thiệt h ại

hoặc cho nhân thân người bị thiệt hại.
Theo nguyên tắc về quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan
hệ dân sự thì việc bòi thường thiệt hại được th ực hiện theo ph ương th ức
nào trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ. Tòa án xác đ ịnh


bồi thường theo 2 phương thức: Bồi thường 1 lần và bồi thường nhiều lần
theo định kỳ.
Nếu khoản bồi thường là khoản tiền được xác định theo tài s ản b ị
mất, bị hủy hoại; chi phí khắc phục thiệt hại; nguồn thu nh ập th ực t ế,...
thì việc bồi thường được áp dụng theo phương th ức bồi th ường m ột lần
trừ trường hợp người bồi thường sẽ gặp phải khó khăn l ớn về m ặt kt sẽ
áp dụng bồi thường nhiều lần theo định kỳ.
+ Phương thức cấp dưỡng 1 lần: nghĩa vụ cấp dưỡng được th ực
hiện một cách nhanh chóng, triệt để tránh tình trạng ng bị thiệt h ại c ố ý
trốn tránh nghĩa vụ. Bên cạnh đó còn có hạn chế là ng gây thi ệt h ại ph ải
chi trả số tiền quá lớn nên thường gặp nhiều khó khăn.
+ Phương thức cấp dưỡng định kỳ: dễ dẫn đến tình trạng ng có
nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nhiệm vụ và cơ quan nhà nước cũng khó có
thể giám sát được việc cấp dưỡng này.
8. Các loại trách nhiệm
8.1 Trách nhiệm dân sự liên đới:
a) Khái niệm: TNDS liên đới là trách nhiệm dân sự do nhiều người cùng gây ra
thiệt hại và phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường. Trong thực tế trong nhiều sự
kiện gây thiệt hại như ẩu đả, trộm cướp … tồn tại nhiều chủ thể gây thiệt hại
cho cùng một bên bị gây thiệt hại và trong đó hành vi gây thiệt hại của các chủ
thể ấy ít nhiều có liên hệ với nhau và cùng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.
Chính trong các trường hợp đó mà trách nhiệm liên đới phát sinh.
b) Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới:
+ Cùng gây ra thiệt hại: trách nhiệm chỉ phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau:

Thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất không thể phân chia: nhìn từ quan
hệ nhân quả thì thiệt hại trong trường hợp này là kết quả của tất cả các hành vi
trái pháp luật, do vậy thiệt hại là một khối thống nhất và không thể được phân
tách thành các thiệt hại cụ thể ứng với mỗi hành vi trái pháp luật. Khi xem xét


trách nhiệm bồi thường cụ thể cho từng chủ thể có hành vi trái pháp luật người
ta căn cứ vào mức độ lỗi để xem xét mức bồi thường nhưng điều đó không có
nghĩa là thiệt hại đã được phân tách thành các thiệt hại nhỏ hơn mà vẫn là một
thể thống nhất và do đó người bị thiệt hại có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số
những người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường tòan bộ thiệt hại.
Giữa những người cùng gây thiệt hại có sự thống nhất về ý chí, hành vi
hoặc hậu quả: có thể nhận thấy các trường hợp này cụ thể thông qua các ví dụ
về đồng phạm trong hình sự. Sự thống nhất về ý chí thể hiện qua sự dự mưu
hoặc sự tiếp nhận ý chí (bàn bạc để đánh người trả thù hoặc tấn công chủ nhà để
cứu đồng bọn trong các vụ trộm). Sự thống nhất về hành vi hay hậu quả thường
thấy trong việc cùng thực hiện các họat đồng cụ thể (chẳng hạn không bàn tính
truớc nhưng cùng có hành vi xô đẩy, rượt đuổi nạn nhân khiến nạn nhân rơi từ
trên cao xuống).
Hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại xảy ra: dựa trên các sự thông nhất đã phân tích thì thiệt hại là kết quả của tất
cả các hành vi trái pháp luật. Nếu thiếu một trong các hành vi trái pháp luật thì:
(i) thiệt hại không xảy ra, hoặc (ii) thiệt hại xảy ra với mức độ thấp hơn.
Những người gây ra thiệt hại cùng có lỗi: trong trường hợp này mức độ
lỗi của từng người là cơ sở để phân hóa trách nhiệm bồi thường cho từng chủ
thể gây thiệt hại.
+ Do pháp luật quy định: trách nhiệm dân sự liên đới giúp góp phần giản tiện
việc thực hiện trách nhiệm đồng thời tạo thuận lợi cho người được bồi thường,
tuy nhiên, trong khía cạnh ngược lại chúng đem đến sự bất lợi cho người gây
thiệt hại và do đó chỉ được áp dụng khi pháp luật đã có dự liệu sẵn (Điều 616).

c) Nội dung của trách nhiệm dân sự liên đới: Những người cùng gây thiệt hại
không những chỉ chịu trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại do mình gây ra mà
còn phải chịu trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại của những người gây ra
thiệt hại khác. Sau khi đã thực hiện thì phát sinh trách nhiệm hòan lại theo luật
định và căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền.


Phần trách nhiệm của mỗi người được xác định tương ứng với mức độ
lỗi, nếu không xác định được mức độ lỗi thì những người cùng gây ra thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
8.2 Trách nhiệm dân sự hỗn hợp:
a) Khái niệm: TNDS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp
mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có
lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại
xảy ra.
Trong thực tế có trường hợp người bị thiệt hại cũng dự phần vào việc gây ra
thiệt hại cho chính mình. Như vậy, nhìn từ một mặt thì đây cũng là trường hợp
gây thiệt hại khi nhiều người cùng có hành vi trái pháp luật và cùng có lỗi, mặt
khác việc tham gia vào thiệt hại của từng người lại không thể có sự thống nhất
về ý chí, hành vi hay hậu quả.
b) Các căn cứ phát sinh:
+Thiệt hại xảy ra trên thực tế: bao gồm thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín.
+ Có hành vi trái pháp luật của bên gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành trái pháp luật của bên gây ra thiệt hại và
người bị thiệt hại với thiệt hại đã xảy ra. Cần lưu ý là chỉ phát sinh trách nhiệm
hỗn hợp nếu thiếu một trong hai hành vi của một bên bất kỳ thì thiệt hại không
thể xảy ra. Trong trường hợp ngược lại, chỉ cần một trong hai hành vi mà thiệt
hại đã xảy ra thì không làm phát sinh trách nhiệm hỗn hợp.
+ Lỗi: Của người gây ra thiệt hại: tương tự các trường hợp gây thiệt hại nói

chung nhưng trường hợp phổ biến là có thể cố ý với hành vi nhưng vô ý đối với
hậu quả.
Của người bị thiệt hại: là lỗi vô ý.
c) Nội dung của trách nhiệm hỗn hợp: Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình.


9. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tiêu chí

BTTH ngoài hợp đồng

BTTH trong hợp đồng

- Là trách nhiệm phát sinh - Vi phạm những nghĩa vụ mà 2 bên đã
dưới tác động trực tiếp của cam kết thực hiện trong hợp đồng.

Căn cứ phát
sinh

các qppl, khi có hành vi vppl - Trách nhiệm trong trường hợp này gắn
gây thiệt hại
chặt với việc vi phạm các nghĩa vụ mà
Nói cách khác, việc phát sinh, các bên đã thỏa thuận. Nếu không có
xác định chủ thể chịu trách hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc việc
nhiệm, mức bồi thường là không thực hiện nghĩa vụ là do sự kiện
hòan tòan do pháp luật quy bất khả kháng thì không phát sinh việc
định.


Quan hệ

- Trách nhiệm đồng thời là

giữa nghĩa nghĩa vụ
vụ và trách - Bồi thường thiệt hại xong
nhiệm

Thiệt hại
được bồi
thường

sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ
- Vật chất lẫn tinh thần

bồi thường.
- Không đồng nhất giữa trách nhiệm và
nghĩa vụ.
- Ngoài việc btth vẫn phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Vật chất

- Phải bồi thường toàn bộ - Chỉ phải BTTH trực tiếp và những thiệt
thiệt hại cả trực tiếp lẫn hại có thể tiên liệu được khi giao kết
gián tiếp

hợp đồng

Trách


- Những người cùng gây thiệt - Những người cùng gây thiệt hại chỉ

nhiệm

hại phải liên đới chịu trách phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có

nhiều

nhiệm BTTH (Điều 616).

thỏa thuận.

người cùng

- Xuất phát từ lý thuyết về “quan hệ hợp

gây thiệt

đồng” theo đó các chủ thể chỉ phải gánh


Tiêu chí

BTTH ngoài hợp đồng

BTTH trong hợp đồng
chịu các trách nhiệm nói chung trước các
chủ thể kết ước. Trách nhiệm của các


hại

chủ thể riêng rẽ do đó là độc lập, trừ khi
các chủ thể có dự liệu trước bằng một
thỏa thuận hợp pháp.

Căn cứ xử lý

- Nội dung của btth ngoài hợp - Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các
đồng hoàn toàn do luật định bên
- Một số trường hợp BTTH

Lỗi

ngay cả khi không có lỗi, nếu - Lỗi là điều kiện bắt buộc
pháp luật có quy định.

II. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể
1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới h ạn phòng v ệ
chính đáng (Đ594 BLDS)
1.1Khái niệm:
+ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm
phạm các lợi ích nói trên gây ra các thiệt hại về tài s ản, tính m ạng ho ặc
sức khỏe của người đó.
Như vậy về căn bản, cũng như quy định của luật hình s ự, hành vi
phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp do đó không làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại (thiếu một trong bốn yếu tố phát sinh trách
nhiệm là hành vi trái pháp luật ). Tương tự như vậy trong luật hình s ự

hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.


Tuy nhiên vì lẽ hành vi phòng vệ chỉ được coi là h ợp pháp khi “chính
đáng”, do đó việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nghĩa là có hành vi
chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù h ợp v ới tính ch ất và m ức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, thì việc phòng v ệ không còn
được coi là hợp pháp. Nói cách khác lúc này đã có đ ủ căn c ứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng.
1.2 Các điều kiện phát sinh:
+ Có thiệt xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ
+ Có hành vi trái pháp luật:
Của người bị thiệt hại: chủ động tấn công xâm hại đến quy ền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể khác. Nh ư vậy xét về y ếu tố kh ởi phát thì
hành vi của người bị thiệt hại (hành vi tấn công) đ ược coi là ti ền đ ề cho
việc gây thiệt hại, tuy nhiên hành vi ấy không h ướng đến việc gây thi ệt
hại cho chính người có hành vi, mặt khác có cũng không là đi ều ki ện t ất
yếu dẫn đến sự phòng vệ vượt quá giới hạn.
Người gây thiệt hại: hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Để xác định sự vượt quá cần xem xét các yếu tố có liên quan v ề tương
quan lực lượng, về cân bằng giữa phương tiện, cách th ức được s ử dụng
trong tấn công và phòng vệ.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt
hại, người bị thiệt hại với thiệt hại xảy ra
+ Lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại: như đã phân tích, l ỗi c ủa
người tấn công là hướng đến việc gây hại cho người phòng v ệ, do v ậy nó
không phải là căn cứ để phân định trách nhiệm bồi th ường và do đó đây
không phải là trường hợp bồi thường do nhiều người cùng có l ỗi. L ỗi c ủa
người vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng th ể hiện v ề nh ận th ức đ ối
với hậu quả có thể xảy ra. Trong đa phần trường hợp thì ng ười phòng v ệ

cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả.


Nội dung: Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại: mức bồi th ường là tòan b ộ
thiệt hại và không xem xét đến mức độ lỗi của bên tấn công.
Ghi chú: Nếu không rơi vào các trường h ợp c ụ th ể thì áp d ụng các
nguyên tắc chung để bồi thường. BLDS không định nghĩa th ế nào là phòng
vệ chính đáng.
Rất khó để xác định thế nào là phòng vệ cần thiết. Ng ười có hành vi
phòng vệ phải chứng minh định mức cần thiết. Chính vì th ế, nh ững ng ười
thi hành công vụ rất ngại sử dụng vũ khí để phòng vệ….
Cơ sở lý luận: Đ604 (hướng dẫn tại NQ 03/2006), vận d ụng 4 căn c ứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường để lý luận, trong đó, căn c ứ quan tr ọng
nhất là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và nguyên nhân
của nó.
Ví dụ: vì tự vệ, A đâm chết B. Tuy nhiên, m ối quan h ệ nhân qu ả gi ữa l ỗi
của B (tấn công A) không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết c ủa B.
Hiện nay tồn tại 3 quan điểm về mức độ bồi th ường ở Đ613. Tuy nhiên,
tinh thần của luật pháp (ý chí của nhà nước) là bồi th ường toàn bộ.
2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết (Đ595 BLDS)
a) Khái niệm:
+ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quy ền, lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là ph ải gây
một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Có thể dễ dàng nhận thấy nếu như trong trường h ợp phòng vệ thì
chỉ có sự tham gia của 2 bên là bên tấn công và bên phòng vệ thì trong
trường hợp này có có thể sự tham gia của 3 bên khác nhau bao g ồm bên

gây ra tình thế cấp thiết, bên gây thiệt hại và bên bị thiệt h ại.


b) Các điều kiện phát sinh:
+ Có thiệt xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ
+ Có hành vi trái pháp luật: hành vi gây ra thiệt h ại v ượt quá yêu c ầu c ủa
tình thế cấp thiết: hành vi này thể hiện thông qua khả năng lựa ch ọn c ủa
nguời gây thiệt hại. Nếu việc gây thiệt hại là không th ể trách kh ỏi thì trách
nhiệm bồi thường không phát sinh.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá yêu cầu của tình th ế
cấp thiết với thiệt hại thực tế xảy ra
+ Lỗi: cố ý hoặc vô ý nhưng đa phần các trường hợp là lỗi vô ý.
c) Nội dung:
Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình th ế
cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi th ường phần thiệt h ại x ảy ra do
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
Và như vậy bên gây ra tình thế cấp thiết sẽ phải bồi th ường ph ần
thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Nói cách khác đây là tr ường h ợp đ ặc
biệt của việc bồi thường khi nhiều người cùng có lỗi hoặc là tr ường h ợp
bồi thường thiệt hại khi người bị thiệt hại cũng có lỗi nếu chính anh ta là
người gây ra tình thế cấp thiết nghĩa là anh ta t ự đặt mình vào trong tình
huống có khả năng gây hại cho chính mình.
d) Ghi chú: Hành vi này phải là sự đánh giá sai lầm dẩn đến v ượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết.
3. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do người dùng chất kích
thích gây ra (Đ596 BLDS)
a) Khái niệm chất kích thích: được quy định trong các đạo luật khác nhau
đã ban hành như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật th ể dục,
thể thao… có nội hàm khác nhau. Nói cách khác mỗi ngành luật có cách
nhìn khác nhau khi đưa ra khái niệm chất kích thích. Ch ẳng h ạn ch ất kích

thích trong thể thao giúp gia tăng khả năng thi đấu một cách không lành


mạnh và không công bằng. Như vậy cần hiểu khái niệm này theo BLDS là
rất rộng và khác hẳn với khái niệm chất kích thích mà pháp lu ật c ấm s ử
dụng. Có thể diễn giải rằng chất kích thích là chất có thể gây ảnh hưởng
đến khả năng điều khiển hành vi và từ đó dẫn đến việc gây thi ệt h ại cho
các chủ thể khác.
b) Điều kiện phát sinh:
+Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính m ạng, s ức khoẻ, danh d ự,
nhân phẩm, uy tín
+ Có hành vi trái pháp luật
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật v ới thiệt h ại x ảy ra.
Hành vi này được thiệt hại bởi chính người gây thi ệt h ại ho ặc là h ệ qu ả
dây chuyền từ hành vi trái pháp luật của người khác. C ụ th ể là vi ệc m ột
người cố ý dùng chất kích thích đưa người khác vào tình tr ạng không làm
chủ thì phải bồi thường các thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra.
+ Lỗi: Gây thiệt hại trong trạng thái không có hoặc giảm sút nhận th ức,
điều khiển, làm chủ hành vi của mình những vẫn bị coi là có lỗi: lý do là ở
chỗ người gây thiệt hại đã tự đăt mình vào trạng thái thiếu nh ận th ức đó.
Trên cơ sở lý thuyết về việc các cá nhân phải tự mình chịu trách nhiệm về
hành vi của mình mà chủ thể gây thiệt hại sau khi dùng chất kích thích
vẫn phải tự mình chịu trách nhiệm.
Hình thức lỗi: cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp ép người khác dùng
thuốc thì hành vi của người ép buộc là cố ý nhưng họ th ường vô ý v ới h ậu
quả.
4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do người của pháp nhân
gây ra (Điều 597 BLDS)
a) Khái niệm “người của pháp nhân”: là tất cả các cá nhân có quan hệ lao
động với pháp nhân dưới hình thức này hay hình th ức khác, bao g ồm vi ệc

lao động theo hợp đồng hay theo các quy định của pháp luật về công ch ức,


viên chức. Chính vì những mối quan hệ này mà nh ững cá nhân đó đ ược đ ặt
trong sự quản lý hoặc điều động công việc của pháp nhân. Đi ều này làm
tiền đề và trả lời cho câu hỏi tại sao pháp nhân phải bồi th ường khi ng ười
của mình gây ra thiệt hại.
Hai Điều luật kế tiếp về bồi thường thiệt hại chỉ là các trường hợp cụ th ể
và đặc thù của quy định này. Sự đặc thù giới thể hiện trong bản ch ất công
việc, luật điều chỉnh quan hệ giữa pháp nhân với người c ủa mình và t ừ đó
dẫn đến đến sự khác biệt về cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi th ường cũng
như cách thức hòan lại.
b) Các điều kiện phát sinh:
+ Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, s ức kho ẻ, danh d ự,
nhân phẩm, uy tín.
+ Có hành vi trái pháp luật: hành vi của người của pháp nhân khi th ực hi ện
nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho được coi là hành vi của pháp nhân và do
đó pháp nhân được coi là chủ thể có hành vi trái pháp lu ật. Vi ệc xác đ ịnh
người của pháp nhân gây thực hiện khi đang th ực hiện nhiệm v ụ hay
không cần căn cứ vào thời gian cụ thể và dựa vào các cơ sở mà từ đó quan
hệ giữa pháp nhân và người gây thiệt hại được xác lập (hợp đồng lao động
hay nội quy làm việc, phân công công việc hay văn bản ủy quy ền, văn b ản
điều động công tác …)
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật v ới thiệt h ại x ảy ra
+ Lỗi: cố ý hoặc vô ý: lỗi trong trường hợp này là lỗi suy đóan khi mà pháp
nhân đã không thực hiện tốt việc quản lý, s ử d ụng hay đi ều đ ộng ng ười
của mình.
c) Nội dung: Pháp nhân phải bồi thường trước: điều này xuất phát t ừ 2
luận điểm: (i) pháp nhân là chủ thể có khả năng kinh tế cao hơn người
trực tiếp gây thiệt hại; (ii) việc bồi thường của pháp nhân đảm b ảo tính

kịp thời và do đó đem lại lợi ích cho người bị thiệt hại.


Căn cứ vào mức độ lỗi của người vi phạm, pháp nhân yêu cầu người
gây ra thiệt hại hoàn lại cho pháp nhân theo quy định của pháp lu ật.
5. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do cán bộ, công chức, người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng (người thi hành công
vụ) gây ra Đ598 BLDS (được cụ thể hóa tại Luật trách nhiệm bồi thường
của nhà nước 2009)
a) Khái niệm: Cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ Công chức: là
những người được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng để th ực hiện nh ững công
việc nhất định trong các cơ quan nhà nước, trong tổ ch ức chính tr ị, chính
trị xã hội …
Công vụ và thực thi công vụ: là các công việc mà cán bộ, công ch ức
được giao để thực hiện theo đúng vị trí mà mình đã được s ử dụng và theo
nhu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý.
Cơ quan tiến hành tố tụng: là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
một trong các giai đọan của quá trình tố tụng, bao gồm c ơ quan đi ều tra,
viện kiểm sát, tòa án.
Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng : Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Chánh án Toà án, Phó
chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện tr ưởng
Viện kiểm sát, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên.
b) Điều kiện:
+ Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, s ức kho ẻ, danh d ự,
nhân phẩm, uy tín.
+ Có hành vi trái pháp luật
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật v ới thiệt h ại x ảy ra
+ Lỗi: cố ý hoặc vô ý
c) Nội dung:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×