Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LT22FT003 NHÓM 5 PHÂN TÍCH tồn KHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.68 KB, 22 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

I.
QUẢN TRỊ TỒN KHO
1. HỆ THỐNG TỒN KHO

Hệ thống tồn kho là một tập hợp các bướcxác định bao nhiêu tồn kho sẽ được bổ sung,
mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục
một cách có hiệu quả.
Mỗi hệ thống tồn kho bao giờ cũng yêu cầu những phí tổn để vận hành nó. Phí tổn đó
phụ thuộc vào:


Phương pháp kiểm soát hàng hoá tồn kho;



Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn lượng dự trữ
trong thời gian đặt hàng;



Số lượng hàng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt;

1.1.

Khái niệm

Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua:

• Chọn phương pháp kiểm soát tồn kho


• Tính Lựa toán các thông số của hệ thống tồn kho: Quy mô đặt hàng tối ưu và Quy
mô lô sản xuất tối ưu
2. HÀNG TỒN KHO

Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau
cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất
ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên
kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn,
chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1. Phân loại hàng tồn kho
 Phân loại theo các dạng tồn kho

Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba loại:
NHÓM 5 –LT22FT003

1


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
-

Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong
tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn
chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác
tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.

Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật tư, chẳng
hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những
thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.
 Phân loại theo mục đích của tồn kho
-

-

-

Giao dịch: Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quá
trình sản suất và bán hàng. Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm
bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác,
việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.
Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho những
tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bức phá bất ngờ về
nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó. Tương tự, cũng sẽ có những sự sụt
giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả hai
trường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm đệm
để đương đầu với những thay đổi khôn lường.
Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biến
động. Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng
tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.

2.3. Lợi ích và chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho:
Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp. Những lợi thế
quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như:

NHÓM 5 –LT22FT003


2


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
-

-

-

Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty
có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một
thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt
hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều nếu
công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ.
Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảo
cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn
kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể
làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói rằng việc
thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước
được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có
kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do vậy, rất cần thiết cho việc một
công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho.
3. MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
-

-


II.

Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn
có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều
chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn
kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc
không thể sản xuất.
Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đích
trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này
đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ
chức ở mọi thời điểm.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO ABC (ABC - Activity Based Costing)
ABC lần đầu tiên được định nghĩa một cách rõ ràng bởi Robert S. Kaplan, cha đẻ của
lý thuyết Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard), và W. Bruns trong một chương của
cuốn sách “Accounting and Management: A field Study Perspective” vào năm 1987.
Nhưng một năm sau đó, Robin Cooper và Robert S. Kaplan mới thực sự khiến cho mọi
người chú ý đến ABC khi đề cập đến nó trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí
khoa học của trường Havard vào năm 1988. Trong bài báo này, Cooper và Kaplan đã mô
NHÓM 5 –LT22FT003

3


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

tả ABC như một cách tiếp cận mới để giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống quản
lý chi phí truyền thống. Hai ông đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc phải thay đổi hệ

thống hạch toán chi phí truyền:
-

-

Một là, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu chi phí, khiến
cho chi phí trực tiếp ngày càng giảm trong khi chi phí gián tiếp ngày càng tăng.
Hai là, môi trường cạnh tranh toàn cầu liên tục biến đổi và ngày càng gay gắt đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin quản trị chính xác, kịp thời, liên
tục cập nhật để hạn chế các phí tổn cũng như chớp được cơ hội kinh doanh.
Ba là, chi phí để tính toán, đo lường và tập hợp thông tin ngày càng giảm cho phép
doanh nghiệp áp dụng các mô hình quản trị mới đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào và
đồng thời cung cấp nhiều thông tin chi tiết đầu ra hữu ích với mức chi phí chấp
nhận được.

1.1. Khái niệm
Phân tích ABC là phương pháp cho phép gom nhóm các hàng hóa theo mức độ quan
trọng của các hàng hóa đó. Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto
– 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số. Hoặc nói cách khác: chỉ cần kiểm soát chặt chẽ
20% danh điểm hàng hóa này thì có thể kiểm soát 80% toàn bộ hệ thống.
1.2. Đặc điểm
Thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho, nhằm xác định mức độ quan
trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn
bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau. Trong đó, toàn bộ
hàng hóa dự trữ của đơn vị được chia thành 3 nhóm hàng: Nhóm A, nhóm B và nhóm C.
Căn cứ vào mối quan hệ giá trị hàng năm với số lượng chủng loại hàng.
Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vị
hàng hoá với lượng dự trữ hàng hoá đó trong năm. Số lượng chủng loại hàng là số lượng
từng loại hàng hoá dự trữ trong năm.
Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm từ

70-80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại thì
chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng hàng dự trữ. Các sản phẩm loại A được quản lý
một cách thường xuyên và chính xác, mức độ ảnh hưởng của nó đến các chi phí lớn
(dự trữ bảo hiểm nhỏ).
• Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung
bình, chiếm từ 15-25% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng, chủng
loại chúng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ. Các sản phẩm loại B thường


NHÓM 5 –LT22FT003

4


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

được quản lý theo phương pháp EOQ. Mức dự trữ bảo hiểm được xác định trên cơ
sở luật phân bố xác suất của dòng yêu cầu của từng loại sản phẩm.
• Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5%
so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng số lượng chiếm khoảng 50 - 55% tổng số
lượng hàng dự trữ. Các sản phẩm loại C được quản lý bằng kiểm kê định kỳ, số
lượng dự trữ và tái tạo cố định. Hệ thống quản lý đơn giản, chi phí ít, tổng dự trữ
bảo hiểm lớn.

Trong điều kiện hiện nay việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện
thông qua hệ thống quản trị dự trữ tự động hoá bằng máy vi tính. Tuy nhiên, trong một số
doanh nghiệp chưa có điều kiện tự động hoá quản trị dự trữ, việc phân tích ABC được
thực hiện bằng thủ công mặc dù mất nhiều thời gian nhưng nó đem lại những lợi ích nhất
định. Kỹ thuật phân tích ABC trong công tác quản trị có những tác dụng sau:
Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C, do

đó cần sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A.
• Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát hiện vật.
Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực hiện thường xuyên
nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.
• Trong dự báo nhu cầu dự trữ, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dự báo khác
nhau cho nhóm mặt hàng khác nhau, nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn so với
các nhóm khác.


Để kiểm tra tốt việc tồn kho, các báo cáo tồn kho phải được thẩm tra chính xác trong
từng chu kỳ tính toán đối với từng nhóm hàng A, B, C. Chu kỳ này thay đổi tùy theo
nhóm hàng: nhóm hàng A: 1 lần/tháng; nhóm hàng B: 1 lần/quí; nhóm hàng C: 1
lần/năm. Kiểm tra tồn kho thường xuyên còn giúp cho doanh nghiệp giảm bớt thời gian
ngừng và gián đoạn sản xuất, phát hiện những thiếu sót và nguyên nhân gây ra để có
những hoạt động điều chỉnh kịp thời.
NHÓM 5 –LT22FT003

5


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

1.3. Quy trình thực hiện
Theo mô hình hiện đại ABC, trước hết tập hợp chi phí sản xuất chung cho các hoạt
động của DN, sau đó tiến hành phân bổ chi phí của từng hoạt động vào đối tượng tính chi
phí dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động và đối tượng chi phí.
Để áp dụng mô hình này cần xác định cụ thể có bao nhiêu hoạt động chính, nguồn lực
được sử dụng để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Do vậy, không tính chi phí nguồn lực vào đối
tượng tính phí khi đối tượng này không sử dụng nguồn lực đó. Quy trình tổ chức áp dụng
mô hình hiện đại ABC được thực hiện qua 4 bước sau:






Bước 1: Liệt kê các sản phẩm, xác định số lượng nhu cầu hàng năm.
Bước 2: Xác định đơn giá cho từng sản phẩm.
Bước 3: Tính giá trị cho từng sản phẩm bằng cách nhân đơn giá và số lượng.
Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy giá trị của mỗi sản phẩm
chia cho tổng giá trị của tất cả các sản phẩm.

 Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự giá trị giảm dần.
 Bước 6: Tính tích lũy của giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu bằng sản phẩm số

1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
 Bước 7: Phân hạng sản phẩm theo từng nhóm A, B, C
1.4. Ví dụ:
Để minh họa cho vấn đề nêu trên chúng ta xét một bảng phân loại ABC trên cơ sở giá
trị hàng năm của 10 loại hàng tồn kho ở một công ty sau đây:
Món hàng

1

2

3

Nhu cầu hàng
5.000 1.500 10.000
năm (đơn vị)

Đơn giá
15
80
105
(ngàn đồng)

4
6.000
20

5

6

7

8

9

10

7.500 6.000 5.000 4.500 7.000 3.000
5

136

7,5

12,5


25

20

Bảng 1.4.1: Liệt kê các sản phẩm, xác định số lượng nhu cầu hàng năm và đơn giá

NHÓM 5 –LT22FT003

6


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

Bảng 1.4.2: Giá trị hàng năm của các món hàng
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Món hàng 3 và 6 có giá trị chiếm tời 73,2% tổng giá trị.
Trong khi đó các món hàng 1,5,7,8,10 chỉ chiếm 10,5% tổng giá trị. Các món hàng còn
lại 2,4 và 9 chiếm 16,3% tổng giá trị.
Ta gọi nhóm 1: là nhóm gồm món hàng 3 và 6, nhóm 2: là nhóm gồm món hàng 2,4,9 và
còn lại là nhóm 3: gồm món hàng 1,5,7,8,10.
Sau đó ta tính % số lượng dự trữ cho từng nhóm:
- Tổng nhu cầu hàng năm = 55.500 (đơn vị)
- % Số lượng dự trữ của món hàng= (nhu cầu hàng năm của từng món hàng x 100) / tổng
nhu cầu hàng năm. Theo đó ta có %của món 3= 10.000 x100/55.500 = 18%.
Tính tương tự thì món 6=10,8% và món 9 = 12,6%.
Ta có bảng số liệu đã sắp xếp lại các sản phẩm theo giá trị giảm dần:

Món hàng

%so với

SL tồn
kho

Nhu cầu
hàng năm

Đơn giá

Giá trị

% so với tổng
giá trị hàng
năm

3

18%

10.000

105

1.050.000

41,2%

41,2%

6


10,8%

6.000

136

816.000

32,0%

73,2%

NHÓM 5 –LT22FT003

7


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

9

12,6%

7.000

25

175.000

6,9%


80,1%

2

2,7%

1.500

80

120.000

4,7%

84,8%

4

10,8%

6.000

20

120.000

4,7%

89,5%


1

9%

5.000

15

75.000

2,9%

92,4%

10

5,4%

3.000

20

60.000

2,4%

94,8%

8


8,1%

4.500

12,5

56.250

2,2%

97%

5

13,5%

7.500

5

37.500

1,5%

98,5%

7

9%


5.000

7,5

37.500

1,5%

100%

100%

55.500

2.547.250

100%

Bảng 1.4.3: Bảng sắp xếp giá trị món hàng theo thứ tự giảm dần
Như vậy, việc xếp hạng ABC cho các loại hàng hoá ở trên được thể hiện trong bảng dưới
đây:

Nhóm hàng

Số thứ tự các
món hàng

% so với tổng giá
trị hàng năm


% so với tổng số
lượng hàng tồn
kho

A

3;6

73,2

28,8

B

2;4;9

16,3

26,1

C

1;5;7;8;10

10,5

45,1

100%


100%

Tổng số

Bảng 1.5.4
Xếp hạng
ABC cho

hàng tồn kho
1.5. Ưu nhược điểm

NHÓM 5 –LT22FT003

8


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
1.5.1. Ưu điểm
-

-

-

-

-

Tối ưu hóa dự trữ bằng cách áp dụng các phương pháp dự trữ khác nhau cho từng

nhóm hàng
Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau
Mục đích của ABC là nhằm cải tiến và thay đổi doanh nghiệp một cách linh hoạt,
đáp ứng các thách thức và biến động liên tục của thị trường. Một khi doanh nghiệp
triển khai được mô hình ABC thì nó sẽ có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị
trường.
Nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ
kiểm tra, kiểm soát từng nhóm hàng nhằm mang lại những kết quả tốt hơn trong
dự báo, kiểm soát, đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hoá lượng dự
trữ.
Khắc phục được những hạn chế về mặt nhận diện chi phí của phương pháp truyền
thống bằng cách sắp xếp chặt chẽ hơn các hoạt động liên quan đến sản xuất sản
phẩm.
Cung cấp cho nhà quản lý thông tin giá thành toàn bộ, tức là có tính đến các chi
phí sản xuất kinh doanh nói chung như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp chứ không chỉ bó hẹp ở khái niệm giá thành sản xuất
Giúp nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định chính xác và tốt nhất cho việc định
giá sản phẩm và đưa ra mức sản xuất đạt được mục tiêu mong muốn.

1.5.2 Nhược điểm
Thực tế là bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã phân tích ở trên, phương pháp ABC
không phải là không có nhược điểm. Những hạn chế của phương pháp ABC thường được
đề cập đến là:
-

-

-

Để có được hệ thống ABC, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực từ thiết

kế, xây dựng đến khâu triển khai. Thông tin đầu vào của phương pháp ABC liên
quan đến rất nhiều hoạt động vì vậy sẽ mất rất nhiều công sức để thu thập, kiểm
tra và nhập dữ liệu thông tin vào hệ thống.
Thông tin do phương pháp ABC cung cấp về sản phẩm thường không đồng nhất
với thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống. Mà trong thực tế, các
nhà quản trị thường quen sử dụng thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền
thống trong việc đưa ra quyết định quản trị và dùng nó làm thước đo đánh giá kết
quả hoạt động.
Thông tin của ABC dễ bị hiểu sai và do đó phải rất thận trọng khi sử dụng thông
tin này để ra quyết định. Chi phí phân bổ cho sản phẩm, cho khách hàng, và cho
các đối tượng chịu phí chỉ có khả năng phù hợp tương đối. Trước khi đưa ra bất cứ
quyết định quan trọng nào sử dụng thông tin của ABC, các nhà quản trị phải cân
nhắc mức độ thích đáng thực sự của thông tin tới việc ra quyết định này hay
không.
NHÓM 5 –LT22FT003

9


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
-

-

Hệ thống báo cáo của ABC không tương thích với hệ thống báo cáo tài chính theo
GAAP - Generally accepted accounting Principle, nguyên tắc kế toán Mỹ. Kết quả
là nếu đơn vị sử dụng phương pháp ABC thì phải duy trì song song hai hệ thống
hạch toán chi phí- một dùng lập báo cáo nội bộ, một dùng lập báo cáo tài chính
thông thường.
Với những hạn chế này, sau gần 30 năm tồn tại, vẫn có nhiều luồng ý kiến tranh

cãi về ưu nhược điểm của mô hình ABC. Thực tế trên thế giới, ví dụ như ở Nhật,
các doanh nghiệp ít sử dụng phương pháp ABC mà chủ yếu sử dụng phương pháp
tồn kho kịp thời (Just-in-time-JIT) trong quản trị chi phí; hoặc sau khi áp dụng mô
hình ABC một thời gian nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang các hệ thống quản trị
chi phí khác.

Vì vậy, ABC nên áp dụng vào ngành nghề kinh doanh nào cần phải dựa trên cơ sở
phân tích ưu nhược điểm của mô hình này. Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế
giới đang rơi vào suy thoái, nhu cầu về tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp hoạt động sản
xuất để tồn tại là một nhu cầu cấp bách. Việc có nên áp dụng phương pháp ABC vào đơn
vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đây có thể là một gợi ý có giá trị thực tiễn.
1.6 Thực tiễn sử dụng phương pháp phân tích ABC:
- Mặc dù có những hạn chế, nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng phương pháp ABC.
Một tìm kiếm trên internet sẽ nhanh chóng cho ra hàng triệu tài liệu tham khảo
về phương pháp tiếp cận chi phí ABC, bao gồm các nhóm chuyên gia tư vấn quản lý khác
nhau đã ca ngợi giá trị của nó. Như bạn có thể nghi ngờ, nhiều quyết định kinh doanh
quan trọng về số phận của một sản phẩm được dựa trên đánh giá về lợi nhuận và lợi
nhuận là phần còn lại của tổng giá bán trừ cho chi phí. Bởi vì giá bán sẽ được thiết lập,
các "quyết định" làm thế nào để xác định một giá thành sản phẩm là rất quan trọng trong
việc đánh giá khả năng sinh lời mấu chốt của một loại sản hoặc dịch vụ. Như các công ty
đã có sự phát triển lớn hơn và đa dạng hơn trong sản phẩm, đã có một mối quan tâm về
các chi phí đã phát sinh như thế nào. Có thể cho rằng, đa dạng hóa sản phẩm là một yếu
tố góp phần quan trọng vào việc xác định chi phí của kế toán quản trị như phương pháp
ABC.
- Một chương trình điều khiển phương pháp tiếp cận ABC đã được ra đời nhờ vào
công nghệ máy tính. Trước hệ thống thông tin hiện đại, nó là rất tốn kém để thao tác dữ
liệu. Hầu hết các công ty đều sử dụng phương pháp tiếp cận đơn giản và phân bổ chi phí
sản xuất trên cơ sở duy nhất. Theo đó, việc tiến hành xác định chi phí sẽ dễ dàng mà dữ
liệu có thể được quản lý theo một hệ thống thông tin phức tạp làm giảm đáng kể chi phí
và tỷ lệ lỗi liên quan đến ABC. Chúng ta không quá ngạc nhiên khi rằng sự phổ biến của

phương pháp là tỉ lệ nghịch với chi phí xử lý dữ liệu.
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO VED (VED ANALYSIS):
NHÓM 5 –LT22FT003

10


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

2.1. Khái niệm:
Phương pháp phân tích VED là phương pháp để theo dõi và kiểm soát tồn kho,
bằng cách phân loại các mặt hàng thành 3 loại lớn: Vital (V), Essential (E), Desirable (D).
Việc phân tích phân loại các mặt hàng trên cơ sở độ rủi ro và ảnh hưởng của nó đến hoạt
động sản xuất của Doanh nghiệp hoặc các dịch vụ khác.
Vital (V): các sản phẩm được phân loại V là những mặt hàng được coi là quan trọng đối
với hoạt động sản xuất mang tính dây chuyền, nếu không có đủ những mặt hàng này có
thể dẫn đến gián đoạn quy trình sản xuất và khiến hoạt động sản xuất không được hiệu
quả, gây ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ quy trình.
• Essential (E): các sản phẩm được phân loại E là những mặt hàng cần thiết, thiết yếu cho
hoạt động hiệu quả của hoạt động sản xuất. Những mặt hàng này làm giảm hiệu suất của
thiết bị, máy móc, nhưng không làm cho thiết bị máy móc không hoạt động. Nếu không
có sẵn những mặt hàng này có thể dẫn đến sự mất mát tạm thời hoặc sự trật khớp cho
công việc sản xuất, việc thay thế mặt hàng có bị trì hoãn nhưng không gây ảnh hưởng quá
nghiêm trọng tới hiệu suất của thiết bị máy móc. Việc sửa chữa tạm thời này đôi khi có
thể xảy ra. Chi phí phát sinh rất cao cũng làm ảnh hưởng tới công ty.
• Desirable (D): các sản phẩm được phân loại D là những sản phẩm hầu như không có
chức năng gì đặc biệt. Những sản phẩm này dù có sẵn hay không có sẵn chỉ ra gây sự
gián đoạn nhỏ cho khoảng thời gian ngắn trong tiến độ sản xuất. Chi phí phát sinh cũng
không đáng kể.



2.2. Đặc điểm:
-

Được sử dụng để phân loại các mặt hàng, nguyên vật liệu thay thế.
Mặt hàng V có số lượng lớn, tối đa trong kho, mặt hàng D thì tối thiểu là đủ.
Có thể thực hiện trên cơ sở các chi phí thiếu nguyên liệu, có thể là định lượng
hoặc thể hiện chất lượng.
Phân tích VED được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên cho việc lựa chọn,
mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng.
VED được phân loại theo thứ tự quan trọng của sản phẩm.

2.3. Ưu điểm:
-

Cho phép các vật liệu được mua với số lượng kinh tế.
Cho phép kiểm soát việc lưu trữ hàng tồn kho và chỉ ra mức độ tồn kho tối thiểu
đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Làm giảm thiệt hại hàng tồn kho do kiểm tra không đầy đủ các nguyên liệu đầu
vào và tổn thất do lỗi thời, hư hỏng, lãng phí và mất cắp trong khi lưu trữ.
Đảm bảo thực hiện đúng các chính sách về mua sắm và sử dụng vật liệu.
Giúp các nhà quản lý kiểm soáthàng tồn kho một cách có chọn lọc và tập trung.
NHÓM 5 –LT22FT003

11


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

2.4.

-

-

Nhược điểm:
Những mặt hàng V là những mặt hàng quan trọng nên nếu không có sẵn tại thời
điểm cần thì có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho quá trình sản xuất của doanh
nghiệp.
Tốn nhiều không gian để lưu trữ các loại hàng hóa.
Tốn nhiều chi phí về thuê kho bãi, chi phí bảo quản,…

2.5. Quy trình thực hiện:
-

Bước 1: Phân loại mặt hàng theo V, E, D
Bước 2: Phân tích nhóm D. Giảm số lượng mua hay loại bỏ khi cần thiết
Bước 3: Xác định và giới hạn các nhóm trùng lặp
Bước 4: Xem xét lại số lượng mua dự kiến
Bước 5: Tiến hành các quy trình kiểm soát

2.6. Ví dụ:
Trong ngành dược, phân tích VED, còn được gọi là VEN (Vital, Essential, Nonessential)
Các loại thuốc được sắp xếp theo mức tác động đến sức khỏe theo thứ tự: sống còn, thiết
yếu, và không thiết yếu, là một phương pháp quan trọng để giúp ưu tiên thiết lập để mua
thuốc và lưu kho.
+ Các thuốc sống còn (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc
thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
+ Các thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng nhưng
không nhất thiết cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
+ Các thuốc không thiết yếu (D/N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có

thể có hoặc không có trong danh mục thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho
 Tiêu chuẩn để phân tích VED/VEN được WHO khuyến cáo:

Đặc tính của thuốc và tình trạng bệnh lý
Tần suất bệnh lý
Phần trăm dân số mắc bệnh
Số bệnh nhân trung bình được điều trị tại
cơ sở khám chữa bệnh

Tất yếu
>5%
>5

Cần thiết
1-5%
1-5

Không thiết yếu
<1%
<1

NHÓM 5 –LT22FT003

12


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

Mức độ nặng của bệnh
Nguy cơ tử vong

Tàn tật
Hiệu quả điều trị của thuốc
Phòng ngừa bện nặng
Điều trị khỏi bện nặng
Điều trị bệnh nhẹ, điều trị triệu chứng
Có hiệu quả điều trị đã được chứng minh
Không có hiệu quả điều trị rõ ràng




Đôi khi
Đôi khi

Hiếm gặp
Hiếm gặp



Không
Luôn luôn
Không

Không
Không
Có thể
Thường có
Hiếm khi

Không

Không

Có thể
Có thể

Ví dụ thực tế:
Về tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2013 qua
phân tích VED/VEN:

Loại

Số lượng

SL (%)

V
E
D (N)
TC

50
492
34
576

8.68
85.42
5.90
100


Tổng chi phí
(đồng)
13.316.440.884
112.402.090.116
9.995.890.301
135.714.421.261

Tổng chi phí
(%)
9.81
82.82
7.37
100

% Tích
lũy
9.81
92.63
100

Nhận xét:
-

Nhóm thuốc V: 50 loại thuốc (chiếm số lượng 8.68% và tỷ trọng kinh phí 9.81%)
là thuốc tối cần thiết;
Nhóm thuốc E: 492 loại thuốc (chiếm số lượng đến 85.42 % và chi phí sử dụng
thuốc tại bệnh viện 82.82%) là nhóm thuốc thiết yếu.
Nhóm thuốc D (N): còn lại 34 loại thuốc (mặc dù là thuốc không cần thiết nhưng
chiếm số lượng 5.90 % và chi phí 7.37%) là nhóm thuốc không thiết yếu.


 Có một số điểm đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu trên: tỷ lệ theo chủng loại nhóm V

khá thấp, trong khi nhóm V lại là nhóm thuốc tối cần. Việc chăm sóc bệnh nhân sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nếu thuốc tối cần không sẵn có, dù là trong một khoảng thời gian
ngắn. Phân tích VED được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên cho việc lựa chọn,
mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng; hướng dẫn hoạt động quản lý tồn trữ và quyết
định giá thuốc phù hợp.

NHÓM 5 –LT22FT003

13


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO
 Theo kết quả này, rõ ràng là nên xem xét lại cấu trúc của các loại thuốc mua theo định

hướng gia tăng ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng của các loại thuốc
7. Thực tiễn sử dụng: phương pháp phân tích tồn kho VED được ứng dụng trong việc
quản lí phụ tùng, nguyên vật liệu,...đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược.
 Lựa chọn thuốc: Các loại thuốc tất yếu và cần thiết nên được ưu tiên trong việc lựa

chọn thuốc, đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp.
 Mua thuốc:
- Theo dõi đặt hàng: Ưu tiên thuốc tất yếu và cần thiết.
- Tồn kho an toàn: Ưu tiên thuốc tất yếu và cần thiết, giảm mức tồn kho an
toàn của các thuốc không thiết yếu.



Số lượng đơn hàng: Nếu nguồn ngân sách hạn hẹp, ưu tiên mua đủ số lượng


thuốc tất yếu và cần thiết.



Lựa chọn nhà cung ứng: Nên mua các thuốc tất yếu và cần

thiết từ những nhà cung ứng đáng tin cậy. Thuốc không thiết yếu
mua từ nhà cung ứng mới.
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO FSN (FSN ANALYSIS)
3.1 Khái niệm:
Phương pháp phân tích FSN là phương pháp nhằm phân loại các mặt hàng tồn kho
theo số ngày lưu kho và sự tiêu thụ (nhanh, chậm hoặc không được sử dụng) trong môt
giai đoạn nhất định. Phân loại thông thường của các mặt hàng ở tồn kho có thể được phân
loại dựa trên các tiêu chí sau:
-

Fast moving (F) - Nhóm các mặt hàng chuyển động nhanh
Slow moving (S) – Nhóm các mặt hàng chuyển động chậm
Non-moving (N) – Nhóm các mặt hàng không chuyển động

3.2 Đặc điểm:
* Phân tích FSN đảm bảo những điều sau đây:
1. Đánh giá định kỳ phân loại dưới F.S.N.
2. Cần có những hành động thích hợp để tăng số lượng đơn đặt hàng (tần số) đối với các
hạng mục chuyển động nhanh.
3. Ngừng theo dõi các mặt hàng di chuyển chậm.
4. Tìm cách sử dụng hoặc thay thế các mặt hàng di chuyển chậm để tỷ lệ sử dụng của
chúng có thể được tăng lên.
NHÓM 5 –LT22FT003


14


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

5. Cần có những hành động thích hợp, để xử lý các hạng mục không di chuyển và ngăn
chặn tồn kho của chúng.
* Các phân tích FSN được tiến hành thường trên cơ sở sau đây:
- Ngày cuối cùng nhận được hàng
- Khoảng thời gian thường được tính: tháng hoặc ngày và nó gắn liền với thời gian trôi
qua cùng với những chuyển động mới được ghi nhận.
* Phân tích FSN giúp một công ty trong việc xác định những điều sau đây:
- Các mặt hàng được coi là "hoạt động" có thể được xem xét thường xuyên hơn.
- Mặt hàng mà tồn kho dự trữ cao hơn so với mức tiêu thụ của nó.
- Các khoản mục không di chuyển mà tiêu thụ là bằng không hoặc gần như không đáng
3.3 Quy trình thực hiện:
Có theo các bước trong việc thực hiện phân tích FSN:
-

Bước 1: Tính toán thời gian lưu kho trung bình và tỷ lệ tiêu thụ của vật liệu trong
kho.

-

Bước 2: Phân loại vật liệu dựa trên thời gian lưu kho trung bình trong hàng tồn
kho.

-


Bước 3: Phân loại vật liệu dựa trên tỷ lệ tiêu thụ.

-

Bước 4: Phân loại dựa trên phân tích ở trên FSN.

3.4 Ví dụ:
Lấy 10 loại hàng hóa để phân tích.
Giai đoạn phân tích là 15 ngày.
Số lượng đầu kỳ là: 50 pcs.
Bước 1: Tính thời gian lưu kho trung bình và tỷ lệ tiêu thụ của các hàng hóa.
(Dưới đây là bảng số liệu phân tích cho mục hàng đầu tiên)

Ngày
(Date)
1/1/97
2/1/97
3/1/97
4/1/97
5/1/97

SL Nhập
kho
Recept
Qty.
10
15
0
0
0


SL Trả
lại
Return
Qty.
0
7
0
0
0

SL Điều
chỉnh
Adjustment
Qty.
0
0
0
0
5(+)

SL Xuất
kho
Issue
Qty.
0
15
0
0
0


Số dư cuối
kỳ
Closing
Balance
60
67
67
67
72

Số ngày lưu
kho
Inv. Holding
days
60
127
194
261
333

NHÓM 5 –LT22FT003

15


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

6/1/97
7/1/97

8/1/97
9/1/97
10/1/9
7
11/1/97
12/1/9
7
13/1/9
7
14/1/9
7
15/1/9
7
Tổng
(Total)

20
0
0
0

0
0
4
0

0
0
0
0


0
12
0
0

92
80
84
84

425
505
589
673

10

0

0

7

87

760

0


0

0

0

87

847

0

0

0

12

75

922

0

0

0

0


75

997

10

0

3(-)

0

82

1097

0

0

0

0

82

1161

65


11

2(+)

46

-

-

Bảng 1.1 Số liệu phân tích cho mục hàng đầu tiên
Theo đó, ta có số lượng tồn kho cuối ngày = số lượng đầu kỳ (số lượng tồn kho cuối ngày
trước) + số lượng nhập kho + số lượng trả lại (nếu có) + số lượng điều chỉnh ( nếu số
lượng điều chỉnh (+) và trừ nếu sô lượng điều chỉnh là (-)) – số lượng xuất kho.
Ví dụ, số lượng tồn kho cuối ngày 1/1 = 50 + 10 +0 + 0 + 0 =60 pcs
-

số lượng tồn kho cuối ngày 2/1 = 60 + 15 +7 + 0 – 15 = 67 pcs

Inv Holding days là số ngày lưu kho của hàng trong kho, bằng số lượng tồn kho cuối
ngày hôm đó và có giá trị lũy tiến theo từng ngày.
Thực hiện tương tự cho các ngày còn lại, ta có bảng số liệu trên đây.Sau khi có bảng
số liệu này, ta tính được thời gian lưu kho trung bình của hàng và tỷ lệ tiêu thụ theo
công thức sau:
Thời gian lưu kho trung bình của hàng = Tổng số ngày lưu kho lũy tiến / tồn kho cuối kỳ
(Tổng số lượng nhận vào trong kỳ + Số lượng đầu kỳ) = 1161/115 = 10,09 ngày.
Tỷ lệ tiêu thụ = Tổng sl xuất kho / Tổng Thời gian = 46/15 = 3,06 Nos / ngày.
Thực hiện tương tự cho 9 mục hàng còn lại, ta có bảng sau:
Mã hàng
Item Code

1

Thời gian lưu kho TB
Average Stay
10.09

Tỷ lệ tiêu thụ
Consumption Rate
3.06
NHÓM 5 –LT22FT003

16


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

2
3
4
5
6
7
8
9
10

7.5
5.2
8.23
4.71

4.2
2
6
5.1
12
5.76
8
3.98
9.11
4.48
11.2
5.23
7.21
4
Bảng 1.2: Số liệu phân tích 10 mặt hang

Bước 2: Phân loại vật liệu dựa trên thời gian lưu kho trung bình trong hàng tồn kho.
-

Sắp xếp các mục hàng theo thứ tự thời gian lưu kho trung bình giảm dần (Average
Stay) của hàng trong kho.
Cum.Average Stay là luỹ tiến thời gian lưu kho trung bình, ví dụ mục hàng số 9 có
lũy tiến thời gian trung bình = 12 + 11.2 = 23.2
% Average Stay là tỷ lệ thời gian lưu kho trung bình = thời gian lưu kho trung bình
của từng mục hàng / tồng thời gian lưu kho trung bình lũy tiến * 100.
Tiến hành phân loại FSN, ta có FSN Classification, mặt hàng nào có tỷ lệ thời gian
lưu kho trung bình dưới 10% được xếp vào nhóm F, trên 30 % được xếp vào nhóm
N, còn lại được xếp vào nhóm S.
Item
code

(Mặt
hàng)
6
9
1
8
3
7
2
10
5
4

Average
Cum. Average
% Average Stay
FSN
Stay
stay
(Tỷ lệ thời gian Classification
(Thời gian
(Lũy tiến thời
lưu kho trung
(Phân tích
lưu kho
gian lưu kho
bình)
FSN)
trung bình)
trung bình)

12
12
14.36
N
11.2
23.2
27.77
N
10.09
33.29
39.85
N
9.11
42.4
50.75
N
8.23
50.63
60.61
N
8
58.63
70.18
S
7.5
66.13
79.16
S
7.21
73.34

87.79
S
6
79.34
94.97
F
4.2
83.54
100.00
F
Bảng 2.1 : Phân tích theo thời gian lưu kho trung bình

NHÓM 5 –LT22FT003

17


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

Bước 3: Thực hiện việc phân loại FSN trên cơ sở tỷ lệ tiêu thụ tương tự như trên.
-

Sắp xếp các mục hàng theo thứ tự tỷ lệ tiêu thụ giảm dần (Consumption Rate) của
hàng trong kho.
Cum. Consumption Rate là luỹ tiến tỷ lệ tiêu thụ, ví dụ mục hàng số 9 có lũy
tiến tỷ lệ tiêu thụ = 5.76 + 5.23 = 10.99
% Consumption Rate là % tỷ lệ tiêu thụ = tỷ lệ tiêu thụ của từng mục hàng /
tồng tỷ lệ tiêu thụ lũy tiến * 100.

Tiến hành phân loại FSN, mặt hàng nào có tỷ lệ tiêu thụ trên 30% được xếp vào nhóm F,

mặt hàng nào có tỷ lệ tiêu thụ dưới 10% được xếp vào nhóm N, còn lại là nhóm S

Item
code
(Mặt
hàng)
6
9
2
5
3
8
10
7
1
4

Cum.
%
Consumption
Consumption
Consumption
Rate (Tỷ lệ tiêu
Rate
Rate
thụ)
(Lũy tiến tỷ lệ
(% tỷ lệ tiêu
tiêu thụ)
thụ)

5.76
5.76
13.24
5.23
10.99
25.25
5.2
16.19
37.2
5.1
21.29
48.92
4.71
26
59.74
4.48
30.48
70
4
34.48
79.23
3.98
38.46
88.37
3.06
41.52
95.4
2
43.52
100

Bảng 3: Phân tích theo tỷ lệ tiêu thụ

FSN
Classificatio
n (Phân tích
FSN)
F
F
F
F
F
F
S
S
N
N

Bước 4: Thực hiện phân loại cuối cùng bằng cách kết hợp cả hai bảng trên, ta có
bảng như dưới:
Dựa trên FSN thời gian lưu kho trung bình và FSN tỷ lệ tiêu thụ, ta xác định được phân
loại FSN cuối cùng, theo đó một mục hàng có tỷ lệ tiêu thụ nhiều (F) và trung bình thời
gian lưu kho nhanh (F) thì FSN là nhanh (F).
-

Một mục hàng có tỷ lệ tiêu thụ nhiều (F), dù trung bình thời gian lưu kho lâu (S)
thì FSN vẫn là nhanh (F).
Một mục hàng có tỷ lệ tiêu thụ nhiều (F), dù trung bình thời gian lưu kho (N) thì
FSN được xác định là (S).
Một mục hàng có tỷ lệ tiêu thụ ít (S), trung bình thời gian lưu kho nhanh (F) thì
FSN được xác định là (S).

NHÓM 5 –LT22FT003

18


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

Thực hiện tương tự như vậy, ta được bảng sau:

FSN Consumption Rate
(FSN theo tỷ lệ tiêu thụ)

FSN Average Stay
(FSN theo thời gian
lưu kho trung bình)

Final FSN Classification
(Kết quả phân tích FSN)

F
S
N
F
S
N
F
S
N

F

F
S
S
S
N
S
N
N

F
S
N

Bảng 4: Kết quả phân tích FSN
Item code
(Mặt
hàng)

FSN
Consumption
(FSN tỷ lệ tiêu
thụ)

FSN Average
Stay
(FSN theo thời
gian lưu kho)

Final FSN
Classification

(Kết quả phân tích
FSN)

6
9
2
5
3
8
10
7
1
4

F
F
F
F
F
F
S
S
N
N

N
N
S
F
N

N
S
S
N
F

S
S
F
F
S
S
S
S
N
S

3.5 Ưu nhược điểm:

-

Ưu điểm:
Đây là loại phân loại giúp thiết lập và tổ chức bố trí kho thích hợp bằng cách định
vị tất cả các mặt hàng nhanh chóng di chuyển gần nơi cấp phát.
NHÓM 5 –LT22FT003

19


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

-

-

Các mặt hàng mà rơi vào danh mục không di chuyển có thể được ngưng nếu phạm
vi tiếp tục sử dụng không được mong đợi.
Nó giúp tránh đầu tư vào các hạng mục không chuyển hoặc chậm di chuyển.
Cực kỳ hữu ích trong việc phân phối phụ tùng thay thế được lưu giữ gần nơi cấp
phát đang có mặt hàng đó thuộc nhóm F.
Kỹ thuật hàng tồn kho dùng để TRÁNH lỗi thời.
Hơn nữa, có hàng ngàn mặt hàng như vậy. Giám sát của các mặt hàng này được
thực hiện để xác định xem liệu họ có thể được sử dụng hoặc được thải bỏ.
Nhược điểm
Đối với các hàng hóa di chuyển chậm hoặc không di chuyển, cần phải có những
biện pháp xử lý thích hợp nhằm cải thiện dòng di chuyển.
Tốn nhiều không gian để lưu trữ các loại hàng hóa.
Tốn nhiều chi phí về thuê kho bãi, sắp xếp, bố trí hàng hóa thích hợp trong kho.

NHÓM 5 –LT22FT003

20


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

NHÓM 5 –LT22FT003

21



CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN KHO

NHÓM 5 –LT22FT003

22



×