Tải bản đầy đủ (.ppt) (85 trang)

Phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 85 trang )

Các phương pháp cơ bản
xử lý chất thải chăn nuôi


I. Các loại chất thải trong chăn nuôi
Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại:
-Chất thải rắn : phân và một số phụ phẩm khác
-Chất thải khí bao gồm CO2, NH3, CH4, H2S… đây đều là
những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính;
-Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm, nước rửa
chuồng...


Phân bố chất thải vật nuôi ở Việt Nam như sau:


NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI LỢN
Nước thải trong chăn nuôi heo bao gồm nước tắm rửa, vệ
sinh chuồng trại gia súc, máng ăn, máng uống…
•HÀM LƯỢNG :
- Hàm lượng chất hữu cơ chiếm khoảng 70- 80 % bao gồm
Protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose,
acid amin.
- Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 -30% bao gồm đất,
cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO4 2-, PO4 3-


Nước thải trong chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật. Các
vi sinh vật bao gồm các nhóm:
 Vi khuẩn như : E.coli,Streptococcus sp, Salmonella
sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium vv


Các loại virus : corona virus , polio virus, aphtovirus vv
Ký sinh trùng : các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều
được thải qua phân, nước tiểu


Thành phần thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu

Đơn vị

pH

Kết quả
7.23 – 8.07

COD

mg/l

2561 – 5028

BOD5

mg/l

1664 – 3268

SS

mg/l


1700 – 3218

N – NH3

mg/l

304 – 471

N – Tổng

mg/l

512 – 594

P – Tổng

mg/l

13.8 – 62


II.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Có 4 biện pháp sau :
1. Giảm thiểu nguồn phát sinh
2. Tái sử dụng – tái chế
3. Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
4. Chôn lấp hợp vệ sinh



I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI CHĂN NUÔI TRUYỀN THỐNG

1.Phương pháp ủ phân :
Ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ
thành vô cơ


PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.Vị trí làm nơi ủ phân
• Nếu gia đình nuôi nhiều gia súc: Nên chọn vị trí ở gần chuồng
để đỡ công chuyên chở, tốt nhất là ở phía sau chuồng, trên nền
đất được nện kỹ hay có thể lát bằng gạch nếu có điều kiện.
•Nếu gia đình nuôi ít gia súc: Có thể không cần làm nền ủ phân
bên ngoài mà tốt nhất là làm chuồng lợn 2 bậc: Bậc cao để lợn
nằm và máng ăn, còn bậc thấp để chứa phân.


Kỹ thuật ủ phân :
1. Kỹ thuật ủ nổi
Tốt nhất là ủ kết hợp với 1 trong 3 loại phân sau:
- Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ
2-3%),
-Chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 15% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng),
- Có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, 1-2
gói/tấn phân, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát
triển, hạn chế vi sinh vật có hại).


CÁCH LÀM :

1. Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao
1,5-2m, đường kính tùy số lượng phân đem ủ.
- Hoặc trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thánh đống cao
0,5 - 0,6 m to chừng 0,8 - 1m sau đó dùng xẻng nén phân và
dùng rơm rạ phủ lên trên (ủ nóng)
- Hoặc rải một lớp phân 10 - 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi
bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 - 2cm chỉ
chừa một lỗ ở đỉnh.
Ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được (ủ nóng).


2.  Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân,
trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính
20-25cm để đổ nước tiểu,
• Nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần),
3. Làm mái che mưa cho đống phân ủ.
•Sau 40-50 ngày (vụ hè) hoặc 50-60 ngày (vụ đông) đống
phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có
mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.


2. Kỹ thuật ủ chìm
•Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính
hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ).
•Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá
chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân
chảy đi,
•Tiến hành ủ phân chuồng, phân xanh vào hố đã chuẩn bị,
như đã trình bày ở phần trên



II.Một số phương pháp xử lý phân và
nước thải chăn nuôi tiên tiến


1. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VI KHUẨN HỮU ÍCH
Các chế phẩm sinh học là các vi sinh vật
probiotics
Chế phẩm probiotic là tập hợp các chủng vi sinh vật

có ích. Đó là các tế bào sống của các chủng vi sinh
vật, sống hợp sinh và sinh sản ra một số hợp chất có
tác dụng đến đời sống cây trồng, vật nuôi và cải thiện
môi trường. Thành phần Chế phẩm probiotic thường
có những nhóm vi sinh vật sau:


Các nhóm vi sinh vật cơ bản: (1) Vi khuẩn lactic; (2)

Vi khuẩn Bacillus; (3) Nấm men (Saccharomyces);(4)
Vi khuẩn quang dưỡng khử H2S (vi khuẩn tía có lưu
huỳnh, vi khuẩn tía không có lưu huỳnh và vi khuẩn
xanh).
 Các nhóm vi sinh vật phụ: (5) Nhóm vi khuẩn Nitrat
hoá (Nitrosomonas, Nitrobacter); (6) Nhóm xạ khuẩn;
(7) Nhóm nấm mốc.


Các nhóm vi sinh vật sử dụng trong sản xuất CPSH
phục vụ xử lý môi trường :

Nhóm vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh: Một số loài của nhóm vi

khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus
sp, Bacillus megaterium…) dùng để làm sạch môi trường nhờ
khả năng sinh các enzyme (protease, amylase, xenlulase,
kitinase)
Nhóm vi sinh vật khử amoni và nitrat: Các loài thuộc chi
Nitromonas, Nitrobacter chúng amoni hóa NH3 và nitrat hóa
NO3- thành nitơ phân tử làm giảm độc cho môi trường.


 Các

nhóm vi sinh vật dùng để sản xuất thức
ăn và kiểm soát vi sinh vật gây bệnh gồm:
Enterococcus faecium, Streptomyces cinnamonensis, Bacillus
subtilis, Lactobacillus sp., Acetobacteria sp., Saccharomyces
sp., Pediococcus acidilatici, Lactobacillus acidophilus, L.
sporogenes


2. Công nghệ chăn nuôi sinh thái không
chất thải
•Chăn nuôi sinh thái là hệ thống chăn nuôi không có chất thải,
•Không gây ô nhiễm môi trường,
• Tiết kiệm nguyên vật liệu,
•Chăn nuôi không lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất,
•Sử dụng công nghệ vi sinh làm kỹ thuật nền tảng.



• Không phải dùng nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên







không có nước thải từ chuồng nuôi gây ô nhiễm nguồn nước
và môi trường xung quanh.
Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối bởi vì vi sinh vật
(VSV) hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu
diệt hết các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu.
Không có chỗ cho muỗi sinh sôi
không có chỗ cho ruồi đẻ trứng.
Nhờ hệ VSV vật hữu ích tạo được bức tường lửa ngăn chăn
các VSV gây bệnh nên
Hạn chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia
súc với nhau cũng như giữa gia súc với người.


LỢI ÍCH KINH TẾ :
Độn lót sinh thái cho phép lợn vận động, chơi, vui đùa, dũi
đất gần với bản năng vốn có của loài này.
•   Tăng tiêu hóa và hấp thu axit amin
•   ít bị stress, ít bị bệnh tật
•   Điều kiện vệ sinh tốt sẽ tạo ra thịt vệ sinh an toàn thực
phẩm
•   Mang lại vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn
•   Tăng độ mềm của thịt

•   Tăng  5% khối lượng so với lợn nuôi thông thường
•   Tiết kiệm 10% chi phí thức ăn
•   Tiết kiệm 80% nước
•   Tiết kiệm 60% chi phí lao động
•   Giảm chi phí thuốc thú y
•         Giảm bệnh tật và tử vong cho lợn
 

  


• Phương pháp cụ thể có thể tóm tắt

như sau:

- Chuẩn bị chuồng trại, nguyên vật liệu
+Trấu, mùn cưa với tỷ lệ 50 : 50.
+ Chế phẩm vi sinh (BALASA-N 01)
- Các bước làm đệm lót lên men:
+Độ dầy đệm lót là 50 cm
+ Chế dịch lên men
+ Rải chất đệm  thành 3 lớp, mỗi lớp đầy 20 cm .
+  Mỗi một lớp tưới một lần dịch lên men, đảm bảo độ ẩm
50%, để yên cho thảm độn lên men đều trong 3-7 ngày.


- Đệm lót lên men đạt tiêu chuẩn là đệm đạt độ tơi xốp, lên men
tốt, phân hủy phân triệt để sau 2-3 ngày.
-  Nhiệt độ bề mặt vào mùa hè 25oC, mùa đông 20oC
-   Nhiệt độ ở phía sâu 10-20cm vào mùa hè 40-50 oC, mùa đông

30-40 0C
-   Độ ẩm bề mặt của đệm lót từ 30-40%




×