Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề HSG văn 7 vĩnh tường 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.02 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (1 điểm): Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, ông Phạm Văn
Đồng đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào trong đời
sống và con người Bác?
Câu 2 (3 điểm): Em hãy trình bày cảm nhận về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ
Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Câu 3 (6 điểm): Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là
tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Họ và tên thí sinh:.......................................................... SBD:...................

/>

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG

HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HSG LỚP 7
NĂM HỌC 2011 - 2012


Môn: Ngữ văn

Câu 1 (1 điểm): Yêu cầu học sinh nêu ngắn gọn: Giản dị là đức đức tính nổi bật của
Bác Hồ được Phạm Văn Đồng chứng minh ở các phương diện sau:
+ Bác giản dị trong đời sống (bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống).
+ Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
+ Bác giản dị trong lời nói và bài viết.
Câu 2 (3 điểm): * Yêu cầu chung: viết thành bài văn cảm thụ gồm có ba phần, hiểu
đúng và phân tích được cái hay cái đẹp trong nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài
thơ. Bài viết diễn đạt trong sáng, lưu loát thể hiện được cách cảm thụ tốt, không mắc
các lỗi diễn đạt dùng từ, chính tả hay viết tắt. Khuyến khích những bài biết so sánh
liên hệ với những bài thơ khác của Bác hay của Nguyễn Trãi.
* Yêu cầu cụ thể: Các ý cần đạt được như sau:
A. Mở bài (0,25 điểm):
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
B. Thân bài:
1. Hai câu đầu (1 điểm):
- Đó là bức tranh đêm rừng ở Việt Bắc tuyệt đẹp: Có âm thanh (tiếng suối), có ánh
sáng (trăng), có hình dáng cây cỏ (cây cổ thụ, hoa). Âm thanh tiếng suối trong trong
trẻo như tiếng hát của một ca sĩ nào đó. Ánh sáng trăng đan dệt vào vòm cây cổ thụ,
bóng cây lại lồng vào bóng hoa. Tất cả lại hiện lên một khung cảnh thơ mộng, cỏ cây
trời đất ấp iu, vấn vít, chở che tỏa sáng bên nhau, nâng đỡ làm đẹp cho nhau.
- Nghệ thuật so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, Bác cảm nhận thiên nhiên
như cảm nhận về vẻ đẹp của con người. Bác nghe tiếng suối ngỡ như tiếng hát. Bởi vì
với Bác, thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi để sẻ chia mọi buồn vui; với Bác cỏ
cây trăng sao như có linh hồn biết cảm thông, gắn bó với con người.
- Bao trùm lên bức tranh thiên nhiên rừng Việt Bắc ấy là một tình yêu say đắm ngọt
ngào của nhà thơ.
2. Hai câu sau (1 điểm):
Câu ba có hai vế. Vế trước “cảnh khuya như vẽ” tóm tắt nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của

bức tranh thiên nhiên. Vế sau cũng nhấn mạnh thêm cảm xúc mến yêu say đắm vẻ
đẹp thiên nhiên, cảm hứng dạt dào của một thi sĩ.
- Câu 4 điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại bất ngờ giải thích lí do chưa ngủ: “Chưa
ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Ý thơ chuyển hướng đột ngột mà thú vị. Nỗi niềm thao thức
chưa ngủ của Bác Hồ không chỉ bởi vì vẻ đẹp thiên nhiên mà còn vì, chủ yếu là vì: lo
lắng sự nghiệp kháng chiến của nước nhà, lo đến nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng
chiến của bản thân mình. Có thể nói hai từ “chưa ngủ” nối hai câu thơ trên giống như
chiếc bản lề khép mở hai tình cảm lớn trong tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh: Tình yêu
thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc.
C. Kết bài (0,25 điểm): - Bài thơ sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Việc nước trăm ngàn khó khăn, trăm điều lo lắng song Bác vẫn rung
cảm trước thiên nhiên và làm thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên. Qua bài thơ chúng ta
càng hiểu rõ thêm vẻ đẹp tâm hồn Bác: nhà thơ- chiến sĩ.
- 0,5 điểm dành cho điểm liên hệ, so sánh mở rộng.
/>

Câu 3 (6 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú
ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng.
Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu ca dao là gì, dẫn dắt đến lời nhận định.
B. Thân bài (5,0 điểm)
1. Giải thích (1,0 điểm):
- Người bình dân xưa rất hay dùng ca dao để bộ lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca
dao là tiền hát của trái ti người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm
được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân
tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình

cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
2. Chứng minh (4 điểm):
a. Tình yêu quê hương đất nước (1 điểm).
- Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
- Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn
hướng về quê (Dẫn chứng).
b. Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè (1 điểm):
- Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
- Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
- Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
c. Tình yêu lao động sản xuất (1 điểm).
Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
d. Là tinh thần phản kháng xã hội bất công (1 điểm).
Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những
kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua…
và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói
phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn
chứng).
C. Kết bài (0,5 điểm):
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân
thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam.
Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình,
tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.

* Lưu ý: Đây là hướng dẫn chấm đưa ra những ý cơ bản, giáo viên chấm linh
hoạt trên cơ sở bài viết của học sinh, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo,
có cảm xúc.
/>


×