BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----
CAO HUY BÌNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA QUẦN THỂ
DÀ QUÁNH (Ceriops decandra Dong Hill) TỰ NHIÊN TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----
CAO HUY BÌNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA QUẦN THỂ
DÀ QUÁNH (Ceriops decandra Dong Hill) TỰ NHIÊN TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số
: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. VIÊN NGỌC NAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA QUẦN THỂ DÀ QUÁNH
(Ceriops decandra Dong Hill) TỰ NHIÊN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO HUY BÌNH
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
TS. NGÔ AN
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2. Thư ký:
TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3. Phản biện 1:
TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ.
4. Phản biện 2:
TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
5. Ủy viên:
TS. VIÊN NGỌC NAM
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Cao Huy Bình, sinh ngày 23 tháng 02 năm 1978, tại tỉnh Thừa
Thiên Huế. Con Ông Cao Thi và Bà Huỳnh Thị Tâm.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông An Lương Đông, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1996.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm
Huế tháng 8 năm 2000.
Hiện đang công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh. Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý – Phát triển tài nguyên.
Tháng 9 năm 2007, học Cao học ngành Lâm nghiệp, tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: vợ Lê Thị Thu Cúc, kết hôn năm 2003, con Ca o Lê Huy
Hoàng, sinh năm 2004.
Địa chỉ liên lạc: An Nghĩa – An Thới Đông - Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0986.098.169
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Cao Huy Bình
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
+ Phòng Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
+ Thầy Viên Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt những
kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
+ Thầy Phạm Trịnh Hùng, Phó khoa Lâm nghiệp; Thầy Giang Văn Thắng,
Trưởng Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng; Thầy Lương Văn Nhuận, Hội Khoa học
kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
+ Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã tạo điều kiện cho tôi được
tham dự khoá học này. Ông Lê Văn Sinh, Cát Văn Thành, Huỳnh Đức Hoàn, Phạm
Thanh Tùng đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
+ Tập thể phòng Quản lý – Phát triển tài nguyên, phân khu IV thuộc Ban Quản
lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu hoàn
thành luận văn tốt nghiệp: anh Phạm Văn Quy, Phan Văn Trung, Nguyễn Hồng
Minh, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Thu Hiền, Phạm Ngọc Như, Trần Quốc Tuấn.
+ Các bạn và tập thể lớp Cao học Lâm nghiệp khoá 2007, đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ, các em, chân
thành cảm ơn vợ và con trai đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Cao Huy Bình
iv
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của quần thể dà quánh (Ceriops
decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh” thu thập số liệu gồm 35 ô tiêu chuẩn, 40 cây ngã tại các
tiểu khu 10 A, 10 C, 11, 12, 13, 17 và 21 thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ. Thời gian
thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2009.
Kết quả tính được sinh khối tươi bình quân cây cá thể dà quánh tại Cần Giờ
là 14,45 ± 3,56 kg/cây. Bộ phận sinh khối thân tươi chiếm khối lượng lớn nhất, bình
quân là 7,57 ± 1,80 kg/cây, tiếp đến là sinh khối cành tươi bình quân là 4,09 ± 1,26
kg/cây, cuối cùng là bộ phận sinh khối lá tươi 2,79 ± 0,63 kg/cây. Sinh khối thân
tươi cây cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất (53,79 %) > sinh khối cành tươi (25,12 %) >
sinh khối lá tươi (21,09 %) so với tổng sinh khối tươi của cây cá thể.
Sinh khối khô bình quân cây cá thể dà quánh tại Cần Giờ là 8,36 ± 2,05
kg/cây. Bộ phận sinh khối thân khô chiếm khối lượng lớn nhất so với tổng sinh khối
khô của cây, bình quân là 4,62 ± 1,08 kg/cây > sinh khối cành khô có khối lượng
bình quân là 2,44 ± 0,75 kg/cây > sinh khối lá khô có khối lượng là 1,29 ± 0,29
kg/cây. Sinh khối thân khô của dà quánh chiếm tỉ lệ bình quân 56,74 ± 2,74 % so
với tổng sinh khối khô của cây cá thể, sinh khối cành khô bình quân là 26,17 ± 2,33
%, sinh khối lá khô chiếm tỉ lệ thấp nhất so với bộ phận thân và cành cây, bình quân
chiếm 17,09 ± 1,43 %.
Tổng sinh khối khô cây cá thể dà quánh bằng 54,90 % tổng sinh khối tươi.
Mật độ trung bình của quần thể dà quánh là 13.357 ± 1.110 cây/ha, đường
kính trung bình là 2,92 ± 0,15 cm và chiều cao trung bình là 4,36 ± 0,24 m thì tổng
sinh khối khô trung bình của quần thể là 41,45 ± 3,89 tấn/ha, biến động từ 22,92 61,92 tấn/ha. Sinh khối thân khô bình quân của quần thể là 23,51 ± 2,16 tấn/ha,
chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng sinh khối khô của quần thể, biến động từ 13,23 –
v
35,10 tấn/ha. Sinh khối cành khô trung bình của quần thể là 10,13 ± 1,08 tấn/ha,
biến động từ 5,12 đến 16,27 tấn/ha. Sinh khối lá khô trung bình của quần thể chiếm
tỉ lệ thấp nhất trong tổng sinh khối khô của quần thể, trung bình là 7,82 ± 0,68
tấn/ha, biến động từ 4,57 đến 11,64 tấn/ha.
Đối với quần thể dà quánh tự nhiên tại Cần Giờ thì sinh khối khô bộ phận
thân chiếm tỉ lệ bình quân là 56,82 % > cành (24,19 %) > lá (18,98 %).
- Lượng hấp thụ CO2 tương đương bình quân bộ phân thân cây cá thể là 7,58
± 1,73 kg CO2/cây > cành là 4,30 ± 1,33 kg CO2/cây > lá (2,38 ± 0,53 kg CO2/cây).
Tổng lượng hấp thụ CO2 tương đương bình quân của cây cá thể là 14,26 ± 3,45
kg/cây.
Hàm mũ có dạng y = a.Xb mô tả tốt tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2
cây cá thể với các nhân tố D1,3 và Vm3.
Lượng hấp thụ CO2 tương đương trung bình của các quần thể nghiên cứu
tính theo tổng diện tích dà quánh tại Cần Giờ là 70,37 tấn/ha, trung bình từng bộ
phận của cây trong quần thể theo thứ tự là: CO2 thân (38,63 tấn/ha) > CO2 cành
(17,28 tấn/ha) > CO2 lá (14,46 tấn/ha). Vùng nghiên cứu 1 có lượng CO2 hấp thụ
bình quân là 77,95 ± 11,72 tấn/ha > vùng 2 (73,07 ± 9,53 tấn/ha) > vùng 3 (53,70 ±
12,65 tấn/ha).
Lượng giá bằng tiền khả năng hấp thụ CO2 tương đương của rừng dà quánh:
với năng suất hấp thụ bình quân là 70,37 tấn CO2 tương đương/ha, thì giá trị bằng
tiền thu được từ chỉ tiêu CO2 là 25.828.000 VNĐ/ha. Tổng diện tích rừng dà quánh
tự nhiên hiện nay tại Cần Giờ là 316,60 ha thì giá trị bằng tiền thu được từ CO2
tương đương tại thời điểm nghiên cứu là 8.178.332.000 đồng.
vi
SUMMARY
The thesis "Research on the absorbability of CO2 of Ceriops decandra Dong
Hill natural populations in the Can Gio Mangrove Biosphere Reserves, Ho Chi
Minh city". Data were collected in 35 plots and 40 felled trees in the Forestry
Compartment 10 A, 10 C, 11, 12, 13, 17 and 21 in Can Gio mangrove forests during
from April to July 2009.
The average of individual fresh biomass of Ceriops decandra in Can Gio is
14.45 ± 3.56 kg/tree. Fresh trunk biomass is the largest, the average is 7.57 ± 1.80
kg/tree, the average of fresh branch biomass is 4.09 ± 1.26 kg/tree, fresh leaves
biomass is 2.79 ± 0.63 kg/tree. Fresh trunk biomass of individual trees constitutes
the highest percentage (53.79 %) > fresh branch biomass (25.12 %) > fresh leaves
biomass (21.09 %) of total fresh biomass of individual tree.
The average dry biomass of individual Ceriops decandra in Can Gio is 8.36
± 2.05 kg/tree. Dry trunk biomass constitutes the largest volume of total dry tree
biomass, the average is 4.62 ± 1.08 kg/tree > the average of dry branch biomass is
2.44 ± 0,75 kg/tree > dry leaves biomass is 1.29 ± 0.29 kg/tree. Dry trunk biomass
of Ceriops decandra has average rate of 56.74 ± 2.74 % of total dry biomass, the
average of dry branch biomass is 26.17 ± 2.33 %, dry leaves biomass is lowest
percentage compared to trunk and branche of trees, the average is 17.09 ± 1.43 %.
Total dry biomass of Ceriops decandra is 54.90 % of fresh biomass.
Average density of the Ceriops decandra populations is 13,357 ± 1,110
trees/ ha, the average diameter at breast height (D1,3) is 2.92 ± 0.15 cm and mean
height is 4.36 ± 0.24 m, the total average dry biomass of the population is 41.45 ±
3.89 tones/ha, fluctuating from 22.92 to 61.92 tones/ha. The average dry biomass
trunk parts of the population is 23.51 ± 2.16 tones/ha, accounting for the largest
proportion of the total dry biomass of the population, fluctuating from 13.23 to
vii
35.10 tones/ha. The mean dry branch biomass of the population is 10.13 ± 1.08
tones/ha, fluctuating from 5.12 to 16.27 tones/ha. The average dry biomass of leave
of the population is the lowest percentage compared to total dry biomass, average
7.82 ± 0.68 tones/ha, fluctuating from 4.57 to 11.64 tones/ha.
For natural populations Ceriops decandra in Can Gio, the average dry
biomass of trunk is 56.82 % > branches (24.19 %) > leave (18.98 %).
The amount absorbability of CO2 equivalent of individual trunk is 7.58 ±
1.73 kg CO2/tree > branch is 4.30 ± 1.33 kg CO2/tree > leave is 2.38 ± 0,53 kg
CO2/tree. Total absorbability of CO2 equivalent of average individual trees is 14.26
± 3.45 kg/tree.
The exponential (y = a.Xb) describe good correlation between the
absorbability CO2 of individual tree with factors D1,3 and V (m3).
The absorbability CO2 equivalent average of the population Ceriops
decandra in study area is 70.37 tones/ha, average parts of population are: CO2 trunk
(38.63 tones/ha) > CO2 branch (17.28 tones/ha) > CO2 leaves (14.46 tones/ha).
Studies area 1 is 77.95 ± 11.72 tones CO2 eq/ha > Area 2 (73.07 ± 9.53 tones/ha) >
Area 3 (53.70 ± 12.65 tones/ha).
The absorbability CO2 equivalent of the forests Ceriops decandra value: The
average absorb is 70.37 tones of CO2 equivalent per hectare, the value of CO2 is
25.828.000 VNĐ/ha. The total of natural forest Ceriops decandra area in Can Gio is
316.60 ha, the value of the CO2 equivalent at the time of research is 8.178.332.000
VNĐ.
viii
MỤC LỤC
Trang
Lý lịch cá nhân................................................................................................. ii
Lời cam đoan ..................................................................................................iii
Lời cảm ơn ..................................................................................................... iv
Tóm tắt .......................................................................................................... v
SUMMARY .................................................................................................. vii
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 5
2.1. Nghiên cứu về sinh khối ............................................................................. 5
2.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới ........................................................ 6
2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam......................................................... 8
2.2. Nghiên cứu về tích lũy carbon, hấp thụ CO2 ............................................... 12
2.2.1. Biến động CO2 trong khí quyển .............................................................. 12
2.2.2. Nghiên cứu về khả năng tích tụ C, hấp thụ CO2 trên thế giới ..................... 14
2.2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu về khả năng tích tụ C, hấp thụ CO2 ........... 14
2.2.2.2. Các nghiên cứu về khả năng tích tụ C, hấp thụ CO2 trên thế giới ............. 17
2.2.2.3. Nghiên cứu về khả năng tích tụ C, hấp thụ CO2 ở Việt Nam ................... 21
2.3. Thị trường CO2 ........................................................................................ 25
2.3.1. Trên thế giới ......................................................................................... 25
2.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 27
ix
2.4. Thảo luận về tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................. 29
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................... 32
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
3.2.1. Phương pháp luận.................................................................................. 32
3.2.2. Kế thừa phương pháp............................................................................. 33
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................... 33
3.2.3.1. Thu thập các tài liệu liên quan, lập ô tiêu chuẩn và điều tra, đo đếm các chỉ
tiêu sinh trưởng của rừng .................................................................... 33
3.2.3.2. Ngoại nghiệp ...................................................................................... 34
3.2.3.3. Nội nghiệp ......................................................................................... 35
3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 38
3.3.1. Mô tả thực vật ....................................................................................... 38
3.3.2. Sinh thái học ......................................................................................... 39
3.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................... 40
3.4.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 40
3.4.2. Địa hình ............................................................................................... 41
3.4.3. Thổ nhưỡng .......................................................................................... 42
3.4.4. Khí hậu ................................................................................................ 42
3.4.5. Chế độ thủy văn .................................................................................... 43
3.4.6. Tài nguyên động thực vật ....................................................................... 43
3.4.7. Diện tích tự nhiên, dân số và kinh tế xã hội .............................................. 43
3.4.8. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 44
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 45
4.1. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) với D1,3 của cây dà quánh........................ 45
4.2. Sinh khối ................................................................................................. 45
x
4.2.1. Sinh khối cây cá thể cây dà quánh ........................................................... 46
4.2.1.1. Sinh khối tươi các bộ phận của cây cá thể ............................................. 46
4.2.1.2. Sinh khối khô các bộ phận của cây cá thể.............................................. 47
4.2.1.3. Kết cấu sinh khối khô các bộ phận của cá thể cây dà quánh .................... 48
4.2.1.4. Kết cấu sinh khối các bộ phận cá thể cây dà quánh ................................ 48
4.2.1.5. Tương quan giữa sinh khối cây cá thể với D1,3 ....................................... 49
4.2.1.5.1. Tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể dà quánh với D1,3 ........ 50
4.2.1.5.2. Tương quan giữa sinh khối khô cây cá thể với D1,3.............................. 51
4.2.1.6. Kiểm tra sự tồn tại của các phương trình sinh khối khô cây cá thể dà quánh
với D1,3 ............................................................................................. 52
4.2.1.7. Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi cá thể loài cây
dà quánh ........................................................................................... 53
4.2.2. Sinh khối quần thể loài cây dà quánh ...................................................... 55
4.3. Tương quan giữa thể tích cây cá thể của dà quánh với các nhân tố điều tra .... 58
4.4. Khả năng hấp thụ CO2 .............................................................................. 59
4.4.1. Tương quan giữa tích lũy carbon cây cá thể dà quánh với sinh khối khô ..... 59
4.4.2. Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể ..................................................... 61
4.4.3. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với các nhân tố điều tra rừng: D1,3,
Hvn và V của cây cá thể dà quánh ....................................................... 63
4.4.3.1. Tương quan giữa tổng khả năng hấp thụ CO2 với các nhân tố điều tra rừng
D1,3, Hvn và V của cây cá thể dà quánh ................................................ 63
4.4.3.2. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với các nhân tố điều tra D1,3, Hvn,
V của các bộ phận cây cá thể dà quánh ................................................ 65
4.4.4. Kiểm tra sự tồn tại của các phương trình hấp thụ CO2 cây cá thể với D1,3 ... 67
4.4.5. Ước lượng khả năng hấp thụ CO2 theo quần thể ....................................... 68
4.4.5.1. Khả năng hấp thụ CO2 của các quần thể dà quánh.................................. 68
xi
4.4.5.2. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của quần thể dà quánh với các nhân
tố điều tra: D1,3, Hvn, Mật độ (N), trữ lượng (M) và tiết diện ngang (G) .. 71
4.5. Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của quần thể dà quánh tự nhiên tại Khu Dự
trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ................................................ 72
4.6. Lập bảng tra nhanh sinh khối tươi, khô, CO2 của loài dà quánh thông qua các
phương trình của các bộ phận và cây cá thể .......................................... 74
4.7. Hướng dẫn sử dụng bảng tra để xác định sinh khối tươi, khô và khả năng hấp
thụ CO2 của lâm phần......................................................................... 74
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 76
5.1. Kết luận .................................................................................................. 76
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................II
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... III
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... IV
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................... V
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................... VI
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................... IX
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................... X
PHỤ LỤC 8 ..................................................................................................XII
PHỤ LỤC 9 ................................................................................................ XIV
PHỤ LỤC 10 .............................................................................................. XVI
PHỤ LỤC 11 ............................................................................................. XVII
PHỤ LỤC 12 ............................................................................................XVIII
PHỤ LỤC 13 .............................................................................................. XIX
PHỤ LỤC 14 ............................................................................................... XX
xii
PHỤ LỤC 15 .............................................................................................. XXI
PHỤ LỤC 16 ............................................................................................. XXII
PHỤ LỤC 17 ........................................................................................... XXIV
PHỤ LỤC 18 ........................................................................................... XXVI
PHỤ LỤC 19 .......................................................................................... XXVII
PHỤ LỤC 20 .........................................................................................XXVIII
PHỤ LỤC 21 ........................................................................................... XXIX
PHỤ LỤC 22 .............................................................................................XXX
PHỤ LỤC 23 ........................................................................................... XXXI
PHỤ LỤC 24 .........................................................................................XXXIII
PHỤ LỤC 25 .........................................................................................XXXIV
PHỤ LỤC 26 .......................................................................................... XXXV
PHỤ LỤC 27 .........................................................................................XXXVI
PHỤ LỤC 28 ....................................................................................... XXXVII
PHỤ LỤC 29 ...................................................................................... XXXVIII
PHỤ LỤC 30 .........................................................................................XXXIX
PHỤ LỤC 31 ................................................................................................ XL
PHỤ LỤC 32 ...............................................................................................XLI
PHỤ LỤC 33 ............................................................................................. XLII
PHỤ LỤC 34 ............................................................................................ XLIII
PHỤ LỤC 35 ............................................................................................. XLV
PHỤ LỤC 36 ...........................................................................................XLVII
PHỤ LỤC 37 ............................................................................................ XLIX
PHỤ LỤC 38 ................................................................................................. LI
PHỤ LỤC 39 ............................................................................................... LIII
PHỤ LỤC 40 ............................................................................................... LIII
xiii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A
AIMS
Tuổi cây rừng
Australia Institute of Marine Science - Viện Khoa học biển
của Úc
a0, a1, a2, a3, a4 Các tham số của phương trình
CDM
Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch
C:
Carbon – Các bon
Cthan
Lượng C tích lũy của bộ phận thân cây cá thể
Ccanh
Lượng C tích lũy của bộ phận cành cây cá thể
Cla
Lượng C tích lũy của bộ phận lá cây cá thể
Ctong
Lượng C tích lũy của cây cá thể
CO2
Carbon Dioxide – Các bon níc
CO2 Than
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận thân cây cá thể
CO2 Canh
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận cành cây cá thể
CO2 La
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận lá cây cá thể
CO2 Tong
Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể
CO2 thanqt
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận thân quần thể
CO2 canhqt
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận cành quần thể
CO2 laqt
Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận lá quần thể
CO2 tongqt
Lượng CO2 hấp thụ của quần thể
Cm
Centimet
CV
Hệ số biến động
D
Đường kính thân cây
D1,3
Đường kính thân tại vị trí 1,3 m
D1
Đường kính thân tại vị trí một m đầu tiên
D2
Đường kính thân tại vị trí m kế tiếp
xiv
Dn-1
Đường kính thân tại vị trí n-1 mét kế tiếp
EU
European Union – Liên minh Châu Âu
F
Trắc nghiệm Fisher
G
Tiết diện ngang
GLOMIS
Global Mangrove Information System - Hệ thống thông tin
toàn cầu về rừng ngập mặn
GPS
Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu
H
Chiều cao thân cây
Hvn
Chiều cao vút ngọn của cây rừng
ISME
International Society for Mangrove Ecosystems - Hiệp hội
Quốc tế về hệ sinh thái rừng ngập mặn
IPPC
Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính
phủ về biến đổi khí hậu
m
Mét
M
Trữ lượng rừng
N
Mật độ
p
Xác suất thống kê
ppm
Parts per million – Tỉ lệ phần triệu
P%
Hệ số chính xác
qt
Quần thể
RAS
Regional Asia - Vùng Châu Á
R
Hệ số tương quan
R2
Hệ số xác định
REDD
Reducing Emissions from Deforestation and Forest
Degradation – Giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất
rừng
S
Square - Diện tích
SE
Standard Error - Sai số tiêu chuẩn
UNDP
United Nations Development Programme - Chương trình Phát
xv
triển Liên Hiệp Quốc
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization - Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên
Hiệp Quốc
V
Thể tích thân cây
WB
World Bank – Ngân hàng Thế giới
W
Sinh khối
Wthant
Sinh khối thân tươi
Wcanht
Sinh khối cành tươi
Wlat
Sinh khối lá tươi
Wtongt
Tổng sinh khối tươi
Wthank
Sinh khối thân khô
Wcanhk
Sinh khối cành khô
Wlak
Sinh khối lá khô
Wtongk
Tổng sinh khối khô
Wtongtqt
Tổng sinh khối tươi của quần thể
Wtongkqt
Tổng sinh khối khô của quần thể
Ylt
Nhân tố lý thuyết
Ytn
Nhân tố thực nghiệm
∆%
Sai số tương đối
xvi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sự phân bố phát thải CO2 trên toàn cầu vào khí quyển ........................ 14
Bảng 2.2: Lượng cacbon tích lũy trong các kiểu rừng ........................................ 17
Bảng 2.3: Dự đoán phát thải khí nhà kính tính tương đương CO2 đến năm 2030 .. 28
Bảng 3.1: Tính dung lượng mẫu theo phương pháp của Winrock (2007) ............. 36
Bảng 4.1: Kết cấu sinh khối các bộ phận cá thể cây dà quánh ............................. 48
Bảng 4.2: Tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận cây cá thể với D1,3........... 51
Bảng 4.3: Kiểm tra sai số tương đối phương trình sinh khối khô của cây cá thể với
D1,3 loài dà quánh............................................................................... 52
Bảng 4.4: Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi cá thể loài
cây dà quánh ..................................................................................... 53
Bảng 4.5: Kết cấu sinh khối khô bình quân của quần thể dà quánh ..................... 57
Bảng 4.6: Tương quan giữa thể tích cây cá thể của dà quánh với D1,3 và Hvn ........ 58
Bảng 4.7: Tương quan giữa tích lũy carbon cây cá thể dà quánh với sinh khối khô ..... 60
Bảng 4.8: Tương quan giữa tổng khả năng hấp thụ CO2 cây cá thể dà quánh với
nhân tố thể tích (Vm3) ........................................................................ 64
Bảng 4.9: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 các bộ phận cây cá thể dà quánh
với nhân tố điều tra D1,3, Hvn .............................................................. 65
Bảng 4.10: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 các bộ phận cây cá thể dà quánh
với nhân tố thể tích cây (Vm3) ............................................................. 66
Bảng 4.11: Kiểm tra sai số tương đối phương trình tương quan giữa khả năng hấp
thụ CO2 với D1,3 cây cá thể dà quánh .................................................. 67
Bảng 4.12: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của quần thể dà quánh với các
nhân tố điều tra rừng .......................................................................... 72
Bảng 4.13: Giá trị thương mại từ chỉ tiêu CO2 tương đương của rừng dà quánh tự
nhiên tại Cần Giờ ............................................................................... 73
xvii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Thiết kế lô lấy mẫu cho các phần dự trữ C ở các cấp độ thích hợp......... 19
Hình 2.2: Kích thước ô đo đếm liên kết................................................................. 20
Hình 2.3: Kích cỡ cây đo đếm trong các ô tiêu chuẩn khác nhau........................... 20
Hình 2.4: Kết quả phân tích dự báo giá cả thị trường CO2 của EU ........................ 27
Hình 3.1: Cành mang lá, hoa và quả loài dà quánh................................................ 39
Hình 3.2: Bản đồ phân bố chi Ceriops trên thế giới (Tan Kim Hooi, 2007)........... 40
Hình 3.3: Bản đồ khu vực nghiên cứu ................................................................... 41
Hình 4.1: Tỉ lệ % sinh khối tươi các bộ phận cây cá thể dà quánh......................... 46
Hình 4.2: Đồ thị tỉ lệ % sinh khối các bộ phận cây cá thể dà quánh....................... 49
Hình 4.3: Đồ thị sinh khối khô các bộ phận của cây dà quánh............................... 52
Hình 4.4: Tỉ lệ % lượng CO2 hấp thụ trong các bộ phận cây cá thể dà quánh ........ 62
Hình 4.5: Đồ thị tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 cây cá thể với D1,3 ......... 66
Hình 4.6: Bảng tra sinh khối tươi, khô và khả năng hấp thụ CO2........................... 75
xviii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nóng lên toàn cầu tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh
thái. Vấn đề này đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu về
môi trường trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu,
làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng, gia
tăng hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước
ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là do
sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính. Các nhà nghiên cứu trên Thế giới đang lo
ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2, sẽ gây nên
những biến đổi bất thường của khí hậu. Theo ước tính của IPCC, các-bon-níc (CO2)
chiếm tới 60 % nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí
quyển đã tăng 28 % từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850 - 1998. Giai
đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10 % trong chu kỳ 20 năm (Phan
Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006).
Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng, có vai trò điều tiết khí hậu, hấp thụ
khí CO2 cung cấp oxi thì ngày càng suy giảm về số lượng cũng như chất lượng do
đốt, phá rừng để phục vụ các nhu cầu khác của con người.
Bên cạnh đó, các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu cuộc sống (tủ lạnh, máy điều hoà
nhiệt độ …) sản xuất xi măng, sản xuất dầu mỏ, chuyển mục đích sử dụng đất để
phát triển công nghiệp, phát triển giao thông vận tải…. đã làm tăng thêm các chất
khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
1
Trên thực tế khả năng hấp thụ CO2 phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng,
loài cây. Điều quan tâm hiện nay là làm thế nào để ước lượng, dự báo khả năng hấp
thụ CO2 của rừng để làm cơ sở chi trả dịch vụ môi trường. Vấn đề này chưa được
nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, do đây là hướng nghiên cứu mới và tốn kém kinh
phí. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà diện tích rừng trồng cũng như rừng tự
nhiên phục hồi ngày càng gia tăng trong đó có rừng ngập mặn thì việc lượng hoá giá
trị của rừng bao gồm cả giá trị về mặt môi trường để khuyến khích mọi thành phần
kinh tế đầu tư trồng và bảo vệ rừng là điều rất cần thiết. Định lượng, đánh giá khả
năng hấp thụ CO2 của cây rừng là một thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý,
kinh doanh rừng cũng như đối với những nhà hoạch định chính sách quan tâm đến
cơ chế phát triển sạch (CDM), thị trường carbon, giảm thiểu khí nhà kính qua việc
hạn chế chặt phá rừng và suy thoái rừng (REDD).
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt phân bố vùng ven biển nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống
của người dân vùng ven biển như bảo vệ đất chống xói lở, tạo điều kiện để bồi lắng
phù sa, giảm nhẹ tác động của thiên tai, lũ lụt, cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ….
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu khoa học,
điểm tham quan, du lịch, nghỉ ngơi của mọi người.
Sinh khối và năng suất của rừng ngập mặn không những có ý nghĩa to lớn về
giá trị khoa học, kinh tế đối với con người, giá trị sử dụng đối với sinh vật mà còn
có vai trò rất quan trọng trong quá trình biến đổi sinh học của hệ sinh thái đó là quá
trình phân hủy, tích lũy xác thực vật trên sàn rừng góp phần giảm hiệu ứng nhà
kính. Đặc biệt hiện tượng nóng lên của trái đất có liên quan đến vấn đề tích tụ
carbon trong sinh khối cây rừng. Bằng quá trình quang hợp, thực vật màu xanh đã
hấp thụ một lượng CO2 khá lớn và trả lại môi trường khí ôxy. Quá trình quang hợp
của thực vật là hoạt động không thể thiếu của chu trình carbon, là cơ sở của sự sống
trên trái đất. Vai trò hấp thụ khí CO2 điều hoà khí ôxy trong khí quyển của rừng
ngập mặn đã được thừa nhận. Ngày nay, các nhà khoa học có thể định lượng được
khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông qua việc nghiên cứu sinh khối, qua đó cũng
2
góp phần tính toán giá trị kinh tế của rừng ngập mặn.
Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận
ngày 21 tháng 1 năm 2000, là Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam, có vị
trí nằm tiếp giáp phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 71.361
ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 37.162,53 ha, bao gồm 19.448,46
ha rừng trồng, 11.043,06 ha rừng tự nhiên và 6.671 ha đất khác. Trong hơn 11.000
ha rừng tự nhiên thì diện tích rừng dà quánh là 316,60 ha với những quần thể sinh
trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, khả năng chống xói lở rất cao do tán lá dày, hệ rễ
rất phát triển, khả năng tái sinh mạnh, mật độ rừng tương đối cao. Dà quánh phát
triển tốt trên dạng đất bùn chặt, ngập bởi triều trung bình đến triều cao. Những đặc
điểm trên của dà quánh phù hợp với việc xúc tiến tái sinh tự nhiên ở vùng đất trống
chỉ ngập bởi triều cao hoặc đất sản xuất muối bỏ hoang với diện tích tương đối lớn
tại rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay nhằm nâng cao độ che phủ của rừng nhưng
giảm thấp nhất chi phí đầu tư tái tạo rừng. Đối với những khu vực khó có khả năng
tái sinh tự nhiên mà các loài cây trồng khác không phù hợp thì diện tích rừng dà
quánh tự nhiên tại rừng ngập mặn Cần Giờ cũng cung cấp đủ nguồn giống để trồng
rừng.
Đối với loài dà quánh tự nhiên tại rừng ngập mặn Cần Giờ, các nghiên cứu
trước đây chỉ khái quát về sự phân bố, mô tả hình thái, chưa có công trình nào
nghiên cứu đến sinh khối, tích tụ carbon trong sinh khối cũng như định lượng khả
năng hấp thụ CO2 của rừng. Vì vậy, việc nghiên cứu định lượng khả năng hấp thụ
CO2 rừng dà quánh tại Cần Giờ là cần thiết, giúp chúng ta hiểu biết hơn vai trò của
hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm cơ sở tính phí chi trả dịch vụ môi trường, giúp bảo
vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn cũng như góp phần vào việc tính giá trị
kinh tế của rừng ngập mặn Cần Giờ. Đáp ứng yêu cầu trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của quần thể dà quánh
(Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán khả năng hấp thụ CO2 trên mặt đất của cá thể và quần thể dà quánh
(Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ.
- Lượng giá năng lực hấp thụ CO2 của rừng dà quánh làm cơ sở cho việc chi trả
phí môi trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các quần thể dà quánh tự nhiên phân bố ở tiểu khu 10,
11, 12,13, 17 và 21 thuộc Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ngoài ra
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 trên mặt đất của loài cây trên.
Không nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận cây chết, phần do côn trùng
sâu bọ lấy đi, hoa, quả, rễ trên và dưới mặt đất.
4
Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên
cây) ở trên hoặc ở dưới mặt đất (Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006).
Năng suất rừng thể hiện qua sinh khối của rừng, năng suất rừng phụ thuộc
vào biện pháp kinh doanh rừng và môi trường. Vì vậy, để tăng năng suất rừng thì
phải chọn biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm làm tăng sinh khối của cây cá thể và
của cả lâm phần. Nghiên cứu sinh khối là nền tảng cơ bản để tính các giá trị khác
của rừng như tính lượng carbon tích lũy, khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
Sinh khối là quá trình sinh tổng hợp vật chất hữu cơ trong cây, bao gồm tổng
trọng lượng của các bộ phận như: thân, cành, lá, hoa, quả, rễ ở trên và dưới mặt đất.
Sinh khối là tổng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm và
được tính bằng tấn/ha theo trọng lượng khô (Võ Thị Bích Liễu, 2007).
Qua nhiều nghiên cứu về sinh khối, năng suất và sản lượng rừng, các tác giả
cho thấy: sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối, năng suất cây cá thể phụ thuộc chặt
chẽ vào đường kính và chiều cao (D, H). Còn quần thể rừng thì phụ thuộc vào chiều
cao, đường kính, mật độ, tuổi rừng (H, D, N, A). Vì vậy, ba chỉ tiêu sinh trưởng,
tăng trưởng và sinh khối có quan hệ mật thiết với nhau.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sinh khối của cây rừng lại phụ thuộc vào hai yếu
tố chính: biện pháp tác động và môi trường. Tùy vào mục tiêu kinh doanh rừng khác
nhau mà con người chọn lựa biện pháp tác động vào rừng phù hợp với môi trường
sống của cây và đảm bảo hiệu năng xây dựng khu rừng ban đầu là rừng phòng hộ,
rừng sản xuất hoặc rừng đặc dụng.
5