Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ về BĐKH năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.5 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày

tháng 12 năm 2017

DỰ THẢO

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện các nhiệm vụ về BĐKH năm 2017 và phương hướng,
nhiệm vụ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện Công văn số 93/UBQGBĐKH-VP ngày 15/11/2017 của Văn
phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH về việc báo cáo tình hình thực hiện các
nhiệm vụ về BĐKH năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ về
BĐKH năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa như sau:
1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ về BĐKH năm 2017.
UBND tỉnh giao Sở Tài chính ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp, kết hợp
với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn
vốn ưu đãi cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đề
xuất chính sách khuyến khích các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi
trường. Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt
công tác xã hội hóa và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho ứng phó với
BĐKH và bảo vệ môi trường;


UBND tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn cho các chương trình, nhiệm vụ,
dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển trên
địa bàn tỉnh năm 2017 và xây dựng kế hoạch năm 2018 (trong đó có các chương
trình, nhiệm vụ, dự án liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường) đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư. Tham gia xây dựng Hướng dẫn phân loại đầu tư công cho biến đổi khí
hậu và tăng trưởng xanh theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số
8030/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 02/10/2017.
UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH tỉnh Thanh Hóa và lập đề cương, dự toán kinh phí cập nhật kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn
đến 2030 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo triển khai thực hiện
KHHĐ ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh;
Tình hình huy động vốn thực hiện các dự án về ứng phó với biến đổi khí
hậu: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 dự án đang triển khai thực hiện và 04 dự
án đầu tư mới; tổng nhu cầu đầu tư là 1.094 tỷ đồng. Kết quả huy động vốn cho
các dự án như sau:
1


+ Một dự án đang triển khai thực hiện: Dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm
Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch phê duyệt dự án đầu tư
tại Quyết định số 3313/QĐ-UBND ngày 28/8/2015; phê duyệt điều chỉnh tại
Quyết định số 3667/QĐ-UBND ngày 23/9/2016, quy mô đầu tư kè bờ biển
3.537,45m, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 254 tỷ đồng; nguồn vốn: ngân
sách Trung ương hỗ trợ 180 tỷ đồng từ Chương trình ứng phó với biến đổi khí
hậu (SP-RCC), nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách TP. Sầm Sơn và các nguồn vốn
huy động hợp pháp khác. Hiện nay, tỉnh đang tích cực đấu mối với các Bộ,
ngành Trung ương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương (dự kiến khoảng 70
÷ 90 tỷ đồng) để tiếp tục triển khai thực hiện dự án trong năm 2018 và các năm

tiếp theo.
+ Ba dự án triển khai mới, gồm: Dự án kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã
Quảng Nham, huyện Quảng Xương; Dự án kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát
lũ KKT trọng điểm Nghi Sơn; Dự án trồng, phục hồi rừng ven biển huyện Hậu
Lộc, Quảng Xương. Tổng nhu cầu vốn của 03 dự án trên khoảng 840 tỷ đồng.
Đến nay, dự án trồng, phục hồi rừng ven biển huyện Hậu Lộc, Quảng Xương đã
được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến phương án phân bổ vốn nguồn
vốn ngân sách Trung ương là 84.565 triệu đồng.
Ngoài ra, Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc thuộc Dự án
cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do
Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ; đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu
tư; dự kiến tổng mức đầu tư của dự án khoảng 33.161 triệu Euro, trong đó vốn
ODA 26,5 triệu Euro (gồm 4 triệu Euro vốn viện trợ không hoàn lại và 22,5 triệu
Euro vốn vay của AFD) và vốn đối ứng 6,61 triệu Euro. Hiện nay, chủ đầu tư
đang phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
theo kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Xây dựng dự án, nhiệm vụ để chủ động thích ứng với BĐKH khu vực ven
biển và phòng chống thiên tai khu vực miền núi của tỉnh thông qua dự án: Trồng
rừng ngập mặn phòng hộ ven biển chống xói lở bờ biển tỉnh Thanh Hóa; Đầu tư
xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo hệ thống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại
các huyện Miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 1 (2014-2015);
UBND tỉnh giao Sở Ngoại vụ vận động, kêu gọi viện trợ từ các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan phát triển quốc tế cho
các chương trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao
năng lực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Năm 2017,
Sở Ngoại vụ Thanh Hóa đã vận động và quản lý 11 dự án Phi chính phủ nước
ngoài (PCPNN) hỗ trợ cho các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trên địa
bàn tỉnh trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng
cao năng lực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tổng
vốn cam kết là 776.000 USD (chiếm 13% tổng vốn cam kết viện trợ PCPNN

cho tỉnh Thanh Hóa). Tổng giá trị giải ngân đạt 622.000 USD (chiếm 17% tổng
giá trị giải ngân viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh). Địa bàn triển khai dự án
tập trung vào các huyện tại khu vực miền núi và ven biển.
2


UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư dự án Nhà máy
điện mặt trời, công suất 160 MWp, diện tích 170 ha, vốn đầu tư 190 triệu USD
cho Công ty BS Heidelberg Solar GmbH tại Hội nghị cấp quốc gia về xúc tiến
đầu tư tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn
công tác tỉnh Thanh Hóa tại CHLB Đức và CH Pháp, UBND tỉnh ký kết 11 biên
bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 1,1 tỷ
Euro, tập trung vào lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, xử lý chất thải...
UBND tỉnh giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối kết nối doanh nghiệp trong
tỉnh với các doanh nghiệp nước ngoài: Sự kết nối giữa Công ty cổ phần Mía
đường Lam Sơn với Dự án Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP - do
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ) để nhận sự hỗ trợ kỹ thuật trong
việc xây dựng nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời
công suất 30 MW; hỗ trợ LASUCO ký kết biển bản ghi nhớ với công ty BS
Heidelberg Solar GmbH về việc nghiên cứu triển khai các dự án điện mặt trời
công suất từ 100-150 MW tại Thanh Hóa.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng
về chủ động ứng phó với BĐKH, tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí nhà kính
được tăng cường. Nhận thức của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân,
cộng đồng về tác động của BĐKH và trách nhiệm ứng phó với BĐKH được
chuyển biến tích cực.
2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Thông báo số
278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về BĐKH tại phiên họp thứ
8 của Ủy ban.

Tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 của Văn phòng Chính
phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên
họp lần thứ VIII Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đã giao các Bộ, ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nhiệm được giao tại Quyết định
số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, theo đó, Sở Kế hoạch
và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cho Chủ
tịch UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 về
việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển
bền vững trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chỉ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Kế
hoạch thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa
bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh.
3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ về BĐKH; đề xuất, kiến nghị.
3.1. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về
BĐKH.
- Thuận lợi: Trong thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy,
3


HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các Sở, ban ngành và UBND
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ về
BĐKH. Qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng
viên và mọi tầng lớp nhân dân về về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp trong công tác ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
- Khó khăn: Thời gian qua, thiên tai và các hiện tượng cực đoan do tác
động của BĐKH đã không ngừng gia tăng cả về tần suất, cường độ và phạm vi
ảnh hưởng đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và việc thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, việc khai
thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn thách thức. Trước hết là tình trạng suy giảm nguồn tài
nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học, gia tăng tình trạng khai thác quá mức và
mẫu thuẫn xung đột giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững, tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
BĐKH là lĩnh vực phức tạp, để ứng phó tốt với BĐKH cần có nguồn lực
kinh tế để củng cố hệ thống hạ tầng phòng chống thiên tai. Do suy thoái của nền
kinh tế thế giới đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế cả
nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài
ngày càng trở nên khó khăn và cạnh tranh hơn, điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến
việc thu hút đầu tư cho các dự án ứng phó với BĐKH bảo vệ tài nguyên môi
trường.
- Hạn chế: Tuy đạt một số kết quả quan trọng nhưng việc thực hiện ở
Thanh Hóa vẫn còn một số bất cập. Đó là việc ứng phó với BĐKH đôi lúc lúng
túng, bị động; sử dụng đất chưa hiệu quả; vẫn còn tình trạng phá rừng, lấn chiếm
đất rừng. Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản còn hạn chế, chưa kiểm soát
hết tình trạng khai thác, sử dụng nước. Công tác BVMT có mặt chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững. Quản lý chất thải rắn chủ yếu xử lý bằng chôn lấp
thông thường; nhiều loại chất thải trong sản xuất nông nghiệp, bao bì thuốc bảo
vệ thực vật tồn dư thâm nhập và đất đai, ao hồ, sông suối làm ô nhiễm nguồn
nước. Nhiều dự án về BĐKH và BVMT đã được phê duyệt nhưng thiếu kinh phí
triển khai. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đến với từng người dân, chưa huy
động sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong quản lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường.
3.2. Đề xuất, kiến nghị
Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ về BĐKH trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh
Thanh Hóa đề nghị:
- Cần đánh giá lại công tác quản lý đối với các chính sách, chương trình, dự
án. Hiện tại, tồn tại quá nhiều đầu mối quản lý nhà nước đối với các chính sách,

chương tình, dự án đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, điều hành.
- Phân cấp quản lý về các địa phương gắn với tăng cường trách nhiệm để
công tác quản lý được thông suốt, đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt và sử dụng
4


các nguồn lực đầu tư phù hợp với thực tế của từng địa phương, nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực.
- Có chính sách khuyến khích, ưu tiên kêu gọi và thu hút hỗ trợ các
doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên
địa bàn miền núi, nhằm thu hút giải quyết việc làm tại chổ đối với các khu vực
bị ảnh hưởng của BĐKH.
- Chính phủ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để UBND tỉnh triển
khai các nhiệm vụ, dự án liên quan đến BĐKH nhằm giảm thiểu các tác động
bất lợi do BĐKH gây ra trên địa bàn tỉnh.
- Chính phủ kêu gọi các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ
trợ về kỹ thuật và tài chính cho tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện công tác
khắc phục hậu quả thiên tai, nâng cao năng lực trong phòng chống và giảm
thiểu rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành các hướng dẫn cụ thể
và tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh về công tác
lồng ghép vấn đề BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành.
4. Phương hướng, nhiệm vụ công tác về BĐKH năm 2018
UBND tỉnh Thanh Hóa nhận định công tác ứng phó với biến đổi khí hậu
là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, các cấp, các
ngành, các tổ chức, mọi người dân có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ từ
phạm vi cấp xã đến cấp tỉnh. Phương hướng, nhiệm vụ công tác về BĐKH năm
2018 như sau:
Xây dựng, thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội về BĐKH. Nâng

cao năng lực quản lý và lập kế hoạch ứng phó với BĐKH; xây dựng và vận
hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hệ thống
quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo
sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.
Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người
dân, giúp thay đổi tư duy trong sản xuất. Đồng thời chú trọng việc chuyển giao
khoa học kỹ thuật, xem xét, khảo sát điều kiện thực tế của địa phương để triển
khai mô hình phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tìm kiếm, hợp tác với các
doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông ngư dân, giúp nông ngư
dân yên tâm mở rộng sản xuất.
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi những năm đến vẫn dựa vào nông
lâm nghiệp là chủ yếu. Do vậy, cần tập trung sản xuất nông lâm nghiệp và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
huyện, xã.
Kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn vốn nước ngoài các tổ chức phi chính phủ
thực hiện các dự án còn lại về ứng phó biến đổi khí hậu và nhiệm vụ, dự án
triển khai kế hoạch thực hiện Thảo thuận Paris về biến đối khí hậu.
5


Trên đây báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ về BĐKH năm 2017
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. UBND
tỉnh Thanh Hóa gửi Văn phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Các Sở;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Đức Quyền

6



×