Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng của công ty than uông bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.31 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC VÀ CÁC MÔ HÌNH CƠ
CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ...............................................................................3
I.Khái niệm quản trị.............................................................................................................................3
II.Các mô hình cơ cấu tổ chức.............................................................................................................3
1. Cơ cấu trực tuyến............................................................................................................................3
2. Cơ cấu trực tuyến – chức năng.......................................................................................................3
3. Cơ cấu tổ chức theo chương trình – mục tiêu...............................................................................4
4. Cơ cấu tổ chức ma trận...................................................................................................................4

CHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC “ TRỰC TUYẾN – CHỨC NĂNG” và
“MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY THAN UÔNG BÍ..........5
I.Sự hình thành cơ cấu “trực tuyến – chức năng”.............................................................................5
1.Ưu điểm............................................................................................................................................5
2.Nhược điểm.....................................................................................................................................6
II.Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng của công ty than Uông Bí.....................................7
1.Giới thiệu chung về công ty than Uông Bí.......................................................................................7
2.Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty than Uông Bí.........................................................................8

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐƯA RA GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI
CÔNG TY THAN UÔNG BÍ..............................................................................9
1.Ưu điểm............................................................................................................................................9
2. Nhược điểm.....................................................................................................................................9
3. Giai pháp..........................................................................................................................................9

KẾT LUẬN........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................11
PHỤ LỤC...........................................................................................................12




LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một
cách nhanh chóng trên mọi phương diện. Quản trị đã làm thay đổi cách thức
nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh; sự phát triển của công nghệ
thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian
làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền
kinh tế.
Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây
vẫn được coi là những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã
không cò thích hợp với quản trị hiện đại. Để thành công, các nhà quản trị hôm
nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với
yêu cầu của hiện đại.
Mỗi tổ chức có cơ cấu riêng, vận động theo một cơ chế nhất định và được
điều khiển bởi trung tâm đầu não để thực hiện những nhiệm vụ nhằm đạt được
mục tiêu do doanh nghiệp đề ra.
Lịch sử hình thành và phát triển, hoàn thiện các mô hình cơ cấu tổ chức
quản lý là quá trình phân tích kế thừa những ưu điểm, loại trừ những nhược
điểm hạn chế của cơ cấu đó. Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý ngày càng
hoàn thiện và có tính ưu việt hơn. Trong bài tiểu luận này em chọn đề tài: “ Mô
hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng của Công ty Than Uông Bí”. Mô
hình này được kết hợp từ mô hình cơ cấu trực tuyến và mô hình cơ cấu chức
năng khắc phục được các nhược điểm của 2 mô hình đó. Nội dung bài tiểu luận
được chia như sau:
Chương I: Tổng quát về quản trị học và các mô hình cơ cấu tổ chức
quản lý
Chương II: Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng và Mô
hình cơ cấu tổ chức của công ty Than Uông Bí.
Chương III: Nhận xét ưu điểm nhược điểm và đưa ra giải pháp nâng

cao chất lượng mô hình cơ cấu tổ chức tại công ty than Uông Bí.
Bài tiểu luận này em viết không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức
1


của em còn hạn chế. Kính mong thầy cô góp ý, bổ sung để những bài viết sau
của em được tốt hơn trong các lần sau. Em xin cảm ơn Thầy giáo Ths. Nguyễn
Tiến Thành người trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản trị học và đã giúp em hoàn
thành tốt bài tiểu luận này.
Cuối cùng, em xin kính chúc Thầy, Cô giáo dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC VÀ CÁC MÔ HÌNH CƠ
CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ.
I. Khái niệm quản trị.
- Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet một triết gia quản trị
hàng đầu, thì “ Quản trị là hoàn thành công việc thông qua người khác”.
- Theo GS. H.Koontz “Quản trị là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ
chức). Mục tiêu của quản trị là nhằm làm con người có thể đạt được các mục
tiêu của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít
nhất”.
Như vậy, khái niệm quản trị là: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức
và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra”.
II. Các mô hình cơ cấu tổ chức

1. Cơ cấu trực tuyến
• Đặc điểm: Mỗi ng lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản trị, mọi
vấn đề được giải quyết theo đường thẳng
• Ưu điểm: mệnh lệnh được thi hành nhanh. Dễ thực hiện chế độ một thủ
trưởng. Mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp.
• Nhược điểm: Người quan trị sẽ rất bận rộn và đòi hỏi phải có hiểu biết
toàn diện. Không tận dụng được các chuyên gia giúp việc.
2. Cơ cấu trực tuyến – chức năng
• Đặc điểm: Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu,
giúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn, cho thủ trưởng nhưng không có
quyền ra quyết định cho các bộ phận, đơn vị sản xuất.
• Ưu điểm: Thực hiện được chế độ 1 thủ trưởng. Tận dụng được các
chuyên gia vào công tác lãnh đạo. Giam gánh nặng cho người lãnh đạo chung.
• Nhược điểm: sẽ có nhiều người tham mưu cho giam đốc, gây lãng phí
nếu các phòng không được tổ chức hợp lý.
3


3. Cơ cấu tổ chức theo chương trình – mục tiêu
• Đặc điểm: là các ngành có quan hệ đến việc thực hiện chương trình –
mục tiêu được liên kết và có tổ chức để quản lý thống nhất.
• Ưu điểm: đảm bảo sự phối hợp của các ngành, các địa phương tham gia
chương trình theo 1 mục tiêu nhất định mà không phải thành lập thêm 1 bộ máy
mới.

• Nhược điểm: mất nhiều thời gian cho việc phối hợp thực hiện quản lý

và hay xảy ra tranh chấp.
4. Cơ cấu tổ chức ma trận
- Cơ cấu này được xây dựng bằng cách kết hợp cơ cấu trực tuyến – chức

năng và kiểu cơ cấu chương trinh – mục tiêu. Đây là kiểu cơ cấu hiện đại, có
hiệu quả.
• Ưu điểm: có tính năng động và mục tiêu cao. Việc hình thành và giải
thể các cơ cấu nhanh, dễ dàng chuyển các nhân viên từ việc thực hiện 1 chương
trình này sang thực hiện 1 chương trình khác. Sư dụng nhân viên có hiệu quả
hơn.

• Nhược điểm: dễ xảy ra tranh chấp giữa các nhà lãnh đạo đối với các bộ

phận, nhân viên cấp dưới. Cơ cấu này cồng kềnh, phức tạp, phạm vi sử dụng rất
rộng rãi.

4


CHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC “ TRỰC TUYẾN – CHỨC NĂNG” và
“MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY THAN UÔNG BÍ.
I. Sự hình thành cơ cấu “trực tuyến – chức năng”
- Cơ cấu trực tuyến – chức năng là một trong 4 loại hình của cơ cấu tổ
chức quản lý doanh nghiệp. Để khắc phục các nhược điểm của cơ cấu trực tuyến
và chức năng. Kiểu cơ cấu kết hơp trực tuyến – chức năng ra đời và được áp
dụng rộng rãi phổ biến trong các doanh nghiệp.
- Theo kiểu cơ cấu này, bên cạnh đường trực tuyến đặt một hay nhiều bộ
phận tham mưu bao gồm chuyên gia đảm bảo trách nhiệm làm rõ các quyết định
của tổng giám đốc và các giám đốc sở. Bộ phận tham mưu không có quyền chỉ
huy đối với các giám đốc cơ sở.
Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng(Phục lục số 1).
1. Ưu điểm
a. Kết hợp các ưu điểm của thống nhất chỉ huy với ưu điểm của
chuyên môn hóa:

- Sự thống nhất chỉ huy trong cơ cấu Trực tuyến – chức năng được thực
hiện trong quan hệ điều khiển phục tùng giữa các cấp: Cấp bậc trên điều khiển,
ra quyết định, ra mệnh lệnh, trực tiếp kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp
trên. Điều khiển là hình thức tác động tích cực nhất, linh hoạt nhất nhằm thực
hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn, khắc phục các sai lệch của từng bộ
phận thừa hành. Cụ thể là giám đốc điều khiển trực tiếp quản đốc phân xưởng.
Sự điều khiến đó phải dựa trên phương thức tác động có tổ chức và dựa vào
chức năng, quyền hạn trách nhiệm của mỗi cấp trong mỗi thức bậc của hệ thống
tổ chức quản lý. Nếu như chỉ có tính thống nhất chỉ huy mà không có sự chuyên
môn hóa chức năng thì cơ cấu sẽ trở về cơ cấu trực tuyến. Mỗi cấp quản lý phải
thực hiện chức năng của một khâu quản lý với nhiều việc phức tạp đòi hỏi kiến
thức chuyên sâu mà người quản lý phải dựa vào đó mới nắm chắc được tình
hình và ra quyết định được đúng đắn. Giam đốc không phải tự mình phân tích
tất cả các vấn đề và theo dõi tình hình sâu của từng mặt.
- Thông thường ở mỗi lĩnh vực Giam đốc giao cho một cấp phó phụ
5


trách (kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ..) các bộ phận chức năng được ủy quyền chỉ
đạo ra quyết định giải quyết những vấn đề chuyên môn do mình phụ trách nhờ
đó, các điều kiện sử dụng khai thác trình độ chuyên môn của các chuyên gia
được nâng cao về chất lượng, hiệu quả dần đi đến chuyên môn hóa từng chức
năng.
- Sự kết hợp các ưu điểm của hai mô hình cơ cấu trực tuyến và cơ cấu
chức năng tạo nên tính linh hoạt, hài hòa, không cứng nhắc, đơn điệu trong quản
lý.
b. Quản lý đồng thời dài hạn và ngắn hạn
• Quản lý dài hạn
Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức
năng quản lý và hình thành nên những người đứng dầu các phân hệ được chuyên

môn hóa chỉ đam nhận thực hiện một chức năng nhất định
• Quản lý ngắn hạn
Quản lý thừa hành được hiểu là quản lý theo chiều dọc (Theo thứ bậc
quản lý). Người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận mệnh lệnh qua cấp trên trực tiếp
và chỉ thi hành mệnh lệnh đó mà thôi.
- Cơ cấu tổ chức quản lý “Trực tuyến – chức năng” kết hợp đồng thời
quản lý theo chiều dọc và chiều ngang, tạo cho cơ cấu quản lý không bị vướng
mắc, chồng chéo, cản trở nhau, tạo được mối quan hệ gắn bó của các thành phần
trong tổ chức.
2. Nhược điểm
a. Có nguy cơ do khó khăn của mối quan hệ thừa hành và chức
trách:
Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ thống rất phức tạp. Người lãnh
đạo cấp cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền
trong phạm vi hệ thống, việc truyền lệnh vẫn theo tuyến. Do đó, người lãnh đạo
dễ lạm dụng chức quyền, chức trách của mình tự đề ra các quyết định, rối bắt
cấp dưới phải thừa hành mệnh lệnh.
b. Số cơ quan chức năng tăng lên dễ làm cho bộ máy cồng kềnh nhiều
đầu mối: Người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực cao mới liên kết phối hợp
giữa hai khối trực tuyến và chức năng.
c. Người lãnh đạo (cấp trên)xa rời cơ sở
6


Cấp trên không biết tình hình cấp dưới: Họ chỉ quan hệ với cấp dưới qua
quan hệ điều khiển, thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo cấp trên gửi cho
cấp dưới. Cấp trên và cấp dưới có sự phân cách.
d. Phạm vi áp dụng
Trước tiên khi xác định quy mô của doanh nghiệp ta phải dựa chủ yếu vào
mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó ta sẽ có những quyết định hợp lý

về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, chính sách vốn, môi trường kinh doanh. Cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp phải đảm bảo cho cán bộ quản lý các phân hệ có
quy mô thật hợp lý:
- Mỗi cán bộ quản lý chỉ điều hành không quá 10 người vì nếu quá đông
nhân sự sẽ khó bề kiểm soát, gây ra tình trạng “loãng” trong công việc và khả
năng tác nghiệp giữa các nhân viên.
- Một cấp dưới chịu sự điều hành của 1 cấp trên: Giup cho thông tin
được chính xác, nhanh chóng, công việc được xử lý kịp thời.
- Một cấp trên chỉ quản lý 4-5 cấp dưới giúp cho việc chỉ đạo đôn đốc
được sát xao, thường xuyên.
Cơ cấu tổ chức “Trực tuyến – chức năng” thường được áp dụng với doanh
nghiệp quy mô vừa và lớn.
II. Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng của công ty than
Uông Bí.
1. Giới thiệu chung về công ty than Uông Bí
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty than Uông Bí được thành lập ngày 19/4/1979 tại quyết định số
20/ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Điện và Than, Công ty là đơn vị trực thuộc Bộ
điện và than trực tiếp quản lý toàn bộ các Đơn vị sản xuất, xây dựng của Bộ ở vùng
than Uông Bí, Đông Triều trên cơ sở hợp nhất Công ty Xây lắp Uông Bí và các mỏ
sản xuất trước đây như Mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, NM Cơ điện Uông Bí, Ban kiến
thiết mỏ Yên Tử ... để tổ chức một liên hiệp sản xuất và xây dựng ...
Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Than Việt Nam trong những năm qua Công
ty than Uông Bí từng bước khắc phục khó khăn, ổn định và đẩy mạnh sản xuất
phát triển, không ngừng đưa công nghệ tiến bộ kỹ thuật vào khai thác đã mang
7


lại sự tăng trưởng cao về sản lượng (bình quân trên 33%/năm). Để đáp ứng yêu

cầu đổi mới, phát triển trước xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và
của ngành than nói riêng. Ngày 28/11/2005 Bộ công nghiệp đã có quyết định số
3911/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty than Uông Bí thành Công ty TNHH một
thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
b. Chức năng nhiệm vụ (ngành nghề kinh doanh chính):
- Sản xuất, khai thác, chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác
- Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình
- Tư vấn đầu tư, lập dự toán, thiết kế và thi công xây lắp các công trình
mỏ, công trình công nghiệp, giao thông và dân dụng.
- Thiết kế và chế tạo, sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải thủy,
bộ, sản xuất ắc quy và đèn mỏ.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, quản lý, khai thác cảng và
bến thủy nội địa.
2. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty than Uông Bí
Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của công ty than Uông Bí (Phụ lục số 2)
a. Cấp lãnh đạo: Đứng đầu là giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về điều
hành quản lý của công ty.
- 3 phó giám đốc : chịu trách nhiệm về các lĩnh vực sản xuất, kinh tế; kỹ
thuật.
b. Các phòng ban chức năng tham mưu
- Các phòng ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc đồng thời làm
chức năng tham mưu, kế hoạch, xử lý thông tin theo nhiệm vụ của mỗi phòng
ban: Tổ chức, tài vụ, điều khiểm sản xuất. Các phòng ban này có quan hệ phối
hợp – cộng tác với nhau trong hoạt động.
c. Tuyến đơn vị trực tiếp sản xuất
Mỗi công trường trực tiếp khai thác chịu trách nhiệm quản lý của quản
đốc.
Trong một công trường có 3 tổ sản xuất. Các tổ trưởng có trách nhiệm đôn
đốc, quản lý các công nhân đồng thời phục tùng sự điều khiển cảu quản đốc.


8


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐƯA RA GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI
CÔNG TY THAN UÔNG BÍ
1. Ưu điểm
- Người giám đốc trực tiếp quản lý, theo sát được tình hình sản xuất của
công ty. Các quyết định, chỉ đạo của lãnh đạo nhanh chóng được chuyển tới các
đơn vị sản xuất một cách chính xác thông qua quản đốc. Giam đốc luôn có bên
cạnh một hệ thống phòng ban chức năng tham mưu để hoạch định, xử lý thông
tin… cho mình qua đó chỉ đạo sản xuất.
- Cơ cấu trực tuyến - chức năng đã lợi dụng được ưu điểm của cơ cấu
trực tuyến và cơ cấu chức năng.
2. Nhược điểm
- Chi phí quản lý cao
- Quyền chỉ huy, điều hành tập chung chủ yếu ở giám đốc nên rất dễ lạm
dụng quyền lực, quan liêu.
- Cơ cấu phức tạp, đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết
các mối quan hệ của các bộ phận.
- Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ
phận trực tuyến và các bộ phận chức năng.
- Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người
lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu
quả quyết định thấp.
Để khắc phục nhược điểm này, một số các doanh nghiệp áp dụng cơ cấu
quản lý, sử dụng ban tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ
một người trợ lý nào đó.
3. Giai pháp

- Tối ưu hóa bộ máy quản lý tổ chức của công ty Than
- Cắt giảm những chi phí không cần thiết
- Phân chia công việc trách nhiệm, quyền lực rõ ràng cho từng cấp, bộ
phận.
9


KẾT LUẬN
Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các
yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực
tiếp, hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị của một tổ chức. Bạn nghĩ gì về một
nhà quản trị tài ba? Để trở thành một nhà quản trị hay một nhà lãnh đạo thành
công bạn cần tập hợp nhiều mảnh ghép cần thiết như: Đó là quản trị một cách
Khoa học và nghệ thuật, là kỹ năng lập kế hoạch và hoạch định, là khả năng đưa
ra những quyết định đúng đắn, là phong cách lãnh đạo và một yếu tố không thể
thiếu trong mục tiêu của bạn, là chìa khóa cơ bản để thành công – đó là Kỹ năng
tổ chức.
Như vậy cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công công nhiệm vụ
trong mọi lĩnh vực, có tác động trực tiếp đến các hoạt động và mục tiêu của
doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức Công ty Than Uông Bí có các mặt yếu – mặt
mạnh, các ưu điểm. Bên cạnh đó phải có phương pháp để khắc phục các mặt
yếu, những nhược điểm để cơ cấu tổ chức hoạt động hài hòa, hợp lý, đạt được
mục tiêu và thu được kết quả tốt.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Quản trị học – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Quản trị học – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3. Giao trình Quản trị học – Management

11


PHỤ LỤC
Phụ lục số 1.
Phòng ban

Giám đốc

Phó giám
đốc

Phòng ban

Quản đốc
và bộ môn

Phó giám
đốc

Phòng ban

Phó giám
đốc

Phòng ban

Phòng ban


Quản đốc
và bộ môn

Quản đốc
và bộ môn

Quản đốc
và bộ môn

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

12

Phó giám
đốc

Phòng ban

Quản đốc
và bộ môn


Phụ lục số 2

Giám đốc Công

ty than Uông Bí

Phó giám
đốc sản
xuất

Phòng Tổ
chức

Công
trường 1

Phòng Kế
toán

Phó giám
đốc kinh tế

Phòng Kỹ
thuật

Phòng Kế
hoạch đầu tư

Phòng An
toàn sản xuất

Công
trường 2


Công
trường 3

Công
trường 4

Tổ 1 sản
xuất

Tổ 2 sản
xuất

Tổ 3 sản
xuất

13

Phó giám đốc
Kỹ thuật

Phòng Tài
vụ

Công
trường 5



×