Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chẩn đoán hình ảnh ung thư đại trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.25 KB, 21 trang )

Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên
Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh

CHUYÊN ĐỀ:
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH UNG THƯ
ĐẠI - TRỰC TRÀNG
Học viên: Đặng Thanh Sơn
Lớp: BSNT K10
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Chứng chỉ: Chẩn đoán hình ảnh

Thái Nguyên, năm 2017


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Bộ môn chẩn đoán hình ảnh

CHUYÊN ĐỀ:
Chẩn đoán hình ảnh ung thư đại tràng

Học viên: Đặng Thanh Sơn
Lớp: BSNT Ngoại K10
Thái nguyên, ngày 2/6/2017


Lời cam kết:
Tôi xin cam kết những thông tin dưới đây hoàn toàn do chính bản thân viết ra,
thông qua việc tham khảo các tài liệu có trích dẫn đầy đủ. Không có hiện tượng sao
chép từ các nguồn tài liệu nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu phát hiện ra có sự gian lận trong chuyên đề
này.




Giới thiệu

Đại trực tràng là đoạn cuối cùng của ống tiếu hóa. Thức ăn sau khi được hấp thu
các chất dinh dưỡng qua ruột non sẽ được đẩy qua van bouhin vào trong đại tràng,
tại đây, thức ăn sẽ được hấp thu nước và cô đặc dần và đào thải ra ngoài qua lỗ hậu
môn. Đại trực tràng chia thành 6 phần: Khối manh trùng tràng, đại tràng lên, đại
tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigmoid, trực tràng và ống hậu môn. Có rất
nhiều các bệnh lý tại đại trực tràng, nhưng tuy nhiên trong đó đáng lưu tâm nhất là
ung thư trực tràng, đây là một bệnh lý ác tính mà khối u có thể phát triển từ lớp
biểu mô, lớp mô đệm đường tiêu hóa, hoặc mô cơ,.... Việc hiểu rõ về bệnh lý ung
thư đại trực tràng rất quan trọng, giúp chẩn đoán sớm và mang lại kết quả điều trị
tốt. Hiện nay có nhiều phương tiện giúp chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh, trong
đó ta cần kể đến giá trị của chụp CT scanner ổ bụng trong chẩn đoán các khối u đại
trực tràng.


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CT

: Computed tomography

MRI

: Magnetic resonance imaging

WHO


: World Health Organization

CDC

: Centers for Disease Control


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Hình ảnh nội soi ung thư biểu mô đại tràng
Hình 2: Đại thể ung thư biểu mô đại tràng( Vị trí loét sùi, phát triển vào lòng đại
tràng)
Hình 3: Hình 3: Hình ảnh ung thư biểu mô đại tràng xuống
Hình 4: Hình ảnh ung thư biểu mô tuyến nhày (mucinuos adenocarcinoma)
Hình 5: Hình ảnh ung thư biểu mô nhày thành đại tràng lên
Hình 6: Hình ảnh ung thư tế bào nhẫn
Hình 7: Hình ảnh ung thư tế bào nhẫn của trực tràng
Hình 9: Hình ảnh đại thể ung thư biểu mô tế bào vảy
Hình 10: Hình ảnh tổn thương kaposisarcome đại tràng trên nội soi đại trực tràng
bằng ống soi mềm
Hình 11: Hình ảnh Kaposisarcome trực tràng


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang bìa phụ
Lời cam kết
Lời giới thiệu
Ký hiệu viết tăt
Danh mục các hình

1. Đặt vấn đề
2. Phân loại ung thư đại trực tràng
3. Hình ảnh đại thể và CT của một số thể ung thư đại trực tràng
3.1 Ung thư biểu mô (adenocarcinoma)
3.2 Ung thư biểu mô tuyến nhày ( mucinuos adenocarcinoma)
3.3 Ung thư tế bào nhẫn (signet – ring cell carcinoma):
3.4 Ung thư tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
3.5 Ung thư biểu mô tế bào vảy và tuyến vảy (aquamous and aquamous
adenocarcinoma)
3.6 Hình ảnh tổn thương kaposisarcome đại tràng trên nội soi đại trực
tràng bằng ống soi mềm
3.7 Hình ảnh Kaposisarcome trực tràng.
4. Kết luận

1. Đặt vấn đề:


Ung thư đại tràng là loại ung thư thường gặp ở các nước đang phát triển. Tần
số mắc bệnh cao ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, thấp ở châu Phi, châu Á, và một số
nước ở Nam Mỹ. Theo tổ chức y tế thế giới năm 2003, ung thư đại trực tràng đứng
hàng thứ 3 về tỉ lệ mắc và đứng hàng thứ 2 về tỷ lệ tử vong đứng sau ung thư phổi
Theo CDC năm 2012 có 134.784 người sinh sống tại Mỹ được chẩn đoán là ung
thư đại trực tràng; đồng thời có 51.516 người bị chết do ung thư đại trực tràng. Tại
Việt Nam theo khoa ung bướu của bệnh viện Bạch Mai thống kê cho thấy ung thư
đại trực tràng đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư đường tiêu hóa, và trung bình
cứ có khoàng 100.000 người thì có 13 người được chẩn đoán là ung thư đại trực
tràng. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 40 tuổi, tuy nhiên tại bệnh viện K cũng đã
ghi nhận 01 trường hợp mắc ung thư trực tràng ở độ tuổi 12.
Do mức độ phổ biến và nguy hiểm của ung thư đại trực tràng, đặt ra vấn đề
quan trọng là chẩn đoán sớm được loại ung thư này. Hiện nay có rất nhiều phương

tiện cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán ung thư đại trực tràng như: Nội soi đại trực
tràng bằng ống soi mềm có sinh thiết, CT scanner ổ bụng, MRI ổ bụng, Chụp
Xquang khung đại tràng, các xét nghiệm hóa mô miễn dịch,.... Hiện nay CT
scanner ổ bụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán định hướng
ung thư đại trực tràng và phân biệt một số tổn thương khác tại đại tràng; đánh giá
mức độ di căn, ; định hướng phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Nên trong
chuyên đề này tôi sẽ trình bày về ý nghĩa của CT scanner ổ bụng trong chẩn đoán
và điều trị ung thư đại trực tràng, với các mục tiêu:
-

Tóm tắt về phân loại ung thư đại tràng, hình ảnh đại thể tổn thương

ung thư đại trực tràng
Trình bày hình ảnh ung thư đại trực tràng trên phim CT scanner ổ
bụng.
2. Phân loại ung thư đại trực tràng


Theo phân loại của WHO các khối u đại trực tràng được chia thành 3 loại
Ung thư biểu mô (Epithelia cancer)
+ Carcinoma
Adenocarcinoma
Mucinous adenocarcinoma
Signet-ring cell carcinoma
Small cell carcinoma
Squamous cell carcinoma
Adenosquamuos carcinoma
Meduallary carcinoma
Undifferentiated carcinoma
+ Carcinoid

Ung thư không biểu mô (non – epithelial cancer)
+ Lymphoma
+ Leiomyoma
+ Angiosarcoma
+ Kaposisarcoma
Ung thư thứ phát từ các cơ quan khác
3. Hình ảnh đại thể và CT của một số thể ung thư đại tràng
3.1. Ung thư biểu mô (adenocarcinoma)
+ Đại thể: Khối u xuất phát từ lớp biểu mô, phát triển vào trong lòng đại
tràng, có thể hình thành thể loét, thể sùi hoặc thể thâm nhiễm. Khối u có thể
phát triển gây tắc hoàn toàn đại tràng, không đưa ống nội soi đại tràng qua
được, hoặc có thể gây nên tình trạng bán tắc, bờ khối u sùi hoặc loét, chạm
vào dễ gây chảy máu. Trong nội soi có thể tiến hành sinh thiết chẩn đoán


Hình 1: Hình ảnh nội soi ung thư biểu mô đại tràng

Hình 2: Đại thể ung thư biểu mô đại tràng( Vị trí loét sùi, phát triển vào lòng đại
tràng)


(Nguồn:
/>+ CT scanner: Khối U xuất hiện tại vị trí của đại tràng, trên phim chụp
thường quy có thể thấy các hình ảnh khác nhau, đối với khối u gây tắc ruột, sẽ thấy
hình ảnh các quai ruột phía trên chỗ tắc giãn to, lòng ruột chứa đầy dịch ứ đọng, có
hình ảnh mức nước và hơi trong các quai ruột. Vị trí khối u thấy dày thành, gây tắc
ruột, trên thì động mạch thấy khối u bắt mầu rõ, lồi vào lòng đại tràng, bờ không
đều, được mô tả thành các hình vành khuyên.

Hình 3: Hình ảnh ung thư biểu mô đại tràng xuống

(nguồn: />3.2.

Ung thư biểu mô tuyến nhày ( mucinuos adenocarcinoma)
Ung thư biểu mô tuyến nhày là một dạng khác của ung thư đại trực tràng,

được tìm thấy trong khoảng 10 – 15% các trường hợp. Khối u phát triển từ các tế
bào biểu mô chế tiết mucin của đường tiêu hóa ( ở đây là đại trực tràng), tạo thành
các khối u có chứa mucin.


+ Đại thể: Có hình ảnh dày lên, tăng sinh tại vị trí của đại tràng, lồi vào trong
lòng của đại tràng. Bên cạnh đó có hình ảnh tổ chức u chứa chất nhày (mucin).
Khối u có thể thấy các hình ảnh hoại tử do thiểu dưỡng.

Hình 4: Hình ảnh ung thư biểu mô tuyến nhày (mucinuos adenocarcinoma)
(Nguồn:
/>+ Hình ảnh CT scanner ung thư biểu mô tuyến nhày.
Trên phim chụp CT scanner ổ bụng, thấy được hình ảnh dày lên của thành
ruột, lồi vào trong lòng đại tràng. Ngoài ra, còn thấy rõ tổ chức chứa chất
nhầy bên trong khối u. Khối chất nhầy giảm cản quang hơn nhiều so với tổ
chức u trong thì động mạch


Hình 5: Hình ảnh ung thư biểu mô nhày thành đại tràng lên
(Nguồn: />Thấy hình ảnh dày tổ chức đại tràng phải phát triển về phía lòng đại tràng
gây hẹp lòng đại tràng, kèm theo có tổ chức giảm âm (chất nhày) xen lẫn vùng tăng
sinh.
3.3.

Ung thư tế bào nhẫn (signet – ring cell carcinoma):

Ung thư tế bào nhẫn là loại ung thư được định nghĩa là một khối u bào gồm

>50% tế bào nhẫn, chiếm từ 0,5 – 1% các loại ung thư đại trực tràng. Có tỷ lệ phát
sinh như nhau ở đại tràng phải và đại tràng trái. Khoảng 2/3 số trường hợp là thể
thâm nhiễm, ngoài ra còn gặp thể loét. Tổn thương thường có chất nhầy ngoài tế
bào nhiều và ít xâm lấn các mô lân cận.[3][4].


+ Đại thể: Tổn thương chủ yếu dạng thâm nhiễm, gặp xơ cứng trong 20%
các trường hợp [3]. Tổn thương đầy thành lan tỏa đều, gây hẹp lòng đại tràng, thể
loét gặp ít hơn. Tổn thương ít khi xâm lấn ra xung quanh. Tuy nhiên do bệnh phát
triển âm thầm, nên khi phát hiện thường gặp ở thể muộn, tổn thương thâm nhiễm
toàn bộ lớp cơ, ra phúc mạc và di căn xa.

Hình 6: Hình ảnh ung thư tế bào nhẫn
(Nguồn: />
Hình ảnh tổn thương lan tỏa, thâm nhiễm lân cận gây nên hẹp lòng đại tràng,
Không xâm lấn cơ quan lân cận.
+ Hình ảnh CT scanner ổ bụng


Hình 7: Hình ảnh ung thư tế bào nhẫn của trực tràng.
(Nguồn: />Trên phim CT scanner thấy hình ảnh dày thành trực tràng đều, thành các
vong đồng tâm. Khối u đã xâm nhiễm lan rộng(vị trí mũi tên), và trong phẫu thuật,
khối u đã xâm lấn vào túi tinh.
3.4.

Ung thư tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
Là loại ung thư rất ít gặp ở đường ruột nói chung và đại trực tràng nói riêng.


Bệnh tiến triển nhanh, độ ác tính cao, xâm lấn và di căn sớm ngay khi tổn thương
còn nhỏ.
+ Hình ảnh đại thể:


Hình 8: Hình ảnh tổn thương do ung thư tế bào nhỏ tại đại tràng sigmoid.
(Nguồn: />Trường hợp này tổn thương trên đại thể là ổ loét nhỏ, nhưng đã có hiện
tượng loét, khối u đã bắt đầu có hiện tượng di căn hạch lân cận, và được kiểm
chứng lại bằng xét nghiệm mô bệnh học.
+ Hình ảnh CT scanner


Hình 9: Hình ảnh ung thư tế bào nhỏ trực tràng giữa
(Nguồn:
/>a_A_Case_Report_and_Review_of_the_Literature)
Trên phim CT thấy hình ảnh khối u thành trực tràng giữa, phát triển vào lòng
trực tràng, gây hẹp lòng trực tràng, kém theo có hình ảnh hạch lân cận. Tổn thương
của ung thư tế bào nhỏ giống với các tổn thương khác, thường ở thể loét, di căn
hạch lân cận, các tạng ở xa sớm ngay khi khối u có kích thước còn nhỏ. Do đó, trên
lâm sàng khi phát hiện các hạch vùng lân cận đại trực tràng, mà trên phim CT
scanner không phát hiện khối u cũng cần lưu ý là ung thư đại trực tràng thể tế bào
nhỏ. Ngoài ra, trên lâm sàng, tổn thương ung thư đại trực tràng do tế bào nhỏ
thường được phát hiện muộn, khi có biến chứng tắc ruột hoặc chảy máu nhiều. Nên
trên phim CT scanner ổ bụng thấy hình ảnh khối u lớn có thể xâm lấn các tạng lân
cận, kèm theo có di căn hạch lân cận hoặc di căn xa.


3.5.

Ung thư biểu mô tế bào vảy và tuyến vảy (aquamous and aquamous

adenocarcinoma)
Đây là 2 dạng hiếm gặp trong ung thư đại trực tràng, tổn thương trên vi thể

có dạng vảy, trên lâm sàng ít khi là thể loét.
+ Hình ảnh đại thể

Hình 9: Hình ảnh đại thể ung thư biểu mô tế bào vảy
(Nguồn: />Tổn thương được phát hiện khi nội soi đại trực tràng, tổn thương không
thuộc thể loét hay sùi, không có các vị trí chảy máu, tổn thương dạng thâm nhiễm,
ít gây hẹp lòng đại tràng. Được chẩn đoán xác định qua xét nghiệm mô bệnh học
+ Hình ảnh CT scanner
3.6. Ung thư không biểu mô(non-epithelial cancer)
Là loại ung thư phát triển từ các hệ thống bạch huyết hoặc mạch máu. Chúng
có thể gặp ở nhiều cơ quan khác nhau như da, niêm mạc môi, miệng, ở phổi,... và
có thể gặp ở niêm mạc đường tiêu hóa
+ Hình ảnh đại thể kaposisarcoma đại tràng


Hình 10: Hình ảnh tổn thương kaposisarcome đại tràng trên nội soi đại trực
tràng bằng ống soi mềm
+ Hình ảnh CT canner Kaposisarcoma of rectum

Hình 11: Hình ảnh Kaposisarcome trực tràng
(Nguồn: />
4. Kết luận


Các tổn thương ung thư đại trực tràng là các tổn thương thường gặp, việc
nắm được hình ảnh đại thể và sự tiến triển của bệnh giúp nhiều trong việc định
hướng chẩn đoán ung thư đại trực tràng, cũng như thể ung thư đại trực tràng. Trên

lâm sàng, ta cần lưu ý mức độ ngấm thuốc cản quang, mức độ xâm lấn lan tỏa
thành trực tràng để có thể chẩn đoán được một số thể ung thư đại trực tràng.
Nhưng tuy nhiên, việc nội soi sinh thiết làm giải phẫu bệnh hoặc phẫu thuật lấy
bệnh phẩm mới là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các loại ung thư đại trực tràng.


Tài liệu tham khảo
1.

/>
2.

trang-20160319112236104.htm
/>
3. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Hoài Nga và CS (2006). Tình hình ung thư tại Việt
Nam giai đoạn 2001-2004, Hội thảo quốc tế Y học hạt nhân và ung thư.
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, 9 -12.
4. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và CS (2005). Kết quả bước đầu
nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư ở 6 vùng địa lý Việt Nam
giai đoạn 2001 – 20013, Đặc san ung thư học quý 1,3-7



×