Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Đánh giá tác động của thời tiết cực đoan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HOÀNG THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HOÀNG THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Mã số

: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
TS. NGUYỄN HỒNG HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 9/2017


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

HOÀNG THỊ NHUNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

i



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Hoàng Thị Nhung sinh ngày 15 tháng 9 năm 1986 tại huyện Đăk
Đoa, Tỉnh Gia Lai.
Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thị trấn Đăk Đoa, huyện
Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2006. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông lâm hệ
chính quy tại Đại học Tây Nguyên, năm 2009.
Từ tháng 08/2009 đến nay: Làm viêc tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia
Lai. Từ 07/2014 là học viên Cao học ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường tại
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 236 Phạm Văn Đồng, phường Thống Nhất, thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Mobile: 0979831060
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đánh giá tác động của thời tiết cực đoan đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp thích ứng” là công
trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được
phân tích, thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hoàng Thị Nhung

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên và
Môi trường, phòng Sau Đại học của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình giảng dạy, đóng góp ý kiến quý báu và giúp đỡ cho tôi trong thời gian
học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn Khoa
học – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích và hướng
dẫn tôi từ những hướng đi đầu tiên cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, Trung
tâm khí tượng Tây Nguyên, Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Krông Pa, phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pa, phòng Nông nghiệp huyện Krông Pa,
phòng Thống Kê huyện Krông Pa, UBND các xã Chư Đrăng, Phú Cần, Ia Hdreh,Ia
Rmook, Ia Mlah và thị trấn Phú Túc, các đồng nghiệp, công chức Địa chính xây
dựng các xã và tất cả các hộ dân của khu vực nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong việc cung cấp các thông tin, số liệu và triển khai nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và cảm ơn tất cả bạn bè đã
chia sẽ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn nhưng cũng
không thể tránh những thiếu sót đáng tiếc. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học Viên

Hoàng Thị Nhung

iv



TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tác động của thời tiết cực đoan đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp thích ứng” được
tiến hành tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, thời gian thực hiện đề tài từ năm 2015
đến năm 2017.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của các hiện tượng thời
tiết cực đoan từ năm 2010 đến năm 2016 đến hoạt động sản xuất nông nghiệp thông
qua việc khảo sát thực địa, lấy ý kiến của người dân, từ đó đề xuất giải pháp thích
ứng với thời tiết cực đoan cho lĩnh vực trồng trọt của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp tham vấn cộng đồng, phương pháp
chuyên gia, phương pháp phân tích SWOT và phương pháp đánh giá tác động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời tiết huyện Krông Pa biến động với tần suất
rất nhanh, lượng mưa trung bình hàng năm giảm, hạn hán xảy ra trên diện rộng, kéo
dài. Mưa thường xảy ra tập trung với cường độ mạnh. Các hiện tượng nắng nóng
kéo dài, mưa, lũ làm ảnh hưởng lớn đến diện tích, cơ cấu, năng suất, lịch thời vụ và
tình hình dịch bệnh trên cây trồng tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân và
an ninh lương thực trên địa bàn huyện Krông Pa.
Vì vậy, để thích ứng với thời tiết cực đoan, đề tài đã đề xuất các giải pháp về
giống và cơ cấu cây trồng; giải pháp thời vụ cho từng loại cây; giải pháp quy hoạch
các vùng chuyên canh, thâm canh; mô hình sản xuất; giải pháp khoa học công nghệ,
công trình và giải pháp tổng hợp, giáo dục cộng đồng. Các giải pháp được đề xuất là
góp phần giảm thiểu những tác động của thời tiết cực đoan huyện Krông Pa nói
riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

v


ABSTRACT
The research entiled “Evaluating the impact of extreme weather on

agricultural production in Krong Pa district, Gia Lai province and proposing
solutions for adaptation” was conducted in Krong Pa district, Gia Lai province.
The project has been implemented from 2015 to 2017.
The aim of the study is to evaluate the impact of extreme weather
phenomena from 2010 to 2016 to agricultural production activities based on the
collected data through the field survey, getting opinions of the people in order to
propose solutions to adapt the extreme weather for the cultivation in Krong Pa
district, Gia Lai province.
The research the research used the method of public consultation, expert
method, SWOT analysis and impact assessment methods.
The results show that the weather in Krong Pa district fluctuates with a very
fast frequency. Average annual rainfall decreases and droughts occur on a large and
prolonged scale. The rains usually occur with strong intensity. The phenomena of
long-lasting heat, rains and floods affect the cultivation such as the area, structure,
productivity, seasonal calendar and crop epidemics, directly impacting to the
people’s livelihoods and food security in Krong Pa district.
Therefore, to adapt to extreme weather, the current research has suggested
the solutions of seed and crop pattern; Seasonal solutions for each plant; Planning
solutions for specialized farming, intensive farming; Production model; Scientific
and technological solutions, constructions and integrated solutions, community
education. The proposed solutions are to minimize the impact of the extreme
weather phenomena not only in Krong Pa district but in Gia Lai Province as well.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
HOÀNG THỊ NHUNG..............................................................................................i

LÝ LỊCH CÁ NHÂN................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iv
TÓM TẮT.................................................................................................................v
ABSTRACT.............................................................................................................vi
MỤC LỤC............................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.....................................................................................xiv
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN.........................................................................................4
1.1. Khái quát về thời tiết cực đoan...........................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................4
1.1.2. Tình hình, tác động của thời tiết cực đoan trên thế giới...................................5
1.1.3. Tình hình, tác động của thời tiết cực đoan ở Việt Nam....................................8
1.1.4. Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai..........................................................................15
1.2. Khái quát về huyện Krông Pa...........................................................................20
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................20
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................................27
1.3. Phương pháp đánh giá tác động........................................................................29
1.4. Các nghiên cứu liên quan.................................................................................30
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................33
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................33

vii


2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................33

2.3.2. Phương pháp tham vấn cộng đồng.................................................................34
2.3.2.1. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)...........................................34
2.3.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
(PRA)...................................................................................................................... 36
2.3.3. Phương pháp chuyên gia................................................................................36
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu.........................................37
2.3.5. Phương pháp đánh giá...................................................................................37
2.3.6. Phương pháp đề xuất giải pháp thích ứng......................................................39
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................41
3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Krông Pa.......................................41
3.1.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Krông Pa.......................................41
3.1.2. Diễn biến một số cây trồng ở huyện Krông Pa từ năm 2010 – 2016..............44
3.2. Diễn biến thời tiết ở huyện Krông Pa từ năm 2010 – 2016...............................51
3.2.1. Nắng nóng kéo dài.........................................................................................53
3.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới................................................................................56
3.2.3. Lũ lụt.............................................................................................................58
3.2.4. Hậu quả của thời tiết cực đoan:.....................................................................60
3.3. Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến sản xuất nông nghiệp............................63
3.3.1. Ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài đến cây trồng..........................................64
3.3.2. Ảnh hưởng của mưa, lũ đến cây trồng...........................................................70
3.3.3. Ảnh hưởng của TTCĐ đến lịch thời vụ.........................................................73
3.3.4 Ảnh hưởng của TTCĐ đến cơ cấu cây trồng..................................................74
3.3.5. Ảnh hưởng của TTCĐ đến tình hình dịch bệnh trên cây trồng......................76
3.4. Đề xuất một số nhóm giải pháp thích ứng........................................................78
3.4.1. Nhóm giải pháp về giống và cơ cấu cây trồng...............................................78
3.4.2. Giải pháp về điều chỉnh lịch thời vụ..............................................................79
3.4.3. Giải pháp quy hoạch các vùng chuyên canh, thâm canh................................79
3.4.4. Giải pháp về mô hình sản xuất.......................................................................80

viii



Mô hình sản xuất nấm tại xã Phú Cần.....................................................................80
Mô hình trồng xen canh cây họ đậu với cây sắn......................................................81
3.4.5. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ, công trình...........................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................86
PHỤ LỤC................................................................................................................ 89

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ:

: Áp thấp nhiệt đới

ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

ADPC

: Trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai châu Á (Asian Disaster
Preparedness Center)

ANLT

: An ninh lương thực


BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Asessment)

DBTT

: Dễ bị tổn thương

DN

: Doanh nghiệp

DTTN

: Diện tích tự nhiên

DT

: Diện tích

NS


: Năng suất

SL

: Sản lượng

KT-XH

: Kinh tế xã hội

KTTV

: Khí tượng thủy văn

TTCĐ

: Thời tiết cực đoan

UBND

: Ủy ban nhân dân

HƯNK

: Hiệu ứng nhà kính

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel
on Climate Change)


KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LHQ

: Liên hợp quốc

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NĐTB

: Nhiệt độ trung bình

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

WMO

: Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization)

x


WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

WHO


: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Mức thay đổi nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu Việt Nam..13
Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu.
................................................................................................................................. 15
Bảng 1.3. NĐTB (0C) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại một số trạm
quan trắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai..........................................................................17
Bảng 1.4. Lượng mưa năm (mm) trong các thời kỳ tại một số trạm quan trắc ở tỉnh
Gia Lai so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải TB.................................19
Bảng 1.5. Số giờ nắng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở tỉnh Gia Lai....19
Bảng 1.6. Dự báo sự thay đổi độ ẩm không khí (%) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030..............................................................................19
Bảng 1.7. Các loại đất huyện Krông Pa...................................................................24
Bảng 1.8. Trữ lượng khoáng sản Krông Pa..............................................................26
Bảng 3.1. Một số cây trồng chính của huyện Krông Pa năm 2016..........................43
Bảng 3.2. Phân tích hiện trạng vùng sản xuất khu vực nghiên cứu..........................44
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất cây trồng ở huyện Krông Pa...................................45
Bảng 3.5. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở huyện Krông Pa...................53
Bảng 3.6. Thời gian xuất hiện hạn hán ở huyện Krông Pa từ năm 2010-2016.........55
Bảng 3.7. Tần suất và cường độ hạn hán ở huyện Krông Pa từ 2010-2016.............56
Bảng 3.8. Thời gian xuất hiện bão và ATNĐ ở huyện Krông Pa.............................57

Bảng 3.9. Tần suất, cường độ bão và ATNĐ ở huyện Krông Pa..............................57
Bảng 3.10. Một số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng tới huyện Krông Pa....................57
Bảng 3.11. Thời gian xảy ra lũ ở huyện Krông Pa...................................................59
Bảng 3.12. Tần suất và cường độ lũ ở huyện Krông Pa trong 7 năm gần đây.........59
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của hạn hán đến cây trồng huyện Krông Pa năm 2016.......61
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài đến cây trồng..................................65
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của hạn hán đến cây trồng ở xã Chư Drăng........................69
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mưa, lũ đến sản xuất trồng trọt.....................................70

xii


Bảng 3.17. Lịch thời vụ cây trồng ngắn ngày của huyện Krông Pa.........................73
Bảng 3.18. Sự thay đổi lịch thời vụ của huyện Krông Pa........................................74
Bảng 3.19. Chuyển dịch cơ cấu một số giống cây trồng thích ứng BĐKH..............75
Bảng 3.20. Một số bệnh trên cây trồng sinh ra do TTCĐ........................................76
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của TTCĐ đến sản xuất nông nghiệp..................................78

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1. Diện tích một số loại cây ngắn ngày ở huyện Krông Pa năm 2016..........41
Hình 3.2. Diễn biến diện tích cây trồng ở huyện Krông Pa.....................................45
Hình 3.3. Diễn biến năng suất lúa qua các năm tại huyện Krông Pa.......................46
Hình 3.4. Diễn biến diện tích trồng ngô ở một số xã ở huyện Krông Pa.................47

Hình 3.5. Diễn biến năng suất ngô trên địa bàn huyện Krông Pa............................48
Hình 3.6. Diễn biến diện tích trồng sắn ở một số xã ở huyện Krông Pa..................49
Hình 3.7. Diễn biến năng suất sắn huyện Krông Pa giai đoạn 2010-2016...............49
Hình 3.8. Diễn biến diện tích trồng thuốc lá ở một số xã ở huyện Krông Pa...........50
Hình 3.9. Diễn biến năng suất thuốc lá huyện Krông Pa giai đoạn 2010-2016........51
Hình 3.10. Số ngày nắng nóng trên 40°C năm 2016................................................53
Hình 3.11. Diến biến nhiệt độ trung bình, số giờ nắng của huyện Krông Pa...........55
Hình 3.12. Diễn biến độ ẩm (%), lượng mưa (mm) ở huyện Krông Pa...................58
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài đến diện tích cây trồng...................67
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài đến năng suất cây trồng..................67
Hình 3.15. Ảnh hưởng của mưa, lũ đến diện tích cây trồng....................................72
Hình 3.16. Ảnh hưởng của mưa, lũ đến năng suất cây trồng...................................72
Hình 3.17. Mô hình sản xuất nấm tại xã Phú Cần....................................................81
Hình 3.18. Mô hình trồng xen canh cây họ đậu với cây sắn....................................82

xiv


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu, là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong đó, sự gia tăng
các hiện tượng thời tiết cực đoan (TTCĐ) như bão, lũ, hạn hán,...diễn ra rõ rệt ở hầu
hết các nơi trên thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới - WB (2007), Việt
Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH. Ở Việt
Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 0C.
Theo tính toán của các chuyên gia, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên
30C vào năm 2100 (Bộ TN&MT, 2011).
Nhiệt độ tăng và mưa lớn tập trung theo mùa gây ảnh hưởng đến tất cả các
lĩnh vực đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, khu

vực Tây Nguyên thường xuyên xảy ra các hiện tượng TTCĐ, ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Gia Lai nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên là nơi chịu ảnh hưởng bất lợi của
TTCĐ đến các ngành kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Trong thời gian
gần đây, cường độ và tần suất của các hiện tượng TTCĐ ngày càng tăng, ảnh hưởng
trên diện rộng chẳng hạn như hạn hán ở khu vực phía Đông và Đông Nam; lũ lụt ở
khu vực phía Đông, Đông Nam và phía Tây của tỉnh làm thiệt hại hệ thống cơ sở hạ
tầng, hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Krông Pa là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, địa hình của
huyện Krông Pa chia thành hai vùng với hai kiểu địa hình chính là vùng thung lũng
và vùng đồi núi, phần lớn người dân địa phương hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp. Trong những năm gần đây thời tiết ở huyện Krông Pa có nhiều thay đổi
không theo qui luật như: nắng hạn đến sớm và kéo dài, mùa mưa dịch chuyển và
đến muộn hơn, lốc xoáy, mưa đá,…tác động đến đời sống, hoạt động sản xuất của
người dân.

1


Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên nên hàng năm phải sản xuất cầm chừng hoặc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, mùa vụ,... theo kinh nghiệm truyền thống địa phương. Điều này dẫn đến
năng suất và sản lượng thu hoạch bấp bênh, đời sống của người dân hết sức khó
khăn. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào nguyên cứu về lĩnh vực này trên địa
bàn huyện Krông Pa. TTCĐ đang tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nơi
đây. Đặc biệt là cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các tác
động của TTCĐ ngày càng gia tăng. Vì vậy việc nghiên cứu tác động của thời tiết
cực đoan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp từ đó đưa ra các nhóm giải pháp thích
ứng với TTCĐ đối với nông nghiệp là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do đó, tác
giả tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá tác động của thời tiết cực đoan đến hoạt

động sản xuất nông nghiệp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp
thích ứng".
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng với tác động của
thời tiết cực đoan.
Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hiện trạng nông nghiệp của huyện Krông Pa;
- Đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kéo dài,

hạn hán, bão – áp thấp nhiệt đới, lũ lụt) đến lĩnh vực trồng trọt của huyện Krông Pa;
- Đề xuất được các nhóm giải pháp thích ứng với thời tiết cực đoan cho lĩnh

vực trồng trọt của huyện Krông Pa.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Krông Pa.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 – 2016
- Về thời gian thực hiện luận văn: Từ năm 2015 - 2017.

2


- Giới hạn về nội dung:

Cây công nghiệp lâu năm: thuốc lá
Cây ngắn ngày: lúa, ngô, sắn

3



Chương 1.
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về thời tiết cực đoan
1.1.1. Một số khái niệm
- Thời tiết: là trạng thái của khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm
nhất định, được xác định bằng các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,
mưa…Thời tiết có thể được dự báo hàng giờ, hàng ngày hay dài hơn đến một tuần.
- Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt/thời tiết cực đoan: là các hiện tượng
trong đó các yếu tố khí tượng nằm ở hai phía, thậm chí vượt ra ngoài các cực trị của
dao động thời tiết (các hiện tượng khí tượng dị thường, thiên tai như: mưa lớn, hạn
hán và lũ lụt, rét hại, bão, tố, lốc,…). Các hiện tượng thời tiết cực đoan thực chất là
các thiên tai xảy ra bất thường, gây ra các tổn hại to lớn cho tự nhiên và đời sống xã
hội.
- BĐKH là thách thức lớn nhất của loài người trong thế kỷ XXI: Nhiều
chuyên gia đều nhất trí rằng “BĐKH mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước
biển dâng đang là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI”. Vì BĐKH
tác động một cách mạnh mẽ và lâu dài tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực trên
phạm vi toàn cầu. Để ứng phó một cách hiệu quả với BĐKH cần phải có sự quyết
tâm, đồng thuận cao và sự đầu tư lớn về sức lực, trí tuệ và tài chính của cả cộng
đồng quốc tế.
- Dễ bị tổn thương: DBTT là trạng thái một cá nhân, hộ gia đình hay một
cộng đồng bị tác động bởi các điều kiện bất lợi làm hạn chế khả năng ngăn chặn,
giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc ứng phó với một hiểm họa.

4


- Thiên tai: Là các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun

trào, sóng thần, vòi rồng (lốc xoáy), trượt lỡ đất đá,… gây ra sự tổn hại về người và
vật chất cho cộng đồng và cho hệ sinh thái.
- Thích ứng: Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng
phó những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc
tận dụng những lợi ích mang lại. Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một
phương thức giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững. (Nguồn:
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
1.1.2. Tình hình, tác động của thời tiết cực đoan trên thế giới
Trong những thập kỷ qua, nhân loại đã và đang chịu sự tác động từ các biến
động bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy
quyển không ngừng nóng lên làm xáo động môi trường, gây ra nhiều hệ lụy đối với
đời sống con người. Nguyên nhân chính là do các hiện tượng TTCĐ tác động lên
hành tinh chúng ta. Từ những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, các nhà khoa học hàng đầu thế giới tại các trung tâm nghiên cứu khoa học đã
bắt tay vào nghiên cứu sự thay đổi bất thường của khí hậu. Năm 1988, Tổ chức Liên
Chính phủ về BĐKH của Liên Hiệp quốc International Panelon Climate Change
(IPCC) được thành lập bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới World Meteorological
Organization (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc United Nations
Environment Programme (UNEP) đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa
học quốc tế. Tổ chức này đã đưa ra lý thuyết về hiệu ứng nhà kính (HƯNK).
Năm 1990, IPCC đã công bố các nghiên cứu về BĐKH, bao gồm hiện tượng
nóng lên toàn cầu, khí nhà kính, HƯNK, nước biển dâng, các tác nhân khí hậu, lịch
sử thay đổi của khí hậu Trái Đất và trở thành một cơ sở khoa học khi nghiên cứu về
vấn đề này. Dựa trên việc mở rộng, cải thiện khối lượng lớn dữ liệu quan trắc và
phân tích có độ tin cậy cao, IPCC đã đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ rằng hiện
tượng nóng lên toàn cầu quan trắc diễn ra trong 50 năm qua là do các hoạt động của
con người.

5



Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh do Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Riode
Janeiro (Brazil) đã thông qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế
21 nhằm cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển Trái đất, vốn
được coi là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng hiểm họa từ các hiện tượng TTCĐ.
Năm 1997, tại Hội nghị Kyoto, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua. Đến
đầu tháng 2/2005 đã được nguyên thủ của 165 quốc gia, trong đó có Việt Nam phê
chuẩn. Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam đã phê chuẩn
Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005. Nghị định thư Kyoto đã mở ra một hướng
mới giúp các Quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn, đồng thời chia sẻ trách
nhiệm giữa các nước phát triển với các nước đang hoặc chậm phát triển.
Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự, thuộc trung tâm sẵn sàng
ứng phó với thiên tai châu Á Asian Disaster Preparedness Center (ADPC) đã nghiên
cứu và ứng dụng hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ
thống thông tin này bao gồm một chương trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ
biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ thống này mà người dân có thể
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện biến đổi của
thời tiết, khí hậu.
Trong báo cáo của IPCC (International Panel on Climate Change) năm 2004,
đã trình bày những kết quả nghiên cứu để trả lời câu hỏi tại sao nhiệt độ trái đất
thay đổi ảnh hưởng lớn đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc điểm
đó của Trái đất. Các đặc điểm này lại tác động đến nơi sống các loài sinh vật và sự
phát triển kinh tế của con người. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận rằng, nhiệt độ Trái
đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6 0C làm cho nhiều vùng băng hà, tăng
diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu bị tan chảy, nước biển giãn nở dẫn đến mực
nước biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của BĐKH ảnh hưởng
ngày một sâu rộng đến các hệ sinh thái. Cụ thể là: Hàng trăm loài thực vật và động
vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố, thời gian, chu kỳ sống của chúng để thích
ứng với sự BĐKH. Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim, cá đã chuyển
dịch lên phía Bắc và vùng cao hơn, nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài


6


chim bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật vào mùa sinh sản sớm hơn,
nhiều loài côn trùng xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày
càng nhiều.
Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (2007) đã nhận
định: BĐKH với sự gia tăng các hiện tượng TTCĐ đang gây ra tình trạng suy thoái
môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi thế giới phải hành động khẩn cấp hơn bao
giờ hết. TTCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều loài sinh vật và sự phát triển
của con người. Theo đánh giá của IPCC (2007), biến đổi khí hậu làm quá trình acid
hóa trong đại dương diễn ra ngày càng mạnh dẫn đến hiện tượng tẩy trắng các rạn
san hô sẽ là hệ sinh thái đầu tiên trên thế giới biến mất hoàn toàn, khả năng bảo vệ
bờ biển mất đi, kết quả là vùng ven biển sẽ ngày càng hứng chịu nhiều thách thức
trước bão tố và lũ lụt.
Ramamasy & Bass (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Biến đổi
khí hậu và sự thay đổi thích ứng với hạn hán ở Bangladesh”. Đây là tài liệu quan
trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm chuyên về kỹ thuật, các nhóm quản lý
thiên tai, đại diện cho cộng đồng để thích ứng và ứng phó với BĐKH. Đặ biệt sự gia
tăng thường xuyên của hạn hán ở Bangladesh, một quốc gia đứng đầu về tổn thương
do biến đổi khí hậu gây ra.
Lynday (2008) đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí
hậu và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của chính quyền địa phương,
chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Ontario,
Canada. Nghiên cứu này chỉ ra một số biện pháp thích ứng và nâng cao năng lực
quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về tài
nguyên nước.
Ngày 19/7/2011, báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2011
do Bộ NN&PTNT Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển LHQ tại Việt

Nam và Cơ quan Chiến lược giảm thiểu thiên tai quốc tế của LHQ (UNISDR) tổ
chức tại Hà Nội, đã chỉ rõ xu thế rủi ro về con người trên toàn cầu do các hiểm họa
lớn liên quan đến khí hậu có xu hướng giảm đi, so với 20 năm trước, nguy cơ thiệt

7


hại về người do bão nhiệt đới hay lũ đã thấp hơn nhiều. Dự báo thiệt hại kinh tế tiếp
tục gia tăng ở tất cả các khu vực và đe doạ nghiêm trọng nền kinh tế của các nước
có thu nhập thấp. Ước tính, tỷ trọng GDP của toàn thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng
do bão đã tăng từ 4,13% (năm 1970) lên 4,47% (năm 2010), tương đương với 1,5
nghìn tỷ USD. Điều này một lần nữa cho thấy, nền kinh tế mạnh cũng không thể
tránh khỏi rủi ro thiệt hại về kinh tế do thảm họa thiên tai và khí hậu cực đoan.
Tại Hội nghị của LHQ về BĐKH được tổ chức tại thủ đô Doha, Quatar
(2013), đại diện của 27 quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU), Australia và
Thụy Sỹ cùng 8 nước công nghiệp khác trên thế giới đã ký thỏa thuận gia hạn Nghị
định thư Kyoto từ ngày 1/1/2013 đến năm 2020, trong khi chờ một thỏa thuận quốc
tế mới về cắt giảm khí nhà kính (còn được gọi là Nghị định thư “hậu Kyoto”. Kết
quả này của hội nghị được xem là bước đi quan trọng tiến tới một thỏa thuận quốc
tế mới của LHQ dự kiến sẽ thông qua vào năm 2015 và có thể có hiệu lực vào năm
2020 khi thời hạn kéo dài của Nghị định thư Kyoto kết thúc.
1.1.3. Tình hình, tác động của thời tiết cực đoan ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, thiên tai ngày càng gia tăng cả
về cường độ, quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, kèm theo những đột biến khó lường.
Chỉ tính 15 năm gần đây (1998-2013), các thiên tai như: bão, lũ, lốc tố,... đã gây
thiệt hại đáng kể về người, tài sản của nhà nước và nhân dân, làm chết, mất tích
5.155 người, bị thương 5.530 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 5.494.000
ngôi nhà. Thiệt hại về vật chất lên tới 55.542 tỷ đồng (theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 2013).
Đứng trước những thách thức của BĐKH đòi hỏi chúng ta phải có những

việc làm cấp bách và thiết thực nhằm tìm ra những nhóm giải pháp thích ứng và
khắc phục. Năm 2008 chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngay sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành khung chương trình thích ứng với BĐKH giai đoạn 2008-2020.
Gần đây nhất Chính phủ đã công bố các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam.

8


Theo chương trình mục tiêu quốc gia, hai chỉ tiêu cơ bản cần thực hiện là
hoàn thành việc xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận đánh giá tác động của
BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đến các lĩnh vực, ngành và địa phương. Triển
khai thí điểm đánh giá tác động của BĐKH đối với một số lĩnh vực, ngành, địa
phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH như: tài nguyên nước, nông
nghiệp, sức khỏe, sinh kế, vùng đồng bằng và dải ven biển. Đến nay, chương trình
đã thu được những kết quả khả thi, thể hiện sự linh hoạt trong công tác ứng phó với
biến đổi khí hậu của chính quyền cũng như người dân địa phương.
Năm 1993, Trần Đức Lương có bài viết hiểm họa của BĐKH – Hội thảo
Quốc gia về BĐKH - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức. Bài viết của
tác giả đã nêu lên các nguyên nhân gây ra BĐKH, các hiểm họa đã xảy ra đối với
nhân loại trên thế giới và Việt Nam.
Năm 1994, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã xếp Việt Nam nằm trong
nhóm có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH. Hiệp định khung về
BĐKH của LHQ đã dẫn thông báo đầu tiên của Việt Nam cho biết, trong suốt 30
năm qua, mực nước biển quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng.
Bộ Tài nguyên môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm
33 cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1m. Với mức độ này, Việt Nam nguy cơ chịu
tốn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD.
Nguyễn Ngọc Thụy (1997), nghiên cứu ảnh hưởng của El-Nino tới nước biển

dâng - Hội nghị khoa học lần thứ 4 - Viện khí tượng thủy văn. Tác giả đã nêu lên
tiến trình nước biển dâng do ảnh hưởng của El-Nino trong những thập niên cuối thế
kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu học tập và hợp tác Quốc tế Canada (CECI)
đã công bố công trình nghiên cứu của mình về việc: Xây dựng năng lực thích ứng
với BĐKH ở miền Trung Việt Nam (2002 – 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm
củng cố năng lực để lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông
qua việc ứng phó với thiên tai.

9


×