Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số suy nghĩ về vấn đề đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.01 KB, 10 trang )

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PGS.TS. Chu Thị Thủy An
Trường Đại học Vinh
Tóm tắt: Phát triển năng lực người học là định hướng cơ bản, then

chốt của Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông
sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn nhà trường tiểu học trong những năm tới, các
trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học phải đổi mới cả về mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo. Bài viết đưa ra
những đề xuất về xác định mục tiêu của chương trình đào tạo, cách
thức biên soạn giáo trình, việc xây dựng và tổ chức quá trình rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm, việc xây dựng và sử dụng trường thực
hành sư phạm, việc sử dụng phương pháp dạy học trong các môn
học.
1.Phát triển năng lực người học (competency – based approach) là định

hướng cơ bản, then chốt của Đề án Đổi mới chương trình và sách
giáo khoa phổ thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể (dự thảo) cũng đã
nhấn mạnh mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học là “nhằm
chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu của việc hình thành và
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực
được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông”. Để đảm
bảo đào tạo ra đội ngũ giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục
cấp tiểu học, các trường sư phạm thực sự phải nghiên cứu, xây
dựng nội dung chương trình, qui trình đào tạo theo định hướng mới,
đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của giáo dục nước nhà. Chủ



yếu là xuất phát từ kinh nghiệm đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ
đại học ở trường Đại học Vinh, tham luận này trình bày một số suy
nghĩ về đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường sư phạm theo định
hướng tiếp cận năng lực.
2. Các thành tựu nghiên cứu lý luận về năng lực và sự phát triển năng lực

2.1. Theo các nhà tâm lý học:“Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm
lý của một cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.”
Chương trình GDPT tổng thể xuất phát từ góc độ giáo dục học, nêu
một quan điểm cụ thể hơn: “Năng lực là khả năng thực hiện thành
công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng
hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng
thú, niềm tin, ý chí... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các
vấn đề của cuộc sống.” Tuy nhiên, các quan điểm này đều thống nhất
ở những vấn đề sau: năng lực được hình thành và bộc lộ trong hoạt
động; năng lực được gắn với một hoạt động cụ thể; năng lực chịu sự
chi phối của các yếu tố bẩm sinh di truyền, môi trường và hoạt động
của

bản

thân.

2.2.Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau: năng lực
chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là năng lực cần thiết
cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như năng lực phán xét,
năng lực tư duy, năng lực khái quát hoá, năng lực tưởng tưởng…
Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong một lĩnh vực nhất

định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực
kinh doanh, hội hoạ, toán học... Năng lực chung và năng lực chuyên
môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở


của năng lực chuyên môn, năng lực chung càng phát triển thì năng
lực năng lực chuyên môn càng cao. Ngược lại sự phát triển của năng
lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng
đối

với

sự

phát

triển

của

năng

lực

chung.

Chương trình GDPT tổng thể cũng cho rằng: “Năng lực chung là
năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để
sống, học tập và làm việc. Các hoạt động giáo dục với khả năng khác
nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các

năng lực chung của học sinh. Năng lực đặc thù môn học (của môn
học nào) là năng lực mà môn học (đó) có ưu thế hình thành và phát
triển (do đặc điểm của môn học đó).” Những năng lực cơ bản này
không phải là bẩm sinh, mà nó phải được bồi dưỡng, giáo dục, và
phát triển ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi
hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở
mỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục.
2.3. Thành tựu nghiên cứu tâm lý học cũng đã chỉ ra mối quan hệ
giữa

năng

lực

với

các

khái

niệm

khác:

Thứ nhất là quan hệ giữa năng lực và tư chất: Tư chất là một đặc
điểm riêng của mỗi cá nhân về giải phẩu sinh lý bẩm sinh của bộ
não, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích tạo nên sự khác nhau
giữa con người với nhau.Tư chất là một trong những điều kiện hình
thành của năng lực nhưng không quy định sự phát triển của năng
lực.Trên cơ sở tư chất của con người, có thể hình thành những năng

lực

rất

khác

nhau.

Thứ hai, quan hệ giữa năng lực và thiên hướng: Thiên hướng là
khuynh hướng cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó.Thiên
hướng và năng lực hoạt động thường ăn khớp với nhau và cùng


phát triển. Thiên hướng mạnh mẽ của con người với hoạt động nào
đó



dấu

hiệu

năng

lực

đang

hình


thành.

Thứ ba, quan hệ giữa năng lực và tri thức, kĩ năng, kỹ xảo: Tri thức,
kĩ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực song
không đồng nhất với năng lực. Năng lực góp phần làm cho quá trình
lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động được nhanh
chóng, thuận lợi, dễ dàng hơn. Có năng lực hoạt động tức là có tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực đó nhưng có tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo không có nghĩa là có năng lực.
3. Những ứng dụng trong việc đào tạo giáo viên tiểu học theo định hướng
tiếp

cận

năng

lực

3.1. Năng lực có quan hệ mật thiết với tư chất và thiên hướng, năng
lực chịu sự chi phối của yếu tố bẩm sinh, di truyền, vì vậy, kết quả
đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào vào tư chất, thiên hướng của người
học. Theo chúng tôi, phải có những chính sách mạnh mẽ để đảm bảo
thu hút được những sinh viên có tư chất, có thiên hướng về sư phạm
giáo dục tiểu học. Các chính sách này có thể là đảm bảo việc làm,
đảm bảo mức lương cao cho giáo viên tiểu học…Mặt khác, trong quá
trình tuyển sinh, phải có biện pháp phát hiện ra những người có thiên
hướng, có hứng thú về sư phạm giáo dục tiểu học. Hiện nay, chúng
ta vẫn chỉ quan tâm đến việc xây dựng chuẩn đầu ra mà chưa chú
trọng


“chuẩn

đầu

vào”.

3.2. Phải cụ thể hóa hệ thống năng lực cần phát triển cho sinh viên
khi xây dựng chương trình đào tạo, coi trọng rèn luyện các năng lực
bề nổi, tạo tiền đề phát triển các năng lực chiều sâu cho sinh
viên.Trong quá trình đào tạo, phải chú trọng phát triển toàn diện năng
lực sư phạm chung và những năng lực đặc thù của người giáo viên


tiểu

học

cho

sinh

viên.

3.3. Năng lực được hình thành và bộc lộ qua hoạt động, cho nên quá
trình đào tạo phải thực sự là quá trình tổ chức cho người học tham
gia các hoạt động học tập và rèn luyện cụ thể, đa dạng, trên nhiều
lĩnh vực cụ thể để họ có điều kiện phát triển năng lực, phát triển tối
đa tư chất và thiên hướng của mình. Như vậy, phải tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp đào tạo ở các trường sư phạm,
đổi mới thật sự và có chiều sâu, không dừng lại ở hình thức bề ngoài

như hiện nay. Phương pháp giảng dạy không được truyền thụ một
chiều, dạy học phải thông qua hệ thống bài tập, hệ thống nhiệm vụ,
sinh viên phải tự giải quyết các vấn đề giảng viên đặt ra, tự rèn cách
học, phương pháp học, tự rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp.
3.4. Việc đổi mới này phải bắt đầu từ việc hiện đại hóa nội dung,
chương trình và giáo trình, bài giảng, hiện đại hóa cả về nội dung và
hình thức, đảm bảo cho sinh viên được trang bị (thông qua hoạt động
học tập) và tự trạng bị (thông qua các hoạt động tự học, tự rèn luyện)
những kiến thức hiện đại, tiến bộ nhất ở trong nước và trên thế giới
về những ngành khoa học có liên quan nhằm đào tạo ra những giáo
viên tiểu học có năng lực, hiện đại về quan điểm giáo dục, chủ động,
có khả năng tự nâng cao nghiệp vụ, sáng tạo trong dạy học và giáo
dục học sinh. Giáo viên tiểu học mà chúng ta đào tạo ra hiện nay tính
chủ động, sáng tạo chưa cao, còn có thói quen rập khuôn, máy móc
trong dạy học và giáo dục học sinh, làm dụng “mẫu” trong công việc,
trong giảng dạy. Muốn phục vụ tốt cho việc đổi mới chương trình,
SGK phải đào tạo được đội ngũ giáo viên có năng lực tức là có tri
thức, có kỹ năng, có lòng yêu nghề, say sưa với hoạt động nghề
nghiệp, năng động, chủ động, sáng tạo; có thể thực hiện tốt nhiệm vụ


giáo

dục

của

mình.

3.5. Bên cạnh đó, là việc xây dựng qui trình đào tạo hiện đại, năng

động, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp giữa các
hoạt động học tập ở giảng đường đại học và các hoạt động thực
hành nghề ở các trường tiểu học với đối tượng học sinh tiểu học và
giáo viên tiểu học thật sự, với các nhiệm vụ thực hành cụ thể, thực
tế, sinh động và có tính thử thách.
4. Những nhiệm vụ cụ thể của các trường sư phạm trong đào tạo giáo viên
tiểu

học

hiện

nay

4.1. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hướng đến
mục tiêu phát triển năng lực sư phạm giáo dục tiểu học cho người
học, bao gồm hệ thống năng lực sư phạm chung và các năng lực
đặc

thù

của

người

giáo

viên

tiểu


học.

Chương trình đào tạo nên cốt lõi, cân đối giữa thời lượng lí thuyết và
thực hành; coi trọng việc xác định tỉ lệ hợp lý giữa các môn chung và
các môn chuyên ngành; giữa môn khoa học cơ bản và khoa học sư
phạm.
Trong mục tiêu của mỗi môn học, nên xác định hệ thống năng lực
tương ứng phải hình thành và phát triển cho sinh viên. Chẳng hạn,
môn Tiếng Việt, cần xác định rõ hai loại năng lực cần hình thành cho
sinh viên: năng lực tiếng Việt, năng lực sử dụng tiếng Việt. Môn
Phương pháp dạy học tiếng Việt thì cần xác định mục tiêu cơ bản là
hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực giảng dạy tiếng Việt
cho học sinh tiểu học, bên cạnh đó là tiếp tục trau dồi năng lực tiếng
Việt



năng

lực

sử

dụng

tiếng

Việt.


4.2. Biên soạn hệ thống giáo trình và tài liệu học tập theo hướng hiện
đại, theo mô đun.Trong đó, coi trọng việc thiết kế hệ thống nhiệm vụ


cụ thể mà sinh viên phải thực hiện để đạt được mục tiêu mà từng mô
đun, từng chủ đề, từng hoạt động đã đặt ra.Thông qua, việc tiến
hành các hoạt động để giải quyết hệ thống nhiệm vụ mà giáo trình
đặt ra các năng lực của sinh viên được bộc lộ một cách tích cực, tự
nhiên,

hiệu

quả.

Các giáo trình về khoa học cơ bản, hệ thống nhiệm vụ sẽ chính là hệ
thống bài tập có tích hợp kiến thức lý thuyết. Sau khi giải quyết hệ
thống bài tập, sinh viên có được kiến thức lý thuyết cơ bản và có
năng lực để nghiên cứu sâu hơn về vần đề lý thuyết tương ứng.
Các giáo trình về phương pháp dạy học, hệ thống nhiệm vụ thường
phong phú hơn như làm việc với tài liệu tham khảo, làm việc với sách
giáo khoa, thiết kế giáo án, thiết kế bài tập… Bởi mục tiêu của các
môn phương pháp dạy học là phát triển các năng lực dạy học.
Các giáo trình về Tâm lý học, Giáo dục học nên chú trọng thiết kế
các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn nhà trường, từ việc giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn sinh viên sẽ trừu tượng hóa các hiện tượng
tâm lý, giáo dục lên để rút ra các vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ.
4.3. Thiết kế và tổ chức qui trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
(NVSP) theo mô đun để đảm bảo tính năng động, linh hoạt, hiệu quả,
phù hợp với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Mỗi mô đun rèn
luyện NVSP cũng có mục tiêu chính và mục tiêu phụ: hình thành

năng lực cơ bản và củng cố các năng lực mà sinh viên đã có trước
đó.
Qui trình rèn luyện này phải thiết kế khoa học, đảm bảo sự thống
nhất chặt chẽ, tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc
học tập lý thuyết trên giảng đường và hoạt động rèn nghề ở trường
thực hành.Mỗi tiểu mô đun rèn luyện NVSP tương ứng với một số


môn học trong chương trình, vì thế sẽ tương ứng với các năng lực
nhất

định

cần

hình

thành



củng

cố.

Việc tổ chức hoạt động thực hành rèn luyện NVSP nên phát huy đến
mức cao nhất mức độ tự lực, tự lập trong học tập của sinh viên; thiết
kế mô đun hướng dẫn thật chi tiết, cụ thể để sinh viên tự thực hiện
dưới sự giúp đỡ của giáo viên trường thực hành, không nên có sự
hướng


dẫn

quá

sát

sao

của

giảng

viên.

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình rèn luyện NVSP phải chú trọng
khâu đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả phải dựa trên những sản
phẩm cụ thể, bộc lộ năng lực của sinh viên: bài viết chữ đẹp, băng
ghi âm đọc diễn cảm, giáo án đã thiết kế, đề kiểm tra và đáp án đã
xây dựng, bài làm của học sinh đã được chấm, phiếu đánh giá giờ
dạy

đã

điền

sau

khi


dự

giờ…

4.4. Xây dựng hệ thống trường thực hành sư phạm theo hai hình
thức: trường thực hành trực thuộc trường Đại học sư phạm và
trường thực hành “vệ tinh” (sử dụng các trường trọng điểm của địa
phương). Đào tạo giáo viên tiểu học theo định hướng tiếp cận năng
lực không thể thành công nếu không coi trọng hệ thống trường thực
hành sư phạm.Trường thực hành sư phạm là “mảnh đất” thực tiễn
đầy tình huống sinh động và gai góc, có vấn đề để sinh viên trải
nghiệm và phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. Đối với giảng
viên, đó là điều kiện thể hiện ý đồ dạy học, để thiết kế các hoạt động,
các nhiệm vụ cho sinh viên phù hợp với mục tiêu đã xác định của
môn học, của mô đun dạy học. Mặt khác, đây cũng là “mảnh đất màu
mỡ” để giảng viên tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục
theo

định

hướng

phát

triển

năng

lực


người

học.

4.5.Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong


giảng dạy tất cả các môn học. Sinh viên phải được “đắm mình” trong
phương pháp dạy học tích cực, năng lực dạy học được hình thành
một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn không ép buộc,khiên cưỡng. Hiện
nay, ở các trường sư phạm, sinh viên tiếp thu những hiểu biết về
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho học sinh tiểu học
thông qua các phương pháp học tập truyền thống, truyền thụ một
chiều của giảng viên do điều kiện dạy học ở trường đại học không
phù hợp. Chính vì vậy, năng lực sử dụng các phương pháp và kĩ
thuật

này

của

sinh

viên

vẫn

hạn

chế.


Tóm lại, trường Đại học sư phạm phải chuyển mình cùng với sự đổi
mới của nền giáo dục nước nhà, của các cấp học phổ thông. Để đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn nhà trường tiểu học trong những
năm tới, các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học phải đổi mới
cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo. Chúng tôi
hi vọng sẽ có những bài viết cụ thể hơn về những ý tưởng khái quát
đã nêu trên đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo xây dựng chương

trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học
sinh,
2.



Nội,

12/2014.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông

tổng thể (trong chương trình Giáo dục phổ thông mới), Hà Nội,
7/2015.
3.


Chu Thị Thủy An, “Đổi mới qui trình rèn luyện nghiệp vụ sư

phạm thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trường
Đại học Vinh”, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, 11/2010.


4.

Chu Thị Thủy An, “Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa

trường Sư phạm và mạng lưới trường thực hành trong hoạt động rèn
luyện NVSP thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học”,
Tạp

chí

Giáo

chức

Việt

Nam,

số

80,

2013.


5.Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lý người,
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2003.



×