Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Luật HNGĐ 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.78 KB, 18 trang )

Đề số 01: Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

LỜI MỞ ĐẦU
Ca dao Việt Nam xưa có câu: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà- Trong ba việc ấy ắt
là khó thay” để chỉ những công việc “khó khăn”, quan trọng trong cuộc đời của
một người đàn ông. Ngày nay, những việc trọng đại ấy vẫn được coi là tiêu chí để
đánh giá một khía cạnh nào đó khi chọn vợ chọn chồng. Bước sang thời kì mới của
đất nước, trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc
“lấy vợ lấy chồng” (theo cách nói dân gian) càng được pháp luật quan tâm và điều
chỉnh. Để tránh việc kết hôn không theo một điều kiện, tiêu chí nào, tránh sự tùy
tiện của những phong tục lạc hậu, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 trên cơ sở
hoàn thiện, sửa đổi bổ sung từ các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm
1986, năm 2000 đã đặt ra những điều kiện kết hôn nhất định mà chỉ khi tuân theo
điều đó, công dân mới được nhà nước bảo hộ, đảm bảo, bảo vệ, công nhận là hôn
nhân hợp pháp. Vậy luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định những điều
kiện như thế nào về điều kiện kết hôn ?


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
1.

Một số vấn đề lí luận chung về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014:
Một số khái niệm:
Về khái niệm kết hôn, theo từ điển Tiếng Việt, kết hôn là việc nam-nữ chính

thức lấy nhau thành vợ thành chồng. Dưới góc độ pháp lí, kết hôn là một chế định,
chế định kết hôn là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập
quan hệ vợ chồng, bao gồm các quy phạm pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng kí
kết hôn và hình thức xử lí đối với những trường hợp vi phạm kết hôn. Theo sự kiện


pháp lí, kết hôn là sự kiện pháp lí được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân
thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
Theo khoản 5- điều 3 luật Hôn nhân và Gia đình 2014, kết hôn là việc nam và nữ
xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết
hôn và đăng kí kết hôn.
Về điều kiện kết hôn, tại điều 8 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)
b)
c)
d)

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy

2.

định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của luật Hôn nhân và Gia đình.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Về đăng kí kết hôn, tại điều 9 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:


“ 1. Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng kí theo quy định tại khoản này thì không có giá trị
pháp lí.

2.

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng kí kết
hôn. ”

Trong phạm vi đề tài, người viết chỉ đề cập về điều kiện kết hôn theo luật Hôn
nhân và Gia đình 2014.
2.

Ý nghĩa của các khái niệm:

Việc Luật hóa quy định cụ thể về các khái niệm giúp thể hiện quyền tự nhiên cơ
bản của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Thêm nữa, điều đó tạo cơ sở
pháp lí để nhà nước bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn, mặt khác
giúp mỗi công dân tạo dựng gia đình hợp pháp, góp phần duy trì và thức đẩy sự
phát triển của xã hội.
II.
1.

Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
Tuổi kết hôn:

Tại điểm a- khoản 1 điều 8 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “ Nam từ
đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” được kết hôn. Việc quy định độ tuổi
như vậy không phải sự tùy tiện của nhà làm luật, những nhà làm luật dựa trên cơ sở
tâm lí, sinh lí và điều kiện kinh tế chung, cũng như văn hóa Việt Nam mà quyết
định độ tuổi. Trước khi luật Hôn nhân và Gia đình ban hành có hiệu lực, trong dự
thảo luật và các ý kiến khác nhau cho rằng nên lùi độ tuổi về nam từ đủ 18 tuổi trở
lên và nữ từ đủ 16 tuổi trở lên như một số nước Châu Âu, hay tăng độ tuổi lên như
Trung Quốc với nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên… Tuy nhiên,

cuối cùng các nhà làm luật vẫn quyết định giữ điều kiện về độ tuổi với nam từ đủ


20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn, “từ đủ” nghĩa là tròn từ đủ
tuổi đó trở đi.
Luận giải về quyết định này, có thể nói về khía cạnh sinh học, giai đoạn này
nam và nữ đã cơ bản hoàn thiện khả năng sinh sản, tâm lí ổn định hơn so với giai
đoạn bắt đầu dậy thì và trong giai đoạn dậy thì. Nói “ cơ bản hoàn thiện” bởi theo
nghiên cứu mới được công bố thì các nhà khoa học cho rằng hiện nay nam giới và
nữ giới vẫn tiếp tục phát triển về sinh học đến 25 tuổi với nam và 23 tuổi với nữ.
Với quy định về độ tuổi như vậy giúp con cái sinh ra được đảm bảo khỏe mạnh,
điều kiện phát triển tốt cả thể lực và trí lực. Về khả năng nhận thức và chịu trách
nhiệm, điều này nhằm thống nhất với các quy định chung của Bộ luật Dân sự,
khoản 1 điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Người thành niên là người từ đủ
mười tám tuổi trở lên”, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, từ đó
kéo theo các ảnh hưởng về quyền và lợi ích pháp luật khác cũng được đảm bảo.
Trên cơ sở phong tục tập quán truyền thống và điều kiện đảm bảo kinh tế, độ tuổi
từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ giúp đảm bảo
điều kiện về kinh tế hơn do đang trong giai đoạn dồi dào của tuổi trẻ, từ đó đảm
bảo các điều kiện về kinh tế cho gia đình, đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng con
cái, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ.
Tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cũng
quy định rõ cách tính tuổi đối với những trường hợp không xác định được ngày
sinh, tháng sinh thì được thực hiện như sau tại khoản 1 điều 2: “ a) Nếu xác định
được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định
là tháng một của năm sinh. b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng
không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của
tháng sinh”.
2.


Sự tự nguyện của hai bên:


“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” (điểm b khoản 1 điều 8 luật
Hôn nhân và Gia đình 2014), “Nam, nữ có quyền kết hôn. Hôn nhân theo nguyên
tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau” (khoản 1 điều 36 Hiến pháp 2013). Tự nguyện là tự do trong ý chí và tự
do bày tỏ ý chí, thống nhất hai mặt bên trong và bên ngoài của chủ thể. Như vậy, từ
quy định này cấm người đại diện trong kết hôn. Khách quan là hành vi tự nguyện
của hai bên tự nguyện đến đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính các bên có nhu cầu kết hôn với nhau tự nguyện cả về ý chí bên trong và
hành động bên ngoài quyết định việc kết hôn của họ. Theo đó, cấm các hành vi:
cưỡng ép , cản trở, lừa dối trong kết hôn từ bất kì cá nhân, cơ quan tổ chức nào.
Thứ nhất, “ cưỡng ép kết hôn” quy định tại khoản 9 điều 3 luật Hôn nhân và
Gia đình 2014 là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ ngược đãi, yêu sách của
cải hoặc các hành vi khác buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Uy
hiếp tinh thần là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự
nhân phẩm cho người khác khiến cho họ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên
phải thực hiện hành vi trái với ý muốn của họ. Hành hạ ngược đãi là thực hiện các
hành vi đối xử một cách tồi tệ, khiến cho người khác đau đớn về thể chất, tinh thần
đến mức không chịu được nên quyết định phải làm theo trái ý muốn của họ. Khoản
12 điều 3 luật Hôn nhân và Gia đình quy định về yêu sách của cải trong kết hôn là
việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm
cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Thứ hai, “ cản trở kết hôn” quy định khoản 10 điều 3 luật Hôn nhân và Gia
đình 2014 là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải
hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của luật Hôn nhân và Gia đình trái với ý muốn của họ.



Thứ ba, theo khoản 3 điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016- TANDTCVKSNDTC- BTP về “ lừa dối kết hôn”, lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một
bên hoặc hai bên hoặc của người thứ 3 để che đậy sự thật về nhân cách hoặc lí lịch
tư pháp đặc biệt xấu nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch dẫn đến việc đồng ý kết
hôn; nếu không có hành vi này thì bên lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
Như vậy, sự tự nguyện của hai bên nam nữ là yếu tố rất quan trọng trong quy
định về điều kiện kết hôn và đảm bảo cho hôn nhân được tồn tại bên vững lâu dài.
3.

Người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự:

Nam nữ kết hôn với nhau phải “ không bị mất năng lực hành vi dân sự” ( điểm
c khoản 1 điều 8 luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Người “ mất năng lực hành vi
dân sự” theo điều 22 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần…”. Theo đó, quyết định của Tòa án là cơ sở để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền từ chối đăng kí kết hôn nếu người đó có tờ khai
đăng kí kết hôn. Đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật không
cấm họ kết hôn mà chỉ coi là không đủ điều kiện kết hôn để tránh tâm lí nặng nề
của các bên kết hôn, chịu đựng của chủ thể kết hôn.
Quy định nguyên tắc này, nhà nước nhằm bảo hộ cho người kết hôn được đảm
bảo về giống nòi, đảm bảo trách nhiệm làm vợ chồng, cha mẹ, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ chồng và của con cái, các thành viên khác trong gia đình.
Đồng thời đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân, có nghĩa là người kết
hôn phải được tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn của mình.


4.


Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại điểm a, b, c và
d khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Thứ nhất, điểm a khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm: “ kết
hôn giả tạo”. Theo khoản 11 điều 3 cùng luật quy định, “ kết hôn giả tạo là việc lợi
dụng kết hôn để xuất cảnh- nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác
mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Mục đích chính của việc kết hôn là
xây dựng gia đình, gia đình là tế bào xã hội, gia đình tự nguyện, tiến bộ, hạnh
phúc,
ấm no sẽ giúp xã hội phát triển, việc vụ lợi hay vì một mục đích nào đó mà không
phải mục đích xây dựng gia đình mà kết hôn thì đều vi phạm pháp luật.
Thứ hai, điểm b khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm: “Tảo
hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”. Tảo hôn là việc kết hôn
khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình. Vi phạm điều kiện tảo hôn là vi phạm quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 47 Nghị
định 110/2013/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
tại Bộ luật Hình sự. Các quy định cấm cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở
kết hôn như đã giải thích ở trên cũng đều là các hành vi mà một khi vi phạm sẽ trái
với quy định của pháp luật và có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nhất định tùy
mỗi trường hợp cụ thể.
Thứ ba, điểm c khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm: “Người
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có vợ, có chồng”. “Người đang có vợ hoặc có chồng” được giải thích


tại khoản 4 điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016- TANDTC-VKSNDTC- BTP là
người thuộc một trong các trường hợp sau:

“ a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà
chưa đăng kí kết hôn và chưa li hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân
bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa li hôn hoặc
không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên
bố là đã chết.”
Việc quy định cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn nhằm xây dựng một
gia đình tiến bộ một vợ một chồng hạnh phúc, tránh tình trạng dư luận lên án về
chuyện đời sống vợ chồng không chung thủy, nhà nước cấm tình trạng “ năm thê
bảy thiếp” như thời phong kiến mà hướng tới gia đình mới tiến bộ.
Thứ tư, điểm d khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm: “Kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời…”. “Những người cùng dòng máu về trực
hệ” là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia
kế tiếp nhau ( khoản 17 điều 3 luật Hôn nhân và Gia đình 2014). “Những người có
họ trong phạm vi ba đời” là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời
thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời
thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản


18 điều 3 luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Việc quy định như vậy nhà nước muốn
đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh, giống nòi phát triển, bởi theo y học, sinh
con cận huyết trong phạm vi ba đời dễ sinh ra quái thái, dị hình dị dạng thai nhi…
Thêm nữa, đảm bảo được lành mạnh các mối quan hệ gia đình, phù hợp với đạo
đức xã hội và phong tục tập quán Việt Nam.

Chưa hết, điểm d khoản 2 điều 5 còn quy định: cấm kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng “giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, hoặc giữa người đã từng
là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Quy định này có ý nghĩa
giúp ổn định các mối quan hệ trong gia đình, mặt khác đảm bảo thuần phong mĩ
tục trong quan hệ hôn nhân và gia đình, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng các mối
quan hệ phụ thuộc có thể xảy ra các hành vi khác vi phạm pháp luật hôn nhân gia
đình.
5.

Người kết hôn phải là hai người khác giới tính:

Theo quy định tại khoản 2 điều 8 luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. So với quy định tại
khoản 5 điều 10 luật Hôn nhân và Gia đình 2000: “ Cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính”, quy định này đã “mở” hơn rất nhiều bởi “ không công nhận” có
nghĩa là những người cùng giới tính có thể chung sống với nhau như vợ chồng,
nhưng pháp luật không công nhận quan hệ chung sống đó, còn “cấm” là quy phạm
cấm đoán, không được thực hiện hành vi đó, khi thực hiện là đã vi phạm pháp luật.
Như vậy việc nhà nước “ không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính” có nghĩa khi họ đi đăng kí kết hôn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng
kí kết hôn từ chối yêu cầu đăng kí kết hôn của họ, đồng thời những người này
không bị xử phạt vi phạm hành chính. Thêm nữa, việc chung sống giữa những
người cùng giới tính với nhau mà sau đó chấm dứt việc chung sống, nếu xảy ra


tranh chấp sẽ được giải quyết như đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ
chồng. Có thể nói đây là tín hiệu mở cho quy định này, khiến người viết có thể dự
đoán trong tương lai, quy định này sẽ được bãi bỏ cho “hội nhập” với quy định
chung của nhiều nước trong quá trình hội nhập hóa của Việt Nam.

III.

Nhận xét, bình luận về điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014:
1. Mặt tích cực của điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014:

Thứ nhất, về tuổi kết hôn, quy định “từ đủ” giúp hoàn thiện cơ chế rõ ràng với
việc xác định tuổi đủ và thống nhất chung với các quy định khác của pháp luật về
độ tuổi.
Thứ hai, pháp luật không quy định độ tuổi tối đa mà chỉ quy định độ tuổi tối
thiểu, không quy định độ chênh lệch độ tuổi của nam nữ kết hôn, điều đó giúp
củng cố tinh thần Hiến Pháp 2013 tại điều 36, mặt khác không phạm các quyền dân
sự chung của con người, công dân : quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, quyền kết
hôn….
Thứ ba, quy định về việc người mất năng lực hành vi dân sự không đủ điều kiện
kết hôn, có thể nói đây là một quy định nhân đạo, bởi nhà nước không “cấm” mà
chỉ coi những người mất năng lực hành vi dân sự là “ không đủ điều kiện để kết
hôn”, điều đó tránh tâm lí nặng nề cho các bên, tránh gánh nặng về kinh tế trong
những trường hợp khó khăn.
Thứ tư, về trường hợp sửa từ “ cấm” sang “không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính” thể hiện tư duy làm luật mới mẻ hơn, cởi mở hơn, cho
thấy cái nhìn bao quát về sự thay đổi của xã hội, mà dần các quan hệ xã hội về hôn
nhân mà gia đình được quy định trong luật sẽ đáp ứng được các nhu cầu thực tế,


nguyện vọng mong mỏi của những người cùng giới tính có nhu cầu chung sống với
nhau.
2.


Mặt hạn chế của điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014:

Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có tới 54 dân tộc anh em, việc
quy định độ tuổi kết hôn chặt chẽ như vậy sẽ ảnh hưởng tới những tư tưởng, suy
nghĩ của các đồng bào dân tộc thiểu số, bởi vùng dân tộc, vùng có hoàn cảnh khó
khăn thường ít dân trí hơn, nên suy nghĩ, cách hiểu của họ sẽ không được đầy đủ
đúng như tinh thần pháp luật quy định.
Thứ hai, mới chỉ quy định cho trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân
sự, mà thiếu những quy định cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó, khi người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi có yêu
cầu được kết hôn thì xử lí như thế nào?
Thứ ba, trong khái niệm kết hôn tại điều 8 luật Hôn nhân và Gia đình: “ Kết hôn
là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này
về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”. Như vậy, trong khái niệm mới chỉ nhắc
tới “nam, nữ”, chưa đảm bảo được tính công bằng, chưa đảm bảo được nguyên tắc:
“ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” (điều 16 Hiến pháp 2013), bởi ngày nay
xuất hiện phổ biến thuật ngữ “người đồng tính”( thường được gọi là LGBT), “
người song tính”, “ người vô tính”, như vậy chưa đảm bảo cho họ bình đẳng trước
pháp luật. Có thể quy kết cho những thiếu sót lập pháp trên là hành động vi Hiến.
IV.

Kiến nghị hoàn thiện về điều kiện kết hôn theo quy định Luật Hôn
nhân và gia đình 2014:


Sau khi chỉ ra một số hạn chế nhất định của luật Hôn nhân và Gia đình 2014,
người viết có đề cập một số kiến nghị hoàn thiện như sau dựa trên tình hình thực

tế:
Thứ nhất, hiện tượng tảo hôn trên nước ta hiện nay không phải là ít, ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có khó khăn đã là câu chuyện từ ngày xưa, và
ngày nay vẫn vậy, cho thấy sự thất bại trong một số chính sách về dân số, kế hoạch
hóa gia đình của Nhà nước ta, thêm nữa, các tập tục “bắt vợ” vẫn tồn tại hiển
nhiên, đây là các hủ tục lạc hậu, cần phải bài trừ khỏi đời sống xã hội, một mặt nó
vi phạm quyền tự do cá nhân của công dân, mặt khác nó vi phạm quyền kết hôn,
quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mọi người điều này là trái với Hiến pháp, trái
với các quy định chung của Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không những vậy,
tình trạng tảo hôn còn ngày càng “phát triển” mạnh mẽ xuống cả các vùng đồng
bằng đô thị. Chúng ta thấy không ít các bài báo nói về chuyện quan hệ tình dục của
trẻ em dưới vị thành niên, rồi hình ảnh các cặp nam nữ kết hôn được đăng tải mà
khuôn mặt họ vẫn còn rất “non”, ngây ngô…. Đó là hệ quả lớn, mặt trái của việc
phát triển kinh tế, công nghệ thông tin bùng nổ.
Như vậy, Nhà nước ta cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ cập mạnh
mẽ hơn nữa chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là vấn đề giáo dục và y tế.
Cần có cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách này được thực hiện,
được diễn ra, không bị “chết yểu”, thất bại trong kinh tế, các mặt về vật chất,
chúng ta có thể bồi hoàn, khắc phục, xin lỗi, còn thất bại về con người thì là thất
bại của cả một dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định, động lực chủ
yếu nhất và quan trọng nhất của dân tộc ta chính là con người. Con người Việt
Nam vốn dĩ đã rất nhiều điểm tốt, song cần có định hướng cụ thể, các chính sách
của Đảng và Nhà nước cần bám sát hơn nữa vào thực tế cuộc sống mới mong khắc
phục được hạn chế trên.


Một điểm nữa, trong chính sách văn hóa của Đảng ta tại Nghị quyết Trung
Ương 5 Khóa VIII chỉ đạo xây dựng nền văn hóa nước ta là “một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Phải hiểu gẫy gọn từ “ đậm đà bản sắc dân tộc”, đậm
đà bản sắc không có nghĩa là mọi phong tục tập quán từ xa xưa được giữ lại, mà

phải biết lựa chọn, chắt lọc những tinh túy trong văn hóa của người xưa mà giữ
gìn, phát huy, mặt khác, kiên quyết cứng rắn loại bỏ các hủ tục lạc hậu, nặng nề
“bặt vợ”, “tảo hôn” ở một số vùng. Do đó, nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới vấn
đề này.
Thứ hai, quy định về việc “ cấm người đang có vợ có, hoặc có chồng kết
hôn”, có thể thấy quy định này trên thực tế không thực hiện được, do ban hành luật
ra như vậy nhưng không có ai kiểm soát, đảm bảo , dẫn đến trong thực tế vẫn còn
rất nhiều nhiều đang có vợ có chồng chung sống với người khác. Việc sống chung
này đa phần diễn ra lén lút, tuy nhiên vẫn có những trường hợp công khai. Những
người này trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng kí kết
hôn do không đủ điều kiện đăng kí kết hôn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng
gia đình tiến bộ một vợ một chồng ở nước ta.
Như vậy, pháp luật đã lường trước được sự việc, quy định vào pháp luật,
nhưng vẫn còn thiếu cơ chế, giám sát, đảm bảo khiến cho việc thực hiện nguyên
tắc này không được đảm bảo. Mặt khác, do chính thái độ ở người dân, họ không tự
nguyện tuân thủ pháp luật, nhiều người biết nhưng cố tình vi phạm, điều này cần
đặt ra những xử phạt hành chính cần phải nghiêm khắc, nặng nề, cứng rắn hơn nữa,
khen thưởng cho những người báo cáo tình trạng “nam nữ chung sống như vợ
chồng”, phần tiền thưởng có thể trích một phần từ tiền phạt nặng đối với người vi
phạm.


Thứ ba, với những trường hợp chưa có quy định cho người hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi cần xây
dựng thêm quy chế chặt chẽ. Với người có khó khăn trong nhận thức là làm chủ
hành vi là họ bị khó khăn về thể chất và tinh thần… như vậy về thể chất thì tự họ
không thể đăng kí, không thể tự kí nhận, còn nếu như về tinh thần thì họ không thể
đủ khả năng suy nghĩ, quyết định, tự nguyện quyết định về ý chí trong việc kết hôn
của mình. Với người bị hạn chế năng lực hành vi dân, họ bị hạn chế do nghiện ma

túy, các chất kích thích khác dẫn dến phá tán tài sản gia đình...điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng tới vấn đề kinh tế nếu như họ xây dựng gia đình. Vấn đề này đòi hỏi
các nhà làm luật cần suy nghĩ nhiều hơn trong lần tới sửa đổi luật Hôn nhân và Gia
đình.
Thứ tư, người viết muốn kiến nghị sửa đổi một số điều khoản mà theo người
viết là vi Hiến (Hiến pháp 2013). Như đã đề cập ở trên, việc quy định “kết hôn là
việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân và
gia đình về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”. Việc kết hôn như vậy khiến cho
chỉ có hai giới là nam và nữ được nhà nước bảo hộ, pháp luật bảo vệ, thế còn
những trường hợp khác thì không được bảo hộ ? Người đồng tính có hai dạng là
đồng tính nam (thường gọi là “gay”) và đồng tính nữ (thường gọi là “lesbian”).
Cùng với đó là người lưỡng tính/song tính ( thường gọi là “bisexual”) và người
chuyển giới ( thường gọi là “transgender”). Cộng đồng bốn dạng người trên gọi
chung là “LGBT”. Từ khoảng đầu thế kỉ XXI đến nay, những người thuộc cộng
đồng LGBT nói riêng và đông đảo cộng đồng mọi người nói chung đã có rất nhiều
phong trào không chỉ mang tính quốc gia, khu vực: Canada, một số bang của Mỹ,
Châu Âu, Nam Phi…mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới để vận động cho việc đòi
quyền bình đẳng cho cộng đồng người LGBT, trong đó có quyền được sinh sống
cùng nhau, quyền kết hôn đồng giới, quyền được nhận nuôi con nuôi của các cặp


đồng giới, và hơn hết, là quyền được đối xử bình đẳng, bình đẳng trước mọi vấn đề
trong cuộc sống, trước pháp luật; không bị phân biệt đối xử bởi xu hướng tình dục
và giới tính của họ…
Đến tháng 12 năm 2008, phong trào vận động các quyền của cộng đồng LGBT đã
thành công trong việc nhận được sự ủng hộ của rất nhiều tổ chức quốc tế và khu
vực, cộng đồng này còn trình lên Liên Hợp Quốc về dự thảo “Tuyên bố của Liên
Hợp Quốc về định hướng tình dục và sự đồng giới”… Có thể nói việc ủng hộ cho
cộng đồng LGBT là một trong những việc làm nhân đạo, có ý nghĩa, giúp ổn định
cuộc sống của đông đảo dân cư. Việt Nam là nước Phương Đông, có lịch sử phong

kiến lâu dài, hệ tư tưởng nặng nề, cổ hủ, có thể trong dăm ba chục năm tới sẽ chưa
có nhiều chuyển biến cho sự thừa nhận quyền của người LGBT, nhưng chắc chắn,
trên tinh thần luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ luật tư- Bộ luật Dân sự 2015
với điều 36: Quyền xác định lại giới tính và điều 37: Chuyển đổi giới tính sẽ tạo
tiền đề sâu sắc cho việc thừa nhận Quyền của cộng đồng LGBT. Việc thực hiện
như vậy, không chỉ góp phần cho cuộc sống nhân dân ổn định, mà còn giúp cho
mọi người đều có cuộc sống bình đẳng, công bằng, tạo niềm tin của nhân dân vào
nhà nước, từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng nhà nước Pháp quyền
Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam nói riêng và thành công trong công cuộc Toàn cầu
hóa- Hội nhập hóa nói chung.


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên cơ sở đảm bảo quản lí nhà nước trong dân sự, cụ thể trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã có bước chuyển đáng kể
trong việc quy định về điều kiện kết hôn. Việc này đánh dấu bước đổi mới trong tư
duy làm luật của nước ta. Trên cơ sở tiếp tục pháp huy những điểm mạnh, tiến bộ,
có lợi cho mọi người, cho công dân Việt Nam, người viết hi vọng, những tồn tại,
hạn chế của luật Hôn nhân và Gia đình 2014 sẽ sớm được khắc phục, sửa đổi, bố
sung, thay thế bằng những quy định mang tính “tư tưởng hội nhập” hơn nữa để
quyền và lợi ích của mọi người đều được đảm bảo.


Tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình- Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội,

2.


Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người- Đại học Quốc Gia

3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Hiến pháp 2013.
Bộ luật Dân Sự 2015.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Nghị định 110/2013/NĐ-CP
Nghị định 126/2014/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TAND-VKSNDTC-BTP.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×