Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.39 KB, 37 trang )

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: Khái niệm văn hóa, văn minh??
Bài làm:
 Văn hóa: LÀ một khái niệm một vấn đề phức tạp và nhiều cách hiểu khác nhau. Có trên
400 định nghĩa về văn hóa:
+ Định nghĩa của nhà văn hóa học Taylor (1871): Văn hóa là tổng thể phức tạp bao gồm tôn
giáo, pháp luật, đạo đưc, tri thức, tĩn ngưỡng, ... và cả những năng lực thói quen mà con người
đạt được trong xã hội
+ Văn hóa là toàn bộ những gì đối lập với tự nhiên (không thuộc về tự nhiên) toàn bộ do con
người sáng tạo ra.
 Văn Minh: Là một trang thái tiến bộ cả về mặt vật chất và tinh thần của con người tức là
một sự phát triển cao về văn hóa và đối lập với văn minh là dã man. Văn minh- tiến bộ
>< Dã man- lạc hậu.
+ Theo Morgan văn minh có ba giai đoạn: Mông muội ,Dã man ,Văn minh.
+ Văn minh xuất hiện cùng lúc với nhà nước
+ Nhà nước- Lịch sử- Văn minh có mối quan hệ mật thiết với nhau trước đó là tiền sử, nguyên
thủy: chữ viết trở thành 1 phát minh vĩ đại của văn minh nhân loại từ đó ghi chép lại lịch sử >>
Mở ra 1 chân trời mới một cuộc sống mới.
+ Thời Nguyên thủy chỉ cần ăn no mặc ấm , ngày nay văn minh, nhưng bây giờ đó không phải
là văn minh vì có rất nhiều yếu tố tệ nạn xã hội, vô đạo đức làm cho đời sống con người không
còn văn minh…
+ Nền văn minh của nhân loai liên tục phát triển: đầu tiên là nền văn minh cổ đại , hiện nay là
văn minh hiện nay. Bây giờ đang có xu hướng quay lại nền văn minh cổ đại. Hiện nay đời sống
vật chất phát triển hơn văn minh cổ đại nhưng chưa chắc tinh thần đã phát triển hơn thời cổ đại.

Định nghĩa văn minh của Will Durant: xét chung văn minh là sự sáng tạo văn hóa nhờ
một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Nó bao gồm 4 yếu tố:
+ Sự phòng xa về kinh tế
+ Sự tổ chức chính trị
+ Những truyền thống luân lý
+ Sự tăng tiến tri thức, phát triển nghệ thuật.


Chỉ khi nào không còn thấy sự hỗn độn và bất an thì văn minh mới hình thành và phát triển

1


Câu 2: Lịch sử của các nền văn minh (những nền văn minh tiêu biểu)
Bài làm
Phương Đông
Phương Tây
- Cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ - Ở phương Tây: xuất hiện nền văn
thứ III,TCN. Ở P.Đông có 4 trung tâm
minh Hy Lạp- La Mã cổ đại, tuy xuất
văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân hiện chậm hơn P.Đông (từ thiên niên kỉ
Cổ đại Độ, Trung Hoa.
thứ III), nhưng đã đạt được nhiều thành
+ Văn Minh Ai Cập: (Kim Tự Tháp tựu to lớn.
vững vàng)
- Đến thế kỉ VI. TCN nhà nước La Mã
+ Văn minh Lưỡng Hà: Vùng đất được bắt đầu xuất hiện. Kế thừa và phát huy
tạo ra bởi hai con sông lớn. Là vùng đất văn minh Hi Lạp và La Mã một trung
có nhiều tộc người bên ngoài đến sinh tâm lớn ở P. Tây. La Mã đã xâm chinh
sống.
phục Hy Lạp (tk II TCN) và chinh phục
> Nền văn minh tích hợp từ nhiều văn một loạt các nước láng giềng, trở thành
minh của các tộc người khác nhau. Là đế quốc rộng lớn ở P. Tây.
nền văn minh tiêu biểu Tây Á.
- Văn minh của La Mã cũng có một
+ Văn minh Trung hoa: Là nền văn phong cách với nền văn minh Hy Lạp,
minh lớn nhất nhì trên thế giới. Là một tiếp biến , hòa đồng với nền văn minh
trung tâm văn minh lớn trên thế giới

Hy Lạp nên người ta gọi chung là hai
~ Có những đóng góp rất lớn cho nền nền văn minh này là văn minh Hy - La
văn minh nhân loại từ xưa cho đến nay.
~ Sức lan tỏa của nền văn minh Trung
Hoa mạnh mẽ vượt ra khỏi lãnh thổ
Trung Hoa bao trùm lên các quốc gia
khác.
~ Có những thành tựu chỉ có ở văn minh
Trung Hoa.
ví dụ: 4 phát minh vĩ đại truyền bá thế
giới: Giấy, Thuốc súng, Máy in, La bàn.
+ Văn minh Ấn Độ: Dân số Ấn Độ rất
đông, nhiều tộc người sinh sống.
~ Ấn Độ biệt lập so với thế giới, ngăn
cách với thế giới bởi thế giới tự nhiên:
rừng núi đồ sộ, sa mạc mênh mông, …
LÀm cho Ấn Độ rất khó ra thế giới, thế
giới vào Ấn Độ cũng rất khó.
~ Ấn Độ nhìn từ bên ngoài váo rất khắc
khổ trái lại Ấn Độ lại tạo nên văn hóa
rực rỡ còn nguyên tinh khiết không có
sự pha trộn với các tộc người khác, văn
hóa khác.
- Cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm
2


trên lưu vực những con sông lớn như
sông Nile( Ân Độ), sông Euphrates và
Tigric(Lưỡng Hà), sông Ấn và sông

Hằng (Ai Cập), Hoàng Hà và Trường
Giang ở Trung Quốc.
 nhờ những con sông mà đất đai ở
những vùng này màu mỡ, thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp. tạo điều kiện
cho nhân dân ở đây sớm bước vào xh
văn minh và sáng tạo nên những thành
tựu văn minh có giá trị

Trung
đại

Cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản
đồ đế quốc Ả Rập. nên chỉ còn 3 nền
văn minh: Ả Rập, Ân Độ, Trung Quốc.
Trong đó, nền văn minh Ân Độ, Trung
Quốc phát triển liên tục trong tiến trình
lịch sử
Trung Hoa và Ấn Độ tiếp tục phát triển
có nhiều thành tựu mới.
- Văn minh Ả Rập:
+ Sự xuất hiện của đạo Hồi và nhà tiên
tri Môhamet > Biến đổi sâu sắc ở bán
đảo này.
+ Nền văn minh Ả Rập phát triển toàn
diện
~ Toán học: Kế thừa Hy Lạp và phương
Đông, Đại số học phát triển nhất, khai
sinh ra lượng giác học
~ Thiên văn: Phát triển mạnh mẽ, phát

hiện Cung hoàng đạo, Vũ trụ, …
~ Vật Lý học: Có những nghiên cứu sâu
về khoa học giải thích ánh sáng, cơ chế
nhìn, chế tạo kình lúp, hiển vi.
~ Hóa học: Chế Tạo ra nước cất, phân
biệt các chất hóa học.
~ Sinh học: Phát triển viết cuốn sách mô
tả 500 loài thực vật, cách ghép cây,
chọn, lai tạo giống.
~ Văn học, thơ: phát triển Nghìn lẻ 1
đếm…
~ Giáo dục: Được tổ chức bài
bản, khoa học, tiến bộ.
3

Chỉ có một trung tâm văn minh Tây Âu
Văn minh Tây Âu: V – XIV. Giai đoạn:
thời kỳ V – X ; XI –Giai đoạn V – X:
- Tây Âu hết sức lạc hậu thấp kém trên
tất cả các lĩnh vực. Nền văn minh Tây
Âu khủng hoảng trầm trọng.
~ Về giáo dục: Lạc hậu chỉ có 1 số giáo
hội đào tạo giáo sĩ.
~ Khoa học: Bưng bít, không phát triển
~ Nghệ thuật: Tàn tạ hoàn toàn bị phủ
nhận, tồn tại 1 nền điêu khắc lạc hậu,
phản ánh một xã hội nặng nề, buồn bã,
thiếu sức sống, thiếu sinh khí.
~ Kiến trúc: nặng nề thô kệch, tối tăm
lạnh lẽo.

~ Hội Họa: Nhàm chán buồn tẻ, phủ
nhận đời sống trần tục.
~ Văn học: Chỉ có văn học nhà thờ khác
văn học lãng mạn thời Hyla.
+ Tuy nhiên vẫn có nhiều thành tựu đặc
biệt là nền văn minh Pháp.
*Giai đoạn XI – XIV:
- Nền văn minh phát triển đạt nhiều
thành tựu vì:
+ Ba quốc gia phong kiến Anh, Pháp,
Đức chi phối mạnh mẽ Tây Âu.
+ Chế độ phong kiến phân quyền chuyển
sang phong kiến tập quyền
Thành tựu đạt được rực rỡ:
+ Sự ra đời của các trường đại học: Có
bốn trường đại học, đại học = tự do =


~ Y tế: Đội ngũ thầy thuốc giỏi tinh hoa.
đặc biệt là nhãn khoa, viết tác phẩm cho + Triết học kinh viện: Triết học trong
thế hệ sau nghiên cứu.
nhà trường không gắn liền với thực tiễn.
+ Văn học phát triển có hai thể loại: Văn
học học thành thị và kỵ sỹ
+ Kiến trúc: gôtích.
Văn minh Trung Hoa, Ấn Độ
Cận đại - Ấn Độ: Thực dân Anh đô hộ Ấn Độ rã
man > Nền văn minh Ấn độ tiếp thu nền
văn minh Châu Âu
- Trên cơ sở những nền văn minh cận

hiện đại cũng đã đạt được nhiêu thành
tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực
- Sự xuất hiện nền văn minh xhcn và các
thành tựu cuộc cm kh- kt thứ hai đã đem
lại cho nền văn minh của loài người
những bước tiến như vũ bão.

Hiện
đại

Hình thành sau khi chế độ phong kiến sụ
đổ lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa đã
phát triển rất mạnh, tạo ra bước chuyển
lớn cho văn minh thế giới nói chung,
văn minh Châu Âu nói riêng: Các thành
tựu khoa học > Đây là thời kỳ vàng son.
- Do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa
học- kĩ thuât, nhiều nước P.Tây đã trở
thành những quốc gia phát triển về kinh
tế và hùng mạnh về quân sự. Cùng với
quá trình thực dân: nền văn minh P.T đã
được truyền bá rộng rãi khắp thế giới
- Những nền văn minh trên thế giới
không phải hoàn toàn biêt lập với nhau,
mà thông qua hoạt động như chiến tranh,
buôn bán, truyền giáo…mà đã tiếp xúc
và ảnh hưởng đến nhau
Các nền văn minh thế giới có xu hướng hòa nhập vào nhau, nhất là từ năm 1945
trở đi kể cả phương Đông lẫn phương Tây.
- Xuất hiện nền văn minh Xã hội chủ nghĩa góp thành tựu vào văn minh nhân loại

đó là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột.

Câu 3: Cơ sở hình thành và đặc trưng của văn minh Phương Đông cổ trung đại:
*CƠ SỞ HÌNH THÀNH:
Phương Đông là cái nôi của nền văn minh nhân loại , đây là nơi hình thành nhiều nền văm minh
trung tâm, đóng góp lớn cho nhân loại. (Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập)
1.Điều kiện tự nhiên:
+ Phương đông cụ thể Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà, Đông Á, Bắc Phi, Đông Nam Á, là nơi có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự tồn tại của loài người: khí hậu nhiệt đới ẩm, độ ẩm cao, mưa
lớn, sông suối dày đặc cho nên động thực vật rất phát triển. là nơi hình thành người nguyên thủy
4


vì đây là nơi có thức ăn nhiều, mưa thuận, gió hòa, nên xuất hiện loài người sớm hơn ở phương
Tây
+ Hình hành nhiều con sông lớn, sông Nile (Ai Cập), sông Ấn( Ấn Độ), sông Hồng, sông
Mêcông ở Đông Nam Á, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở (Trung Quốc). …
=>Những con sông này đã cung cấp thủy hải sản , cung cấp nước cho con người, con đường
giao thông thuận lợi cho con người đi từ nơi này sang nơi khác từ đó làm cho đời sống phát
triển và kéo theo văn hóa cũng phát triển.
+ Chính những con sông này tạo ra đồng bằng màu mỡ rộng lớn, thuận lợi cho trồng trọt cuối
thời nguyên thủy rất phát triển ( như trồng bầu, bí…)
+ Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản rất quý hiếm như : sắt, kẽm, chì,trước hết là sắt giúp
người phương đông chế tạo công cụ làm cho năng suất lao động tăng tạo ra sự dư thừa của cải
dẫn đến xuất hiện chế độ tư hữu
+ Rừng cung cấp nguồn thực vật dồi dào, lấy gỗ làm nhà , làm nhà, làm thuyền giúp đời sống
phát triển và nó cũng cung cấp thức ăn cho người nguyên thủy, rững cũng tham gia thúc đẩy đời
sống phát triển đối với người phương đông rừng rất thiêng liênh
2.Điều kiện kinh tế:
- Tận dụng sự phát triển thuận lợi của điều kiện tự nhiên người phương đông làm kinh tế nông

nghiệp để sống định cư, tạo điều kiện cho phương đông bước vào xã hội có giai cấp, có nhà
nước sớm.
- Kinh tế nông nghiệp phát triển dẫn đến dư thừa , giàu có -> xã hội biến đổi , manh nha xuất
hiện chế độ tư hữu. Cách đây 5000 năm đã tìm ra kim loại, năng suất lao động tăng, nhà nước
ra đời đưa người phương đông đến với các nền văn minh=> nhà ước ra đời thúc đẩy sự sáng tạo
văn hóa
- Chính trị: ổn định, phải Có pháp luật do các thủ lĩnh ban ra, phải có hệ thống tòa án
- Khoa học còn sơ khai là thiên văn học, triết học làm nền tảng cho các ngành khoa học sau này,
một bô phận người làm lao động chân tay và 1 bộ phận người nghiên cứu triết học. Bên cạnh đó
còn có toà án, giáo dục , tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật
* ĐẶC TRƯNG
- Người phương đông góp phần tạo ra bản sắc riêng, đặc trưng riêng trong nhân loại, đến
hôm nay Phương đông cận hiện vẫn còn tồn tại ở từng con người phương đông, tạo cơ sở hết
sức vững chắc để người phương đông bước vào hội nhập với thế giới. Bước vào cận hiện đại,
nhưng người PĐ vẫn giữ nét riêng không bị pha tạp. Vì vậy cần phải giữ nền tảng, gốc gác di
truyền của văn minh PĐ
- PĐ là một nền văn minh nông nghiệp ( kinh tế nông nghiệp là chính). Thời cổ đại người
phương đông đã lấy nông nghiệp là hình thức sinh hoạt chủ yếu với địa lí, thời tiết thuận lợi.
+ Qua một thời gian dài, tư duy, suy nghĩ của người phương đông chịu ảnh hưởng của nền kinh
tế nông nghiệp là sống định cư, khác với văn minh phương tây là văn minh du mục, sau này là
văn minh thương nghiệp
+ Các nhà sử học gọi các quốc gia PĐ cổ trung đại là “đế chế nông nghiệp”, “góp phần tạo ra
sự ổn định của quốc gia”
5


- Con người hòa hợp với tự nhiên: con người với tự nhiên là 1 thể thông nhất rất phổ biến
trong hệ tư tưởng trung quốc luôn xem xét thể thống nhất thể hiện rõ trong văn học, tư tưởng, y
học, quân sự….. không phân cách mà hòa hợp
- Tính cộng đồng : để nông nghiệp phát triển thì phải có sự đoàn kết , phải có sức mạnh của

cộng đồng, có những công trình phải có tính công đồng(vd: làm đê, đập). mang lại phúc lợi, lợi
ích cho cộng đồng. Tuy nhiên có mặt hạn chế :không được vượt lên :nếu ai đề cao tính cá nhân
thì sẽ bị lấy ra khỏi cộng đồng
-» tình làng nghĩa xóm, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tuy nhiên nó kéo nền kinh tế bị kiềm hãm.
-» Ngày nay: VN, TQ… đều đề cao tình đoàn kết dân tộc, coi đây là truyền thống.
- Duy tình, duy cảm do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển
xã hội nên thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác (duy cảm). Đặc điểm nổi
bật của phương thức tư duy trực giác là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể
nghiệm”.
+ Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách
suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính
trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm (chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư
dân nông nghiệp), coi nhẹ vai trò của tri thức khoa học.
+ Trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có
những điểm tích cực, như: đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan
hệ thân tộc (quan hệ với bố mẹ, con cái, anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng, đồng hương,
đồng bào)…
+Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như: sự cả tin (dễ tin do vẻ bề ngoài);
sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm mất đi sự lý trí, sáng suốt trong đánh giá, nhận
định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài mà thiếu đi sự tinh tế, sâu sắc; coi trọng đạo đức
hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí (một trăm cái lý không bằng một tý cái
tình). Không đề cao sức mạnh của tư duy. Gây cản trở cho sự phát triển của tôn giáo và triết
học, văn học. Không đề cao vật chất. Họ không ưu ngụy biện, lí luận nên triết học P.Đ k phát
triển

Chính trị:
Tồn tại lâu đời chế độ quân chủ chuyên chế, tác động mạnh mẽ về xã hội, văn hóa. Từ xa
xưa P.Đ đã hoàn toàn chấp nhận cái chế độ này như: Plaong- Ai Cập, NB, TQ, VN. Còn phương
Tây từ xưa đã theo chế độ dân chủ như Cộng hòa La Mã, cộng hòa Hi Lạp. theo người P.Đ vua
là “thiên tử” nghĩa là con trời, xứng ngang với trời đất nên co xu hướng áp đặt quyền lực tối cao

lên nhân dân. \
Các nhà nghiên cứu cho rằng do Điều kiện tự nhiên xung quanh là rừng núi, biển bao
quanh , văn hóa đi từ truyền thống lên bộ lac nên có tư duy hướng nội và khép kín.
» Hai đặc trưng quy định tạo ra các đặc trưng khác , hai đặc trưng này thống nhất, nó chi phối
nền văn minh, văn hóa, nếu không có cách giải giải quyết thì sẽ dẫn đến lạc hậu.

6


Câu 4: Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh phương đông cổ đại:
Trải qua mấy nghìn năm lao động và sáng tạo văn minh PĐ đã tạo ra nhiều thành tựu. Trái lại
với vm PT, nền vm PĐ mang tính giá trị tinh thần. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, lời ăn
tiếng nói hàng ngày… lĩnh vực khác.
Thành tựu
1. Chữ viết
- Chữ viết là cái nôi cho nhân loại, sự cống hiến vĩ đại cho nền văn minh nhân loại. Vì nếu
không có chữ viết: hạn chế sự phát triển sự phát triển xã hội, sẽ buồn tẻm tẻ nhạt.
- Chữ viết đầu tiên ra đời là chữ tượng hình ở Ai Cập cách đây khoảng 5000 năm trước, sau đó
xuất hiện ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ..
- Đặc trưng chung của chữ tượng hình là vẽ lại 1 cách đơn giản hóa các sự vật, hiện tượng mà
con người có thể quan sát được vì vậy mỗi chữ là 1 khái niệm. Ai Cập, Lưỡng Hà, TQ, Ấn Độ
đều có chữ tượng hình.
* Chữ biểu ý: Khi xã hội phát triển chữ viết thì chữ tượng hình bị lạc hậu và hạn chế, không
theo kịp sự phát triển. Vì vậy họ đã sáng tạo nên chữ biểu ý: đặc biệt phát triển ở Trung Quốc.
Hạn chế:
* Vì vậy nên họ đã sáng tạo ra chữ cái và ra đời đầu tiên ở Ai Cập. và sau đó được người Hy
Lạp hoàn thiện chữ cái ở Phương Tây
-» Tuy nhiên, chữ tượng hình vẫn còn tồn đọng và Trung Quốc vẫn giữ lại, từ đấy khẳng định
sức sống của nền văn minh, giữ lại chữ viết để phản ánh được sự vật, hiện tượng ở thời cổ đại.
2.Phát minh đầu tiên là giấy do người Ai Cập tìm ra (đầu tiên làm từ cây papu rus), sau này

người Châu Âu học làm giấy theo người Ai Cập, sau người Ai Cập thì người Trung Quốc làm ra
giấy với chất liệu tốt hơn.
3.Văn học.
- Nhờ có chữ viết, giấy mà có văn học, văn học ở PĐ rất phổ biến, là món ăn tinh thần từ nhiều
lĩnh vực: tư tưởng, vă hóa, nghệ thuật.
- Đối với người PĐ văn học là nhân học, giáo hóa con người, góp phần dạy dỗ, giúp con người
sống có đạo lí, lẽ phải.
- Ảnh hưởng đến chính trị, những nhà vua, quan rất thích làm văn học. Nó có vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần.

7


Văn hóa Ai Cập Văn hóa Lưỡng Hà Văn hóa Ấn
Độ

Văn hóa Trung Hoa

Thể loại truyện
kể phát triển:
Lời kể của
Ipuxe, lời răn
dạy của Ducup,
nói thật và nói
láo. Thông qua
đó khuyên người
đời sống sao cho
lương thiện,
đúng đắn.


Là trung tâm văn hóa ở
phương Đông, truyền
xuống VN, Nhật Bản,
người TQ có khả năng
tưởng tượng, sức sang
tạo phi thường, nền văn
hóa Trung Hoa dạy các
thể loại thơ, kịch, tiểu
thuyết có giá trị cao,
thúc đẩy văn hóa phát
triển, làm phong phú
thêm cho văn hóa nhân
loại. Các thể loại như
kinh thư, thơ đường,
tiểu thuyết Minh Thanh.

Sử thi và anh hùng
ca phát triển: Sử thi
Gimgamet và sử thi
Vạn hồngthủy =>
Ca ngợi sự thông
minh, dũng cảm của
con người và vị anh
hùng hay thần linh,
những hành động
phi thường

Kho tang văn
hóa phong phú,
đặc sắc, đóng

góp cho nhân
loại, văn hóa
có những đặc
trưng riêng,
đặc biệt là sử
thi Maha
Bharata và
Ramayama

5. Khoa học tự nhiên.
a. Toán học: Là ngành tính toán thực tế rất cao, nghiên cứu toán học có ý nghĩa rất lớn.
b.Thiên văn học: Cách đây 4000 năm, người Ai Cập biết được hành tinh, 12 cung Hoàng Đạo
và nghiên cứu rất nhiều về thiên văn học vào sự di chuyển của mặt trăng.
c.Vật lý học: Ấn Độ đưa ra quan điểm về nguyên tử: Thuyết nguyên tử.
d.Y học: Người PĐ tích lũy kiến thức y học rất phong phú, nhất là người Ai Cập (kỹ thuật xác
ướp), người Lưỡng Hà (mê tín dị đoan)
e.Nghệ thuật: Ở phương đông xuất hiện nhiều điêu khắc, kiến trúc. Lưỡng Hà với nhiều kiến
trúc xinh đẹp với chất liệu bằng đất nung (thành Babilon)

Câu 5: Thành tựu văn học Trung Quốc
Bài làm:
- Thời cổ đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú.. Trường phái Nho gia ở Trung
Quốc rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ thời Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn
trong xã hội TQ rất nhiều. Đến thời Tùy Đường đã coi văn chương trở thành thước đo chủ yếu
của tài năng. Văn học Trung Quốc phát triển trong những lĩnh vực đạo đức (đạo làm người,
quan điểm đạo lý làm người),chính trị, tư tưởng, học tập… Được thể hiện thông qua nhiều thể
8


loại như: Thơ, từ , phú,… Trong đó tiêu biểu nhất là kinh thi, thơ Đường và tiểu thuyết MinhThanh.

 Kinh thi: Là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sang tác từ đầu Xuân Thu đến giữa Tây Chu
gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng (Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong; Nhã gồm
hai phần Tiểu Nhã và Đại Nhã; Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thượng Tụng). Trong đó
Phong chiếm số lượng nhiều nhất và cũng có giá trị cao nhất. Kinh thi đã ảnh hưởng sâu sắc đến
văn học TQ sau này, nó không chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình
hình xã hội Trung Quốc đương thời.
 Thơ Đường: Là đỉnh cao của nền thơ ca TQ, nó trở nên vô giá bởi nội dung và giá trị nghệ
thuật tuyệt vời của mình. Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000
nhà thơ với gần 50000 tác phẩm. Các tác giả nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…
Các nhà thơ đời Đường sáng tác theo ba thể: Từ, Cổ Phong, Đường Luật.
+ Từ: Là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt chẽ với âm nhạc.
+ Cổ Phong: Là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về số chữ trong câu.
+ Đường luật: Gồm 3 dạng chính: Bát cú, tuyệt cú và bài luật.
 Tiểu thuyết Minh- Thanh: Là hình thức văn học mới Thời Minh Thanh đã để lại cho hậu thế
những số lượng lớn tiểu thuyết “chương hồi” phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Các
tác phẩm tiêu biểu như “Tam quốc chỉ diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du ký”. Từ dầu nhà Thanh
đến cuối thời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết cực thịnh. Các tác phẩm tiêu biểu như: Liêu
Trai Chí Dị, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng.. trong đó Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giá
trị nhất.
- Thủy Hử: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân của Lương Sơn Bạc da Tống Giang lãnh đạo. Mặc
dù tác phẩm bị liệt vào danh sách cấm, nhưng câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc vẫn
được lưu truyền trong nhân dân và có tác động lớn với sự đấu tranh của nông dân chống lại sự
áp bức bóc lột của giai cấp PK.
- Tam quốc chí diên nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện ba người (Lưu Bị, Quang Vũ và Trương
Phi) kết nghĩa vườn đào trong dân gian. TP miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức
tạp giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô.
- Tây Du Kí: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh phật, trải
qua rất nhiều gian nan ở dọc đường, cuối cùng cũng đạt mục đích. Trong đó thông qua nhân vật
Tôn Ngộ Không, tính chất chống phong kiến được thể hiện rõ nét
- Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm,

Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời, mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp tri thức
dưới chế độ thi cử đó.
- Hồng Lâu Mộng viết về một câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc PK và câu
chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên. Nhưng qua đó, tác giả muốn vẽ nên bộ mặt của xã
hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn.

9


Câu 6 : Thành tựu văn học Ấn Độ
Bài làm:
Ấn Độ là một nước có một nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ
phận quan trọng là Vêđa và sử thi.
 Vê đa: Vốn nghĩa của nó là hiểu biết. Vêđa có 4 tập là Rich Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa
và Atácva Vêđa
+ Rich Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh
tình hình người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc; Tình hình cư dân đấu
tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt.
+ Atácva Vêđa chủ yếu bao gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến gồm
các mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa.
 Sử thi: Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được
truyền miệng từ nửa đầu thiên kỷ I TCN, rồi lại được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các TK đầu
CN thì được dịch ra tiếng Xanxcrit.
+ Mahabharata có 18 chương và một chương bổ sung tài liệu. Chủ đề của tác phẩm này là cuộc
đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Tên của tập sử thi có nghĩa là
“Cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata”. Bộ sử thi đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau như
là cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc tình duyên éo le nhưng chung thủy, những
cảnh sinh hoạt trong xã hội lúc bấy giờ và đặc biệt nhất là cảnh chiến đấu anh dũng nhưng vô
cùng thảm khốc.
+ Ramayana có 7 chương, trong đó chương I và VI về sau mới thêm vào, gồm 48000 câu.

Tương truyền rằng tác giả là Vanmiki. Chủ đề của tác phẩm này là câu chuyện tình duyên giữa
hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.
 Những tác phẩm của Caliđaxa
- Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (TK V). Tác phẩm tiêu biểu nhất
của ông là vở kịch Sơcuntla. Tuy là một nhà soạn kịch cung đình, lai chịu ảnh hưởng của
Bàlamôn, nhưng Caliđaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo
khắt khe, lên án bản chất lừa dối lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị, và trên chừng
mực nhất định đã chống quan niệm về đẳng cấp.
 Caliđaxa cùng với vở kịch Sơcuntla là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ. Tác phẩm trở thành
niềm cảm hứng của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau của Ấn Độ
 Các tác phẩm văn học viết bằng phương ngữ:
10


- Từ cuối TK X về sau, ngoài văn học tiếng Xanxcrit đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết
bằng các loại phương ngữ khác nhau. Đặc trưng chug của nền thi ca giai đoạn này là dùng ngôn
ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của
quần chúng nên được nhân dân rất thích thú.

Câu 7: Thành tựu khoa học- tự nhiên Trung Quốc
Bài làm:
Trung Quốc- một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới nói chung và nền văn minh
phương Đông nói riêng. Bên cạnh những thành tựu văn học, triết học; Trung Quốc còn là nơi
tạo ra những thành tựu về khoa học- tự nhiên như toán học, thiên văn và phép làm lịch, y dược
học.
 Toán học
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết lấy phép đếm làm cơ sở.
Đến thời Tây Hán đã xuất một tác phẩm toán học có nhan đề “Chu bễ toán kinh”. Nội dunng
của sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học, số học…Và đây là tác phẩm toán học của
Trung Quốc sớm nhất nói về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pytago.

- Thời Đông Hán lại xuất hiện một tác phẩm quan trọng hơn là “Cửu chương toán thuật”. nội
dung chứa đựng về: Bốn phép tính, phương pháp căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc 1, số âm
số dương, cách tính S các hình khối, S xung quanh và V hình cầu,…
- Đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều. Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi tiếng
nhất .
+ Lưu Huy đã chú giải sách Cửu chương toán thuật, ông còn tìm được số pi gần bằng 3,1416.
+ Tổ Xung Chi cũng chú thích Cửu chương toán thuật. Đặc biệt, ông là người sớm nhất thế
giới tìm được số pi rất chính xác gồm 7 số lẻ nắm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927.
- Thời Đường, Trung Quốc cũng có nhiều nhà toán học có tên tuổi như nhà sư Nhất Hạnh đã
nêu ra công thức phương trình bậc hai; Vương Hiếu Thông soạn sách Tập cổ toán kinh, dùng
phương trình bậc 3 để giải quyết nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại càng có nhiều nhà toán học . Đặc biệt thời này, người
Trung Quốc đã phát minh ra cái bàn tính, rất tiện lợi cho việc tính toán.
Thiên văn và phép làm lịch
11


- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn. Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn.
Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về Nhật thực và Nguyệt thực.
đay là tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này. Sách “Xuân thu” có chép trong vòng 242 năm có
37 lần nhật thực, sách còn chép năm 613 TCN “sao Bột nhập vào Bắc Đẩu”. Đó là sao chổi
Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới.
- “Thiên Ngũ hành chi sách Hán thư” thì chép ngày Ất Mùi, tháng 3, năm 28 TCN “Mặt trời
iện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt điện ra giữa mặt trời”. Đó cũng là tài liệu sớm
nhất ghi chép về điểm đen mặt trời.
-

Nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc là Trương Hành (78- 139) lần đầu tiên giải

thích đúng đắn rằng hiện tượng nguyệt thực là do mặt trăng nấp sau bóng của trái đất. Tác phẩm

thiên văn học “Linh Hiến” của ông có những nội dung đúng đắn như vũ trụ là vô hạn, sự vận
hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự li của quả đất gần hay xa.
+ Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lý. Ông chế tạo một dụng cụ đo một cách chính
xác phương hướng của động đất gọi là “Địa động nghi”
- Theo truyền thuyết, Hoàng Đế đã sai Dung Thành đặt ra lịch. Thời Chuyên Húc sửa lại thành
lịch mới, một năm chia thành 12 tháng. Sau đó được sửa bởi Đường Nghiêu rồi đến đời Hạ.
Đến đời Thương đã sửa lịch thành một năm có 12 tháng; Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có
29 ngày. Để cho khớp với vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, người đời Thương đã
biết thêm vào một tháng nhuận.
- Từ thời Xuân Thu, Trung Quốc đã biết chia một năm thành 4 mùa, bốn mùa có 8 tiết (Lập
Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí).
- Người TQ ngày xưa chia một ngày đêm thành 12 giờ và dùng tên địa chi (TÍ, sửu..) để đặt tên
mỗi giờ. Mỗi giờ chia thành 8 khắc.
 Y dược học:
- Từ thời Chiến Quốc, ở TQ đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là “Hoàng đế nội kinh”,
trong đó đã nêu ra vấn đề sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận
gốc”, phải tìm “mầm mống phát sinh’ của bệnh.
- Thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận” chủ yếu nói
về cách chữa bệnh thương hàn.
- Từ Hán về sau ở TQ càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà. Ông
đã phát minh ra phương pháp dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân. Chính ông đã
12


soạn ra một bài thế dục gọi là “Ngũ cầm hý” bắt chước các động tác của ( Hổ, hươu, gấu, vượn
và chim) để luyện tập thân thể giúp huyết mạch được lưu thông.
- Thời Minh có một nhà y dược học nổi tiếng đó là Lý Thời Trân. Ngoài việc chữa bệnh, ông
bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu các cây thuốc, do đó đã soạn một bộ sách thuốc nhan đề
“Bản thảo cương mục”. Trong tác phẩm này, ông đã ghi chép 1892 loại cây thuốc; đã phân loại.
đặt tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Sách này không chỉ là một

tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật quan trọng.
- Ngoài ra, các mặt khác như địa lý, nông học,, cũng có những thành tựu rất lớn.
Câu 8: Thành tựu khoa học tự nhiên phương Đông (Lưỡng Hà)
Bài làm:
Ở Lưỡng Hà có các thành tựu khoa học tự nhiên như là: Toán học, Thiên văn học, Y học.
 Toán học:
- Thành tựu toán học đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói đến là phép đếm độc đáo của họ.
Từ thời Xume, cư dân Lưỡng Hà lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm. Sau này người ta lại lấy 60
làm cơ sở (Có lẽ vì 60= 5 x 12, có thể 5 là 5 ngón tay và 12 là 12 tháng). Đồng thời phép đếm
Thập tiến vị (lấy 10 làm cơ sở) cũng đã được sử dụng. Cách đếm của cư dân Lưỡng Hà cổ đại
còn giữ đến ngày nay trong cách tính độ và cách tính phút giây thời gian.
- Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng- trừnhân- chia để giúp các nhân viên hành chính tính toán được nhanh. Họ còn biết phân số, lũy
thừa, căn số bậc 2 và bậc 3; đồng thời họ còn biết giải phương trình có 3 ẩn số
- Về hình học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính S của chữ nhật, hình tam giác, hình thang,
hình tròn. Nhưng khi tính S hình tròn, họ chỉ biết số pi=3. Họ cũng đã biết tính V hình chóp cụt.
Ngoài ra trước Pytago rất lâu, họ đã biết quan hệ giwuax 3 cạnh của tam giác vuông.
 Thiên văn học
- Qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, người Lưỡng Hà cho rằng trong vũ trụ có 7 hành
tinh là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác. Họ cũng xác định được đường hoàng đạo chia
làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Họ còn biết được chu kỳ của một số hành
tinh.
- Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ thời Xume, người Lưỡng Hà đã đặt ra âm lịch. Âm lịch của
người Xume chia một năm làm 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng ddue
có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, như vậy 1 năm có 354 ngày, so với năm mặt trời còn thiếu
hơn 11 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó, họ đã biết thêm tháng nhuận.
- Cũng vào thời tân Babylon, mỗi tháng được chia làm 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày, tương ứng
với 7 hành tinh và mỗi ngày có một vị thần làm chủ:
+ Chủ nhật- thần Mặt Trời quản;
+ Thứ 2- thần Mặt Trăng quản;
13



+ Thứ 3- Thần Sao Hỏa quản;
+ Thứ 4- Thần Sao Thủy quản
+ Thứ 5- Thần Sao Mộc quản
+ Thứ 6- Thần Sao Kim quản
+ Thứ 7- Thần Sao Thổ quản.
 Cách dùng tên mặt trời và mặt trăng và các hành tinh để gọi các ngày trong tuần vẫn được
dùng ở phương Tây
- Ngày của người Lưỡng Hà bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Mỗi ngày chia làm 12 giờ, mỗi giờ có
30 phút.
 Về y học:
- Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đã có những hiểu biết đáng kể . Trong các tài liệu y học để lại
đến ngày nay đã thấy nói các bệnh ở đầu, khí quan hô hấp, mạch máu, tim, thận, dạ dày,
ngaoifda, bệnh phụ nữ…
- Trong quá trình chữa bệnh, các thầy thuốc đã được chuyên môn hóa. Họ đã chia thành các
khoa như khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Mắt… Phương pháp chữa bệnh gồm có cho uống thuốc,
xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, kể cả giải phẫu.
- Tuy vậy , nền y học của Lưỡng Hà cổ đại chưa thoát khỏi những quan niệm về mê tín như:
Các nhà thuoovs không được chữa bệnh vào các ngaỳ 7, 14,21, 28, 29 vì theo quan niệm của
người Lưỡng Hà là những ngày xấu.
=> Tóm lại, khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được những
thành tựu về văn hóa. Trong đó có khoa học tự nhiên. Những thành tựu đó có ảnh hưởng quan
trọng đối với văn minh khu vực và thế giới.

Câu 9: Hãy nêu những thành tựu về khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại?
Bài làm
a. Toán học
- Nhu cầu đo đạc ruộng đất, làm thủy lợi, xây dựng đền miếu, kim tự tháp, tính toán thu nhập là
những nguyên nhân thúc đẩy toán học, hình học cổ Ai Cập ra dời.

- Thiên niên kỉ thứ III.TCN, là thời kì xuất hiện từng bước quan niệm trừu tượng về số của
người Ai Cập. sang đầu thiên kỉ thứ II.TCN, người Ai Cập đã phát triển hệ đếm của mình.
- Nguời Ai Cập đã biết dùng hệ thập phân. Nhờ có hệ đếm, ngươi Ai Cập đã biết làm các phép
tính cộng và trừ, còn nhân và chia bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần. Tri thức đại số của người
Ai Cập đã đạt đến việc giải phương trình bậc nhất.
- Về hình học, họ biết tính diện tích hình tam giác, tứ giác, biết rằng bình phương cạnh huyền
bằng tổng bình phương hai cạnh trong 1 tam giác vuông. Người Ai Cập đã tìm được Pi (π) =
3,14
b. Thiên văn học
14


- Người Ai Cập sớm tìm ra các chòm sao và đã soạn ra bản đồ các thiên thể. Loại bản đồ thiên
thể này được vẽ lên trần nhà của đền đại cổ. Bản đồ 12 cung hoàng đạo có từ thời vương triều
15. Họ đã biết sao thủy, sao kim, sao mộc, sao hỏa, sao thổ và các hành tinh khác.
- Từ thời Tảo Vương Quốc và cổ vương quốc người Ai Cập đã tính toán khá chính xác mực
nước sông Nile hằng năm, nắm được quy luật về thời gian, biết tính năm tháng, ngày, giờ, thời
gian gieo hạt, gạt hái và thời điểm để làm các lễ nghi tôn giáo.
- Ở Ai Cập, việc xây dựng lịch gắn liền với việc quan sát sao Lang trên bầu trời. Một năm có
365 ngày là thời gian giữa 2 lần sao Lang xuất hiện đúng ở đường chân trời. Người Ai Cập chia
năm thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối
năm vào 5 ngày lễ
- Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời
là những thành tựu thiên văn thời Tân Vương Quốc.
Những tri thức thiên văn của người Ai Cập cổ xưa là những thành tựu rất đáng khâm phục.
c. Y học.
- Ngay từ thời cổ vương quốc, do tục ướp xác người Ai Cập đã biết về cấu tạo cơ thể người.
Trong y học đã có chuyên khoa như khoa nội, ngoại, mắt, dạ dày…Trong các bộ phận của cơ
thể thì họ cho rằng tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại và tay
nghề của ác thầy thuốc được đánh giá sự hiểu biết về tim.

- Ngoài ra các lĩnh khác như vật lí, hóa học…người Ai Cập cũng có những thành tựu rất đáng
kể như việc sử dụng kĩ thuật ướp xác, kĩ thuật xây dựng kim tự tháp.

Câu 10: Cơ sở hình thành, đặc trưng phương Tây (Hy Lạp, La Mã)
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
Văn minh phương Tây hình thành muộn hơn văn minh phương Đông khoảng 1000 năm
nhưng phát triển nhanh hơn đóng góp cho sự phát triển nhanh hơn đóng góp cho sự phát triển
của nhân loại.
Bao gồm văn minh Hy Lạp văn minh La Mã => Văn minh Địa Trung Hải.
* Điều kiện tự nhiên
- Phương Tây cổ đại gồm 2 quốc gia điển hình là La Mã và Hy Lạp nằm ở Địa Trung Hải.
- Bán đảo Địa Trung Hải và bán đảo tương đối rộng. Vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với 3 châu
lục, là ngã tư buôn bán. Là vùng có điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán
với các dân tộc bên ngoài bán đảo, giao lưu tiếp xúc với văn hóa bên ngoài, kế thừa tiếp thu nền
văn minh phương Đông.
- Điều kiện khí hậu:
+ Khác với châu Âu lục địa thì Địa Trung Hải có khí hậu ấm áp, mưa nhiều quanh năm, nhiều
song suối thuận lợi phát triển động thực vật.

15


- Thổ nhưỡng đất đai rất tốt, có nhiều đồng bằng được bồi đắp phù sa màu mỡ, hạ lưu song lớn.
Phát triển kinh tế nông nghiệp,trồng các loại cây nông nghiệp chủ yếu là trồng ô liu và nho xuất
khẩu ra nước ngoài. Đời sống nhân dân đc cải thiện.
- Rừng núi có nhiều khu rừng nhiệt đới, nhiều loại gỗ, trở thành nơi cung cấp gỗ để đóng
thuyền, làm nhà để cải thiện cuộc sống. Thời kỳ cổ đại có nhiều cuộc chiến tranh cho nên Hy
Lạp La Mã rất phát triển về hải quân.
- Khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản quý: sắt, đồng, kẽm, vàng… chế tạo ra đồ trang sức và
có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

=> Phát triển kinh tế đem lại cuộc sống giàu có sung túc, đời sống phát triển cho con người, tạo
nên một nền văn minh rực rỡ.
* Kinh tế
- Kế thừa sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, đây là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất
trên thế giới lúc bấy giờ, đời sống dân cư đông đúc giàu có, xuất hiện tầng lớp quý tộc xa hoa
quyền quý.
- Nền kinh tế có nhiều ngành nghề nhưng chủ đạo là thương nghiệp, phần lớn nhân dân tham
gia vào thương nghiệp buôn bán trong vùng và ở ngoài ( buôn bán với châu Phi, các dân tộc
phương Đông…) Tầng lớp dân chủ chủ nô rất nhạy bén linh hoạt năng động tạo điều kiện phát
triển mạnh mẽ thươngg nghiệp đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế
- Bên cạnh phát triển thương nghiệp họ còn phát triển nông nghiệp nó khác với nền nông nghiệp
tự cung tự cấp mà là sản xuất hàng hóa, hướng ra thị trường chứ không phải nền nông nghiệp
tiểu nông. Sở hữu tư về nông nghiệp rất phát triển khác với phương đông là công hữu.
- Thủ công nghiệp rất phát triển có tính chuyên môn hóa cao có sự phân chia lao động rạch ròi
khác với phương Đông hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp và họ xuất thân từ nông dân, họ
lập ra nhiều công ty lớn
- Chăn nuôi lớn, đại gia súc để bán và sản phẩm ra thị trường như cừu, bò.…
=> Thúc đẩy kinh tế phát triển.
* Điều kiện chính trị xã hội
- Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình
- Chủ nô điển hình là tầng lớp thống trị làm chính trị chuyên nghiệp.
- Nô lệ điển hình là tầng lớp bị trị tạo ra của cải nuôi sống xã hội. Lực lượng sản xuất chính cho
xã hội .Nô lệ có mặt trong các lĩnh vực kinh tế khác với phương đông nông dân mới là người
tạo ra của cải.
- Tầng lớp tri thức: họ sáng tạo ra văn hóa, làm cho văn hóa phát triển, mỗi tầng lớp đảm đương
mỗi vị trí khác nhau.
- Tầng lớp thượng lưu ( tầng lớp P. Đông không có) đây là tầng lớp giàu có, không tham gia
chính trị, là những người hấp thụ những thành tựu văn hóa làm cho khoa học, triết học phát
triển.
16



- Điều kiện chính trị xã hội phương Tây khác với phương Đông là sự tồn tại chế độ dân chủ chủ
nô chế độ cộng hòa chủ nô rất đặc trưng cho văn minh p.Tây.
- Hy lạp là nước đầu tiên soạn ra Hiến Pháp. Từ thế kỉ thứ V Hy Lạp có hệ thống tòa án: mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B. ĐẶC TRƯNG
- Văn minh p Tây thuộc về văn minh du mục – là nền văn minh thương nghiệp khác với p
Đông là nền văn minh nông nghiệp; là nền văn minh đô thị – thành thị khác với văn minh
p Đông là văn minh nông thôn.
- người phương Tây lại coi trọng tư duy là tư duy duy lý đề cao lý trí. Điều kiện phát triển
khoa học thúc đẩy luật học phát triển: chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy
độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”. Về mặt triết học, chủ nghĩa duy giác hay chủ nghĩa
duy lý xuất hiện từ khá sớm ở các nước phương Tây.
+ Những người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý ra đời và phát triển phải kể tới một số đại
biểu trong triết học Hy Lạp cổ đại như Pắcmênít , Zênông , Platông.
+ Chủ nghĩa duy lý trong đó lý tính được coi là nguồn gốc thứ nhất của mọi tri thức, cao hơn
bằng chứng cảm tính, nhờ nó mà loại bỏ được bất cứ tư tưởng nào có khả năng sai lầm. Trong
lịch sử phát triển tư duy, chủ nghĩa duy cảm cũng tồn tại và phát triển nhưng chủ nghĩa duy lý
vẫn được coi là khuynh hướng triết học có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành đặc điểm tư
duy của người phương Tây.
+Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong
nhận thức cũng như hành vi ứng xử thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và
không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng (áp dụng triệt để quy luật “bài trung” trong lôgíc
học), tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó
cũng bộc lộ yếu tố hạn chế như tính máy móc.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, khuyến khích cá nhân phát triển hết khả năng của mình, có
thể tự do tư tưởng:
+Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây
lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân là khuynh hướng triết học đề cao,

thậm chí tuyệt đối hóa vai trò, vị trí liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ
phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội.
+. Chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây nhưng chỉ đến khi chủ
nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá
nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn(
+ Chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và
tự lực của mỗi cá nhân.
+ Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế như việc đề cao vai
trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn
17


lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt
này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ. Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực
dụng đã làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa
thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.
=> đây là đặc trưng co bản nhưng là nhân tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa.
Câu 11: Thành tựu văn minh Phương Tây : Hy-Lap cổ đại.
Bài làm
1. Chữ viết
Chữ viết cổ đại xh từ khoảng đầu TNK 2 TCN. Đây là loại chữ tượng hình bao gồm những dạng
thức đơn giản, đc cấu tại bởi những đường nét khá đều đặn, thống nhất về kiểu thức. Loại chữ
này sau đí biến mất cùng nền vh này. Đến cuối TK8 TCN, chữ viết Hy Lạp ra đời trên cơ sở kế
thừa chữ viết của người Phoenecie
- Hệ thống chữ chỉ âm. Chữ viết hy lạp là cơ sở hình thành bảng chữ cái slav và Latin.
2. Văn học Hy Lạp
Phát triển rực rỡ trên 3 lĩnh vực : thần thoại , thơ, ca kịch. .thần thoại xh khá sớm, mang đậm
chất "người' phản ánh cuộc sống của con ng và trở thành nguồn đề tài vô tận đối vói thơ, kịch,
nghê thuật ... .
- Thơ: cống hiến cho nhân loại những giá trị to lớn với Liade và Odissee của Homer , gia phả

các thần và lao động và ngày tháng của Hesiode cùng các tác phẩm thơ khác
- Ca kịch: Hy Lạp được xem là ca kịch phương Tây với cả 2 thể loại hài kịch và bi kịch, với các
nhà viết kịch nổi tiếng và các tác phẩm của họ.
3. Khoa học tư nhiên Hy Lạp :
- Là một trong những thành tựu phát triển rực rỡ và cũng được xem là quê hương của nhiều
ngày kh châu âu sau này. Sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ: Talet, Pitago, Oclit,
Acsimet...
- Các nhà KH Hy Lạp cổ đại đã nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như : lý, toán, thiên
văn học, y học, sinh vật... Để lại cho nhân loại những tri thức KH những tiền đề, định lý vô giá

18


4. Đạo Kitô : Ra đời khoảng TK I ở Israel , vùng đất của ng do thái sinh sống và đg chịu sự
thống trị của đế quốc La Mã. Theo truyền thuyết ng sáng lập ra Kitô giáo là Jesus Christ tự
xưng là thiên chúa, con của Đức chúa trời.

Câu 12: Thành tựu khoa học tự nhiên Phương Tây cổ đại Hi Lạp.
Bài làm
- Hy Lạp cổ đại góp nhiều thành tựu lớn lao cho kho tàng KHTN của nhân loại trên các lĩnh vực
như: Toán học, thiên văn học, vật lý, y học,… Những thành tựu trong các lĩnh vực này được thể
hiện qua đóng góp của các nhà bác học lừng danh như: Talet, Pitago, Ac-xi-met,…
+ Talet (Tk VII-VI TCN): Nhà triết học, toán học, thiên văn học, là người đặt nền móng cho
khoa học và triết học. Phát minh quan trọng nhất của ông là “tỉ lệ thức”. Nhờ phát minh này ông
đã tính đc chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó.
Trên lĩnh vực thiên văn học, là ng dự báo chính xác chính xác ngày xảy ra nguyệt thực
(28/5/558 TCN).
+ Pitago (580-500 TCN): là ng đem lại nhiều biến đổi cho toán học, nêu các định lí đc chứng
minh bằng các suy luận logic chứ không phải bằng trực giác. Pitago phân biệt các loại số chẵn,
số lẽ và số không chia hết, công thức nổi tiếng về tam giác vuông (a2=b2+c2).

Ông cho rằng trái đất hình cầu và chuyển động quanh quỹ đạo nhất định.
+ Ơcolit (330-275 TCN): Là ng đứng đầu các nhà toán học ở Alexangdri. Trên cơ sở tổng kết
các thành tựu của người trước, ông soạn thành sách “toán học sơ đẳng”, là cơ sở của môn hình
học, trong đó chứa đựng định lí Ơcơlit nổi tiếng.
+ Ac-xi-met (287-212 TCN)

Về toán học: Ông đã tính đc số pi bằng 1 trị số nằm giữa 2 số, tìm được cách tính thể tích
và diện tích toàn phần của nhiều hình khối.

Về vật lý: phát minh quan trọng nhất về mặt lực học, trong đó đặc biệt là nguyên lý đòn
bẩy. Ngoài ra ông đã phát minh ra một nguyên lí quan trọng về thủy lực học.
+ Arixtac (310- 230 TCN)

Người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống mặt trời. Ông đã tính toán khá kĩ chính xác thể tích
mặt trời , quả đất, mặt trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy.

Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải mặt trời quay quanh trái đất mà là trái đất
tự quay quanh xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời.
- Về y học:

Y học cổ đại Hy Lạp đã đạt đc những thành tựu to lớn về mặt lý luận và thực hành trong
việc chăm sóc sức khoẻ và chữa trị bệnh. Người đc suy tôn là sư tổ của y học Phương Tây là
Hypocrat, ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tín dị đoan, đề ra những phương pháp trị bệnh
hiệu quả.
=> Là một trong những thành tựu phát triển rực rỡ và cũng được xem là quê hương của nhiều
ngành khoa học Châu Âu sau này. Khoa học tự nhiên Hy Lạp cổ đại cũng được xem là quê
19


hương của nhiều ngành khoa học Phương Tây sau này, sản sinh ra những nhà khoa học khổng

lồ. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đã nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán
học, thiên văn học, y học, sinh vật học…để lại cho nhân loại những tri thức khoa học, những
tiền đề, định lý vô giá.

Câu 13: Thành tựu khoa học tự nhiên Phương tây cổ đại La Mã.
Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp
vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn.
- Plinius: Pliniút
Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút (Pliius, 23-79). Tác phẩm đầu tiên của ông là
Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học như
Thiên văn học, Vật lý học, Địa lý học, Nhân loại học, Động vật học, Thực vật học, Nông học, Y
học, Luyện kim học, Hội họa, Điêu khắc... thời bấy giờ. Do vậy, đây là một tác phẩm tương tự
như bộ bách khoa toàn thư của La Mã cổ đại.
Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động. Ông đến gần để nghiên cứu hiện tượng phun lửa và bị
phún thạch thiêu chết.
- Ptôlêmê
Clốt Ptôlêmê, là một nhà Thiên văn học, Toán học, Địa lý học người Hy Lạp sinh trưởng ở Ai
Cập, sống vào thế kỷ II. Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học của Ai Cập, Babilon
và Hy Lạp, ông đã soạn bộ sách tổng hợp - Kết cấu toán học, trong đó ông cũng cho rằng quả
đất hình cầu, nhưng so với Pitago và Acsimét thì quan điểm của ông thụt lùi một bước vì ông
cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm này của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn
học châu Âu trong suốt 14 thế kỷ, mãi đến thời Phục Hưng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống
mặt trời của Côpécních đánh đổ.
Ptôlêmê còn soạn sách Địa lý học gồm 8 chương. Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ một bản đồ thế
giới: Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam Cực là lưu vực sông Nin, phía Tây là Tây Ba
Nha, phía Đông là Trung Quốc, thời bấy giờ bản đồ này được xem là rất chính xác.
- Heron: Ông phát minh ra động cơ hơi nước, là một kỷ sư tài ba và là nhà toán học xuất sắc.
ông đưa ra các cách tính diện tích hình cầu và phép tính gần đúng với giá trị của nó.
- Menelai là nhà toán học và thiên văn học. Ông đã chứng minh được tổng các góc trong một
tam giác cầu lớn hơn 180 độ và cách tính dây cung mặt cầu.

20


- Julius Caesar đã cải cách lịch một năm có 365,25 ngày cứ bốn năm thì có một năm nhuần.
lịch này được dùng đến năm 44 TCN thì không còn sử dụng nữa
- Đại biểu xuất sắc nhất về y học thời bấy giờ là Claudius Galen (131- đầu thế kỉ III) với tác
phẩm “Phương pháp chữa bệnh.”. ông chứng minh được rằng các mạch vận chuyển máu, nếu
như cắt đứt dù chỉ là một mạch máu nhỏ cũng đủ để làm cho máu chảy hết cơ thể trong vòng
nữa giờ.
Như vậy, sự thành tựu văn minh La Mã có huy hoàng và sán lạn thì cũng là nhờ vào sự
vận dụng văn minh Hy Lạp. tuy La Mã đã cải biên và sáng tạo thêm nhiều để hoàn thành một
nền văn minh hoàn chỉnh của dân tộc mình. Nhưng khi chúng ta nói đến văn minh La Mã thì
không thể nào không đi kèm với văn minh Hy Lạp. Tóm lại, dù là nền văn minh La Mã hay Hy
Lạp thì suy cho cùng đây là hai nền văn minh cổ đại vô cùng xán lạn. như Ăngghen nói :
“không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy
Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia La Mã. Mà không có cơ sở của văn minh Hy
Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu âu hiện tại được”

Câu 14: Thành tựu Triết học Hy lạp cổ đại
Bài làm
- Triết học Hy Lạp xuất hiện sớm và trở thành quê hương triết học Phương Tây
- Triết học Hy Lạp có những đặc điểm như có tính tổng hợp cao, gồm nhiều trường phái, trào
lưu, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm diễn ra quyết liệt.
- Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ VI.TCN là giai đoạn: Hình thành các trường phái triết học duy vật
và duy tâm đầu tiên ở Hy Lạp.
a) Đại diện cho trường phái duy vật là :
+ Ta-let : Ông cho rằng nước là nguyên tố cơ bản của vũ trụ.
+ Ana-xi-man: Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực, ông cho rằng nguồn gốc của vạn
vật là không khí, vạn vật do không khí sinh ra rồi lại quay về trở thành không khí.
+Heraclit: Ông cho rằng nguồn gốc của vạn vật là lửa. Ông đã nhận thức được rằng “đâu tranh

là nguồn gốc của vạn vât”, vì đấu tranh giữu hai mặt đối lập là cơ sở của mọi tồn tại và tư
tưởng. trong quá trình vận động ấy, hai mặt đối lập dần dần chuyển hóa đến nhau
+ Empedocles: Ông cho rằng nguồn gôc của vũ trụ không phải do đơn nguyên tố sinh ra mà là
do 4 yếu tố là đất, không khí, lửa, nước tạo thành.
+ A-na-xa-go: vũ trụ do vô số nguyên tố tạo nên. Ngoài ra ông còn là nhà toán học và thiên văn
học. Ông nói rằng Ánh sáng mặt trăng là nhận vật của Mặt Trời . Trên mặt trăng cũng có đất và
sinh vật
+ Đê mô clit: nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất và
không chia được nữa. Tóm lại, ông nói :”nguồn gốc của vạn vật là nguyên tử và chân không”
21


+ Êpiquya : kế thừa và phát triển của học thuyêt của Đ . Ông cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo
thành mà phần tử nhỏ nhất là nguyên tử, nguyên tử không những lớn bé và hình dáng khác nhau
mà trọng lượng cũng khác nhau.
Ông không hoàn toàn phủ nhận thần mà cho rằng thần là một thực thể hạnh phúc và bất hủ

Về nhận thức luận: Ê cho rằng cảm tính là nguồn gốc thật sự của nhận thức, do vậy bản
thân cảm giác không có sai lầm. Sai lầm là do sự giải thích và phán đoán của con người với cảm
giác

Về thái độ chính trị: nhà nước là nguồn gốc của mọi sự bất hạnh và bất mãn của con
người
+ Lu-cre-ti-út: tác phẩm duy nhất ông để lại là tập thơ chưa hoàn thành (bàn về bản chất của sự
vật) . Ông chống lại quan điểm triết học của tôn giáo, bác bỏ quan niệm mê tín và thần thánh.
Ông cho rằng, vc có tính bảo toàn vĩnh cữu, không thể bị tiêu hủy hoàn toàn mà chỉ có những
hiện tượng tan rã của những vật thể mà thôi

Nêu giả thiết về sự xuất hiện loại người. Ông cho rằng, từ trạng thái đông vật có thể phát
triển đến con người, con người có trình độ văn hóa cao.


Gia đình, nhà nước k phải ngay từ đầu đã có, mà là kết quả của một giai đoạn phát triển
nhất định. Cùng với sự phát triển của đời sống con người, ngôn ngữ, khoa học, nghệ thuật cũng
ra đời phát triển.
b)Trường phái duy tâm :
Phương pháp biện luận của những nhà duy tâm là nặng về CN hình thức và thường thiên
về lối chơi chữ. Tính chất duy tâm chủ yếu của phái Biện luận là cho rằng: không có chân lí
khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thôi.
+ Giooc-giát: “tồn tại không tồn tại”. Nếu có cái gì thực sự tồn tại chăng nữa thì cũng không thể
dùng ngôn ngữ để diển tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diển tả tư tưởng. Từ đó kết luận
“Chân lí là không có”
+ Xô crat: Ông cho rằng mục đích của triết học không phải là để nhận thức tự nhiên mà là để
nhận tức bản thân mình, ông cho rằng giáo dục thực chất là “thuật bà đỡ” tất là giáo dục giữ vai
trò giúp cho tư tưởng sinh ra, ông là người đầu tiên nêu ra phương pháp.
+ Platog: Hạt nhân quan điểm triết học của ông là ý niệm và linh hồn bất diệt. Aistotle:…

Về mặt giáo dục: Platog chủ trương giáo dục nên do nhà nước tổ chức đào tạo những kẻ
thống trị

Về chính trị: Platon rất căm ghét chế độ dân chủ

Mỹ học: P cho rằng mọi sự vật cá biệt chỉ là sự bắt chước ý niệm, mà tác phẩm nghệ
thuật lại bắt chước sự vật cá biệt, tức là “bắt chước sự bắt chước”, mà cái đẹp là chân thật và
hoàn hảo, do đó cái đẹp thật sự là ý niệm mà nghệ thuật không thể biểu đạt được.
22


 Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của CNDT ở P.Tây

Câu 15 : Hãy trình bày những thành tựu khoa học tự nhiên của nền văn minh Ả Rập.

Bài làm
1. Hoàn cảnh: Do bành chướng của đế quốc Ả Rập, sự giao lưu văn hóa, khoa học với các nền
văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập, … Có điều kiện để phát triển.
Người Ả Rập đã tiếp thu các thành tựu văn hóa của các nền văn minh có trước mình, sáng tạo ra
1 nền văn hóa mang bản sắc dăn tộc độc đáo.
- Sau khi lập nước 1 thời gian năm 830, triều Abassid xây dựng 1 trung tâm khoa học gồm viện
khoa học, đài thiên văn và thư viện. Trung tâm khoa học này đã tiến hành dịch thuật nhiều tác
phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp, Sanskrit, … Người đứng đầu đội ngũ dịch thuật này là Hunai Ibn
Ishak. Tương truyền riêng ông đã dịch được hơn 100 tác phẩm ra tiếng Ả Rập, trong đó có
Kinh Cưu Ước và nhiều tác phẩm của Aristote, Platon, … Tiền thù lao cho công việc dịch thuật
cũng được trả rất hậu, tác phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng, riêng bản dịch
đầu tiên tác phẩm của Aristote được trả công bằng cách đặt tên cần một bên là sách, bên kia là
kim cương. Đến giữa thế kỷ IX có thể nói rằng hầu hết các tác phẩm lớn về toán học, thiên văn,
y học, … của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Ả Rập.
- Người Ả Rập trên con đường chinh chiến cũng rất chú trọng đến việc tiếp thu các thành tựu
văn hóa và chú ý lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học, sách vở, …
Chính vì vậy nhiều tác phẩm có giá trị được phát minh, ở Hy Lạp, Ấn Độ nhưng sau đó lại được
tìm thấy và phổ biến rộng rãi ở Ả Rập.
2. Nội dung:
+ Toán học: Người Ả rập tiếp tục phát triển các môn đại số, lượng giác, hình học và hoàn thiện
hệ thống chữ số thập phân của người Ấn Độ mà cho đến ngày nay người ta vẫn quen gọi là chữ
số Ả Rập. Các khái niệm trong môn lượng giác: Sin, Cosin, Tang, Cotang mà ngày nay chúng ta
sử dụng là do nhà toán học Abu Adatn al-battanl của Ă Rập đặt ra.
+ Vật lý: Có nhà khoa học tiêu biểu Al Haltham là tác giả cuốn “ Sách quang học”, được coi là
tác phẩm có tính chất khoa nhất thời trung đại.
+ Hóa học: Người Ả Rập cũng có những đóng góp rất to lớn, có thể nói rằng nhờ họ mà hóa
học mới trở thành một ngành khoa học. Họ tìm ra nhiều hóa chất mới, chế tạo ra nước cất trước
tiên và đặt tên Ai-AmBlk, biết nấu rượu Roum từ đường mía.
+ Sinh học: Người Ả Rập đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây trông mới từ rất sớm.
+ Y học: Họ biết chữa trị rất nhiều loại bệnh nội, ngoại khoa và đặc biệt giỏi về nhãn khoa.

Nhiều tác phẩm Y học nổi tiếng được biên soạn như: “ Mười khái luận về mắt”, của Ishak “
sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Isha; “tiêu chuẩn y học” của Sihna, …

Câu 16: Văn minh Phương Tây thời Phục Hưng
Bài làm
23


1.Hoàn cảnh lịch sử:
- Những giáo lý khắt khe của Giáo hội, luật pháp hà khắc của các nhà nước phong kiến trở
thành những trở ngại lớn đối với giai cấp tư sản. Vì vậy, họ đã sử dụng những yếu tố có lợi cho
mình từ những thành tựu văn hóa Hy-La cổ đại để đấu tranh chống lại, xóa bỏ ý thức hệ và chế
độ phong kiến, đồng thời xây dựng cho mình một ý thức hệ và một nền văn hóa riêng.
- Sự phát triển của lĩnh vực khoa học như nghề in, nấu thép, địa lý, thiên văn, đúc súng đạn, các
phát kiến địa lý… đã làm đảo lộn những quan niệm phản khoa học trước đó của Giáo hội. Song
song đó là phong trào cải cách tôn giáo, các cuộc đấu tranh của nông dân, sụ thắng lợi của chủ
nghĩa chuyên chế ở một số nước… đã trở thành chỗ dựa cho giai cấp tư sản.
- Sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo điều kiện để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn
hóa cổ đại. Nhiều người giàu có đã đứng bảo trợ, khuyến khích và giúp đỡ các văn nghệ sĩ có
điều kiện tập trung sáng tạo.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý sau đó lan sang các nước như Pháp,
Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan…Từ thế kỷ XIV, ở Ý đã xuất hiện nhiều thành
thị tự do như những quốc gia riêng. Trong các thành thị này, quan hệ tư bản chủ nghĩa giữ địa vị
thống trị, giai cấp tư sản sống tự do theo quan điểm của mình, vì thế các hoạt động văn học,
nghệ thuật mang ý thức hệ tư sản phát triển phong phú. Hơn nữa, ở Ý còn lưu giữ nhiều giá trị
của văn minh La Mã cổ đại nên các văn nghệ sỹ có điều kiện tiếp xúc và kế thừa.
2. Một số thành tựu chính:
* Văn học:
Là một trong những lĩnh vực thành công của Văn hóa Phục hưng. Văn học thời kỳ này phát
triển trong cả ba lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

- Thơ: Người đi tiên phong trong phong trào văn học Phục hưng là Dante (1265 – 1324), người
Ý. Ông yêu thơ của Virgil, căm ghét và lên án Giáo hội, đồng thời cổ vũ cho sự thống nhất nước
Ý. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Thần khúc, Cuộc đời mới. Sau Dante là Petracca (1304 –
1374), nhà thơ chữ tình đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn, đề cao tình yêu lý tưởng, ca tụng sắc
đẹp, đòi tự do trong tư tưởng trong sáng tác chống lại sự gò bó của chủ nghĩa kinh viện. Tác
phẩm tiêu biểu của ông: Trường ca Châu Phi, Thơ tình yêu ca ngợi nàng Laura, Candoni.
- Tiểu thuyết: người đầu tiên phải kể đến là Bocaccio (1313 – 1375), nhà văn Ý. Tác phẩm nổi
tiếng của ông là Mười ngày với nội dung chế giễu Giáo hoàng, tăng lữ, lái buôn, quý tộc…về
những thói tham lam, keo kiệt, dâm ô, đạo đức giả…, cổ vũ cho một cuộc sống vui vẻ, hưởng
mọi lạc thú ở đời. Còn ở Pháp, tiêu biểu là Francois Rabelais (1494 – 1553). Tác phẩm tiêu biểu
của ông là Gargantua và Pantagruel. Ở Tây Ban Nha tiêu biểu nhất là Cervantes (1547 – 1616)
với tác phẩm Don Quichotte. Ngoài ra còn có Erasmus (1466 – 1536), người Hà Lan với các tác
phẩm Truyện hoa hồng, Tán dương sự điên rồ…
- Kịch: nổi tiếng nhất là nhà viết kịch vĩ đại người Anh, William Shakespeare (23/4/1564 –
1616). Ông đã kế thừa kịch truyền thống của Anh và tinh hoa kịch Hy Lạp, La Mã cổ đại, đưa
24


nghệ thuật kịch lên đỉnh cao. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm 36 tác phẩm cả về bi kịch, hài
kịch và kịch lịch sử. Tiêu biểu là các vở Romeo và Juliet, Hamlet, Othello , Macbeth, Đêm thứ
mười hai, Giấc mộng đêm hè, Chàng thương gia thành Venise, Vua Lear, Richard II, Risa III,
Henry IV…
* Nghệ thuật:
Nghệ thuật Phục hưng nổi bật là hội họa và điêu khắc, xuất hiện đầu tiên ở Ý. Trong các thế kỷ
từ XIII – XV có Giotto (1266 – 1337) – người đưa hội họa ra ánh sáng, Donatello (1386 –
1466), Masacio (1401 – 1428), Botticelli (1444 – 1510)…Tuy vẫn lấy đề tài từ kinh thánh, thần
thoại nhưng theo xu hướng hiện thực chủ nghĩa, đồng thời phát hiện ra luật viễn cận và phong
cách sáng tác mới. Đỉnh cao của hội họa Phục hưng là thế kỷ XVI với những tên tuổi lỗi lạc
trong lịch sử hội họa thế giới: Leonardo da Vinci (1452 – 1519), Michelangelo (1475 – 1564),
Raphael (1483 – 1520), Titian (, 1485 – 1576), Lucas Cranach (Đức, 1472 – 1553), Durer (Đức,

1471 – 1521),…
* Khoa học tự nhiên:
Những thành quả của khoa học tự nhiên thời Phục hưng đã phá hủy thần học. Chính vì thế, Giáo
hội Ki-tô giáo coi khoa học và những nhà khoa học là kẻ thù không đội trời chung. Các nhà
khoa học tiêu biểu bao gồm: Nikolai Kopernik (1473 – 1543), nhà bác học Ba Lan, người đề ra
thuyết nhật tâm trong tác phẩm Bàn về sự vận hành của các thiên thể; Giordano Bruno (Ý, 1548
– 1600), ông bảo vệ và phát triển quan điểm của Kopernik; Gallileo Gallile (1564 – 1642) với
nhiều phát minh về cơ học, thiên văn học, vật lý...; Kepler (Đức, 1571 – 1630) với ba quy luật
quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh mặt trời. Ngoài ra còn có một số nhà
khoa học khá nổi tiếng khác là nhà toán học người Pháp Descartes (1596 – 1650), nhà vật lý
người Ý Toricelli (1608 – 1647), nhà y học Hà Lan Vesale 1514 – 1564)…
3. Nội dung tư tưởng:
Văn hóa Phục hưng tuy có tiếp thu những yếu tố trong văn hóa Hy-La cổ đại, nhưng thực chất
là một phong trào mới dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội và hệ tư tưởng mới của giai cấp tư sản.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng chống lại giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến. lên án, đả
kích, châm biếm sự tàn bạo, dốt nát, giả nhân giả nghĩa của giáo sĩ và quý tộc phong kiến, nhằm
đưa văn hóa thoát khỏi tôn giáo và thần học.
- Chú trọng quyền tự do và luôn đề cao con người, đòi cho con người phải được hưởng mọi lạc
thú ở thiên đường trần gian - chống lại quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống trần
gian.
- Ca ngợi tình yêu đất nước, tinh thần dân tộc, yêu chữ viết và tiếng mẹ đẻ, yêu thương và đứng
về phía quần chúng trong đấu tranh chống bóc lột.
- Chống lại quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm, đả phá thần học và triết học kinh
viện, thức tỉnh quần chúng trước những mê hoặc của tôn giáo và giáo hội.
25


×