Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài Liệu - KTPT47B Chuong 1 full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.73 KB, 6 trang )

Chương I: Khung phân tích chính sách
I) Nguyên lý chung về PTCS.
1. Định nghĩa.
- Chính sách là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và các công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để
tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định của hệ thống định
hướng mục tiêu tổng thể.
- Chính sách phát triển kt-xh là những quyết sách của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề “chín
muồi” đặt ra trong đời sống kt-xh của đất nước thông qua hoạt động thực thi của các ngànhm các cấp
có liên quan trong bộ máy nhà nước.
- Phân tích chính sách là hoạt động tao ra sự nhận thức đúng và đủ về một vấn đề trong quy trình
chính sách. Hoạt động nhận thức ấy bắt nguồn từ sự phân tích một cách sâu sắc nguyên nhân, hậu quả
và những vấn đề đặt ra khi thực hiện một chinh sách hay chương trình phát triển.
+ Phân tích chính sách chỉ có ý nghĩa khi nhận thức đúng và đủ được gắn kết làm thay đổi suy nghĩ
của những người có trọng trách quyết định chính sách.
+ Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào mức độ của tích luỹ nhận thức thông tin và cả những kết quả
từ phân tíchm do đó phân tích chính sách là trọng tâm của thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách
phát triển.
- “Phân tích chính sách là bất kỳ một phân tích nào đưa ra những thông tin làm cơ sở cho các nhà lập
chính sách thực hiện các quyết định của mình” – E.S.Quade
+ Sử dụng trực giác và đánh giá (khả năng)
+ Phân tích thành phần.
+ Thiết kế và tổng hợp các phương án thay thế mới.
Phân biệt giữa PTCS và nghiên cứu chính sách: “PTCS là phương tiện của việc tổng hợp thông tin mà
từ đó rút ra lựa chọn chính sách, những khẳng định phù hợp, chất lượng và số lượng của các thuật ngữ
là cơ sở cho các quyết định chính sáchm nó không chỉ là sự thu thập thông tin”. Ngược lại, nghiên cứu
chính sách lại là toàn bộ các phương phá khoa học được sử dụng trong nghiên cứu để mô tả hiện
tượng hay xác định mối quan hệ giữa chúng.
2. Đặc điểm PTCS.
- PTCS sử dụng tập hợp các kiến thức về khoa học chính trị, xh học, tâm lý học, kt học và triết học.
- PTCS thông thường dựa trên một số chuẩn mực giá trị của CS phát triển trong quá khứm thực tại và
tương lai. Việc lựa chọn giá trị không chỉ là kỹ thuật điều chỉnh, đo đếm và thường xuất phát từ phạm


trù đạo đức, vì thế PTCS phải đứng trên quan điểm được xh chấp nhận.
- PTCS chỉ rõ những cải thiện tính hiệu quả và tính khả thi của chính sách đc chọn trong số các cs thay
thế.
3. Cách thức tiếp cận PTCS.
PTCS có thể đưa ra thông tin và lập luận hợp lý về 3 câu hỏi:
+ Kết quả được khi vấn đề được giải quyết?
+ Những nhân tố có thể hạn chế hoặc tăng cường giá trị đạt được?
+ Những hoạt động cần thiết để có kết quả?
Khi đưa ra lập luận về 3 câu hỏim nhà pt dùng 3 phương pháp tiếp cận: Kinh nghiệm, đánh giá và
chuẩn tắc.
Cách tiếp cận
Câu hỏi
Dạng thông tin
Mô tả và dự
Kinh nghiệm Sự việc đang và sẽ tồn tại (sự thực)
đoán
Đánh giá
Sự việc hàm chứa ý nghĩa gì? (giá trị)
Đánh giá
Chuẩn tắc
Sự việc sẽ diễn biến thế nào? (hành động) Đề ra quy tắc


+ Tiếp cận theo lối kinh nghiệm: Quan tâm đến nguyên nhân và kết quả của chính sách đã đưa ra.
+ Tiếp cận đánh giá: Chỉ quan tâm tới xác định tính hữu ích của chính sách.
+ Tiếp cận chuẩn tắc: Gợi ý những việc cần làm để giải quyết các vấn đề.
4. Thông tin cho PTCS.
a) Các phương pháp điều tra: (nghiên cứu, tìm hiểu)
Quá trình tìm kiếm thông tin cs được thực hiện bằng cách làm rõ những quy trình cs. Những quy trình
này ko chỉ khác nhau về dạng câu hỏi, mà khác nhau về thời điểm các hoạt động.

- Phương pháp chuẩn tắc hay dự đoán được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra (liên quan đến tương
lai).
- Phương pháp mô tả hay đánh giá lại xuất hiện sau khi hành động đã xảy ra (liên quan đến quá khứ).
- Tiến trình phân tích trính sách bao gồm:
+ Mô tả cho phép đưa ra thông tin về nguyên nhân trong quá khứ và kết quả của cs.
+ Dự đoán: khuyến khích đưa thông tin về kết quả trong tương lai.
+ Đánh giá: Cung cấp thông tin về đánh giá cs quá khứ và tương lai.
+ Khuyến nghị: thông báo khả năng có thể có trong tương lai và kết quả các hoạt động.
+ Cấu trúc vấn đề: là giai đoạn của quá trình điều tra mà người pt phải đối mặt với các thông tin và
hậu quả của cs, nhữg rắc rối nảy sinh.
Cấu trúc của vấn đề căn cứ có ảnh hưởng tới 4 quá trình trên (siêu phương pháp hay phương pháp của
phương pháp) như là người điều chỉnh trung tâm của toàn bộ quá trình phân tích trính sách.
b) Thông tin chính sách:
Phương pháp luận phân tích chính sách đòi hỏi cung cấp đầy đủ thông tin để sử dụng trả lời 5 loại câu
hỏi sau:
+ Cái gì là bản chất của vấn đề?
+ Những cs hiện tại và quá khứ nào đã đc áp dụng để giải quyết vấn đề và cái gì là kết quả của chúng?
+ Những kết quả nào có giá trị trong việc giải quyết vấn đề?
+ Các chính sách thay thế nào có thể áp dụng và những kết quả có thể có trong tương lai?
+ Lựa chọn cs nào để giải quyết vấn đề?
Trả lời cho câu hỏi này là những thông tin vấn đề: Vấn đề cs, tương lai cs, hoạt động cs, đầu ra cs,
hiệu quả của cs.
(hình 1-trang 5)
Vấn đề chính sách: để biết được cái gì cần giải quyết (ví dụ: vấn đề đói nghèo, tai nạn giao thông…),
yêu cầu thông tin về điều kiện đến trước của vấn đề (ví dụ: tỷ lệ học sinh bỏ học là điều kiện đến trước
của thất nghiệp), cũng như thông tin về giá trị, thông tin vấn đề là quan trọng nhất vì cách thức xác
định vấn đề chi phối khả năng tìm ra giải pháp. Nếu thông tin không đầy đủ, không chính xác thì sẽ
dẫn đến hậu quả: giải quyết nhầm vấn đề hoặc bỏ sót vấn đề.
Tương lai chính sách: Là kết quả chuỗi các hoạt động có thể đóng góp vào việc đạt được những kết
quả nhất định. Thông tin về điều kiện nảy sinh vấn đề là rất cần thiết, tuy nhiên chưa đủ vì bản thân

quá khứ có thể lặp lại và kết quả có thể thay đổi theo thời gian. Để có được thông tin này đòi hỏi nhà
phân tích phải có sự sáng tạo, hiểu biết sâu sắcm có khả năng trực giác tốt, óc phán đoán và kiến thức
ngầm.
Hoạt động cs: là sự chuyển động hoặc chuỗi các chuyển động được hướng đạo bởi cs áp dụng nhằm
đạt được giá trị đầu ra trong tương lai. Để có gợi ý về hoạt động của cs cần có thông tin cả về 2 kết
cục tốt, xấu của các hoạt động.
Thông tin hoạt động cs có đc bởi sự dự đoán, đánh giá kết quả trông đợi của các hoạt động.


Đầu ra cs: là hệ quả có thể quan sát được các hoạt động của cs. Đầu ra có thể không biết hết trước khi
hoạt động xảy ra hoặc không quan sát hết. Vì thế phân tích cs đưa ra thông tin về hoạt động cs cả
trước và sau khi xảy ra.
Hiệu quả cs: là mưc độ trong đó những kết quả cs nhất định đóng góp vào việc đạt được các giá trị.
Thực tế các vấn đề cs hiếm khi được giải quyết triệt để, chúng thường được tái giả quyết, cấu trúc lại
hoặc có thể không đuợc giải quyết… Thông tin về hiệu quả cs có thể sử dụng để dự đoán tương lai cs
hoặc cấu trúc lại vấn đề cs.
5. Quy trình PTCS.
5 loại thông tin cs vừa có quan hệ mật thiết với nhau, vừa có tính độc lập tương đối. Mũi tên chỉ từ
hộp thông tin này tới hộp thông tin khác, xen giữa là các công đoạn của quy trình PTCS.
(hình 2 – trang 7)
Tiếp cận PTCS như là một quá trình nghiên cứu thì quan trọng là phân biệt phưong pháp luận, phương
pháp và kỹ thuật. Phương pháp luận đưa ra các chuẩn mực, quy tắc và thủ tục phân tích. Nhưng các
chuẩn mực và quy tắc lại được sử dụng để đánh giá kết quả cs.
Tiến trình PTCS trải qua 5 giai đoạn tương thích nhằm giải quyết vấn đề: xác định vấn đề, ước đoán,
chỉ dẫn hoạt động, mô tả và đánh giá. Trong phân tích cs 5 giai đoạn này được phép bằng những tên
gọi sau:
- Cấu trúc vấn đề: dựa trên những thông tin về điều kiện của vấn đề cs.
- Dự báo: Cung cấp thông tin về kết quả tương lai khi áp dụng cs.
- Đề xuất hoạt động cs (chỉ dẫn hoạt động) cung cấp thông tin về quan hệ giá trị hoặc giá của những
kết quả trong tương lai giải quyết vấn đề.

- Giám sát (mô phỏng kết quả) cho thông tin về kết quả hiện tại và quá khứ của các hoạt động cs.
- Đánh giá: cung cấp thông tin về giá trị các kết quả đạt được.
5 công đoạn này với ý nghĩa là phương pháp và kỹ thuật phân tích cụ thể. Phương pháp PTCS là
phương thức đưa ra hoặc biến đổi thông tin cs trên diện rộng về mặt nội dung. Ví dụ: trong dự báo có
hàng loạt phương pháp từ phương pháp chuyên gia đến phương pháp phân tích đa biến hay phương
pháp thống kê chuỗi thời gian, mỗi phương pháp được thể hiện một kỹ thuật sử dụng nhằm trả lời
hàng loạt các câu hỏi.
Một trong những đặc trưng quan trọng của PTCS là mối quan hệ nhiều tầng, điều này khiến chúng ta
phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các phương pháp chứ không thể sử dụng đơn lẻ bất kỳ một
phương pháp nào.
Tóm lại 5 công đoạn PTCS dựa trên hàng loạt phương pháp và kỹ thuật nhằm nghiên cứu và biến đổi
thông tin chính sách.
(hình 3 – trang 8)
6. Luận cứ chính sách.
PTCS không dừng lại ở việc sử dụng nhiều phưong pháp xử lý và cung cấp thông tin. Mặc dù quá
trính cung cấp thông tin và xử lý là cần thiết trong PTCS nhưng điều quan trong là những nhận định
đánh giá dựa trên những thông tin này. Những nhận định đánh giá đó là kết luận của luận cứ cs, phản
ánh lý do tại sao các bên liên quan lại không đồng ý với các cs khác nhau.
Luận cứ cs với 6 thành phần
(hình 4 – trang 9)
- Thông tin liên quan cs: có được từ nhiều cách tạo ra những bằng chứng để các nhà pt sử dụng.
Thông tin về vấn đề cs, tương lai, hoạt động, kết quả hay hiệu quả được cung cấp dưới nhiều hình
thức. Ví dụ: kết quả của cs năng lượng của chi phí có thể được thể hiện bằng các con số thông kê hay
kết luận của các chuyên gia hay thể hiện dưới dạng giá trị hay nhu cầu.


- Khẳng định cs: là kết luận của các lập luận chính sách. Quyết định cs là kết quả có logic của các
thông tin cs.
- Kết quả (lập luận biện hộ): là một giả thuyết của luận cứ cs cho phép các nhà kt đi từ các thông tin
liên quan đén quy định cs. Một sự biện hộ có thể bao gồm giả thuyết dưới dạng: căn cứ, trực giác,

nguyên nhân…
- Nguyên nhân (chứng cứ) là tập hợp các điều kiện hoặc căn cứ cho những lập luận. Chứng có thể
dưới nhiều dạng: khoa học pháp luật, yêu cầu của chính quyền, nguyên tắc đạo đức, xã hội.
- Bác bỏ (lập luận bác bỏ) là giả thuyết thứ 2 khẳng định các điều kiện đã nêu là không chấp nhận
hoặc chỉ được chấp nhận với các điều kiện tốt hơn. Lập luận biện hộ hay bác bỏ vấn đề cs có tính chất
thay thế nhau. Chúng thể hiện những bất đồng giữa các bên về những hoạt động của chi phí. Nghiên
cứu những ý kiến phản đối giúp các nhà pt biết trước sự phản đối một cách có phương pháp có hệ
thống cho những lập luận của mình.
- Điều kiện (hạn định): Thể hiện mức độ chắc chắn về quy định cs mà các nhà cs đưa ra. Trong phân
tích cs hạn định thường được giới hạn dưới góc độ ngôn ngữ xác xuất như: có lẽ, rất có thể, hay độ tin
cậy là 0,01… Khi các nhà phân tích khẳng định một cách chắc chắn thì sẽ không hạn định.
Cấu trúc lập luận cs mô tả cách thức mà các nhà pt sử dụng thông tin để gợi ý các giải pháp giải quyết
các vấn đề cs. Mối quan hệ giữa 6 thành phần của lập luận cs đã diễn đạt cách thức các thông tin cs có
thể được hiểu dưới góc độ khác nhau phụ thuộc vào ý thức hệ, thế giới quan của các bên tham gia.
7. Hệ thống cs.
Phân tích cs là một trong rất nhiều nhân tố khác nhau của hệ thống cs, hệ thống cs hay toàn bộ thể chế
mà ở đó đưa ra cs bao gồm mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố: cs công, các bên tham gia và môi
trường cs.
(hình 5 – trang 10)
- Chính sách phát triển, một loạt các lựa chọn liên quan (bao gồm cả quyết định không hướng tới hoạt
động) được đưa ra bởi các quan chức chính phủ - cấu thành bởi các vùng vấn đề từ quốc phòng, năng
lượng, y tế tới giáo dục, phúc lợi và cả tội phạm. Mỗi vùng có rất nhiều cs khác nhau, đó là chuỗi các
hoạt động thực tế hay tiềm năng của chính phủ liên quan đến sự xung đột giữa các nhóm khác nhau
trong cộng đồng dân cư.
Một cs nhất định thương là kết quả của những quan niệm khác nhau về vấn đề cs.
Ví dụ: Một bộ phận dân cư cho rằng tội phạm thuộc vấn đề cs, nhưng tội phạm lại là việc thực thi an
ninh, pháp luật không nghiêm nên nó cũng được coi là vấn đề xh, kt hay cả giáo dục. Thực tế tội phạm
thuộc tất cả các lĩnh vực chúng ta đề cập.
- Xác định vấn đề cs phụ thuộc vào cac bên tham gia, là cá nhân hay tổ chức họ đều chịu ảnh hưởng
hay ảnh hưởng lên các quy định của chính phủ. Các bên, ví dụ nhóm dân cư, liên đoàn lao động, các

tổ chức, đảng phái hay bản thân các nhà lập cs thường có những phản ứng khác nhau đối với cùng một
thông tin về môi trường cs.
- Môi trường cs là đối tượng cụ thể mà các sự kiện xảy ra, ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của các bên
tham gia và cs công.
Hệ thống cs bao gồm các quá trình mà chủ thể và khách thể của quá trình lập cs là không thể tách rời.
Các nhà ptcs vừa là nguồn tạo ra nhưng cũng là sản phẩm của hệ thống cs.
II) Phân tích chính sách trong quy trình hoạch định chính sách.
1. Quy trình hoạch định cs.
Quá trình PTCS là chuỗi các hoạt động trí óc xuyên suốt cả quá trình hoạch định cs bao gồm: xác định
vấn đề cs, hình thành cs, phê chuẩn cs, áp dụng cs, và đánh giá cs. PTCS có thể cung cấp thông tin cần
thiết cho một, vài hoặc toàn bộ các giai đoạn của quá trình hoạch định cs, tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể


Giai đoạn

Đặc điểm

Minh
hoạ

Lựa chọn và quyết định vấn đề phải thông qua Hội đồng nghị sự. Một số vấn đề
không có tác động lên tất cả mọi người, một số khác chỉ được đưa ra sau một
thời gian dài trì hoãn.
Hình
Hàng loạt các cs có liên quan đến vấn đề được đưa ra. Cs được chọn phải đáp
thành cs
ứng yêu cầu của các bên hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Phê
Cs được phê duyệt bởi các cơ quan đại diện pháp luật, đứng đầu các ban
chuẩn cs ngành…

Áp dụng Cs được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan hành chính với nguồn lực tài
cs
chính và nhân sự.
Đánh giá Do các cơ quan kiểm toán và kế toán cùng các bên hành pháp, lập pháp và tư
cs
pháp đưa ra những đánh giá về kết quả, hiệu ích… của cs.
Các giai đoạn HĐCS được sắp xếp theo thứ tự về mặt thời gian, mỗi giai đoạn đều có mối liên hệ với
các giai đoạn kế bên cũng như có mối liên hệ với cả giai đoạn cuối (đánh giá cs) và giai đoạn đầu (xác
định vấn đề cs). Phù hợp với mỗi giai đoạn HĐCS có thể thực hiện một công đoạn PTCS.
(hình 6 – trang 12)
- Cấu trúc vấn đề cs cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể về những yêu cầu đặt ra khi HĐCS nhằm
giải quyết vấn đề cụ thể nào đó.
+ Khám phá những mảng tối, xác định các nguyên nhân, sơ đồ hoá các đối tượng tác động.
+ Tổng hợp các quan điểm đối lập và thiết kế các chức năng chính sách mới.
- Dự báo: cho ta nhận thức về trạng thái tương lai của một quá trình, những xu hướng có thể sảy ra và
đó là căn cứ để hình thành cs. Dự báo cs bao gồm là sự ước lượng 3 loại giá trị tương lai: tương lai
tiềm năng, tương lai đáng tin cậy và tương lai chuẩn tắc.
Kết quả của dự báo là căn cứ để hình thành cs phù hợp.
- Đề xuất các hoạt động: Cung cấp những thông tin phân tích lợi ích chi phí của những tình huống
tương lai có thẻ xảy ra qua ảnh hưởng của dự báo làm căn cứ cho các nhà hoạt động cs hình thành và
áp dụng các hoạt động cs phù hợp.
- Giám sát đầu ra của cs: Cung cấp cho ta những kết quả dự kiến của cs áp. Thông thường hay quan
sát theo kết quả đầu ra và những tác động của cs thông qua một số những chỉ báo về phát triển kt,
khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục môi trường sống, tệ nạn. Giám sát cho phép định giá mức độ
thực hiện đúng, kiểm soát các hậu quả ngoại lai của cs và các chương trình, xử lý các rào cản và sự bó
cuộn phát huy sức mạnh của các nguồn lực.
- Đánh giá hiệu quả cs chỉ ra những khác biệt giữa kết quả thực hiện với các mục tiêu kỳ vọng của cs.
Đánh giá không chỉ dừng lại ở việc giám sát theo kết quả mà còn cung cấp chuỗi các giá trị cần thiết
làm căn cứ phê phán, điều chỉnh cs cho phù hợp.
2. Quy trình thông tin cs (thực hiện).

PTCS mới chỉ là sự bắt đầu mà chưa phải là kết thúc của quá trình cs. PTCS chỉ là căn cứ để đề xuất
và áp dụng vào thực tiễn những cs thích hợp. Nhưng vấn đề giá trị hơn là làm thế nào để nội dung của
cs được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Thông thường hay tồn tại những khoảng
cách nhất định giữa những kết quả của PTCS với hiệu quả của cs, để giảm bớt khoảng cách đó phụ
thuộc voà quy trình thông tin cs.
Thông tin kết quả phân tích được thực hiện qua 4 bước bao gồm: PTCS hệ thống hoá tài liệu, thông tin
hai chiều (tương hỗ), sử dụng kết quả phân tích.
(hình 7 – trang 14)
Thiết lập
vấn đề


III) Các loại hình phân tích chính sách.
1. Phân tích tương lai cs.
Mối quan hệ giữa các thành phần thông tin cs và phương pháp PTCS cung cấp cơ sở cho việc phân
biệt 3 hình thái (loại hình) khác nhau của PTCS: phân tích tương lai, phân tích quá khứ và phân tích
tích hợp (hỗn hợp).
(hình 8 – trang 15)
Phân tích tương lai liên quan đến việc sắp xếp và xử lý thông tin trước khi các hoạt động xảy ra.
William: “PTCS là phương tiện tổng hợp thông tin từ đó rút ra sự lựa chọn cs, những khẳng định phù
hợpm chất lượng và số lượng các thuật ngữ là cơ sở cho các quyết định csm nó không chỉ là thu thập
thông tin”. Ngược lại nghiên cứu cs là toàn bộ các phương pháp khoa học được sử dụng trong nghiên
cứu để mô tả hiện tượng hay xác định mối quan hệ giữa chúng.
Phân tích tương lai thường tạo ra những khoảng cách lớn giữa mong muốn và kết quả thực hiện của
CP. Vì thế, Graham Allison ước tính rằng dưới 10% các công việc đề ra được thực hiện.
2. Phân tích quá khứ cs.
Phân tích quá khứ liên quan đến việc sắp xếp và xử lý thông tin sau khi các hoạt động của cs đã diễn
ra. Tiêu biểu cho loại hình phân tích này bao gồm 3 dạng phân tích:
- Phân tích dựa trên nguyên lý: Hướng vào việc tìm kiếm để phát triển và kiểm tra các nguyên lý lý
thuyết cơ bản nhằm mô tả nguyên nhân, kết quả của cs. Kiểu phân tích này hiếm khi nhằm vào việc

xác định mục tiêu cụ thể hay mục tiêu của các nhà lập cs và không quan tâm đến các biến cs.
- Phân tích định hướng vấn đề: Tập trung vào mô tả nguyên nhân và kết quả của cs. Kiểu phân tích
này ít quan tâm tới việc phát triển và kiểm tra các lý thuyết, mà quan trọng hơn là xác định các biến số
có thể đc sử dụng bởi các nhà lập páp để giải quyết vấn đề. Phân tích định hướng vấn đề ít cung cấp
thông tin về các mục tiêu cụ thể hay mục iêu của các nhà lập pháp vì vấn đề thực tế phân tích thường
mang tính đương nhiên.
- Phân tích định hướng ứng dụng: tập trung mô tả nguyên nhân và hậu quả các chương trình và cs
nhưng không quan tâm tới việc phát triển hay kiểm tra các nguyên lý lý thuyết. Kiểu phân tích này
không chỉ quan tâm tới cac biến cs mà còn quan tâm tới việc xác định mục tiêu của các nhà lập
phápvà các bên liên quan.
Phân tích kiểu quá khứ nhấn mạnh vào tâm quan trọng của kết quả các hoạt động nhưng không chứa
đựng thông tin về mục tiêu của cs, những cái thường có trong phân tích kiểu tương lai. Hơn nữam
phân tích định hướng và phân tích dựa trên nguyên lý thường đưa ra khung cho quá trình lập chính
sách, kết quả trong sự thách thức với lối giải quyết vấn đề cổ truyềnm vượt qua những chuyện hoang
đường của xhm định dạng cho một môi trường ý kiến của toàn xh. Phân tích kiểu quá khứ là quan
trọng nhất vì những tác động của nó đối với sự hiểu biết lẫn nhau và nó không thực sự hiểu quả trong
việc đề xuất các giải pháp.
3. Phân tích cs tích hợp.
Là hình thức phát triển toàn diện nhấtm bao gồm cách phân tích định hướng ứng dụng quan tâm tới
việ cung cấp, xử lý thông tin trước và sau khi thực hiện cs.
PTCS tích hợp đòi hỏi các nhà pt liên tục cung cấp thông tin trong mọi thời gian. Điều này có nghĩa
các nhà pt có thể xử lý thông tin nhiều lần trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
PTCS tích hợp có tất cả lợi thế của phân tích trước và sau nhưng lại không bao hàm nhược điểm của
chúng. PTCS tích hợp cung cấp cho quá trình thực hiện và đánh giá cs liên tụcm điều mà phân tích
tương lai và quá khứ không làm được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×