Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu - SFDP Alumni Kichban Giang day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.33 KB, 8 trang )

Sổ tay Giảng viên

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

 Kịch bản giảng dạy
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Về tài liệu
 Những chú ý khi chuẩn bị tài liệu: Cần phô tô đủ bộ tài liệu cho học viên bao gồm:
+ Hướng dẫn lập kế hoạch của Sở Kế hoạch & Đầu tư, đóng bìa màu Tím;
+ Sổ tay lập kế hoạch PTKTXH cấp xã, đóng bìa màu Vàng sáng;
+ Sổ tay lập kế hoạch của thôn bản, đóng bìa màu Hồng nhạt;
+ Hướng dẫn thực hiện cập nhập trên Excel;
+ Bài trình bày tổng quan về Kế hoạch;
+ Bộ bảng biểu Thôn bản (I.1, 2, 3, 4);
+ Bộ bảng biểu cấp xã (II.1.A, II.2, II.3, II.4.A,B,C và phụ lục II.7)
+ Sơ đồ tổng quan về các bước lập kế hoạch, bản có trong tập tin SodoKehoach.doc;
+ Bài tập tình huống (4 bài tập – tình huống điền thông tin, rà soát thông tin nguồn vốn, xây
dựng mục tiêu và chuyển các nội dung từ biểu tổng hợp II.5.A sang II.7).
 Bộ tài liệu phát cho cấp xã để thực hiện lập kế hoạch:
+ Hướng dẫn lập kế hoạch của Sở Kế hoạch & Đầu tư, đóng bìa màu Tím, 01 bản/ xã;
+ Sổ tay lập kế hoạch PTKTXH cấp xã, đóng bìa màu Vàng sáng, 04 bản/ xã;
+ Sổ tay lập kế hoạch của thôn bản, đóng bìa màu Hồng nhạt, 02 bản/ thôn bản (khi thực hiện
cần thống kê số thôn bản cho phù hợp);
+ Bộ bảng biểu phát cho thôn bản phô tô 1 mặt: I.1 (2 bản), I.2 (10 bản), I.3 (2 bản) và I.4 (2
bản);
+ Bộ bảng biểu phát cho cấp xã, phô tô 1 mặt: II.2 (2 bản), II.3 (66 bản cho 21 ban ngành, đơn
vị cấp xã), II.4.A, B (66 bản mỗi loại);

1.2. Về các nội dung hậu cần
 Giữa giờ cần chuẩn bị ăn nhẹ cho học viên;
 Chuẩn bị trang thiết bị âm thanh cho phù hợp, nên có 01 Tivi và 01 đầu DVD để xem đĩa


hướng dẫn lập kế hoạch;

1.3. Về cách thức và phong cách giảng dạy
 Mỗi lớp học sẽ có 02 giảng viên, 02 trợ giảng, các thành viên khác của TCT cấp huyện tham
gia như học viên và được hưởng công tác phí như học viên;
 Khi trình bày, cần chú ý quan sát học viên và nói to, rõ ràng, nên đặt câu hỏi sau mỗi nỗi
dung trình bày để nắm được mức độ hiểu bài của học viên. Nếu học viên không chủ động phát
biểu cần chỉ định và cố gắng hướng dẫn họ trình bày.
 Nên sử dụng Bảng phấn càng nhiều càng tốt, tránh đọc văn bản;
 Khi thực hành, các trợ giảng và giảng viên cần tham gia thảo luận và giúp đỡ học viên.

1


Sổ tay Giảng viên
Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An
 Nên bố trí các thành viên khác của tổ công tác ngồi xen kẽ với các học viên để giúp hiểu
được nội dung học một cách nhanh nhất.

2


Sổ tay Giảng viên

#
1

2

3


4

Hoạt động
Trình bày tổng quan về
đổi mới lập kế hoạch.
Các thông điệp chính:
 Tại sao cần đổi mới
lập kế hoạch?
 Chúng ta đã làm gì
để đổi mới kế hoạch?
 Quy trình kế hoạch
mới hướng tới điều gì?
Các bước lập kế hoạch
 Công tác kế hoạch
bao gồm những giai
đoạn nào?
 Trình tự các bước
thực hiện ra sao?

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

Công cụ & thông điệp
Trách nhiệm
Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc trưởng phòng TCKH huyện, làm rõ nhu cầu và sự cần thiết Sở Kế hoạch/ Cán bộ
trong đổi mới kế hoạch. Các học viên nắm được lý do của nỗ lực, sáng kiến đổi mới phòng TC&KH
này.

Thông điệp: Cần nêu được 4 giai đoạn của công tác kế hoạch.
Giảng viên trình bày,

Công cụ & Phương pháp: Vẽ Sơ đồ 4 giai đoạn lên bảng và trình bày, giải thích từng đặt câu hỏi, trợ giảng
giai đoạn.
vẽ sơ đồ
Thông điệp: Nêu được tổng quan 6 bước thực hiện
Công cụ & Phương pháp: Vẽ sơ đồ các bước lên bảng trong đó chỉ ra: Tên bước
(nêu ngắn gon), Thời gian thực hiện, Các nội dung cần thực hiện chính, các bảng biểu
liên quan và ai sẽ thực hiện

Giảng viên trình bày,
cán bộ hỗ trợ vẽ sơ
đồ các bước và nội
dung cụ thể từng
bước.
Thực hành
Thông điệp: Các học viên được thử nghiệm điền ví dụ vào mẫu II.3 hoặc I.2 của thôn Các giảng viên cùng
bản trong thời gian ngắn để làm quen với mẫu biểu mới.
trợ giảng tham gia hỗ
Công cụ & Phương pháp: Các giảng viên phát bài tập tình huống ngắn cho các học trợ thảo luận, đặt câu
viên cùng thực hành trong thời lượng 5-10 phút, 2 người 1 bài về 2 vấn đề sau đó bàn hỏi và có thể giải
bạc và điền vào biểu mẫu
thích thêm bất kỳ khi
Tổ chức thảo luận cho các học viên và trao đổi về mục tiêu của các biểu này trong quá nào cần
trình lập kế hoạch.
Sự khác nhau giữa lập Thông điệp: Nêu được bản chất thất bại của lập kế hoạch theo nhu cầu và sự thay đổi Cán bộ giảng dạy
kế hoạch theo nhu cầu trong tư duy sang Quy trình lập kế hoạch dựa vào giải quyết vấn đề và chỉ rõ nguyên trình bày trong khi
và lập kế hoạch theo nhân, giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề cùng các hoạt động cụ thể.
cán bộ trợ giảng vẽ
giải quyết vấn đề.
Công cụ & Phương pháp: Vẽ biểu II.3 hoặc I.2, trình bày ví dụ về một vấn đề và tập bảng và điền nội
tư duy phân tích nguyên nhân, giải pháp và hoạt động

dung ví dụ
Thảo luận: Khi trình bày cần chú ý hướng các câu hỏi để đào sâu mối liên quan giữa
nguyên nhân, vấn đề và giải pháp. Những lầm lẫn dễ gặp phải khi xác định vấn đề
3


Sổ tay Giảng viên
#

Hoạt động

5

Giải thích bảng biểu
I.1, I.2 và II.3
 Kết cấu chỉ số và
mục đích của biểu I.1
là gì?

 Kết cấu biểu I.2 và
II.3 và mục đích của
nó?

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An
Công cụ & thông điệp
Trách nhiệm
bằng cách đưa ra hoạt động ngay (tư duy kiểu cũ theo nhu cầu). Đặt ra các câu hỏi để
làm rõ, Anh/ Chị muốn làm điều đó vì sao? (Câu trả lời sẽ điền vào ô Nguyên nhân).
Anh/ Chị muốn làm điều đó để giải quyết điều gì? (Câu trả lời sẽ điền vào ô Vấn đề),
Anh/ Chị muốn làm điều đó như thế nào? (Câu trả lời sẽ điền vào ô Hoạt động) còn

chính việc muốn làm đó sẽ điền vào phần giải pháp.
Cũng cần nhấn mạnh, tư duy mới về kế hoạch là việc tăng trách nhiệm của cộng đồng
trong đóng góp nguồn lực và giúp lọc bỏ các nhu cầu ảo tưởng, chỉ những nhu cầu
gắn liền với việc giải thích được nguyên nhân và giải pháp và chỉ rõ hoạt động cụ thể
thì mới có tính khả thi cao.
Thông điệp: Biểu này được sử dụng để thống kê nguồn lực và nêu được sự liên quan ===nt===
giữa kế hoạch với những nội lực, tiềm năng mà thôn bản hiện có. Nếu không có ao hồ,
thì việc lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản sẽ không có ích gì.
Công cụ & Phương pháp: Vẽ bảng biểu lên bảng và giải thích về Số liệu cơ bản là
gì? (là thống kê con người, đất đai, cơ sở hạ tầng… để giúp xây dựng được bức tranh
thực tại của hiện trạng).
Tại sao cần có phần số liệu thống kê? Các số liệu này có thể thống kê chính xác để
giúp thu thập thông tin cho cấp xã và cấp huyện hoặc để giải quyết sai sót trong hoạt
động của công tác thống kê. (Nếu theo tổng số hộ từ tổng hợp số liệu các thôn mà có
sai khác với số liệu do cán bộ thống kê cung cấp thì rất có thể cán bộ thống kê đã
cung cấp sai thông tin.
Tại sao cần có phần số liệu tham khảo? Các số liệu này thường không quản lý
chính xác được và chỉ giúp các bên biết được mối liên quan giữa nguồn lực đối với kế
hoạch mà họ lập ra.
Thông điệp: Đây là biểu quan trọng cho bản kế hoạch xã, phản ánh nhu cầu của các ===nt===
bên liên quan và các nhu cầu này đã được giải trình phù hợp bằng các ý tưởng phát
triển rõ ràng.
Công cụ & Phương pháp: Vẽ bảng biểu II.3 hoặc I.1 lên bảng và phân tích mối liên
quan giữa Vấn đề/ Nguyên nhân và giải pháp để dẫn đến các hoạt động cần thực hiện.
Đây là cách để đưa ra ý tưởng phát triển, nếu chỉ có ý tưởng không thôi cũng chưa đủ
mà cần phải triển khai ý tưởng đó theo hướng để làm gì, như thế nào và nguyên nhân
ra sao.
Câu hỏi: Làm sao ta có thể chuyển tải các thông tin về Quy trình cho cán bộ thôn vì
họ có năng lực thấp? Làm sao có thể giải quyết được điểm yếu về năng lực của cán bộ
thôn khi điều hành họp cung cấp thông tin?

4


Sổ tay Giảng viên
#

6

7

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

Hoạt động

Công cụ & thông điệp
Trách nhiệm
Chia việc họp thôn ra làm 2 phần:
+ Họp trù bị nhóm nhỏ bao gồm: Trưởng thôn, các thành viên là đại diện ban ngành
đoàn thể, đại diện hộ nghèo, dân tộc, nông dân tiêu biểu. Họp trù bị để giúp xác định ý
tưởng cho phát triển, tìm ra các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của nó và cụ thể
giải pháp, hoạt động cần thực hiện. Khi họp nhóm nhỏ việc điều hành của trưởng thôn
sẽ dễ dàng hơn để ra những kết quả cần thông qua tại họp thôn.
+ Họp thôn để thảo luận và bổ sung/ thông qua các ý tưởng phát triển, cụ thể hóa các
hoạt động và sự đóng góp của người dân. Trong cuộc họp thôn với số lượng người
tham gia đông, trưởng thôn không cần phải điều hành thảo luận chi tiết mà chỉ nêu bật
được các vấn đề cần giải quyết, chỉ rõ nguyên nhân, giải pháp thực hiện, yêu cầu bà
con bổ sung/ sửa đổi. Đặc biệt cần chỉ rõ là người dân cần đóng góp bao nhiêu, như
thế nào để thực hiện hoạt động này. Sau đó thì tổ chức sắp xếp ưu tiên thực hiện theo
hướng dẫn trong Sổ tay.
Chú ý giải đáp câu hỏi thắc mắc của các đại biểu

Tổ chức thực hành điền Thông điệp: Đưa ra tình huống ví dụ và yêu cầu mọi người đóng vai là Cán bộ ngành ===nt===
thông tin: Bài tập 2.
cấp xã, trưởng thôn để hiểu rõ vấn đề cần giải quyết là gì và hướng dẫn tư duy cho
người học.
Công cụ & Phương pháp: Chuẩn bị bài ví dụ cụ thể sát với điều kiện của huyện/ xã
và đưa ra yêu cầu. Cần chú ý giải thích rõ chủ đề cần thực hiện cho học viên trước khi
bắt tay vào làm việc.
Trong quá trình làm bài, cần giải đáp tất cả các câu hỏi. Nếu ai gặp khó khăn thì cần
tìm ra khó khăn đó là gì và nên trình bày trước lớp.
Chú ý gắn bó người học với các trang liên quan trong cuốn sổ tay. Giảng viên trình
bày rõ – nội dung đó được viết ở trang nào? Cách đọc ra sao?
Sau khi thực hành xong, đề nghị nhóm bất kỳ lên trình bày kết quả trước toàn bộ cuộc
tập huấn. Giảng viên chú ý giải thích điểm mạnh, điểm yếu, điểm chưa được của các
bài trình bày một cách khéo léo để tránh gây thất vọng cho học viên. Gợi ý cần được
tổ chức dưới dạng các câu hỏi: Theo anh/ chị thì nội dung ở cột vấn đề có phải là vấn
đề không? Có phải là hành động không? Nó có rõ ràng không? Để giúp giải quyết
điều gì? Hậu quả của điều đó là gì? … Cách gợi ý như vậy giúp các học viên hiểu
được nên trình bày vấn đề như thế nào.
Chú ý giúp và nhắc học viên điền theo lĩnh vực và không nên quên cột lĩnh vực.
Bài thực hành 3: Tổng Thông điệp: Học viên hiểu được cách làm khi sử dụng biểu viết tay II.4.A và các ===nt===
hợp thông tin
nhiệm vụ mà tổ công tác cần làm.
5


Sổ tay Giảng viên
#

8


9

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

Hoạt động

Công cụ & thông điệp
Trách nhiệm
Công cụ & Phương pháp: Chuẩn bị biểu mẫu và hướng dẫn học viên điền thông tin,
nguyên tắc cần chú ý khi tổng hợp là gì. Đặc biệt, cần giải thích về cách điền mục
tiêu theo cách phát biểu ngược lại của vấn đề.
Nên đưa thêm ví dụ về sự gặp nhau giữa các ý tưởng phát triển của cấp huyện, Xã và
cộng đồng, từ đó nêu bật ra ý nghĩa của nguyên tắc tổng hợp (Lấy biểu II.3 của ban
ngành làm trung tâm, tổng hợp trước sau đó xem biểu thôn bản đề điều chính và bổ
sung). Phép cộng Logic các phát hiện của ban ngành và người dân sẽ giúp đảm bảo
can thiệp của chính quyền phù hợp với định hướng của xã, huyện nhưng lại gặp được
nhu cầu của người dân (phần giao 3 hình theo hướng mũi tên).
Nên kết thúc ngày 1 ở đây
Bài thực hành 4: Rà Thông điệp: Vai trò quan trọng của Chủ tịch/ lãnh đạo xã trong việc rà soát các hoạt ===nt===
soát thông tin và khớp động để quyết định sự phù hợp và cần thiết theo chỉ đạo và định hướng của chính
nối nguồn lực
quyền. Chủ tịch xã với kinh nghiệm và kiến thức về các chương trình dự án sẽ giúp
xác định được nguồn vốn cho các hoạt động (dự kiến lấy từ nguồn nào). Các học viên
hiểu được vai trò của Lãnh đạo trong việc giúp phân tách hoạt động từ biểu II.5.B
sang biểu II.6.A và II.6.B theo mức độ khả thi về nguồn lực tài chính.
Công cụ & Phương pháp: In ra biểu mẫu ví dụ để rà soát, hướng dẫn các bên thực
hiện rà soát.
Trước khi thực hành, cần phát cho các đại biểu các nguyên tắc phân chia nguồn vốn.
Vốn Sự nghiệp thì có thể ghi vốn tại cả 3 cột. Vốn Xây dựng cơ bản chỉ có ở phần
ngân sách. Vốn chương trình mục tiêu chỉ có ở cột ngân sách và dân góp.; Vốn hỗ trợ

khác (dự án, tài trợ) chỉ có ở cột Dân góp và đề xuất …vv. Nên viết thành biểu tóm tắt
cho dễ hoặc tham chiếu Hướng dẫn sử dụng biểu Excel.
Cần hỗ trợ các nhóm vào vai Chủ tịch xã và Kế toán xã khi rà soát.
Bài thực hành 5: Chuẩn Thông điệp: Các học viên hiểu được nguyên tắc chuẩn bị dự thảo từ các biểu tổng ===nt===
bị dự thảo kế hoạch xã hợp và vai trò của các ban ngành trong lập kế hoạch.
Công cụ & Phương pháp: Sử dụng biểu mẫu của bài tập 3, nhóm thông tin và chép
vào mẫu dự thảo II.7. Nhóm giảng viên cần hướng dẫn cách thực hiện sau đó giành
thời gian cho các nhóm thực hiện.
Cần giải thích thêm rằng, việc này giúp kết tinh được sự tham gia của nhiều bên cùng
với khả năng khái quát hóa cao của lãnh đạo xã. Việc chuẩn bị dự thảo này sẽ đơn
giản và dễ dàng thực hiện hơn nhiều so với trước và không phụ thuộc vào một cá nhân
cụ thể.
Cũng lưu ý rằng, hoạt động này cần có sự tham gia của người có khả năng viết lách
6


Sổ tay Giảng viên
#

Hoạt động

10 Giới thiệu về các nhiệm
vụ cần thực hiện trong
họp Kế hoạch xã
 Báo cáo kết quả
tổng hợp và trình bày
biểu II.6.A, B?

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An
Công cụ & thông điệp

Trách nhiệm
tốt và người có khả năng sử dụng máy tính ở mức cơ bản.
Thông điệp: Các học viên hiểu được tầm quan trọng của Hội nghị Kế hoạch xã và các ===nt===
công việc cần làm. Làm thế nào để giảm bớt được chi phí khi tổ chức hội nghị.
Công cụ & Phương pháp: Sử dụng bảng phấn trình bày cách tổ chức thực hiện và
khâu chuẩn bị cho hội nghị.
Cần chỉ rõ: “Việc báo cáo kết quả tổng hợp giúp cho các bên hiểu rõ quá trình thực
hiện và kết quả thực hiện”.
Nêu rõ tầm quan trọng của việc bàn bạc công khai các quan điểm phát triển, các
chương trình hoạt động và ý nghĩa của việc bàn bạc này.

 Sắp xếp ưu tiên hoạt Thông điệp: Các học viên hiểu được cách thức sắp xếp ưu tiên bằng công cụ đánh ===nt===
dấu và hiểu được tại sao cần phải sắp xếp ưu tiên.
động
Công cụ & Phương pháp: Viết ra ví dụ lên bảng và yêu cầu mọi người làm thử. Sắp
xếp ưu tiên giúp tạo ra danh mục các hoạt động có tính sẵn sàng thực hiện cao mỗi khi
tìm kiếm được nguồn vốn; Ngoài ra nó cũng thể hiện mức độ quan tâm của các bên
liên quan. Việc này cũng giúp đưa chính quyền xã trở lại vị trí trọng tài để các thôn
bản, các đơn vị quyết định ai quan trọng hơn ai trong năm kế hoạch tới thay vì phải tổ
chức quá nhiều hoạt động đơn lẻ.
Mặt khác đây cũng là điểm quan trọng giúp cho các dự án, chương trình mục tiêu
(135, 30A….) có thể sử dụng ngay các hoạt động đề xuất để can thiệp, khảo sát mở
rộng lên danh mục đầu tư mà không cần lập đề xuất nhu cầu nữa.
Cần hướng dẫn sử dụng các bảng biểu kèm theo như II.4.C
Cần giải thích rõ, sự đổi mới quan trọng của Quy trình đó là biến kế hoạch KTXH
thành đề án phát triển và có thể mang đi để huy động vốn từ tất cả các bên. Việc sắp
xếp ưu tiên cũng phản ánh bản chất của quá trình huy động vốn của suốt năm lập kế
hoạch cũng như việc các bên không có khả năng đoán biết được về các nguồn vốn bất
thường sẽ về xã trong năm thực hiện kế hoạch tới. Việc xã làm như vậy sẽ là tạo ra
tính sẵn sàng để đón nhận những chương trình và đảm bảo “Dĩ bất biến ứng vạn

biến”, lấy cái cố định để đối phó/ tiếp nhận cái khó lường trong công tác quản lý và
phân bổ vốn ngân sách hiện nay.
 Phân bổ ngân sách Thông điệp: Tạo ra sự minh bạch, công khai cần thiết trong phân bổ các nguồn vốn ===nt===
đầu tư (nếu có) thuộc khả năng quyết định của chính quyền xã. Việc phân bổ cho hoạt
phát triển
động nào, không còn dựa vào sự chủ quan của lãnh đạo, hoặc ai đó tại cấp xã mà dựa
vào ý kiến đồng thuận của toàn bộ hội nghị.
7


Sổ tay Giảng viên
#

Hoạt động

 Báo cáo II.7 lên cấp
trên để tổng hợp vào
các chương trình ngành
và kế hoạch cấp huyện

11 Giới thiệu sơ bộ về
hoạt động tham vấn kế
hoạch

12 Phê duyệt thông qua và
ban hành kế hoạch
13 Hướng dẫn sử dụng
biểu Excel

Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

Công cụ & thông điệp
Công cụ & Phương pháp: Các giảng viên giải thích rõ và cụ thể
Ví dụ: Với mức ưu tiên và khả năng của nguồn vốn, người ta có thể quyết định đầu tư
cho hoạt động có mức ưu tiên 2,4,5 thay vì chỉ là 1 hoặc 1,2 … Cách kết hợp này giúp
khai thác nguồn vốn một cách hiệu quả. Thậm chí giúp các bên xem lại ý tưởng đề
xuất ngân sách một cách cẩn thận.
Thông điệp: Các học viên hiểu được đường đi sau này của các đề xuất tại cấp xã (đặc
biệt là trong biểu II.6.A) đối với các chương trình can thiệp của cấp huyện.
Công cụ & Phương pháp: Giảng viên cần nêu rõ, các đề xuất trong II.6.A sẽ được
cấp huyện (phòng TC&KH) tổng hợp và phân rã theo ngành để các phòng ban chuyên
môn cấp huyện xem xét, rà soát, đưa vào chương trình can thiệp ngành thay vì tự điều
tra thông tin như trước. Nếu được thì một phần các hoạt động này sẽ được đưa vào đề
xuất thực hiện tại kế hoạch của huyện. Các nội dung không phù hợp sẽ được giải thích
cụ thể sau đó phòng TC&KH tổng hợp lại và trả lời cho các xã. Điều này là mong đợi
của Quy trình nhưng hi vọng có thể triển khai sớm trong tháng 8 khi các bản kế hoạch
của các xã hoàn thành.
Thông điệp: Các học viên hiểu được tầm quan trọng của việc đêm dự thảo kế hoạch
để trao đổi và lấy ý kiến của cộng đồng nhằm tăng cường lòng tin của họ vào việc lập
đề xuất kế hoạch.
Công cụ & Phương pháp: Giảng viên giới thiệu rõ về các nội dung tham vấn (Biểu
II.6.A, II.6.B) sau khi đã có cập nhập thêm tình hình và các phản hồi của huyện. Với
cách làm này, người dân được thông báo và giải thích rõ ràng về việc tại sao hoạt
động đề xuất lại được/ không được đưa vào kế hoạch thực hiện trong năm tới.
Nên giải thích rõ thời gian thực hiện tham vấn và cách tổ chức các hoạt động này tại
cấp xã.
Đây đơn thuần là hoạt động mang tính chất thủ tục để chính thức thông qua kế hoạch.
Căn cứ vào đó các xã ra quyết định ban hành và thông báo để các bên xây dựng kế
hoạch triển khai, huy động vốn.
Thông điệp: Các học viên hiểu được ai sẽ làm việc này và làm như thế nào, biết được
cách sử dụng hướng dẫn Excel.

Công cụ & Phương pháp: Giảng viên sử dụng máy chiếu và máy tính để thực hành
cập nhật vào biểu II.5.A, B, II.2.A đồng thời làm rõ, đây là hoạt động bắt buộc song
xã có thể cử bất kỳ ai có khả năng thao tác với máy tính để thực hiện.
8

Trách nhiệm

===nt===

===nt===

===nt===

===nt===



×