Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.55 KB, 10 trang )

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY
THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG
GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh.Việc sử dụng phương pháp theo nhóm trong
giảng dạy đối với giáo viên không phải là mới vì ngay từ khi việc đổi mới chương
trình triển khai thì song song đó giáo viên cũng được tập huấn những phương pháp
dạy học theo hường phát huy tính tích cực của học sinh trong đó có phương pháp
dạy học theo nhóm và giáo viên cũng đã vận dụng trong công tác giảng dạy.Tuy
nhiên vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm như thế nào để mang lại hiệu quả
cao nhất? Đó chính là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ
các đồng nghiệp.



II.NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY:
1.THUẬN LỢI:
-Bản thân giáo viên được tham dự nhiều lớp tập huấn phương pháp dạy học
theo hướng tích cực dành cho giáo viên cốt cán.Do vậy giáo viên nắm vững cách
thức sử dụng, nội dung và giá trỉ của từng phương pháp.
-Đối tượng học sinh là học sinh lóp 4 do vậy các em đã tương đối chủ động
hơn trong học tập và khi hướng dẫn cách thực hiện các em nắm bắt nhanh.
-Giảng dạy theo hướng khoán chương trình giúp giáo viên chủ động lựa
chọn nội dung, đề ra mục tiêu.Từ mục tiêu giáo viên lựa chọn phương pháp phù
hợp.


-Giảng dạy theo hướng chuyên sâu giúp giáo viên rút kinh nghiệm và điều
chỉnh kịp thời những vấn đề phát sing khi sử dụng những phương pháp dạy học
theo nhóm.
2.KHÓ KHĂN:
Giáo viên phải biết chọn lựa những phương pháp sao cho phù hợp với dạng
bài tập, nội dung của bài.
III.NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Trong quá trình vận dụng tôi nhận thấy mỗi phương pháp phù hợp với
một dạng bài tập, một kiểu bài.
Ví dụ:
a.Phương pháp lắp ghép tôi sử dụng nhiều trong phân môn Luyện từ và câu
với kiểu bài Mở rộng vốn từ
Khi dạy bài mở rộng vốn từ với dạng bài tập tìm từ, ở học kì I tôi tổ chức
cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, tôi nhận thấy học sinh thực hiện tốt nhưng
số lượng từ không nhiều.
Bài Mở rộng vốn từ Cái đẹp, bài tập 1 yêu cầu học sinh tìm từ
+Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người
+Thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người.
Ở học kì II tôi sử dụng phương pháp nhóm lắp ghép để học sinh giải quyết
yêu cầu của bài tập như sau:
-Đầu tiên tôi giao việc cho học sinh thực hiện cá nhân, mỗi học sinh thực
hiện một yêu cầu.Ở bước này học sinh tự tìm từ, số lượng từ học sinh tìm được có
thể ít hay nhiều.
-Kế đến học sinh sẽ họp nhóm chuyên môn.Lúc này những học sinh thực
hiện cùng một yêu cầu sẽ bổ sung từ cho nhau.Sau bước này số lượng từ học sinh
tìm được sẽ nhiều hơn.
-Tiếp theo các em sẽ lắp ghép, học sinh thực hiện yêu cầu a trình bày từ
mình tìm được cho học sinh thực hiện yêu cầu b và ngược lại.Sau bước này, học
sinh hoàn thành bài tập với số lượng từ tìm được rất phong phú.
Với cách thực hiện như trên, tôi nhận thấy số lượng từ học sinh tìm được

nhiều hơn, vốn từ của học sinh ngày càng phong phú hơn.Tiết học diễn ra nhẹ
nhàng, học sinh tích sực làm việc để có từ trao đổi với bạn và để nhận được lời
khen từ bạn khi mình tìm được nhiều từ nên các em tích cực chuẩn bị bài trước ở
nhà.
b.Phương pháp làm dấu-trích đoạn và phương pháp đôi bạn học tập tôi sử
dụng trong môn Tập làm văn khi dạy loại bài Lí thuyết hoặc Luyện tập-Thực hành.
Khi dạy bài Luyện tập quan sát con vật, bài tập 1 yêu cầu học sinh đọc bài
văn Đàn ngan mới nở và cho biết tác giả đã quan sát những bộ phận nào của con
vật; ghi lại những câu văn miêu tả em cho là hay.
Ở học kì I với loại bài này, tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân sau đó
học sinh trình bày ý kiến rồi học sinh khác nhận xét, bổ sung.Tôi nhận thấy học
sinh thực hiện tốt các yêu cầu của bài tập nhưng lớp học không sinh động.Một số
học sinh khi giáo viên yêu cầu trình bày hoặc nhận xét các em không nói được vì
các em không lắng nghe hoặc không có kết quả của riêng mình.
Để giải quyết bài tập trên, ở học kì II tôi vận dụng phương pháp làm dấu
trích đoạn kết hợp với phương pháp dôi bạn học tập.Tôi nhận thấy học sinh không
chỉ giải quyết tốt yêu cầu của bài tập mà thông qua việc làm dấu trích đoạn học
sinh dễ dàng nhận ra những đặc diểm nổi bật của con ngan con.Tác giả tả con
ngan con không theo một trình tự thông thường từ trên xuống dưới mà tác giả
chọn tả những đặc điểm đặc sắc nhất của con ngan con là bộ lông sau đó đến đôi
mắt, cái mỏ rồi mới đến cái đầu mà giáo viên không cần giảng dạy chính học sinh
tự phát hiện và trình bày điều đó.Bên cạnh đó, phương pháp đôi bạn học tập giúp
học sinh tự kiểm tra kết quả làm việc của mình, đồng thời các em mạnh dạn bày tỏ
ý kiến, cảm nhận của mình về cái hay cái đẹp của những câu văn miêu tả.
Trước đây, khi sửa bài tôi phải đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh nhận xét rồi
học sinh cùng nhau sửa bài.Như vậy số lượng lỗi được sửa ít và chỉ có một số học
sinh làm việc mà thôi.
Sau này, khi sử dụng phương pháp nói chuyện tay ba để sửa bài tôi nhận
thấy tất cả học sinh đều có thể chia sẻ bài làm của mình với bạn và được bạn giúp
để sửa bài hoặc bạn nhận xét, góp ý thêm cho bài làm của mình.Ngoài ra, học sinh

còn được học tập những cái hay từ bài của bạn và trong một nhóm nhỏ như vậy
học sinh nhút nhát cũng mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
2. Khi vận dụng những phương pháp nhóm vào trong thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy phải vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng.
Với học sinh tiểu học, tôi sử dụng phương pháp nhóm lắp ghép khi bài tập
có 2 câu và độ khó tương đương nhau.Sau khi thực hiện cá nhân, học sinh tạo
nhóm lắp ghép như sau:
Nhóm chuyên môn:
DÃY 1 DÃY 2 DÃY 3
DÃY 4
A A B B A A
B B
A A B B A A
B B
Nhóm lắp ghép:
DÃY 1 DÃY 2 DÃY 3
DÃY 4
A B A B A B
A B

×