Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Huong dan lap so do tu duy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.61 KB, 2 trang )

Lập Sơ đồ Tư duy

TRANG CHỦ

Page 1 of 2

KHÁCH HÀNG

CHÚNG TÔI

IMINDMAP

GIẢI PHÁP

LINKS

Cá nhân
Học tập
Công việc

Hướng dẫn lập Sơ đồ Tư duy (Căn bản)

Bài này sẽ hướng dẫn từng bước cách lập Sơ đồ Tư duy, cách ứng dụng Sơ đồ Tư duy và cách sử dụng Sơ đồ Tư duy như một công cụ
cho việc lên kế hoạch trong cuộc sống, đưa ra quyết định và hành động.
Lập Sơ đồ Tư duy
Bạn đã tập hợp các tài liệu, đã đọc cách hướng dẫn và bây giờ đã nhận thức được tại sao Lập Sơ đồ Tư duy lại có ý nghĩa nhiều hơn là một tập
hợp các ý tưởng trên trang giấy. Vì vậy, đã đến lúc bạn bắt đầu.
1. Tập trung vào mục đích, ước muốn hoặc tầm nhìn trung tâm của bạn. Hãy làm rõ những gì bạn đang hướng đến hoặc cố gắng giải quyết (nếu
bạn cần sự trợ giúp để xác định đâu là ưu tiên hàng đầu của mình).
2. Đặt trang giấy đầu tiên nằm ngang trước mặt bạn (kiểu phong cảnh) để bắt đầu vẽ Sơ đồ Tư duy ở giữa trang giấy. Điều này sẽ cho phép bạn
tự do thể hiện mà không bị hạn chế bởi kích thước hạn hẹp của trang giấy.


3. Vẽ một hình ảnh trung tâm ở giữa trang giấy trắng để thể hiện mục tiêu của bạn. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy mình không thể vẽ đẹp; đó
không phải là vấn đề.
Việc sử dụng một hình ảnh như là điểm khởi đầu của Sơ đồ Tư duy là điều quan trọng vì hình ảnh sẽ “khởi động” quá trình suy nghĩ của bạn
bằng cách kích hoạt trí tưởng tượng. Bạn dùng càng nhiều hình ảnh trong Sơ đồ Tư duy thì tác động của thị giác lên não/ trí nhớ của bạn sẽ càng
được củng cố.
4. Trước hết, hãy sử dụng màu sắc để nhấn mạnh, sắp xếp, kết cấu, sáng tạo và hãy thêm một yếu tố vui nhộn đối với suy nghĩ của bạn. Điều
này sẽ kích thích thị giác và củng cố hình ảnh trong đầu bạn.
Cố gắng sử dụng ít nhất ba màu cho toàn bộ Sơ đồ Tư duy và hãy tạo một hệ thống mã màu của riêng bạn. Có thể dụng màu sắc theo trình tự
phân cấp hoặc theo chủ đề, cũng có thể dùng nó để nhấn mạnh một số điểm nào đó.
5. Bây giờ, hãy vẽ một loạt vạch liên kết đậm tỏa ra từ tâm của hình ảnh. Đây là những nhánh chính của Sơ đồ Tư duy và chúng sẽ hỗ trợ ý
tưởng của bạn giống như các nhánh cứng cáp của một cây.
Điều quan trọng là bạn phải kết nối chặt chẽ các nhánh chính với hình ảnh trung tâm, vì não và trí nhớ hoạt động bằng sự liên tưởng.
6. Khi vẽ vạch liên kết, nên vẽ những đường cong hơn là đường thẳng vì chúng hấp dẫn hơn đối với mắt và dễ ghi nhớ đối với não.
7. Trên mỗi nhánh, viết một Từ Khóa làm bạn liên tưởng đến chủ đề. Đây là những ý tưởng chính (và ý tưởng sắp xếp cơ bản) của bạn, chúng
liên quan đến những chủ đề như:
Tình huống – Cảm giác – Sự kiện – Lựa chọn
Hãy nhớ rằng việc chỉ sử dụng một từ khóa trên mỗi vạch liên kết sẽ cho phép bạn xác định rõ bản chất thật sự của vấn đề mà bạn đang khám
phá, đồng thời cũng có khả năng giúp não liên tưởng mạnh hơn. Các nhóm từ và câu sẽ làm giảm hiệu quả và làm xáo trộn trí nhớ.
8. Thêm vào Sơ đồ Tư duy một vài nhánh trống. Não bạn sẽ muốn bổ sung ý tưởng vào đó!
9. Tiếp theo, hãy vẽ các nhánh phụ cấp hai và cấp ba để thể hiện các ý tưởng phụ và ý tưởng liên kết có liên quan. Nhánh phụ cấp hai liên kết
với các nhánh chính, nhánh phụ cấp ba liên kết với các nhánh phụ cấp hai, và cứ tiếp tục như thế. Liên kết là toàn bộ hoạt động diễn ra trong quá
trình này.
Những từ bạn chọn cho mỗi nhánh có liên quan đến bất cứ điều gì bạn quan tâm vào thời điểm đó. Bạn có thể muốn liệt kê các chủ đề bằng cách
đặt các câu hỏi như: Ai, cái gì, ở đâu, tại sao, bằng cách nào về đề tài hoặc tình huống cũng như liệt kê những lựa chọn cá nhân cho hành động
và sự thay đổi.
Tại sao nghỉ ngơi một chút lại là việc quan trọng
Những ai đã đọc các sách đọc nhanh của Tony về Trí nhớ đều biết rằng trí nhớ làm việc tốt nhất trong những khoảng thời gian ngắn kéo dài từ
20 – 50 phút, và chúng ta nhớ nhiều thông tin hơn vào lúc bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc họp, một buổi học hoặc các cuộc gặp khác. Nghiên
cứu cho thấy có sự gia tằng ban đầu về mức độ hiểu và nhớ lại thông tin sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn. Nguyên nhân là do bộ não cần có
thời gian để tiếp thu và hiểu thông tin (để hiểu rõ hơn về điều này và nguyên nhân của nó, mời bạn tìm đọc quyển Sử dụng Trí tuệ của bạn).

Ngược lại, khả năng nhớ lại thông tin sẽ giảm mạnh nếu chúng ta làm việc trong thời gian dài không có những phút nghỉ ngơi ngắn.
Hãy ghi nhớ điều này: nếu bạn tập trung cao độ vào một vấn đề gì đó và chưa có cách giải quyết rõ ràng thì hãy nghỉ ngơi! Hãy nghe nhạc, đi
dạo, nói chuyện với bạn bè. Hãy làm những gì kích thích các giác quan của bạn và cho phép đầu óc bạn tiếp thu được kết quả công việc.
Khi trở lại làm việc, hãy xem xét điều gì có ích trong những việc mà bạn đã làm cho đến thời điểm này. Hãy nhìn vào thông tin như thể bạn
đang xem xét tình huống của người khác. Bạn thấy gì? Điều gì làm bạn chú ý? Mục tiêu của bạn có trở nên rõ ràng hơn chưa?.
Hãy xem sơ đồ tư duy dưới đây, xem nó có thú vị hơn những gì bạn vừa đọc không nhé?

/>
21/11/2013


Lập Sơ đồ Tư duy

Page 2 of 2

iMind Group
Trích sách Mind Mapping - Tony Buzan (Mua TẠI ĐÂY)

Đang truy cập: 65

Lượt truy cập: 1041470

/>
21/11/2013



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×