Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

lâp so do tu duy chi hoc sinh hoc van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.78 KB, 3 trang )

Lập bản đồ tư duy (Mind mapping)
Lập bản đồ tư duy (hoặc bản đồ ý tưởng) là việc bắt đầu từ một ý tưởng trung
tâm và viết ra những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. Bằng cách tập trung
vào những ý tưởng chủ chốt được viết bằng từ ngữ của bạn, sau đó tìm ra
những ý tưởng liên quan và kết nối giữa những ý tưởng lại với nhau hình thành
nên một bản đồ tư duy. Tương tự, nếu bạn lập một sơ đồ kiến thức, nó sẽ giúp
bạn hiểu và nhớ những thông tin mới và nắm kiến thức sâu hơn.
Ví dụ:
Hãy sử dụng những đường thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ hoặc những cách
khác để thể hiện kết nối giữa những ý tưởng được đưa ra trong bản đồ tư duy
của bạn. Những mối quan hệ này sẽ quan trọng khi bạn đang tìm hiểu những
thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc của một kế hoạch viết bài luận. Bằng cách
cá nhân hoá bản đồ với những ký hiệu và thiết kế riêng của bạn, bạn sẽ xây
dựng được những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những ý thưởng;
điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu.
Ý tưởng của bản đồ tư duy là suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng một cách thức
phi tuyến tính. Có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa thông tin sau này nhưng ở
bước đầu tiên, việc đưa mọi khả năng vào bản đồ là rất quan trọng. Đôi khi một
trong những khả năng tưởng như là không thể ấy lại trở thành ý tưởng chủ chốt
đưa bạn đến kiến thức đó.
Vài sinh viên phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hút họ chỉ chú ý
vào những điểm chính. Chữ viết hoa cũng dễ đọc hơn trong một sơ đồ. Tuy
nhiên, bạn có thể viết vài ghi chú, giải thích bằng chữ viết thường. Một số sinh
viên làm thế để khi họ cần xem lại bản đồ tư duy một thời gian sau, trong lúc số
khác lại dùng để ghi lại những đánh giá, phê bình.
Hầu hết sinh viên đều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ bản đồ tư duy
của họ theo chiều ngang. Đặt ý tưởng hoặc chủ đề chính vào chính giữa trang
giấy, ta sẽ có có không gian tối đa cho những ý khác tỏa ra từ trung tâm.
Vài bản đồ tư duy hữu dụng nhất thường được bổ sung trong một khoảng thời
gian dài. Sau lần vẽ ban đầu, bạn có thể muốn làm nổi bật vài thứ, thêm thông
tin hoặc thêm vài câu hỏi. Vì vậy, để trống nhiều chỗ trên bản đồ là một ý hay để


sau đó bạn có thể thêm vào những ý tưởng mới.
Hướng dẫn làm bản đồ tư duy
Đây là những thành phần cấu tạo nên một bản đồ tư duy, mặc dù chúng có thể
được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.
1. Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.
2. Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.
3. Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.
4. Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
5. Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm.
Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả
ra xa.
6. Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.
7. Sử dụng màu sắc - mật mã riêng của bạn - trong khắp bản đồ.
8. Phát huy phong cách cá nhân riêng của bạn.
9. Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong bản đồ của bạn.
10. Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự
hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ.
Nâng chất Bản đồ tư duy của bạn
Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra
những ghi chú trong Bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng
mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu
quả của việc đó:
+ Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách
viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin được
chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tư duy
của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một
cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn.
+ Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn.
+ Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp bạn tách các ý ra
khi cần thiết. Nó cũng giúp bạn làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Màu

sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
+ Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa
gì đó với bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu
quả hơn là từ ngữ.
+ Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên
quan đến phần khác. Khi đó, bạn có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên
quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một phần trong
chủ đề đến các phần khác.
Chú ý
Lập bản đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các bản đồ tư
duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một
chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó
giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Nếu bạn làm bất kỳ biểu mẫu nghiên cứu nào hoặc làm ghi chú, hãy thử dùng
Bản đồ tư duy. Bạn sẽ thấy chúng hiệu quả đến ngạc nhiên!

×