Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.08 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI PHÒNG
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN HỒNG BÀNG


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 5 TUỔI"
Xếp loại A – cấp thành phố
Năm học: 2005 - 2006
Cô giáo: Nguyễn Kim Tuyến


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
"Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai"
- Để có một thế giới ngày mai: giàu, đẹp, văn minh thì ngay từ bây giờ,
mỗi chúng ta, những nhà sư phạm phải đào tạo ra những chủ nhân của ngày mai:
giàu tri thức, giỏi thực tế và đẹp tâm hồn. Để làm được điều đó, vai trò của giáo
viên Mầm non là tất yếu và vô cùng quan trọng, bởi lứa tuổi mầm non là nền
móng, là sở sở để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người.
Trong trường mầm non, trẻ được làm quen với nhiều môm học; nhưng làm quen
với văn học được trẻ yêu thích hơn và đây cũng là môn học giúp trẻ hình thành
nhân cách rõ nét hơn cả.
Chính vì lẽ đó 4 năm qua Vụ Mầm non đã chỉ đạo nâng cao chất lượng
dạy văn học và chữ viết trong các trường Mầm non.
- Nhiều năm qua, trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, qua chương


trình dạy trẻ làm quen văn học (LQVH) của Bộ GDĐT cùng với những trăn trở,
suy tư riêng mình, tôi đã tìm tòi, đúc rút cho bản thân một số kinh nghiệm nho
nhỏ để nâng cao chất lương LQVH cho trẻ 5 tuổi.
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp Mẫu giáo lớn (5 tuổi).
- Số lượng trẻ: 50 cháu.
- Địa điểm nghiên cứu: Lớp C4 - Trường Mầm non 1 - Quận Hồng Bàng
- Thành phố Hải Phòng.
B/ PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nếu nói làm quen với toán là những cơ sở tiền đề để xây dựng và hình
thành nhận thức cho trẻ thì LQVH là cánh cửa đầu tiên để ta đi vào tâm hồn trẻ
và hình thành ở đó sự nhảy cảm, tư duy, ngôn ngữ, yêu cái đẹp và hướng tới cái
thiện. Đó là những nét bút đầu tiên để ta vẽ lên nhân cách toàn diện của con
người mới XHCN.

N¨m häc: 2005 - 2006

1


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

- Các tác phẩm văn học đến với trẻ từ rất sớm và được trẻ tiếp nhận tự
nhiên, ngọt ngào như dòng sữa mẹ: những câu ca dao, tục ngữ mẹ vẫn ầu ơ ru bé
ngủ, những bài vè, bài đồng dao khi dỗ bé ăn, những câu truyện ngày xửa ngày
xưa bà thường hay xoa đầu bé kể. Qua từng ngày nó làm lớn dần lên trong trẻ
nhu cầu được nghe, đọc các tác phẩm văn học để mỗi khi đến lớp trẻ mong

muốn được nghe cô đọc thơ, kể chuyện và mong ước mình hóa thành những
nhân vật trong truyện: xinh đẹp, tài giỏi, đi khắp nơi giúp đỡ những người nghèo
khổ.
- Điều đó lý giải phần nào tại sao hầu hết trẻ ở lứa tuổi Mầm non đều rất
thích nghe đọc thơ, kể chuyện, nhất là truyện cổ tích với những nàng công chúa
xinh đẹp, hoàng tử tài ba, những ông bụt, bà tiên đầy phép lạ.
- Song làm thế nào để các tác phẩm văn học đến với trẻ hiệu quả nhất để
trẻ cảm nhận đầy đủ, sâu sắc về tác phẩm văn học, để trẻ không chỉ hiểu nội
dung tác phẩm mà còn biết cái hay, cái đẹp trong hình thức nghệ thuật tác phẩm?
Đó là vấn đề chúng ta phải hết sức quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm sau khi nghiên cứu vấn đề
này.
II- THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Giáo viên:
- Rất yêu trẻ, luôn gần gũi, trò chuyện với trẻ.
- Nhiều năm liên tục là giáo viên giỏi cấp quận, thành phố, toàn quốc có
kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Chủ động, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Có khả năng kể chuyện và kể chuyện sáng tạo.
2- Phụ huynh:
- Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến trẻ, song chưa đúng mức:
chỉ quan tâm rèn con học toán, tập đọc, tập viết, không chú trọng tới việc rèn
trẻ đọc thơ, kể chuyện, phát triển cảm xúc, tư duy - ngôn ngữ cho trẻ.
- Còn phụ huynh nói ngọng: N - L, ngôn ngữ diễn đạt chưa phong phú,
ảnh hưởng phần nào đến ngôn ngữ của trẻ.
3- Trẻ:

N¨m häc: 2005 - 2006

2



SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

- Nội dung giao tiếp của trẻ còn hạn chế, vốn từ nghèo nàn, cách diễn đạt
chưa biểu cảm.
- Nhiều trẻ nói ngọng: N - L.
Trẻ kể chuyện theo lối áp đặt, cứng nhắc, kể đúng từng câu, từng từ trong
tác phẩm, chưa có thói quen kể chuyện sáng tạo.
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LQVH CHO
TRẺ
1. Luyện giọng và cách thể hiện tác phẩm văn học:
- Với trẻ Mần non cách duy nhất để làm quen với tác phẩm văn học là qua
nghe đọc, kể. Người lớn mà đặc biệt là cô giáo chính là cầu nối đưa trẻ đến với
tác phẩm văn học qua giọng đọc, lời kể. Chẳng thế mà các nhà giáo dục học đã
khẳng định "phương pháp đọc, kể diễn cảm là phương pháp quan trọng nhất
trong các phương pháp cho trẻ LQVH".
Chính vì vậy, để tạo cảm xúc, giúp trẻ hứng thú nghe tác phẩm, cảm nhận
sâu sắc tác phẩm, tôi thường xuyên luyện giọng đọc, kể và cách thể hiện tác
phẩm: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, động tác…
Ví dụ: Cùng một truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" tôi đã trải
nghiệm trên 3 nhóm trẻ (mỗi nhóm 15 cháu, nhận thức tương đối đồng đều) với
3 mức độ đọc kể khác nhau.
Nhóm 1: Tôi đọc cho trẻ nghe với một giọng đều đều hết cả câu truyện.
Trẻ ngồi im nghe.
Nhóm 2: Tôi kể cho trẻ nghe, giọng kể có sự khác biệt về ngữ điệu giọng
của nhân vật. Trẻ chăm chú nghe.
Nhóm 3: Giọng kể của tôi có sự khác biệt rõ nét về ngữ điệu giọng của

từng nhân vật, kèm theo cách thể hiện tương ứng:
- Giọng dẫn truyện: Đoạn đầu chậm rãi, xa xăm, nhẹ nhàng. Đoạn sau tả
cảnh biển: nhanh hơn, mạnh hơn, tăng dần theo sự giận dữ của biển.
- Giọng cá vàng: trong trẻo, hồn nhiên, vui vẻ (2 tay làm động tác cá bơi).
- Giọng ông lão: Trầm, khàn, ấm áp - giọng ấp úng, run run khi nói với
cá vàng về những yêu cầu của vợ (lưng hơi cúi, vẻ mặt buồn, dè dặt, pha chút lo
lắng).

N¨m häc: 2005 - 2006

3


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

- Giọng mụ vợ: đanh, trì triết, hống hách, quát nạt khi làm nhất phẩm phu
nhân (2 tay chống nạnh, có lúc chỉ tay, mặt đanh lại, vênh vang, có lúc hất hàm).
Tôi theo dõi thấy trẻ nghe rất chăm chú, thể hiện cảm xúc thay đổi theo từng
đoạn truyện: Khi nghe đoạn cá Vàng, mặt trẻ hớn hở, rạng rỡ, nét mặt trẻ tỏ vẻ
thương cảm những lần tiếp sau ông lão ra biển.
Khi kể xong tôi hỏi trẻ về câu chuyện:
+ Nhóm 1: Trẻ nêu được nội dung truyện, tính cách từng nhân vật nhưng
không đầy đủ. Trẻ yêu cầu cô đọc tiếp truyện khác.
+ Nhóm 2: Trẻ nêu được nội dung truyện theo trình tự. Nêu đầy đủ tính
cách từng nhân vật và thể hiện thái độ với từng nhân vật.
+ Nhóm 3: Trẻ kể lại nội dung truyện hứng thú, diễn tả được các trạng
thái của biển, tỏ rõ thái độ với nhân vật, thể hiện lại tính cách từng nhân vật cả
nét mặt, cử chỉ minh họa cho nhân vật. Trẻ yêu cầu cô kể lại truyện.

Qua trải nghiệm đó, tôi càng ý thức hơn về cách truyền tải tác phẩm văn
học đến với trẻ. Trước mỗi bài thơ, câu truyện tôi đều đọc thật kỹ. Với các bài
thơ tôi xác định ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ âm thanh, cách ngắt giọng. Với
các câu truyện tôi xác định các câu ngắt, đoạn nghỉ, lời dẫn truyện, tính cách và
ngữ điệu giọng từng nhân vật. Sau đó tôi tập đọc, tập kể một mình cho thật diễn
cảm, thậm chí tôi còn ngồi trước gương tập kể và tự điều chính ánh mắt, nét mặt
của mình cho phù hợp với tính cách nhân vật. Với những tác phẩm văn học khó
tôi đọc, kể cho các bạn đồng nghiệp nghe và tham khảo ý kiến.
- Nét mặt, ánh mắt, cửa chỉ, điệu bộ rất cần thiết, hỗ trợ cho giọng đọc, lời
kể. Song nó phải phù hợp với từng nội dung, từng tính cách nhân vật. Nếu
không thể hiện được hoặc ta cường điệu hóa hay thể hiện một cách thái quá sẽ
làm giảm sự cảm thụ tác phẩm văn học, giảm đi những xúc cảm tích cực ở trẻ.
2- Sử dụng đồ dùng trực quan (ĐDTQ):
- Tuổi mầm non, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và hình
tượng. Do đó, để minh họa, khắc sâu cho giọng đọc, lời kể diễn cảm thì ĐDTQ
không thể tách rời.
- Lời kể, giọng đọc giúp trẻ hiểu nội dung, tính cách nhân vật thì ĐDTQ
cụ thể hóa những nội dung đó, tính cách đó, nhân vật đó. Nó hấp dẫn, lôi cuốn
trẻ đến với tác phẩm văn học và hiểu cụ thể hơn về tác phẩm văn học.

N¨m häc: 2005 - 2006

4


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

- Tùy theo nội dung tác phẩm tôi lựa chọn ĐDTQ cho phù hợp.

Ví dụ: truyện "Bác giun đất và con sâu rau".
Tôi sử dụng 3 tranh xé dán với các nhân vật nổi gấp bằng giấy màu. Các
nhân vật cử động theo lời thoại, khi trồi lên, lúc lại thu mình vào thể hiện hành
động của nhân vật.
+ Truyện "ông lão đánh cá và con cá vàng":
Tôi sử dụng một tranh nền và dán chồng hình các nhân vật, các họa tiết.
Khi kể tới nhân vật nào tôi dán nhân vật đó. Khi thay đổi tình tiết trong truyện
tôi lại dán chồng hình minh họa cho những tình tiết đó.
+ Truyện "Ai đáng khen nhiều hơn": Tôi sử dụng rối tay.
+ Thơ "Nàng tiên ốc": Tôi sử dụng rối dẹt.
+ Thơ "Mèo đi câu cá": Tôi sử dụng mũ gấp bằng giấy.
+Truyện "Chú rùa thông minh": Tôi sử dụng bộ tranh vẽ lật hình.
+ Truyện "Ba cô gái": Tôi đưa các hình ảnh trình chiếu trên màn hình vi
tính….
- Với mỗi tác phẩm tôi đều suy nghĩ, lựa chọn ĐDTQ sao cho phù hợp với
nội dung tác phẩm, phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Mầu sắc tươi sáng, nét vẽ hồn
nhiên, hình ảnh ngộ nghĩnh. Ở mỗi tác phẩm tôi luôn luôn thay đổi hình thức,
không lặp lại ĐDTQ của những tác phẩm trước. Thậm chí tôi còn thay đổi
ĐDTQ trong cùng một tác phẩm tạo ra cái mới, cái riêng cho mỗi tác phẩm để
mỗi tác phẩm đến với trẻ thực sự là một ấn tượng khó quên.
3- Tạo cảm xúc:
* Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi của cảm xúc: trẻ dễ khóc, dễ cười, dễ yêu,
dễ ghét, dễ giận, dễ hờn…Mọi hành động của trẻ đều bắt đầu từ cảm xúc của trẻ.
Do đó, để trẻ tiếp thu tốt các hoạt động LQVH ta phải tạo được cho trẻ những
cảm xúc tích cực với các tác phẩm văn học.
a- Kích thích sự tò mò, hứng thú với tác phẩm văn học:
- Để trẻ tò mò, muốn khám phá nội dung tác phẩm, trước khi đọc, kể cho
trẻ nghe, tôi tìm những lời giới thiệu sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ.
Ví dụ: Truyện "Chàng Rùa".
Các con ạ, có hai vợ chồng già sinh được một người con, nhưng không

phải là đứa con bình thường, mà là một chú bé rùa bé tí ti. Vậy chú rùa này làm

N¨m häc: 2005 - 2006

5


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

được những gì và cuộc sống của chú sẽ như thế nào? chúng mình cùng nghe cô
kể chuyện nhé.
+ Thơ "Mèo đi câu cá".
Các con ơi, cô Tuyến có gì này?
Trẻ trả lời: Hai chú mèo ạ.
Các con hãy quan sát nét mặt hai chú mèo. Trẻ nhận xét nét mặt hai chú
mèo.
Theo các con vì sao hai chú mèo lại nhăn nhó buồn rầu như vậy nhỉ? Trẻ
suy đoán.
Để biết vì sao, chúng mình lắng nghe cô đọc bài thơ: "Mèo đi câu cá" nhé.
- Với những lời giới thiệu hé mở chút ít về tình tiết nổi bật của tác phẩm
kích thích trẻ nóng lòng muốn biết tình tiết đó tiếp theo như thế nào, trẻ hào
hứng, chờ đợi nghe cô đọc, kể.
b- Đặt câu hỏi để trẻ suy đoán diễn biến tác phẩm văn học:
- Với những câu chuyện lần đầu cho trẻ làm quen, trong quá trình đọc, kể
cho trẻ nghe tôi đặt ra những câu hỏi để trẻ suy đoán, tưởng tượng những tình
huống tiếp theo của truyện.
Ví dụ: Truyện "Hai anh em".
Hai anh em chia tay nhau mỗi ngừơi đi một ngả. Người anh đi một quãng

đường và người anh sẽ gặp những gì?
+ Người anh sẽ gặp một con sư tử (bé Mạnh Quang).
+ Người anh sẽ gặp một nàng công chúa sinh đẹp (bé Trang B).
+ Người anh sẽ gặp một bao vàng (bé Quang Minh).
Ví dụ: Truyện "Quả bầu tiên".
Lão địa chủ hí hửng đóng chặt cửa và một mình bổ quả bầu tiên. Theo các
con trong quả bầu này có gì?
+ Trong quả bầu toàn là đất ạ (bé Phúc).
+ Trong quả bầu chẳng có gì ạ (bé Anh Tú).
- Với cách đặt câu hỏi như vậy trẻ tập trung, chú ý theo dõi câu truyện và
hồi hộp chờ đợi những tình huống xảy ra tiếp theo có giống như tưởng tượng
của mình, đúng với suy đoán của mình hay không. Nó kích thích tính tò mò của
trẻ và giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, hứng thú với tác phẩm.

N¨m häc: 2005 - 2006

6


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

c- Giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học:
- Bản thân mỗi tác phẩm văn học luôn chức đầy cảm xúc: Sự buồn rầu,
thất vọng của vợ chồng ông lão khi sinh ra chú rùa (Truyện "Chàng Rùa") sự âu
yếm, thương xót, vỗ về của chú bé với chim én (Truyện "Quả bầu tiên"), sự nhăn
nhó, khóc lóc của anh em nhà mèo khi không bắt được con cá nào (Thơ "Mèo
đi câu cá").
Trong quá trình đàm thoại về tác phẩm văn học tôi luôn quan tâm gợi hỏi

về những cảm xúc, tình cảm của tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm và cho
trẻ phát hiện cái hay cái đẹp của tác phẩm để trẻ không chỉ có sự đồng cảm mà
còn hiểu được cái hay, biết được cái đẹp của tác phẩm.
Ví dụ: Thơ "Chú bộ đội hành quân trong mưa".
Sau khi đàm thoại về bài thơ tôi hỏi trẻ: Con thích nhất hình ảnh nào, câu
thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Con thích câu thơ: "Mưa rơi mưa rơi
Lộp độp lộp độp".
Vì con thương chú bộ đội đi trời mưa ướt hết áo. Con nghe tiếng mưa rơi
lộp độp lộp độp hay ạ (Bé Trang Anh).
+ Con thích câu thơ "Long lanh sao đỏ
Như ngọn đèn nhỏ
Soi đường hành quân".
Vì con thấy nó đẹp, con thích sao ở trên trời nhấp nháy ạ (Bé Minh
Hoàng).
+ Con thích hình ảnh chú bộ đội hành quân trong đêm vì con thương chú,
mọi người đi ngủ mà chú vẫn phải đi, khổ thân chú ạ (Bé Ngân Linh).
+ Con thích hình ảnh các chú đi hành quân "Chân dồn dập bước" vì con
thấy như nghe được tiếng bước chân của các chú ạ (Bé Phương Nhi).
- Để trẻ thêm yêu các nhân vật trong tác phẩm tôi tạo cho trẻ cảm giác
như trẻ được hóa thân làm các nhân vật mình yêu thích và được sống trong các
tác phẩm.
Ví dụ: Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng".
Sau khi đàm thoại với trẻ về nội dung truyện tôi nói:

N¨m häc: 2005 - 2006

7



SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

Các con hãy nhắm mắt lại tưởng tượng mình là chú cá vàng thần tiên và
nếu con là cá vàng con sẽ làm gì?
Trẻ rất sung sướng khi tưởng tượng mình là cá vàng có phép lạ.
+ Con sẽ đánh cho mụ vợ một trận (Bé Ngọc Anh).
+ Con sẽ cho ông lão đánh cá làm vua (Bé Hòai Giang).
+ Con sẽ cho ông lão đánh cá trẻ ra, đi lấy vợ khác, không lấy mụ vợ
tham lam, đanh đá (Bé Gia Dũng).
+ Con sẽ bắt mụ vợ nằm sấp đánh một trăm roi (Bé Mai Chi).
* Bên cạnh lời đọc kể diễn cảm và các ĐDTQ sinh động, trên đây là
những biện pháp tôi đã áp dụng để tạo cảm xúc cho trẻ giúp trẻ hứng thú, cảm
nhận sâu sắc cái hay cái đẹp của tác phẩm, yêu tác phẩm.
4- Phát triển vốn từ và kể truyện sáng tạo:
Như phần thực trạng đã nêu ở trên: Nội dung giao tiếp của trẻ còn hạn
chế, vốn từ nghèo nàn, kể truyện theo lối gò bó, áp đặt. Để thay đổi thực trạng
đó giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, kể truyện tự nhiên theo ngôn ngữ của riêng
mình, tôi dành thời gian để phát triển vốn từ cho trẻ và tập cho trẻ thói quen kể
truyện sáng tạo với nhiều hình thức:
a- Kể chuyện theo tranh:
- Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát thật kỹ bức tranh - trò chuyện, trao đổi với
nhau về bức tranh, cho trẻ suy nghĩ đặt lời thoại cho các nhân vật trong tranh.
Ví dụ: Truyện "Hai anh em".
Tôi cho trẻ quan sát các bức tranh và hỏi trẻ:
+ Các con nhìn thấy những gì trong bức tranh này?
+ Hai anh em đang làm gì?
+ Đây là ai? Họ đang làm gì?
+ Còn bức tranh này. Ai có thể nói gì về bức tranh này?

+ Các con hãy suy nghĩ và tìm lời đối thoại cho người anh, người em ở
bức tranh một. Tôi cho 2 trẻ đối thoại với nhau, sau vài lần tôi cho 1 trẻ đặt lời
thoại cho cả 2 anh em.
- Tôi tiến hành như vậy lần lượt với các tranh tiếp theo. Sau đó tôi kể cho
trẻ nghe truyện "Hai anh em" và cho trẻ nhận xét lời thoại của các nhân vật
trong truyện tôi kể với lời thoại các bạn đặt. Tôi khích lệ trẻ: Tuy không giống

N¨m häc: 2005 - 2006

8


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

lời kể của cô, nhưng chúng mình đều có thể tự kể chuyện với những lời thoại tự
nghĩ ra của các bạn. Cô rất thích lời thoại của bạn Giang. Cô sẽ kể lại truyện
"Hai anh em" với lời thoại của bạn Giang nhé.
Ngày xưa ……….Một hôm người em bảo. Anh ơi ngày mai anh em mình
đi chơi đi.
Thôi đừng đi chơi, nhà hết tiền rồi, anh em mình đi làm để lấy tiền em ạ.
Sáng hôm sau người anh đi về phía tay trái, người em đi về phía tay
phải…
Trẻ rất thích thú, tự tin thi đua kể theo lời thoại của mình.
- Những lần đầu trẻ kể còn rụt rè, lời thoại ngắn, đơn giản. Qua nhiều lần
kể chuyện như vậy trẻ mạnh dạn hẳn lên, lời thoại dài hơn, đầy đủ hơn và nội
dung phong phú hơn, hóm hỉnh hơn. Trẻ không còn kể chuyện theo lối áp đặt
đúng từng câu, từng chữ của tác phẩm mà kể chuyện tự nhiên với lời kể sáng
tạo, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt.

b- Kể chuyện với đồ vật, đồ chơi:
- Thế giới đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ đa dạng, sinh động luôn hấp dẫn
đối với trẻ. Kể chuyện đối với đồ vật, đồ chơi tạo cho trẻ hứng thú, phát triển tư
duy - ngôn ngữ và trí tưởng tượng rất hiệu qủa.
- Tôi cho trẻ tự chọn những đồ vật, đồ chơi mà trẻ thích (ô tô, máy bay,
búp bê, thú bông…) và quan sát, phát hiện những nét nổi bật của đồ vật, đồ chơi
đó: nét mặt, tư thế, dáng vẻ… Tôi đưa trẻ vào thế giới đồ vật, đồ chơi - Thế giới
của những đồ vật đồ chơi có suy nghĩ và hành động như con người bằng cách
thổi vào đó những xúc cảm, tình cảm, những câu nói hay những cử chỉ, điệu bộ
của con người.
Ví dụ: Tôi cầm con mèo bông nói: Sao hôm nay mãi mà chẳng có con
chuột nào nhỉ. Ôi buồn ngủ quá. Mình phải ngủ một giấc mới được (làm động
tác như ngủ).
Tôi kể chuyện mẫu với một số đồ chơi cho trẻ tự chọn, tôi thấy anh mắt
của trẻ sáng dần lên, thán phục. Tôi cho trẻ trải nghiệm bằng cách tự kể với đồ
vật, đồ chơi đã chọn. Sau đó tôi cho trẻ ngồi từng nhóm (2 trẻ, 3 trẻ hoặc 4 trẻ)
trao đổi, bàn bạc và kể chuyện với các đồ vật đồ chơi đó. Tôi cho từng nhóm lên
kể cho cả lớp cùng nghe. Khi nhận xét, tôi hướng trẻ nhận xét bạn ở các điểm

N¨m häc: 2005 - 2006

9


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

sáng tạo: cùng một nội dung, cùng một nhân vật nhưng cách diễn đạt của bạn
này khác bạn kia, cho trẻ phát hiện những câu nói hay, những từ tượng hình,

tượng thanh, những từ gợi cảm xúc:
Ví dụ: - Ếch ta nhảy chồm chồm trên đường (bé Phan Huy).
- Cháu đau bụng hả, để bác khám xem nào. Ôi sao bụng cháu to thế, sao
bụng nó lại kêu boong boong thế này (bé Quý Bảo).
- Đúng là bạn lợn chốn ở đây rồi, mình ngửi thấy mùi hôi hôi của bạn lợn
(bé Dương B).
- Những lần kể sau tôi cho trẻ lấy đồ vật, đồ chơi khác với những lần kể
trước. Qua đó trẻ biết kể chuyện với nhiều đồ vật, đồ chơi tạo thành thói quen kể
chuyện với đồ vật, đồ chơi. Nó không chỉ phát triển ở trẻ tư duy - ngôn ngữ, trí
tưởng tượng, óc sáng tạo mà còn giúp trẻ nảy sinh tình cảm gắn bó, gần gũi, ý
thức giữ gìn đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ.
c- Tập đóng kịch:
Đóng kịch là một hình thức tái hiện lại tác phẩm ở mức độ cao. Nó vừa là
một biện pháp hữu ích để phát triển vốn từ, vừa là một sân chơi để trẻ thể hiện
sáng tạo các tác phẩm qua ngôn ngữ và hành động. Với trẻ lớp tôi thì đây là một
hoạt động trẻ rất hứng thú, tham gia tích cực, sôi nổi.
- Khi trẻ đã thuộc tác phẩm văn học, tôi cho trẻ nhận vai theo các nhân vật
trong tác phẩm và suy nghĩ cách thể hiện nhân vật đó: lời thoại, động tác, nét
mặt, ngữ điệu giọng…. Sau đó tôi tổ chức cho trẻ thể hiện vai của mình. Bước
đầu tôi dẫn chuyện và cho trẻ thể hiện vai theo nhóm. Sau đó tôi cho cá nhân
nhận vai và thể hiện vai.
Ví dụ: Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng".
Lần 1: Tôi cho trẻ nhận vai theo tổ:
Tổ 1 - vai ông lão đánh cá.
Tổ 2 - vai bà vợ.
Tô 3 - vai cá vàng.
Và tôi là người dẫn chuyện.
Lần 2: Tôi cho trẻ nhận vai theo cá nhân.
+ Người dẫn chuyện: 1 trẻ (nam hoặc nữ).
+ Vai ông lão đánh cá: 1 trẻ nam.


N¨m häc: 2005 - 2006

10


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

+ Vai cá vàng: 1 trẻ (nam hoặc nữ).
+ Vai mụ vợ: 3 trẻ nữ (mụ vợ nghèo khổ, mụ vợ giàu có, bà nhất phẩm
phu nhân).
+ Quân lính: 2 trẻ (nam).
+ Các bạn còn lại làm sóng biển: cầm tay nhau làm động tác thể hiện
những trạng thái khác nhau của biển: hiền hòa, êm dịu, biển giận dữ, biển động
dữ dội.
+ Tôi cho trẻ suy nghĩ, trao đổi với nhau về cách thể hiện vai rồi cho trẻ
tập đóng kịch.
+ Tôi cho trẻ nhận xét: Bạn nào thể hiện vai tốt hơn? tốt hơn ở điểm nào?
(ngữ điệu giọng, câu nói hay, thể hiện tình cảm, nét mặt, động tác … phù hợp
với nhân vật). Tôi động viên tất cả tham gia đóng kịch và tặng những bạn thể
hiện vai tốt một bông hoa gắn vào ngực áo và cho trẻ mang bông hoa về nhà dán
cạnh bé ngoan.
- Sau khi đóng kịch trẻ kể lại chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
sinh động hơn, tình tiết được mở rộng (có thêm quân lính), thể hiện tính cách
nhân vật rõ nét, tả biển với những mức độ tăng dần (sóng rì rào, rì rào vỗ nhẹ
vào bờ, sóng xô ào ạt, những con sóng to đạp vào bờ ầm ầm…).
* Có rất nhiều cách để giúp trẻ phát triển vốn từ, kể chuyện sáng tạo. Song
với tôi, kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ vật, đồ chơi, tập đóng kịch là các

biện pháp hiệu qủa hơn cả. Nó không chỉ phát triển ngôn ngữ văn học cho trẻ mà
còn kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Nó giúp trẻ tự tin vào chính mình,
luôn có nhu cầu được nghe các tác phẩm văn học, nhất là được diễn đạt lại các
tác phẩm văn học theo ngôn ngữ của chính mình với cách thể hiện của riêng
mình. Nếu đến với các bé lớp tôi và mang theo một vài đồ chơi, bạn sẽ có những
câu truyện ngộ nghĩnh, dí dỏm từ những đồ chơi đó.
5- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh:
Ở lớp cô giáo là mẹ hiền thứ hai của trẻ. Về nhà cô giáo thứ hai dạy trẻ
chính là những người thân trong gia đình trẻ. Để trẻ nhớ lâu hơn và để đưa các
tác phẩm văn học vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, cô giáo và các bậc phụ
huynh phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
a- Cung cấp các tác phẩm văn học đến phụ huynh theo chủ điểm:

N¨m häc: 2005 - 2006

11


SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

NguyÔn Kim TuyÕn

- Đầu mỗi chủ điểm tôi phôtô nội dung các tác phẩm văn học sẽ học trong
chủ điểm và đưa cho phụ huynh mang về nhà đọc.
Ví dụ: Chủ điểm gia đình.
Thơ: "Vì con".
Thơ: "Giữa vòng gió thơm".
Truyện: "Ba cô gái".
Các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình.
Qua đó phụ huynh nắm được nội dung các tác phẩm đó để cùng trò chuyện với

trẻ hoặc cùng trẻ thể hiện tác phẩm: Kể chuyện cùng trẻ, tập đóng vai cùng trẻ

b- Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với phụ huynh:
- Hàng ngày trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi giành thời gian trao đổi trực tiếp
với phụ huynh về các biện pháp cho trẻ LQVH và cách thể hiện tác phẩm để về
nhà phụ huynh cùng kết hợp rèn trẻ theo các phương pháp đó tạo sự thống nhất
giữa ở nhà và ở trường.
- Tôi trao đổi với phụ huynh về cảm xúc, nhận thức của trẻ với Văn học,
những ưu điểm, hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm được chất lượng học Văn học
của con cháu mình và cùng cô giáo quan tâm giúp đỡ trẻ.
c- Trao đổi với phụ huynh qua cuốn sổ "Để giúp bé học tốt Văn học":
- Tôi viết những biện pháp cũng như những kinh nghiệm của mình vào
cuốn sổ "Để giúp bé học tốt Văn học" và treo ở cửa lớp. Với những phụ huynh
không trao đổi trực tiếp được, tôi đưa cuốn sổ đó cho phụ huynh mang về tham
khảo.
- Những phụ huynh có sáng kiến mới, có kinh nghiệm hay trong việc dạy
trẻ LQVH sẽ ghi vào cuốn sổ đó để cô giáo và các phụ huynh khác cùng tham
khảo.
Có sự kết hợp chặt chẽ với cô giáo, các bậc phụ huynh nhận thức đúng
đắn hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học LQVH đối với trẻ. Nắm được
chương trình học của trẻ và cách rèn trẻ, các bậc phụ huynh có những tác động
tích cực tới trẻ, phối hợp cùng cô giáo giúp trẻ nâng cao chất lượng LQVH, phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
C- PHẦN KẾT LUẬN

N¨m häc: 2005 - 2006

12



NguyÔn Kim TuyÕn

SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

I- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Qua vận dụng các biện pháp trên vào các hoạt động cho trẻ LQVH ở lớp
Mẫu giáo lớn. Tôi đã thu được những kết quả sau:
1- Về hứng thú:
- 100% trẻ cực kỳ hứng thú tham gia các hoạt động LQVH mà trước khi
áp dụng đề tài, tỷ lệ này là 66% tăng 34%.
2- Về kỹ năng:
- Trước khi vận dụng đề tài chỉ có 18% trẻ biết sử dụng đồ vật, đồ chơi,
mô hình tranh ảnh…. kể chuyện sáng tạo. Tới nay tỷ lệ này là 95 - 100%, trong
đó có 64% kể sáng tạo tốt, nội dung phong phú, sinh động, ngôn ngữ dí dỏm,
ngộ nghĩnh.
- 86% trẻ nói to, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- 94% trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp ứng xử.
3- Về chất lượng:
XẾP LOẠI

TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ

SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

CHỈ SỐ SO SÁNH

64%
24%
12%
0%


Tăng 38%
Giảm 4%
Giảm 26%
Giảm 8%

TÀI

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

26%
28%
38%
8%

II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Có rất nhiều biện pháp giúp trẻ 5 tuổi nâng cao chất lượng LQVH. Song
qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy 5 biện pháp sau đạt hiệu qủa cao hơn cả:
1- Thường xuyên luyện giọng đọc, kể cho thật diễn cảm kết hợp với ánh
mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung tác phẩm, tính cách nhân vật.
2- Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đa dạng, mới lạ để minh họa cho
giọng đọc, lời kể và thu hút, hấp đẫn trẻ.
3- Luôn quan tâm phát triển vốn từ cho trẻ và hình thành thói quen, khả
năng kể chuyện sáng tạo qua các hình thức: kể chuyện theo tranh, kể chuyện với
đồ vật, đồ chơi và tập đóng kịch.

N¨m häc: 2005 - 2006


13


NguyÔn Kim TuyÕn

SKKN - Làm quen tác phẩm văn học

4- Tạo cảm xúc, làm giàu cảm xúc cho trẻ giúp trẻ hứng thú, say mê, cảm
nhận sâu sắc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, yêu tác phẩm văn học và
luôn có nhu cầu được thể hiện lại tác phẩm văn học đó.
5- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để đưa văn học vào cuộc sống
hàng ngày của trẻ, để giúp trẻ học tốt hơn môn LQVH.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu, đúc rút được trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ, qua các hoạt động dạy trẻ LQVH. Rất mong nhận
được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2006
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Kim Tuyến

N¨m häc: 2005 - 2006

14



×