Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.15 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống là một chuỗi vấn đề đòi hỏi con người cần phải giải quyết và ra
quyết định. Nếu giải quyết vấn đề tốt, ra quyết định tốt chúng ta sẽ thành công,
và ngược lại nếu không giải quyết được vấn đề chúng ta sẽ thất bại. Đối với nhà
quản trị việc giải quyết vấn đề ra quyết định lại càng quan trọng hơn và là yếu tố
không thể thiếu trong các hoạt động thường nhật. Ra quyết định chỉ là bước cuối
cùng trong việc giải quyết vấn đề bao gồm, tìm hiểu vấn đề, tìm hiểu giải pháp,
lựa chọn giải pháp tối ưu và thực thi quyết định. Việc ra quyết định ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chứ, cơ quan hay doanh nghiệp,
Người quản trị phải thật sự có năng lực phán đoán, năng lực làm việc và nhận
định tình hình thì việc ra quyết định mới thuận lợi và thành công tốt đẹp được .
Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị.
Quyết định quản trị có thể có ảnh hưởng đến vấn đề rất quan trọng của tổ
chức như sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó, hoặc có thể ảnh hưởng đến vấn
đề thứ yếu hơn như mức lương khởi điểm trả cho nhân viên tập sự là bao nhiêu.
Tuy nhiên, tất cả các quyết định đều có ảnh hưởng, dù lớn hay nhỏ, đến kết quả
hoạt động của của tổ chức. Vì sự sống còn của các tổ chức, những nhà quản trị
cần phải phát triển được những kỹ năng ra quyết định.Có thể nói chất lượng các
quyết định quản trị chính là thước đo tính hiệu quả của những nhà quản trị đối
với tổ chức. Thật vậy, như Lee Lacocca - giám đốc hãng xe hơi Chrysler nói:
“Nếu phải tổng hợp thành một từ để nói lên phẩm chất của một giám đốc giỏi,
tôi sẽ nói rằng đó là ‘Tính quyết định’. Bạn có thể sử dụng những máy tính tuyệt
vời nhất thế giới, bạn có thể thu thập mọi số liệu và biểu đồ, nhưng sau cùng
phải kết hợp mọi thông tin lại với nhau, vạch ra một thời khóa biểu chung và
hành động”.Việc ra quyết định lại phải dựa trên rất nhiều yếu tố trong đó có các
công cụ đắc lực để việc ra quyết định được chính xác và tốt đẹp .

2




Chính vì những lý do đó em đã chọn đề tài “Các công cụ hỗ trợ việc ra
quyết định” để làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn quản trị học này.
Bài tiểu luận này em thực hiện gồm 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận chung về quyết định quản trị và các công cụ
hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị
Chương II : Các loại công cụ chính hỗ trợ cho việc ra quyết định
quản trị
Chương III : Nhà quản trị với việc sử dụng công cụ hỗ trợ hiểu quả.

3


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
VÀ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ .
1.1

Khái niệm quyết định quản trị

Quyết định là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhằm định ra mục
tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp, để giải quyết một
vấn đề có tính cấp bách trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan
của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ
thống.
Làm quyết định thành công bao gồm việc xác định: Ai phải làm quyết
định (Who)? Quyết định cái gì(What)? Quyết định khi nào (When)? Ở
đâu (Where)? Ai thực hiện (Who)? và thực hiện như thế nào thì tốt (How to
decide)?
1.2 Bản chất, vai trò và chức năng của quyết định trong quản trị

Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong quá trình quản trị. Để giải quyết các vấn đề này người ta thường phải
xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu, đòi hỏi các nhà quản trị phải cân
nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định.
* Bản chất
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra
chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã

4


chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ
thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin của hệ thống đó.
* Vai trò
Các quyết định quản trị có vai trò rất quan trọng vì:
- Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi
hoạt động về quản trị
- Sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các
quyết định của nhà quản trị.
- Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự
tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
- Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết
định của một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Không thận trọng
trong việc ra các quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
* Chức năng của các quyết định
Quyết định là trái tim của mọi hoạt động quản trị nó cần phải thực hiện
được những chức năng chủ yếu sau:
- Lựa chọn phương án tối ưu.
- Định hướng.
- Bảo đảm các yếu tố thực hiện.

- Phối hợp hành động.
- Chức năng động viên, cưỡng bức.

5


- Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.
- Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh.
- Bảo đảm tính hiệu lực.
- Bảo mật.

* Nguyên tắc của việc ra các quyết định
Những nguyên tắc chung về quản trị cũng là những nguyên tắc về việc ra
quyết định, tuy nhiên trong việc ra quyết định người ta thường đặc biệt chú
trọng thực hiện các nguyên tắc sau:
- Quyết đoán;
- Khoa học;
- Khách quan;
- Thống nhất;
- Gắn chặt quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm;
- Tạo ra sự năng động sáng tạo trong tổ chức;
- Không chồng chéo;
- Kịp thời;
- Hiệu quả;

6


Áp dụng các nguyên tắc vào từng trường hợp ra quyết định cụ thể đòi hỏi
các nhà quản trị phải vận dụng, phải sáng tạo, không được cứng nhắc, phải phù

hợp với hoàn cảnh thực tế ở mỗi đơn vị.
* Môi trường ra quyết định
Trong điều kiện lý tưởng thì các nhà quản trị sẽ ra quyết định khi biết mọi
thông tin và có đủ nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên trong thực
tế họ luôn phải đối phó với những rủi ro, bất trắc từ môi trường.
Môi trường ra quyết định là những lực lượng và yếu tố bên ngoài hệ thống
ra quyết định nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra quyết định. Nhận thức
đúng đắn ảnh hưởng của môi trường để cải tạo, thích nghi và để tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra được những quyết định đúng đắn và khoa
học là một việc cần quan tâm.
* Các yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định:
- Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: xã hội, kinh tế, pháp luật, tự nhiên,
gia đình ...
- Môi trường bên trong doanh nghiệp: văn hóa công ty, cơ cấu tổ chức, cơ
sở vật chất, quan hệ ...
Để tạo ra bầu không khí ra quyết định được thuận lợi và thoải mái, người
ta phải biết cách phân tích ảnh hưởng của môi trường tới quá trình ra quyết định.
Nội dung của những cuộc phân tích này là nhằm vào việc phân tích cơ chế, qui
luật ảnh hưởng của từng yếu tố môi trường đến các mặt của hoạt động ra quyết
định. Trên cơ sở những phân tích môi trường ra quyết định người ta sẽ tìm ra các
giải pháp thích hợp để cải tạo, biến đổi, thích nghi và tồn tại chung với chúng
một cách có lợi nhất.

7


1.3 Công cụ hỗ trợ việc ra quyết định
Công cụ hỗ trợ việc ra quyết định đó chính là các kỹ năng các phương
pháp, thuật toán dùng để hỗ trợ , giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng
đắn và chính xác nhất.

Các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định bao gồm:
Các công cụ định lượng
Ma trận kết quả kinh doanh
Cây quyết định
Các công cụ bán định lượng
Kỹ thuật Delphi: Sử dụng trong các quyết định tập thể, nó không đòi hỏi
sự hiện diện của các thành viên.
Kỹ thuật tập thể danh nghĩa

Chương 2 : Các loại công cụ chính hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị
2.1 Các công cụ định lượng.
- Ma trận kết quả kinh doanh
Phương án A
Phương án B
Phương án C
1

Số bán cao ( xác suất)
+45000 USD
+800000 USD
+30000 USD

Số bán thấp
- 10000 USD
- 25000 USD
- 5000 USD

Gía trị định lượng của A =0,4x45000+0,6x(-10000) =12000 usd

Ma trận kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cơ quan, tổ chức tính

8


được giá trị định lượng tính được lãi suất và lợi nhuận của mình để có phương
án cụ thể làm việc.
- Cây quyết định
Trong lý thuyết quyết định (chẳng hạn quản lí rủi ro), một cây quyết
định (tiếng Anh: decision tree) là một đồ thị của các quyết định và các hậu quả
có thể của nó (bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên). Cây quyết định được sử
dụng để xây dựng một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Các cây
quyết định được dùng để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Cây quyết định là một
dạng đặc biệt của cấu trúc cây.
So với các phương pháp khai phá dữ liệu khác, cây quyết định là phương
pháp có một số ưu điểm:


Cây quyết định dễ hiểu. Người ta có thể hiểu mô hình cây quyết định sau
khi được giải thích ngắn.



Việc chuẩn bị dữ liệu cho một cây quyết định là cơ bản hoặc không cần
thiết. Các kỹ thuật khác thường đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu, cần tạo các biến
phụ (dummy variable) và loại bỏ các giá trị rỗng.



Cây quyết định có thể xử lý cả dữ liệu có giá trị bằng số và dữ liệu có giá
trị là tên thể loại. Các kỹ thuật khác thường chuyên để phân tích các bộ dữ
liệu chỉ gồm một loại biến. Chẳng hạn, các luật quan hệ chỉ có thể dùng cho

các biến tên, trong khi mạng nơ-ron chỉ có thể dùng cho các biến có giá trị
bằng số.



Cây quyết định là một mô hình hộp trắng. Nếu có thể quan sát một tình
huống cho trước trong một mô hình, thì có thể dễ dàng giải thích điều kiện
đó bằng logic Boolean. Mạng nơ-ron là một ví dụ về mô hình hộp đen, do lời
giải thích cho kết quả quá phức tạp để có thể hiểu được.

9




Có thể thẩm định một mô hình bằng các kiểm tra thống kê. Điều này làm
cho ta có thể tin tưởng vào mô hình.



Cây quyết định có thể xử lý tốt một lượng dữ liệu lớn trong thời gian
ngắn. Có thể dùng máy tính cá nhân để phân tích các lượng dữ liệu lớn trong
một thời gian đủ ngắn để cho phép các nhà chiến lược đưa ra quyết định dựa
trên phân tích của cây quyết định.
* Nhược điểm của cây quyết định - khó giải quyết được những vấn đề có

dữ liệu phụ thuộc thời gian liên tục - dễ xảy ra lỗi khi có quá nhiều lớp chi phí
tính toán để xây dựng mô hình cây quyết định cao.

- Công cụ định lượng như báo cáo, biểu đồ

Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng
10


để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Khác với bảng thống kê, đồ
thị hay biểu đồ thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường
nét hay màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện
tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu,
xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh ... của hiện tượng cần
nghiên cứu.
Vì dùng các hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện các đặc
trưng của hiệntượng nên tài liệu thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn lôi
cuốn người đọc, giúp cho người xem nhận thức được những biểu hiện của
hiện tượng một cách nhanh chóng, từ đó nhận ra được những nội dung
chủ yếu của vấn đề nghiên cứu.

Vi du: Đồ thị hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế
phân theo ngành kinh tế

2.2 Công cụ bán định lượng
- Kỹ thuật Delphi
`

Là kỹ thuật thông tin liên lạc có cấu trúc, có nguồn gốc từ phương pháp

dự đoán đối xứng và dự báo tương tác dựa trên bảng trả lời câu hỏi của các
chuyên gia.

11



Trong phiên bản chuẩn, các chuyên gia tạo thành nhóm và trả lời bảng câu
hỏi trong hai hoặc nhiều vòng hơn. Sau mỗi vòng, người hỗ trợ cung cấp một
bản tóm tắt bất kỳ các dự đoán của các chuyên gia từ vòng trước cũng như lý do
tại sao họ đưa ra để hỗ trợ cho lựa chọn của mình. Vì vậy, các chuyên gia được
khuyến khích xem lại câu hỏi và cân nhắc phản hồi của thành viên khác trong
bảng trả lời của mình. Người ta tin rằng thông qua quy trình này, vùng câu trả
lời sẽ giảm xuống và nhóm chuyên gia sẽ tiệm cận đến câu hỏi đúng. Cuối cùng,
quy trình kết thúc sau khi một tham số được định nghĩa trước dừng lại (ví dụ
như số vòng, tính ổn định của kết quả, đạt được đồng thuận) và điểm trung bình
ở vòng cuối cùng xác định kết quả
Phương pháp Delphi đặc biệt phát huy tác dụng trong việc dự đoán những
vấn đề cụ thể trong tương lai. Trong những năm gần đây, Phương pháp Delphi
được sử dụng phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng và giáo dục. Ngoài ra, ứng dụng của Phương pháp Delphi là tạo điều kiện
để đạt đến sự đồng thuận nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
+ Thiết kế câu hỏi và mỗi thành viên sẽ trả lời các câu hỏi một cách độc
lập và vô danh.
+ Câu trả lời sẽ được tập hợp và in ra
+ Mỗi thành viên sẽ nhận được một bản trả lời tổng hợp
+ Mỗi thành viên sẽ đưa ra giải pháp
+ Lặp lại bước trên nhiều lần khi đạt sự nhất trí
- Kỹ thuật tập thể danh nghĩa
Là một nhóm các nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định họp lại để tìm
ra giải pháp trên cơ sở đánh giá các phương án của mỗi cá nhân. Phương pháp
này có những bước sau :

12



+ Những thành viên họp lại, trước khi thảo luận mỗi người tự ghi những
ý kiến của mình.
+ Sau đó mỗi người lần lượt trình bày những ý kiến của mình, và cứ tiếp
tục như vậy cho tới khi không còn ý kiến của ai nữa, tất cả những ý kiến đều
được ghi lại đầy đủ.
+ Tập thể thảo luận những ý kiến cho rõ ràng và đánh giá các ý kiến và
đánh giá chung.
+ Mỗi thành viên cho điểm những ý kiến, quyết định sau cùng là ý kiến
được nhiều điểm nhất.
2.3 Các kỹ năng dự báo
- Khái niệm dự báo
Dự báo vừa là nghệ thuật và là khoa học tiên đoán các sự việc xảy ra
trong tương lai. Nghệ thuật dự báo được thể hiện ở cả chiều rộng, cả chiều sâu
của tư duy, kinh nghiệm về kinh doanh, cũng như khả năng vận dụng linh hoạt
các phương pháp ước đoán theo từng tình thế cụ thể của sự việc xảy ra trong
thời gian tới.
Trong doanh nghiệp, để xây dựng các kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài
chính, người ta sử dụng ba loại dự báo chủ yếu sau:
+Dự báo kinh tế;
+ Dự báo công nghệ;
+ Dự báo về nhu cầu.
* Vai trò của dự báo
Dự báo là hoạt động cần thiết và không thể thiếu được của bất kỳ một
doanh nghiệp nào.
Bởi vì dự báo, đặc biệt là dự báo về nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của
doanh nghiệp có những vai trò chủ yếu sau:

13



- Nhờ dự báo, mới có thể có những căn cứ khoa học cho việc định hướng
phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
- Nhờ dự báo mới có thể lường trước được những khó khăn, thuận lợi sẽ
đến với doanh nghiệp như thị trường, uy tín, các đối thủ cạnh tranh hoặc sẽ cạnh
tranh với doanh nghiệp v.v...
- Kết quả của dự báo là căn cứ cho việc quyết định mở rộng hay thu hẹp
thị trường, việc lựa chọn quy mô cần phát triển của doanh nghiệp.
- Nó là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh, các
kế hoạch tác chiến khác, như kế hoạch tài chính, kế hoạch cung cấp vật tư - kỹ
thuật, kế hoạch nhân sự v.v...
- Kết quả của dự báo cho phép ước tính được giá bán sản phẩm hàng hoá
dịch vụ và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

14


Chương 3 : Nhà quản trị với việc sử dụng công cụ hỗ trợ hiểu quả và nâng
cao hiệu quả của quyết định

3.1 Nâng cao hiệu quả của quyết định
Các nhà quản trị thường tư duy và lập luận trước khi hành động. Như vậy,
hiểu biết về cách thức ra quyết định của mọi người có thể sẽ rất hữu ích nếu
chúng ta muốn giải thích và dự đoán hành vi của họ.
Trong một số tình huống quyết định, nhà quả trị thường theo mô hình tối
ưu hóa. Nhưng đối với hầu hết mọi người, và đa số những quyết định trên thực
tế lại không hoàn toàn theo mô hình này. Hầu như không có quyết định quan
trọng nào đủ đơn giản và rõ ràng để có thể áp dụng cho các giả thuyết của mô
hình tối ưu hóa. Vì vậy, các cá nhân tìm kiếm các giải pháp thỏa mãn hóa hơn là
các giải pháp tối ưu. Khi đó ra quyết định sẽ dựa vào trực giác và dễ dẫn tới
thiên lệch và thiên vị.

Dựa trên thực tế trong các tổ chức, các nhà quản lý có thể xem xét một số
hướng để nâng cao hiệu quả của cá nhân trong việc ra quyết định như sau:
Thứ nhất, cần phân tích tình huống. Điều chỉnh kiểu ra quyết định của cá
nhân theo nền văn hóa dân tộc mà trong đó cá nhân đang hoạt động và theo
những tiêu chí mà tổ chức đánh giá cao và khen thưởng. Chẳng hạn, nếu người
ra quyết định ở một đất nước không đánh giá cao tính hợp lý, thì đừng cảm thấy
bị bắt buộc phải theo mô hình ra quyết định hợp lý hoặc thậm chí đừng cố gắng
làm cho quyết định của mình rỏ ra hợp lý. Các tổ chức có các giá trị văn hóa
riêng nên cách thức ra quyết định cá nhân cần được điều chỉnh để phù hợp với
văn hóa của tổ chức.

15


Thứ hai, cần suy xét, cân nhắc các thiên lệch có thể xảy ra. Tất cả chúng
ta đều có nguy cơ thiên lệch khi ra quyết định. Nếu người ra quyết định hiểu
được những thiên lệch đang ảnh hưởng đến sự suy xét của mình, họ có thể thay
đổi lối ra quyết định để giảm bớt các thiên lệch.
Thứ ba, cần kết hợp phân tích hợp lý với trực giác. Đây không phải là
những phương thức mâu thuẫn nhau trong việc ra quyết định. Bằng cách sử
dụng cả hai phương thức, chúng ta có thể thực sự cải thiện hiệu quả trong việc ra
quyết định. Khi mà người ra quyết định có được kinh nghiệm quản lý, họ sẽ cảm
thấy ngày càng tự tin khi kết hợp những phương án trực giác của mình với phân
tích hợp lý.
Thứ tư, không nên cho rằng lối ra quyết định cụ thể là phù hợp đối với
mọi công việc. Tính hiệu quả của quyết định sẽ gia tăng nếu như người ra quyết
định gắn được lối ra quyết định của mình với những yêu cầu của công việc.
Chẳng hạn, nếu cá nhân ai đó là một người ra quyết định có lối chỉ thị, họ sẽ
hiệu quả hơn khi làm việc với những người có công việc đòi hỏi hành động
nhanh chóng. Cách thức nà sẽ rất phù hợp với những người môi giới chứng

khoán. Mặt khác, lối phân tích sẽ phù hợp với những kế toán viên, những nhà
nghiên cứu thị trường hay nhà phân tích tài chính.
Cuối cùng, cần sử dụng các biện pháp để thúc đẩy tính sáng tạo của cá
nhân trong việc ra quyết định. Chúng ta có thể cải thiện tính hiệu quả tổng thể
trong việc ra quyết định bằng cách tìm kiếm các giải pháp mới cho vấn đề. Thúc
đẩy tính sáng tạo có thể đơn giản như tâm niệm phải tư duy sáng tạo và tìm kiếm
cụ thể những phương án lựa chọn độc đáo. Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng các
phương pháp phát huy tính sáng tạo trong ra quyết định

16


3.2 Vai trò của nhà quản trị trong việc sử dụng công cụ hiệu quả
Nhà quản trị khi thực hiện việc ra quyết định cần xem xét kỹ lưỡng tình
hình thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp mình, tình hình cụ thể xem xét và phân
tích rõ ưu điểm hay nhược điểm của từng loại công cụ hỗ trợ để từ đó lựa chọn
được công cụ hỗ trợ ra quyết định hiệu quả phù hợp nhất đối với cơ quan tổ
chức hay các doanh nghiệp .
Sử dụng các công cụ hỗ trợ không có nghĩa là phải áp dụng nguyên si, dập
khuôn máy móc vào trong tổ chức doanh nghiệp mình mà phải tùy hoàn cảnh cụ
thể để sử dụng biến đổi các công cụ hỗ trợ cho phù hợp với đặc điểm của tổ
chức của doanh nghiệp
Nhà quản trị thường xuyên thu thập thông tin trong và ngoài nước lấy
kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác các kĩ năng bên
ngoài để bổ sung nâng cao trình độ của mình và tìm các giải pháp các công cụ
hỗ trợ tối ưu hơn cho doanh nghiệp bởi vì không có giải pháp công cụ hỗ trợ mà
không đem lại những hậu quả xấu cho doanh nghiệp .

17



KẾT LUẬN
Qua phân tích trên ta thấy nhà quản trị có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của mọi tổ chức. Không chỉ đối với doanh nghiệp, nhà quản trị còn có
vai trò hết sức quan trọng đối với người lao động và xã hội.
Các công cụ hỗ trợ khác nhau sẽ giúp ích cho nhà quản trị khác nhau, mỗi loại
đều có những ưu điểm riêng. Các công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định rất hữu
ích cho các nhà quản lý để họ quản lý và sử dụng việc ra quyết định có hiệu quả
Cho ta thấy ý nghĩa các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định của nhà quản trị vô
cùng có giá trị. Với nội dung ở trên em tin rằng các nhà quản trị sẽ có những lựa
chọn đúng đắn, phù hợp các công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định. Nhà quản trị
sẽ tổ chức vận hành cơ quan và tổ chức mình hiệu quả. Nhà quản trị cần phải
đúng đắn phát huy ưu điểm, loại bỏ nhược điểm của các công cụ hỗ trợ cho việc
ra quyết định để hoàn thiện cơ quan mình. Việc thành công hay không đều nhờ
phần lớn vào công tác ra quyết định của doanh nghiệp.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Nguyễn Sinh Phút ,(2013), Giáo trình Quản trị học, NXB Kinh tế
Quốc dân
2. Giáo Trình Quản Trị Học NXB Giao Thông Vận Tải 2006. Đoàn Thị
Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền
3. quantri.vn

19




×