Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Chiến lược phát triển của công ty CP viễn thông FPT trong môi trường toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.62 KB, 37 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc
biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển
và những thách thức mới. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp, nguồn lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực
nhân sự… Bên cạnh đó các doanh nghiệp có những bước tiến dài trên đường phát
triển của mình, tuy nhiên có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy sinh, tác
động không nhỏ đến đời sống quốc tế, cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới.
Từ đó các doanh ngiệp nhận định rằng, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những
vấn đề toàn cầu, những vấn đề này đang gây nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội
, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế.
Ngày nay, toàn cầu hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng khốc liệt và người lao động có thể sa thải bất cứ lúc nào nhưng mặt khác có
cạnh tranh thì mới có phát triển toàn cầu là cơ hội phát triển thị trường cho các sản
phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Vậy toàn cầu hóa là gì ? làm thế
nào đề nâng cao phát triển toàn cầu hóa hơn nữa ? Em xin trình bày đề tài “ Chiến
lược phát triển của công ty CP viễn thông FPT trong môi trường toàn cầu hóa .

2. Phạm vi nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu
Về thời gian: Từ 2015 đến nay.
Về không gian: Công ty CP viễn thông FPT .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về toàn cầu hóa
- Nghiên cứu thực trạng chiến lực phát triển của công ty CP viễn thông
FPT , đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng.


2


- Đề ra được mục tiêu thực hiện cần giải pháp .
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tiểu luận sử dụng phương
pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập thông tin thực
tế từ Công ty để phân tích nguyên nhân, vai trò cũng như giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tham khảo, nghiên cứu các tài liệu
trong các giáo trình và trên mạng internet liên quan đến đề tài.
Phương pháp so sánh đối chiếu với các giải pháp, phương án khác nhằm
tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề được nghiên cứu.
5. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chiến lực phát triển của
công ty CP viễn thông FPT và có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về hoạt
động các thị trường hội nhập trong một tổ chức doanh nghiệp.
Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực
tiễn góp phần nâng cao môi trường toàn cầu hóa trong công ty CP FPT.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài thảo
luận được chia thành ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CP VIỄN THÔNG FPT TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HÓA .
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
HÓA TẠI CÔNG TY CP VIỄN THÔNG FPT.

3



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1 Khái niệm toàn cầu hóa.
Theo Bách khoa toàn thư :
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, cac tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, ... trên quy
mô toàn cầu .

(Hình ảnh minh họa : Toàn cầu hóa )

Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế
giới, đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế
trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất
là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ
thộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hóa
hay xã hội .. Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hóa kinh tế với khái niệm rộng hơn
là toàn cầu hóa nói chung. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như
được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương
mại. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô
toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật , công nghệ, thông tin,

4


văn hóa.
1.2 Nguyên nhân của toàn cầu hóa trong doanh nghiệp
Do sự chênh lệch về kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn , tập đoàn và
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Toàn cầu hóa mang lại cơ hội và thách thức cho các
doanh nghiệp đang phát triển. Do vậy các doanh nghiệp phát triển cần phải tiếp

thu khoa học kĩ thuật của các doanh nghiệp phát triển để theo kịp họ. Từ đó họ
đã bắt đầu toàn cầu hóa. Tuy nhiên, toàn cầu hóa mang lại rất nhiều ơ hội cho họ
phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp
đang phát triển phải vượt qua.
1.3 Mục tiêu của toàn cầu hóa
Mục tiêu của toàn cầu hóa là đề ra những chiến lược và đạt được nó
thông qua các hiệp định , hội ước toàn cầu, thông qua quá trình hợp tác mở rộng,
vừa đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá
nhân... với nhau để đạt được những mục tiêu nhất định .
1.4 Tác động của toàn cầu hóa đến doanh nghiệp .
Toàn cầu hóa đã và đang phát triển mở rộng mạnh mẽ, nó là một xu thế
khách quan của thời đại, các doanh nghiệp dù muốn hay không thì vẫn phải phải
lao vào cuộc chơi có tính hai mặt đó. Các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang luôn
tích cực để làm ’ trong sáng” quá trình toàn cầu hóa kinh tế và đã gặt hái được
không ít những lợi ích mà nó mang lại và không ngừng thúc đẩy nó lên một cách
mạnh mẽ. Một trong những yếu tố và cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự
thành công của các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình đó là : Cần phải biết
xác định những tác động tích cực mà nó mang lại để phát huy nó trở thành một
thế mạnh của mình và xác định những mặt tiêu cực của nó để hạn chế một cách
tối thiểu ảnh hưởng trong tổ chức doanh nghiệp của mình. Vậy đâu là tác động
tích cực và đâu là tác động tiêu cực , điều đó sẽ được làm sáng tỏ sau đây.

5




Tác động tích cực đến doanh nghiệp.
+ Trước hết thông qua sự do hóa thương mại sự thu hóa đầu tư và chuyển
dao công nghệ, tạo cơ hội cho sự phát triển của của khoa học công nghệ tới quy

mô doanh nghiệp.
+ Thứ hai, Thúc đẩy quá trình cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa trong
doanh nghiệp , mở rộng nền kinh tế thị trường, cải tiến kỹ thuật , tăng năng suất
lao động hiệu quả kinh doanh.
+ Thứ ba, Tạo ra một môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin,
giao lưu văn hóa giữa các cá nhân hay tổ chức , cải cách hệ thống ngân sách tài
chính trong doanh nghiệp , nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Thứ tư, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính
xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế trong công ty toàn cầu hóa
phát triển ở mức ngày cao hơn .



Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa đến doanh nghiệp còn bộc
lộ những mặt tiêu cực .
+ Thứ nhất, là khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
ngày càng tăng , dễ dẫn tới tình trạng chủ quyền trong tổ chức từng bị suy giảm
không chỉ bên trong hoạt động tổ chức mà còn cả gây áp lực đến tinh thần cá
nhân. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kém và chậm phát triển , cũng làm
gia tăng tính phụ thuộc về vốn và công nghệ, ...với bên ngoài, mà sự phụ thuộc
này dễ gay ra những tác động dây chuyền tiêu cực trong hoạt động sản xuất sản
phẩm trong một tổ chức.
+ Thứ hai , là kéo tình trạng làm giảm môi trường làm việc , gây ảnh
hưởng đến tâm lý đời sống của cá nhân trong tổ chức .
+ Thứ ba , là sự phân phối không đều lợi ích thu được từ quá trình toàn
cầu hóa kinh tế tất yếu dẫn đến sự mâu thuần giữa các doanh nghiệp . Với ưu thế

6



vượt trôi hơn hẳn về tiềm lực tài chính và trình độ khoa học – công nghệ so với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển, các tập đoàn lớn hay doanh nghiệp
lớn có thể khống chế cục diện kinh tế toàn cầu. Mâu thuẫn này thể hiện rõ qua
những cuộc biểu tình rầm rộ, thậm chí dẫn đến bạo loạn đẫm máu trên chiến
trường kinh tế, gây nên sự bất bình đẳng trong quá trình toàn cầu hóa đến doanh
nghiệp.


Qua đó ta thấy : Toàn cầu hóa đến doanh nghiệp là xu thế khách quan lôi cuốn
ngày càng nhiều các doanh nghiệp của các nước trên toàn quốc tham gia xu thế
này đang bị một số tập đoàn kinh tế lớn chi phối chứa đựng nhiều mâu thuẫn
vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng quá trình toàn cầu hóa đối với doanh nghiệp .
Có quan điểm cho rằng: ” Toàn cầu hóa không ác độc nhưng mù quáng”.
Thực vậy, là một xu thế khách quan, toàn cầu hóa đối với doanh nghiệp nó ko
muốn làm hại ai, nhưng ngày này, do bị chi phối bởi những kẻ nắm các lực
lượng kinh tế hùng hậu nhất luôn áp đặt ý đồ chủ quan của chúng, cho nên quá
trình này mang nhiều ảnh hưởng đến tổ chức trong doanh nghiệp cụ thể như
sau :



Tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mới
và những thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những có hội đó có
thể kể đến là : Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản
xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút vốn đầu tư từ các
nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định
chê tài quốc tế như Ngân hàng Thế giới ( WB), Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) ,

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...., có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản
xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư .
+ Thị trường rộng lớn

7


Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố sản
xuất . Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh
nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của mình cho thị trường các nước khác trên thế giới. Đặc biệt
khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì những
vướng mắc trong hàng rào bảo hộ: phi thuế quan, phần nào được giải tỏa. Các
nước tham gia vào sân chơi này phải mở cửa thị tường để hàng hóa sản phẩm
được giao lưu buôn bán tự do và sử dụng các nguồn đầu vào có chất lượng, giá
cả hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
+ Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính
hạn hẹp do tiềm lực vốn đất nước chưa đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn
sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài , các nguồn tài trợ vốn từ
các tổ chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),... là cơ hội rõ ràng để các doanh
nghiệp.
+ Việc giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu
Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . Thông qua các dự án , các hợp đồng hợp
tác kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ,
máy móc , hiện đại , cách quản lý tiên tiến. Trong thời đại bùng nổ khoa học
công nghệ như ngày nay, thêm vào đó là những thuận lợi do toàn cầu hóa các
doanh nghiệp có thể dễ dàng đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng
sản phẩm, công xuất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,...

+ Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Một thế giới kết nối, sự
bảo hộ thương hiệu được quan tâm, cùng các hình thức quảng cáo quảng báo sản
phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các doanh nghiệp

8


khẳng định vị thế quảng bá, nâng tầm hình ảnh của mình trên trường quốc tế,
với bè bạn các nước .
Ví dụ : Nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên, may mặc Việt Tiến, Viettel,... là
những thương hiệu đã có vị thế của riêng mình .
+ Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác
trên thế giới.
Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu văn hóa, học
hỏi kinh nghiệm , hợp tác quốc tế với thế giới, với các doanh nghiệp khác không
chỉ trong mà cả ngoài nước.


Tiêu Cực
+ Vấp phải sự cạnh tranh quá lớn từ các Doanh nghiệp nước ngoài.
Luồng tiền đầu tư có từ nhiều nguồn trong đó có cả từ những tập đoàn tư
bản lớn mà vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã đạt mức cao. Với những điều
kiện đó, khi các tập đoàn này vào họ có thể sử dụng nhiều biện pháp thậm chí
mang tính thanh toán. Gần như các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong
việc cạnh tranh , hoặc phải chấp nhận làm các công ty con cho những tập đoàn
này. Một dẫn chứng kinh điển là trường hợp một tập đoàn nước ngọt hàng đầu
thế giới đã chịu lỗ nhiều năm liền để có thể thâu tóm vốn sử hữu và chiếm lĩnh
thị phần ở Việt Nam . Đây là bài học mà cho tới giờ vẫn còn nguyên tính thời sự.
Chúng ta thử suy nghĩ, nếu thị trường trong nước chịu sự kiểm soát phần lớn từ

các tập đoàn đầu tư nước ngoài, khi có một trục trặc xảy ra ( ví dụ như : khủng
hoảng, suy thoái, hay động cơ chính trị ...), các tập đoàn này đồng loạt rút chân,
một lượng lớn lao động thất nghiệp, các nghành sản xuất ngưng trệ, hàng háo
không thể tự túc được, nền kinh tế sẽ càng rơi xuống đáy tiêu điều.
Các luồng vốn tài chính từ thị tường nước ngoài xâm nhập vòa trong
nước, thôn tính thị trường trong nước gây nguy cơ khủng hoảng tài chính, khiến
nhiều Doanh nghiệp phá sản . Với xu thế toàn cầu hóa, một nhà đầu tư không

9


cần phải cất công lặn lọi đừng xá xa xôi để đem nguồn tiền đi sinh lời. Họ có thể
ngồi tại New York, Paris, Tokyo để chi phối hoạt động tài chính ở cách đó nửa
vòng trái đất. Các luồng vốn tài chính đổ vào các quốc gia dưới dạng đầu tư
chứng khoán, bất động sản trong một thời điểm nó có thể đẩy các thị trường này
phát triển rất nhanh . Nhưng khi thấy đã ” đút túi” được một khoản lớn, các nhà
đầu tư nước ngoài lại có động thái rút vốn khiến thị trường rơi vào tình trang suy
thái , nhiều doanh nghiệp phá sản, đời sống nhiều người dân rơi vào tình trạng
khó khăn.

10


KẾT CHƯƠNG 1
Có thể thấy xu thế toàn cầu hóa có những tác động, yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực không nhỏ tới sự phát triển bền vững ở quốc gia đang phát triển như Việt
Nam trên cả bình diện kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và thế thới cần chú ý tới những
ảnh hưởng này. Thực chất đây là ” mặt đối lập ” cả những thuận ợi mà toàn cầu
hóa mạng lại cho các quốc gia. Chúng ta không thể tách mình khỏi xua thế này

những chúng ta cần một giải pháp chiến lực hội nhập bền vững, phát triển kinh
tế , sau đây ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng của toàn cầu hóa trong một
công ty hiện nay được thể hiện qua chương 2.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CP VIỄN THÔNG FPT TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HÓA.
2.1 Giới thiệu chung về FPT .

Là thành viên thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT, Công
ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và được khách hàng yêu
mến tại Việt Nam và khu vực.
Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến
do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam
mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho
sự phát triển của Internet tại Việt Nam. Sau 20 năm hoạt động, FPT Telecom đã
lớn mạnh vượt bậc với hơn 7,000 nhân viên chính thức, gần 200 văn phòng điểm
giao dịch thuộc hơn 80 chi nhánh tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó,
Công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 8 chi nhánh trải dài khắp
Campuchia, cũng như việc được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tại Myanmar.
Với sứ mệnh tiên phong đưa Internet đến với người dân Việt Nam và
mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của FPT

12


Telecom, đồng hành cùng phương châm “Khách hàng là trọng tâm”, FPT không

ngừng nỗ lực đầu tư hạ tầng, nâng cấp chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tăng
cường ứng dụng công nghệ mới để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
sản phẩm dịch vụ vượt trội.
Lịch sử và các mốc phát triển:
31/1/1997: Thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online
Exchange - FOX)
2001: Ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam - net
2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP ( Internet Exchange
Provider)
2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc,
được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc
tế. Đặc biệt, FPT Telecom đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh
AAG (Asia America Gateway - nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái
Bình Dương).
2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng
(FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt
Nam đi Hồng Kông.
2009: Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sang
các nước lân cận như Campuchia.
2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua
30 tỉnh thành.
2014: Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu
Truyền hình FPT
2015: FPT Telecom có mặt trên cả nước với gần 200 VPGD, chính thức

13


được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là

một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng
IPv6.
2016: Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chuẩn
Uptime TIER III với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử
nghiệm mạng 4G tại Việt Nam. Đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên
nhận giải thưởng Digital Transformers of the Year của IDC năm 2016. Năm
2016, doanh thu của FPT Telecom đạt 6.666 tỷ đồng.
2.2 Xu hướng phát triển và mục tiêu của công ty viễn thông FPT
trong toàn cầu hóa.


Xu hướng phát triển của FPT
FPT là một trong những doanh nghiệp đi đầu ở Việt Nam xây dựng chiến
lược toàn cầu hóa , FPT cho thấy quyết tâm mạnh mẽ từ ban lãnh đạo cho đến từ
vị trí nhân viên cùng hướng đến mục tiên “ Vươn lên biển lớn ”, các khó khăn
bước đầu đã được nhận diện và vượt qua 2013 chính là năm bản lề, giúp FPT gặt
hái được nhiều kết quả từ phía nước ngoài và chuẩn bị chinh phục những thức
thách mới . Tập đoàn FPT đang sục sôi khí thế ra chiến trường , tại các nước Mỹ
, Nhật, Châu Âu, Đông Nam Á cùng hội nhập giữa các nước. Cơ hội toàn cầu
hóa ngày càng rõ ràng, những điều kiện cần thiết để FPT tiến ra biển lớn đã
được chuẩn bị đầy đủ với những mục tiêu phấn đấu không ngừng bước để đạt vị
trí cao nhất trong lòng người dân trên toàn đất nước.



Mục tiêu của Công ty FPT trong toàn cầu hóa.
Năm 2016 và các năm tiếp theo được coi là những năm điểm ngoặt của
FPT, do đó, thông điệp FPT đặt ra cho năm 2016 là đổi mới để tăng trưởng. FPT
sẽ liên tục cải tiến mô hình kinh doanh để nắm bắt tốt nhất các cơ hội mới từ thị
trường trong nước và nước ngoài. Cụ thể, “mô hình kinh doanh sẽ chuyển dịch

mạnh hơn nữa từ thương mại sang thực hiện các dịch vụ thuê ngoài theo

14


hình thức công – tư (PPP) cho Chính phủ Việt Nam và một số thị trường mới
như Myanmar, Bangladesh; chuyển từ cung cấp dịch vụ theo hợp đồng xác
định theo thời gian (man-month) sang hợp đồng trọn gói hay có giá cố định
(fixed-price)...
FPT tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào việc nghiên cứu, phát triển các giải
pháp, dịch vụ theo xu hướng công nghệ S.M.A.C, IoT, Robotic cũng như ứng
dụng mạnh mẽ các công nghệ này vào trong tất cả các hoạt động kinh doanh của
tập đoàn.
Với mục tiêu một tỷ USD doanh thu từ thị trường toàn cầu vào năm 2020,
FPT cũng phải đổi mới mô hình tổ chức theo hướng của các tập đoàn toàn cầu.
Trong đó, trọng tâm là nâng cấp các tổ chức ở nước ngoài từ văn phòng chuyên
bán sản phẩm, dịch vụ sang công ty có đầy đủ chức năng như một công ty bản
địa để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tập đoàn cũng tập trung vào nâng cao đẳng cấp công nghệ để sánh cùng
các tập đoàn lớn trên thế giới, bước cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng.
Ở nước ngoài, FPT đã hợp tác với nhiều khách hàng đầu ngành trong lĩnh
vực sản xuất ôtô, giải trí, phân phối. FPT đã cung cấp giải pháp điều khiển tivi
bằng giọng nói cho một hãng truyền hình lớn, góp phần thay đổi cách xem
truyền hình của 42 triệu hộ gia đình châu Mỹ.
FPT cũng đổi mới mô hình từ đóng sang mở. FPT ấp ủ dự án chia sẻ hạ
tầng công nghệ để cộng đồng công nghệ sử dụng, qua đó phát huy các ý tưởng
sáng tạo, góp phần thổi bùng tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, vì sức mạnh
Việt Nam..
Dự kiến năm 2020 , FPT sẽ đưa ra hình thức đầu tư mạo hiểm mới. Số
tiền đầu tư có thể không cao, chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đôla Mỹ

mỗi dự án. Nhưng thay vì một vài doanh nghiệp khởi nghiệp, sẽ có hàng trăm
doanh nghiệp được đưa vào lò gia tốc, có huấn luyện viên để khởi nghiệp thành

15


công.

16


2.3 Thực trạng chiến lược phát triển của công ty FPT trong môi
trường toàn cầu hóa .
2.3.1. Chiến lược toàn cầu hóa của công ty FPT đã thực hiện trong năm
2016.
Nửa đầu năm 2016 đã chứng kiến sự tăng trưởng vững vàng của chiến
lược toàn cầu hóa mà Tập đoàn FPT đang theo đuổi, khi doanh thu tăng 34%.
Mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu từ thị trường nước ngoài vào năm 2020 đang
dần trở thành hiện thực; trong đó, 3 thị trường chủ lực là Nhật Bản, Mỹ và châu
Âu.

(Lễ ký thỏa thuận chiến lược giữa FPT với đối tác Slovakia trước sự chứng kiến của
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Slovakia Robert Fico)

Trong 5 năm gần đây, tỷ trọng doanh thu từ thị trường nước ngoài của
FPT tăng trưởng khá khả quan. Từ 5% trong tổng doanh thu năm 2011, doanh
thu toàn cầu hóa của FPT đã tăng lên 12% trong năm 2015; tăng trung bình
39%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT


17


đạt 2.713 tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 34%, chiếm 15% tổng doanh
thu của toàn FPT. Dự kiến, đến cuối năm 2016, doanh thu từ thị trường nước
ngoài sẽ đạt khoảng 6.200 tỷ đồng, tương đương 275 triệu USD. Những con số
này cho thấy, thị trường nước ngoài ngày càng đóng góp quan trọng vào sự tăng
trưởng của Tập đoàn.
Cùng với việc tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, định hướng toàn
cầu hóa của FPT cũng ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng đầu
năm.
Công nghệ S.M.A.C (Social, Mobile, Analystic, Cloud) và IoT (Internet
of Things) tiếp tục giúp FPT mở rộng hơn nữa cánh cửa tiếp cận với các tập
đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là các khách hàng trong danh sách Fortune 500.
Hiện tổng số khách hàng của FPT trong danh sách Fortune 500 đã tăng từ con số
40 trong năm 2015 lên 50.

(Sơ đồ 1. Số liệu tăng trưởng doanh thu từ toàn cầu hóa của FPT 6 tháng đầu năm 2016)

Qua sơ đồ trên ta thấy mức tăng trưởng doanh thu từ toàn cầu hóa có sự
chệnh lệch giữa các nước, phần lớn về Châu Á Thái Bình Dương chiếm lượng

18


doanh thu tăng trưởng toàn cầu hóa nhiều hơn các nước khác. Thấp nhất là Mỹ ,
đem về doanh thu là 2,10%. Nhật bản và các nước khác doanh thu tăng trưởng
toàn cầu hóa ở mức độ trung bình . Điều đó chứng tỏ kết thúc năm 2015, doanh
thu Tập đoàn ước tính đạt 40.002 tỷ đồng, doanh thu từ toàn cầu hóa của FPT 6
tháng đầu năm 2016 tăng trưởng 103,50% ở Châu Á Thái Bình Dương so với

năm 2015, đạt 101% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) toàn tập đoàn
ước đạt 2.851 tỷ đồng. Các nước khác đem về với mức tăng trưởng toàn cầu
hóa ở độ trung bình. Lí do với động lực tăng trưởng chính là khối Công nghệ và
Phân phối-Bán lẻ (tổng lợi nhuận hai khối năm 2016 dự kiến tăng trưởng trên
20%), đồng thời tiếp tục tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng của khối Viễn
thông và các hoạt động nghiên cứu phát triển, Hội đồng quản trị FPT đã phê
duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu dự kiến đạt 45.796 tỷ đồng.
Nhìn chung sự tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2016 ,doanh thu toàn cầu hóa của
các nước có sự chênh lệch khác nhau do môi trường và hoạt động FPT vận hành,
nhưng kết quả hoạt động trên toàn cầu hóa không có sự đồng đều, cho nên FPT
vẫn tiếp tực phát huy chiến lược toàn cầu hóa vươn tới tầm cao.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, tại thị trường Nhật Bản, FPT đã ký được dự
án đầu tiên liên quan tới nền tảng công nghệ Predix của GE với một tập đoàn
tầm cỡ của Nhật Bản. Predix là phần mềm nền tảng để phát triển IoT (Internet of
Things), được kỳ vọng sẽ phổ biến như Android hay IOS của cả thế giới. Dự án
này mở ra cơ hội lớn cho FPT trong việc phát triển, cung cấp các giải pháp dựa
trên nền tảng công nghệ này cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh
đó, FPT cũng đang có những cơ hội lớn khác từ cuộc chạy đua của Nhật Bản
cho Olympic 2020 và các dự án hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia như My
Number, các dự án nâng cấp công nghệ trong các lĩnh vực ngân hàng, điện lực,
chuyển đổi công nghệ theo xu hướng công nghệ Mobility, Cloud.
Tại một thị trường quan trọng khác là Mỹ, FPT đã khẳng định mạnh mẽ

19


năng lực về công nghệ với dự án IoT cho một hãng điều khiển thang máy hàng
đầu của Mỹ. Sau khi triển khai, giải pháp của FPT đã giúp khách hàng cải thiện
lợi nhuận và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời dự báo
trước hơn 85% sự cố, giúp giảm thời gian và chi phí bảo trì.

Tại thị trường châu Âu, mới đây nhất, trong chuyến thăm Việt Nam của
ông Robert Fico, Thủ tướng Slovakia, FPT đã ký thỏa thuận hợp tác chiến
lược với hai đối tác Slovakia. Trong đó, thỏa thuận với Công ty Gratex
International (GTI) được kỳ vọng sẽ mang lại các dự án toàn cầu trị giá hàng
triệu euro cho hai công ty trong thời gian tới. Còn thỏa thuận với Viện Nghiên
cứu Tin học Slovakia (IISAS) sẽ tập trung vào việc nghiên cứu phát triển, triển
khai, cải tiến các dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin trong các mảng công
nghệ dữ liệu lớn (Big Data); điện toán đám mây (Cloud).
Điều đó chứng tỏ rằng : Vị thế của FPT trên thị trường toàn cầu tiếp tục
được khẳng định. Cụ thể, FPT đã trở thành đối tác quan trọng về công nghệ
đám mây (Cloud) của Microsoft, Amazon Web Services, sánh ngang cùng các
đại gia công nghệ đến từ Nhật Bản, Ấn Độ như Hitachi, Fujitsu, NEC,
Accenture, Tata, Cognizant. Lần thứ 3 liên tiếp, FPT được Nikkei vinh danh
trong Top 300 công ty đáng chú ý nhất trong khu vực châu Á.
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa trong Cty CP viễn thông FPT.
Ngoài chiến lược phát triển của công ty FPT cố gắng xây dựng toàn cầu
hóa phát triển công ty, bên cạnh đó không thể xảy ra những nguyên nhân xung
đột khi dến đến toàn cầu hóa là do sự chênh lệch về kinh tế giữa các công ty
trong nước và các công ty đối tác ngoài nước. Có sự cạnh tranh gay gắt , quyết
liệt tới các thị trường. Đó cũng là sườn đề để tạo ra toàn cầu hóa mang lại cơ hội
và thách thức cho FPT. Tập đoàn FPT luôn tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới
và thay đổi xu hướng mới. Sau đó FPT đã bắt đầu toàn cầu hóa . Hiện nay, FPT

20


đang xem xét việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hai khối phân phối và bán lẻ,
tập trung vào hai mảng trọng yếu là công nghệ và viễn thông, đồng thời tập
trung thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.
2.3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến toàn cầu hóa trong công ty CP viễn thông

FPT.


Mặt tích cực
+ Thị trường rộng lớn
Trở thành tập đoàn toàn cầu, không gian mà FPT tìm kiếm lợi nhuận
dường như không có giới hạn. Dự báo về thị trường IoT đến năm 2020 của IDC
cho thấy, thế giới cần 50.000 tỷ gigabytes dữ liệu, 4 tỷ người kết nối với nhau,
hơn 25 triệu ứng dụng và hơn 4.000 tỷ USD doanh thu.
Báo cáo Khảo sát về IoT và doanh nghiệp số của Gartner cũng chỉ rõ
rằng, các doanh nghiệp coi thông tin và mạng internet là những điều kiện thiết
yếu để trở thành doanh nghiệp số. Tuy nhiên, vẫn có ít hơn 10% doanh nghiệp
hiện nay tích hợp hoạt động của họ với chiến lược kinh doanh số và đây là cơ
hội để các công ty công nghệ thông tin Việt Nam, trong đó có FPT giúp khách
hàng chuyển dịch sang thế giới số. Theo Gartner, thị trường dịch vụ công nghệ
thông tin toàn cầu dự kiến tăng trưởng 4% năm 2016, đạt giá trị hơn 1.000 tỷ
USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 4,3% trong năm tới.
Năm 2016, xu hướng phát triển trong ngành công nghiệp dịch vụ công
nghệ thông tin thế giới bao gồm: các hợp đồng outsourcing đòi hỏi tính linh hoạt
và hiệu quả cao hơn; Big Data sẽ được sử dụng nhiều hơn và những công ty có
ngân sách hạn hẹp cho Big Data sẽ tìm đến các nhà cung cấp bên ngoài để gia
tăng khả năng xử lý dữ liệu lớn của họ; các nhà cung cấp đã ứng dụng điện toán
đám mây sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường dịch vụ công nghệ thông
tin.

21


“FPT đã và đang hợp tác với những tập đoàn công nghệ dẫn dắt cuộc
cách mạng số và ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ toàn

cầu, đặc biệt là trong mảng công nghệ S.M.A.C và Internet Vạn vật (IoT)”, chia
sẻ của Chủ tịch Trương Gia Bình cho thấy những chuyển động về công nghệ
của FPT trong 2 năm trở lại đây là đúng hướng và bắt đầu hái quả ngọt, tạo động
lực tăng trưởng cho Công ty.
+ Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp.
FPT đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông minh (smart
services) toàn cầu. Dự kiến đến năm 2016, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ra
nước ngoài sẽ đóng góp khoảng 30% tổng lợi nhuận của FPT, từ mức 8% trong
nửa đầu năm nay. Để đạt được điều đó, FPT phát triển theo ba hướng chính:
+ Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh trên các lĩnh vực cốt lõi mà
FPT có thế mạnh là công nghệ thông tin và viễn thông.
+ Thứ hai, tập trung đẩy mạnh phát triển tại các thị trường bên ngoài
Việt Nam.
+ Thứ ba, đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo
ra những sản phẩm mang thương hiệu FPT được nhiều người tin dùng.
Hiện đang là thời điểm thích hợp nhất để Việt Nam có thể tạo ra sự thay
đổi lớn về vị thế công nghệ.
Trăn trở lúc này là làm thế nào để ngành phần mềm Việt Nam có được vị
thế cao hơn nữa tại thị trường Nhật Bản, trong bối cảnh các đối tác Nhật Bản
đang đi tìm lời giải hiệu quả cho những vấn đề họ đang gặp phải như Trung
Quốc + 1; thiếu nhân lực ICT; cắt giảm chi phí... Vấn đề của các doanh nghiệp
phần mềm bây giờ không phải là cạnh tranh lẫn nhau, mà phải cùng nhau "đan
lưới" để "đánh mẻ cá lớn" từ Nhật Bản.
+ Việc giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu
FPT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm."FPT sẽ nghiên

22


cứu nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt nhất bằng việc đưa ra những mẫu

sản phẩm công nghệ mang tính đột phá", Phó TGĐ Công ty TNHH Sản phẩm
công nghệ FPT (FTP) Lê Hoàng Hải nhận định.
“Năm nay xu hướng chuyển từ điện thoại cơ bản (feature phone) sang
smartphone sẽ tiếp tục mạnh mẽ. 3G sẽ đến được nhiều người dùng tại Việt Nam
hơn, đặc biệt là ở vùng sâu. Công nghệ điện toán di động sẽ phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là trong giáo dục, với sự phổ cập rộng rãi của máy tính bảng. Ứng
dụng và nội dung trên 3G sẽ ngày càng phong phú hơn”

(FPT IV thể hiện sự đi đầu của FTP trong việc tiếp cận công nghệ mới. )


Mặt tiêu cực
+ Vấp phải sự cạnh tranh quá lớn từ các Doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà đầu tư thường đánh giá tốt về các quyết định cắt giảm chi phí chồng
chéo, kém hiệu quả như tái cấu trúc bộ máy điều hành, cắt giảm số lượng phó
tổng giám đốc, tập trung việc quản trị thương hiệu và truyền thông… Tuy nhiên,
khi FPT chia sẻ 4 chiến lược của họ, nhà đầu tư chiến lược vẫn có một số băn
khoăn về định hướng tương lai của doanh nghiệp. Cụ thể là băn khoăn về chiến
lược hơi dàn trải và manh mún cho thị trường quốc tế (Quốc tế hóa). Cần nhớ
rằng, FPT đã từng thất bại trong chiến lược quốc tế hóa ở thị trường Mỹ bởi
nguyên nhân "cạnh tranh" như ông Đình Anh thừa nhận. Việc này khiến nhà đầu

23


tư có thể hoài nghi về năng lực thực thi với thị trường quốc tế của FPT, trong khi
nguồn lực còn hạn chế và công ty cũng chưa có giải pháp đột phá nhằm gia tăng
sức cạnh tranh quốc tế. Liệu chiến lược "Quốc tế hóa" có thành công?
Mỗi nhà đầu tư có chiến lược đầu tư khác nhau, do vậy phản ứng sẽ khác
nhau. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể lo ngại về bối cảnh thị trường và chiến lược

dài hơi của FPT. Nhà đầu tư chiến lược (đầu tư vào giá trị và tăng trưởng) có thể
yên tâm hơn về định hướng dài hạn, dù vẫn có thắc mắc như nói ở trên. Tóm lại
có rất nhiều loại nhà đầu tư với động cơ và chiến lược khác nhau nên phản ứng
của họ cũng khác nhau. Điều quan trọng là FPT nhắm đến nhà đầu tư nào, và họ
cần thực hiện khảo sát về nhận thức của nhà đầu tư (IR Research).
Nhà đầu tư chắc sẽ rất băn khoăn về việc đầu tư này có làm nguồn
lực/quản trị của FPT thêm phân tán? Công ty FPT cần đưa ra lời giải thích và
con số để chứng minh, nếu không sẽ khó thuyết phục nhà đầu tư về sự đóng góp
giá trị của các khoản đầu tư M&A này. Kinh doanh nội dung số hẳn sẽ không dễ
dàng với FPT khi thị trường đang thuộc về các đối thủ lớn.
+ Đặt ra các chiến lược sai hướng
FPT tuyên bố sẽ áp dụng chiến lược "Quốc tế hóa" một số mảng kinh
doanh để tạo đà tăng trưởng cho tập đoàn gồm: đầu tư viễn thông vào Đông
Dương hay mua lại công ty viễn thông ở Campuchia. Bước đầu tư này liệu có
dàn trải không?
Nhà đầu tư có thể băn khoăn về chiến lược này, bởi vì nó chưa cho thấy
điểm mới mang tính đột phá và lại hơi dàn trải. Đã có doanh nghiệp đi trước
thực hiện chiến lược tương tự, nhưng chưa thành công như mong đợi. Nếu FPT
không đưa ra những con số thuyết phục về khả năng thu hồi vốn và tiềm năng
tăng trưởng của các thị trường nước ngoài, có thể sẽ có nhiều hoài nghi về các
dự án đầu tư với màu sắc "lỗ trong giai đoạn đầu" theo chiến lược dàn trải hiện
tại. Đồng thời, có thể giả thiết "rủi ro" do không thể dự báo được triển vọng kinh

24


doanh tương lai.
Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không chỉ
dừng ở các công ty trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hóa
và toàn cầu hóa các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã

tạo ra sự cạnh tranh mạnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho
cả quốc gia và quốc tế.
2.4 Đánh giá thực trạng về chiến lược phát triển toàn cầu hóa của
Công ty FPT.


Ưu điểm
+ Nhà đầu tư tin vào chiến lược toàn cầu hóa của FPT. Những thành tựu
tốt của toàn cầu hóa, thương vụ M&A của FPT Software, kết quả kinh doanh ấn
tượng của FPT Retail và chiến dịch quang hóa của FPT Telecom… là những chủ
đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, thành công lớn nhất của
FPT là xây dựng được văn hoá doanh nghiệp. Nguồn nhân sự năng động và sáng
tạo là giá trị cốt lõi để FPT phát triển lâu dài.
+ Nhận định về hướng đi của FPT, diễn giả đánh giá cao tốc độ tăng
trưởng bình quân và doanh thu hằng năm của FPT. Việc chú trọng đầu tư, xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Nhật Bản là quyết sách đúng đắn của
FPT và thị trường này sẽ còn nhiều cơ hội cho Việt Nam trong những năm tiếp
theo. Ngoài ra, FPT đang và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh khi bước
vào cuộc chơi toàn cầu.
+ Là một trong số nhà cung cấp băng thông rộng mạnh nhất Việt Nam
với mạng lưới rộng và hạ tầng kỹ thuật tốt. Chất lượng các dịch vụ của FPT
thuộc vào loại tốt nhất hiện nay.
+ FPT đã xây dựng được mạng lưới, hệ thống phân phối rộng khắp cả
nước.
+ Thành công lớn nhất của FPT là xây dựng được văn hoá doanh nghiệp.

25



×