Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN TAP LAM VAN 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 39 trang )

Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Đề tài:
MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM VĂN
TẢ CẢNH LỚP 5
A/ĐẶT VẤN ĐỀ
I./ Lí di chọn đề tài:
Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”; và sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội và
chúng ta - đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần
xây dựng thành công sự nghiệp“trồng người” cao cả này.
Trong năm học này vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc vận động : “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và lồng ghép các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”… Để làm được điều đó mỗi thầy cô giáo
phải nỗ lực trong công tác giảng dạy mới mong gặt hái được những thành tích mà mình
mong muốn chính là kết quả học tập của học sinh .Vì vậy giáo dục có vai trò quan trọng
trong quá trình triển đất nước. Xong học sinh không phải lúc nào siêng năng, chăm chỉ
chịu khó học hỏi, tìm tòi cái mới cái hay để vươn lên.
Căn cứ vào kế hoạch đầu năm. Để làm tốt mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình
.Công tác giảng dạy vẫn là làm thế nào? đưa chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của
xã hội thì phải có biện pháp nào, làm thế nào đạt đươc. Bên cạnh đó cuộc sống của con
người mới sinh ra thì cần nhu cầu giao tiếp, nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn
nhiều hơn. Phân môn tập làm văn không thể thiếu được trong nhu cầu ấy.
Trong chương trình Tiểu học, dạy Tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng
sử dụng tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp, cung cấp cho HS
những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn
hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt mỗi phân môn có một vai trò
và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau. Phân môn
Tập Làm Văn có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Dùng từ,
đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Rèn kĩ năng viết văn giàu
hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung


quanh các em. Đây là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện

1


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

đậm dấu ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của
việc học môn Tiếng Việt. Đối với HS Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch
lạc đã khó. Để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy
chính là cái đích của phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần diễn đạt tới. Từ đó
các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm
mỹ, hình thành nhân cách. Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 5 thường rất
khó khăn. Do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng
tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt…
Dẫn đến khi viết văn học sinh còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết
cách diễn đạt điều muốn tả. Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh
khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm
bài Tập làm văn nhất là văn tả cảnh.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi ít khi phát hiện được học sinh giỏi
phân môn Tập làm văn. Tại sao học sinh giỏi Tập làm văn ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay
như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một
tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt? Chúng ta đã tự hào
tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc.
Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh giỏi phân
môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh
đã biến các bài văn tả cảnh thành văn kể, liệt kê một cách khô khăn, nghèo nàn về từ,
diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là
văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một
số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5”.

II./ Mục đích nghiên cứu :
Để khắc phục học sinh viết tốt một bài văn tả cảnh, chúng ta phải cố gắng sử
dụng nhiều hình thức, biện pháp để học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ
năng làm văn và năng cao hiệu quả học tập.
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
+ Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,
về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ

2


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

nghĩa: có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành
mạnh, ham thích làm việc....
III./ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 1
Phước Hòa .
IV./ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Đối tượng để tôi khảo sát, thực nghiệm đề tài này là học sinh lớp 5B, Trường
Tiểu học số 1 Phước Hòa
V./ Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Phương pháp quan sát, điều tra.
+ Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn làm văn tả cảnh.
+ Phương pháp đàm thoại.

+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp phân tích các bài văn mẫu của học sinh.
+ Phương pháp trình bày bằng miệng.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài.
+ Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp.
+ Phương pháp chọn lọc chi tiết.
VI./Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1) Phạm vi nghiên cứu :
-Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên
tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài tả cảnh cho học
sinh lớp Năm..
2) Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 5B Trường Tiểu học số 1
Phước Hòa trong các năm học:2015– 2016 và 2016 – 2017 .

3


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I./Cơ sở lí luận của đề tài :
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một
bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ
điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ
với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn văn tả cảnh , nhất thiết
người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong
các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập Luyện từ - câu thường xuất hiện các

đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, cóp nhặt
của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn
của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích
cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn
tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp
trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra. Dựa
trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
và các loại sách tham khảo, sách tiếng Việt 5, sách GV tiếng Việt 5, các tập san Thế giới
trong ta ,tạp chí giáo dục,dự giờ đồng nghiệp qua các tiết dạy, góp ý của ban giám hiệu
và thầy cô, đúc kết kinh nghiệm bản thân qua thời gian giảng dạy và tình hình thực tế
của học sinh lớp5B.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả
cao đối với văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
II./Thực trạng
Là một giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 5 tôi nhận
thấy thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng lời

4


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét,

cụ thể cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không
những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện
được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu
tả. Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người
hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào
để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh, có cảm xúc. Một số tài liệu như
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số
sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn và thực tế mẫu nhưng không
phải là chuẩn mực, có chăng chỉ là đôi chỗ có câu, ý hay,… mà lại không có một sự
hướng dẫn cụ thể nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Với mong muốn
tất cả học sinh viết được văn tả cảnh, đáp ứng được nguyên tắc của Bộ giáo dục đề ra.
Dạy kiểu bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là phải biết cách giúp học sinh cách
trình bày và thể hiện tư tưởng, tình cảm mong muốn của mình đối với người khác để
tác động đến họ để thay đổi nhận thức, tình cảm và hành động theo người viết mong
muốn. Mỗi học sinh lớp 5 lại có những đặc điểm nhận thức riêng, có năng lực ngôn ngữ
riêng, có trình độ tiếng mẹ đẻ riêng. Cùng một nội dung dạy học nhưng học sinh ở trình
độ khác nhau đòi hỏi cách tổ chức hướng dẫn khác nhau. Cùng một đề tài nhưng học
sinh giỏi có thể thực hiện dễ dàng còn hoc sinh nhận thức chậm thì sẽ thụ động. Ngược
lại nếu giáo viên không quan tâm thì học sinh không có điều kiện phát triển khả năng
của mình vì:
+Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặt câu
cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,…dẫn đến tiết học chưa
đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời gian trong
buổi học.
+ Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác.
+ Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi
quan sát.
+ Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc,
chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về
một con người cụ thể nào đó.

III./Mô tả, phân tích các giải pháp:
1/ Mục tiêu :
Giúp học sinh lớp 5:

5


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

-Rèn kỹ năng tìm hiểu cấu tạo và một số bài văn mẫu về tả cảnh trong sách giáo
khoa.
- Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch
lạc.
- Rèn kỹ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các
em.
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên.
Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vận dụng
phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc kết rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm
văn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
2 ./Mô tả giải pháp của đề tài:
Rèn cho học sinh tiểu học viết được một bài văn chân thực, giàu cảm xúc, … là
một việc làm khó khăn và lâu dài. Nhưng đây là phân môn quan trọng nó góp phần
quyết định. Nó không những giúp em học tốt mà góp phần hình thành nhân cách của
các em và giao tiếp hằng ngày trong cuộc sống. Nếu chỉ dùng biện pháp, phương pháp
hình thức dạy học thông thường thì sẽ không phát huy được bốn kỹ năng nghe, quan
sát, nói, viết. Tôi tin rằng mỗi thầy cô giáo có cách làm khác nhau, sẽ có kinh nghiệm

dạy phân môn Tập làm văn hiệu quả. Theo tôi muốn học sinh có kỹ năng làm văn thì
giáo viên cần phải:
- Tìm hiểu đặc điểm trình độ từng đối tượng học sinh. Nắm vững trình độ, hoàn
cảnh tâm tư nguyện vọng của các em, luôn quan tâm đến sự tiến bộ của các em về mặt
học tập cũng như các mặt khác.
- Phân loại đối tượng học sinh có hướng khắc phục cụ thể.
- Động viên khuyết khích kịp thời các em có tiến bộ với nhiều hình thức, không
nên phân biệt chê bai các em tiếp thu kiến thức chậm. Tạo hứng thú cho học sinh
trong mỗi giờ học bằng hình thức thi đua.
- Nghiên cứu chương trình cũng như đối tượng học sinh vì thế phải lường trước
những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải, từ đó tìm ra con đường khắc phục một
cách tốt nhất. Giáo viên có nhiều cách tạo ra các những tình huống khác nhau yêu cầu
học sinh giải quyết, đồng thời đưa ra những gần gũi với thực tế đời sống hằng ngày

6


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

để các em biết và học tập.
- Nghiên cứu chương trình thay sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí giáo dục ,
…và học hỏi đồng nghiệp, dự đoán các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết tình
huống đó.
- Lựa chọn phương pháp và tiếp cận với từng đối tượng học sinh có ví dụ cụ thể.
- Phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai lầm mà các em mắc phải.
- Chú ý rèn luyện kĩ năng làm văn cùng với hệ thống, khái quát kiến thức, kĩ năng,
kỹ sảo thật sự logic .
- Đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức dạy học dựa trên cơ sở trình độ nhận thức
của học sinh. Tính toán đến sự cá biệt của cá nhân trong lớp.
- Thầy cô giáo phải xuất phát từ tấm lòng thương yêu học sinh, phải có tinh thần,

trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ.
- Xuất phát từ thực trạng, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo viên đang
đứng trên giảng, tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp sau đây huy vọng sẽ nâng cao
được chất lượng phân môn tập làm văn lớp tôi.
2.1/ Giáo viên nắm nội dung chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn
miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình,
đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học
sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy,
xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung
cấp tiếp theo.
2.2/Tìm hiểu cấu tạo và các bài văn tả cảnh sách giáo khoa:.
- Muốn dạy học sinh làm văn tả cảnh đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là
văn tả cảnh, đặc điểm thể loại văn tả cảnh, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để
giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả
và tìm hiểu các bài văn mẫu trong SGK.
2.3/ Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu
là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến
3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
2.4/Học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
-Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và

7


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững
các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi

bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
2.5/ Kĩ năng quan sát cho học sinh:
Quan sát là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện
các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào
sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh
quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý.
2.6/ Giúp học sinh làm giàu vốn từ :
Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc,
từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ & câu cùng chủ điểm.
Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật
hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng
vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm
văn...
2.7/ Lập dàn ý và hoàn thiện bài văn :
Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về
hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng... đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức,
hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng
dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết
bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc
đề và miêu tả không trọng tâm.
Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan trọng,
cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học sinh cần
chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh thành công
trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng khi đã làm bài xong học sinh cần kiểm tra
lại bài viết của mình trước khi nộp bài.
2.8/Giáo viên chấm bài và trả bài viết:
Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4

tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo
thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả.

8


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

3./ Phân tích các giải pháp:
Để các em nâng dần chất lượng học tập và hứng thú khi học phân môn Tập làm văn
đặc biệt là văn tả cảnh. Để rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, rèn kĩ năng dùng từ,
đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, rèn kĩ năng viết văn giàu
hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung
quanh các em. Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên.
-Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ
của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra bảy giải pháp sau đây,
hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi.
-Nghiên cứu chương trình tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn
trong chương trình lớp gồm các kiến thức sau:
- Văn miêu tả: + Tả cảnh: 18 tiết
- Trong đó thể loại văn miêu tả khá trọng tâm và quan trọng trong chương trình
Tập làm văn lớp 5. Bởi văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người. . .
bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Vì vậy việc làm trước tiên của tôi là tiến
hành điều tra thực trạng học sinh trong lớp qua kết quả chất lượng đầu năm, đánh giá kĩ
năng làm văn như sau:
- Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặt câu
cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,…dẫn đến tiết học chưa
đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời gian trong
buổi học. Chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác
biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác.

- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế.
- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi
quan sát.
-Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc,
chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về
một con người cụ thể nào đó.Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả.
-Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…còn
hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa
học.
- Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác.
- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các
em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.
- Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học.

9


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Nên trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một số kỹ năng giúp học sinh học có hiệu quả
về dạng văn tả cảnh.
3.1/ Giáo viên nắm nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm
văn:
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn
miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình,
đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học
sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy,
xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung
cấp tiếp theo
- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy và

học văn tả cảnh lớp 5.
- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tính tích
cực học tập môn Tập làm văn của học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật ).
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng học
sinh yếu; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng trong giờ học.
- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh.
- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng nghiệp
để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy.
- Đối với học sinh lớp 5 ở địa bàn tôi trực tiếp giảng dạy, tuy sống ở vùng nông
thôn nhưng vốn ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế - đặc biệt là các em chưa biết
cách dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả mà đa số các em “nghĩ sao thì
viết vậy” Có dùng thì nhiều hình ảnh cũng chưa phù hợp. Vì vậy, trong mỗi giờ Tập
làm văn giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu.
Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, tôi thường hướng
dẫn học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu sau:
3.2/Tìm hiểu cấu tạo và các bài văn tả cảnh:
a/ Cấu tạo của bài văn tả cảnh:
- Muốn dạy học sinh làm văn tả cảnh đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là
văn tả cảnh, đặc điểm thể loại văn tả cảnh, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để
giúp hs làm được bài văn tả cảnh sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả và tìm
hiểu các bài văn mẫu trong SGK lớp 5 rồi thực hiện các bước sau:
+ Rèn kĩ năng cho học sinh cảm thụ cái hay của một đoạn văn hay một bài văn
mẫu thông qua việc đọc bài văn thật hay( GV hoặc HS đọc tốt trong lớp).

10


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5


+ Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Ví dụ : Khi tìm hiểu bài: “Cấu tạo của bài văn tả cảnh.”
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: “Nắng trưa”
- Phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bài.
+ Bài văn có mấy đoạn? ( 6 đoạn gồm một đoạn mở bài, bốn đoạn thân bài và
một đoạn kết bài)
+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung chính của từng đoạn.
+ Phần mở bài và kết bài tác giả viết theo cách nào? Vì sao?
+ Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn tác giả tả về cảnh vật nào? Tác giả quan
sát sự vật đó vào thời gian nào, bằng giác quan nào? Khi tả sự vật đó tác giả đã sử dụng
các từ ngữ nào?
- Sau khi học sinh đã phân tích câu hỏi giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm
hiểu cấu tạo bài văn như sau:
+ Mở bài: (Nắng cứ như...xuống mặt đất): Nhận xét chung về nắng trưa.
+ Thân bài:(Buổi trưa ngồi trong nhà...thửa ruộng chưa xong) Cảnh trong nắng
trưa.
- Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì. (4
đoạn)
Đoạn 1: (Buổi trưa ngồi trong nhà...bốc lên mãi) Hơi đất trong nắng tưa dữ dội
Đoạn2: (Tiếng gì xa vắng thế...mi mắt khép lại) Tiếng võng đưa và và câu hát ru
em trong nắng trưa.
Đoạn 3: (Con gà nào... cũng im lặng) Cây cối và con vật trong nắng trưa.
Đoạn 4: ( Ấy thế mà ..Chưa xong) Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài: (Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!): Cảm nghĩ về người mẹ.
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại hai bài “Hoàng hôn trên sông Hương” và bài
“ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai bài:
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai bài đều là văn tả cảnh.
+ Có cấu tạo gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Đều quan sát sự vật tinh tế, cách miêu tả giàu hình ảnh, có những cảm xúc sâu

lắng...
- Những điểm khác nhau:

11


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

+ Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” chủ yếu miêu tả theo trình tự không
gian: tả từng bộ phận của cảnh như màu trời, màu nắng, màu lúa, màu các loại cây
trong vườn...
+ Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” chủ yếu là miêu tả cảnh vật theo trình tự
thời gian.
- Từ việc phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài văn tả cảnh
đã nêu, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh nói
chung như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự biến đối của cảnh theo thời gian hoặc
kết hợp cả không gian và thời gian.
+ Kết bài: Nêu lên nhận xét, cảm nghĩ của người viết hoặc kết thúc một cách tự
nhiên
b/Các bài văn tả cảnh sách giáo khoa:
Sau khi học sinh hiểu được cấu tạo của bài văn giáo viên hướng dẫn các em cách
chọn các sự vật và miêu tả sự vật.
Ví dụ : Bài “Luyện tập tả cảnh” Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.
- Với bài này tôi tiến hành như sau:
+ Cho học sinh đọc bài văn “Mưa rào”.
+ Tiếp đó hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đã nêu trong bài tập:
- Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến ?
+ Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:

Mây: nặng, đặc xịt,lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một
nền đen xám xịt.
Gió : thổi giật, bỗng đổi mát lạnh, nhóm hơi nước, khi mưa xuống, gió càng thêm
mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
-Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn
mưa?
+Tiếng mưa: lẹt đẹt,lách tách, ù xuống rào rào, sầm sập,đồm đột, đậpbùng bùng
vào lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ.
+Hạt mưa: giọt mưa lăn xuống tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, giọt ngã,
giọt bay,bụi nước tỏa trắng xóa.
- Những từ ngữ tả cây cối bầu trời ,con vật trong và sau cơn mưa ?

12


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

+Trong cơn mưa: Lá đào ,lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.Con gà sống ướt lướt
thướt tìm chỗ trú. Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm
+ Sau trận mưa :Trời rạng dần. Chim chào mào hót râm ran. Phía đông một
mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra,chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
- Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Cảm giác của da ( xúc giác): Gió bỗng đổi mát lạnh
+ Mắt (thị giác): Những giọt mưa lăn xuống mái phên nứa. Mưa xuống sầm sập,
giọt ngã, giọt bay,bụi nước tỏa trắng xóa,....
+ Mũi( khứu giác): Một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của trận
mưa đầu mùa.
+Tai(thính giác): Tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót của chào mào.
- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
+ Lá đào ,lá na, lá sói vẫy tai run rẩy

- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy
nghệ thuật quan sát với sự chọn lọc chi tiết và từ ngữ tả cảnh của tác giả bài văn.
Sau khi học sinh chọn được các sự vật cần tả trong bài giáo viên hướng dẫn các
em cách miêu tả các sự vật ấy như thế nào cho phù hợp.
* Ví dụ: Bài “Luyện tập tả cảnh”- sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 21.
- Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích 2 văn bản “Rừng trưa” và “Chiều
tối” để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn.
- Cách tiến hành bài này là:
+ Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn.
+ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát.
+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn.
Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.
Chẳng hạn: Bài“Rừng trưa” Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng
khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ; Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu
của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ
sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác
mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặc biệt khen ngợi những em tìm
được những hình ảnh đẹp.
- Sau cùng giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở từng bài văn và hướng cho học
sinh nên đưa các hình ảnh đẹp kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ vào bài văn miêu tả.

13


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

- Tương tự các bài văn mẫu trong sách giáo khoa giáo viên cũng hướng dẫn như
trên. Từ đó các em sẽ nắm được cách quan sát và cách dùng từ đặt câu để viết thành
đoạn văn, bài văn.

-Sau khi học sinh đã biết tìm sự vật và miêu tả sự vật giáo viên tiếp tục hướng dẫn
học sinh cách tìm hiểu câu mở đoạn và tác dụng của câu mở đoạn trong bài văn
tả cảnh.
Ví dụ Dạy bài Luyện tập tả cảnh Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 70.
Qua bài học trên giúp học sinh hiểu được mối quan hệ về nội dung giữa các câu
trong một đoạn văn và biết cách viết câu mở đoạn cho một đoạn văn.
+ Đọc bài văn “ Vịnh Hạ Long” và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu bố cục và bài
văn tả cảnh sông nước.
- Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
+ Mở bài: (Vịnh Hạ Long...Việt Nam) : Vị trí của Hạ Long trong hệ thống thắng
cảnh của Việt Nam.
+ Thân bài (Cái đẹp...ngân lên vang vọng.) Miêu tả vẻ đẹp kì vĩ, duyên dáng,
riêng biệt và hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
+ Kết bài: (Núi non... mãi mãi giữ gìn): Hạ Long là một bộ phận của non sông
Việt Nam được nhân dân ta từ đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.
- Giáo viên cần cho học sinh tìm câu mở đoạn, tìm từ ngữ chính của câu mở
đoạn và phân tích ý triển khai của tác giả cho từng đoạn đó.
Ví dụ: Đoạn 1 đâu là câu mở đoạn? Câu mở đoạn đó có tác dụng gì?
+ Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
- Nêu tác dụng của câu mở đoạn.
+ Đối với từng đoạn, câu văn in đậm là câu mở đoạn, thâu tóm ý chính của từng
đoạn văn đó
+ Đối với cả bài, các câu văn in đậm có tác dụng chuyển đoạn, kết nối đoạn với
nhau tạo thành một hệ thống thâu tóm ý chính của từng bài.
3.3/ Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu
là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa
đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng
tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:


14


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công
viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu
được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh
một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên….).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả
một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp
học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Việc xác định đúng trọng
tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác,
tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
3.4/Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể
loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các
đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài
văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình. Cần xác định các yêu
cầu sau:
a/ Xác định không gian, thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn trình
tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có
một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất của nó.

Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời
phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
b/ Xác định trình tự miêu tả:
Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên
xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ thuộc đặc điểm
của cảnh.
c/ Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó
lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh
sinh động hơn, đẹp hơn.

15


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

d/ Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó
cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ
đem đến cho cảnh những tình cảm
e/ Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh hoặc
nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang đứng trước
cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ : Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Rừng trưa” của Đoàn
Giỏi(Sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 21): “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời,
chẳng khác gì cây nến khổng lồ ,đầu lá rủ phất phơ.”đã sử dụng nghệ thuật so sánh ,
nhân hóa làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế khi viết.
+Bài “Chiều tối” theo Phạm Đức ( Sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 22)
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn”

với “ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã
dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và làm cho câu văn
sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng
trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
3.5/ Kỹ năng quan sát văn tả cảnh:
Quan sát là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện
các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào
sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh
quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a/ Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài
vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 5 trình tự này được vận dụng khi
miêu tả cảnh vật,...
Ví dụ 1:Tả từ ngoài vào trong: “ Nhìn từ xa ngôi trường nhỏ bé nằm dưới tán
cây cổ thụ.Tường được phủ một lớp sơn vàng . Thẳng trước cổng là sân trường không
rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em mỗi giờ học .Giữa sân trường cây
bàng tỏa bóng mát.….”

16


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

b/ Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu
tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật .
Ví dụ 2:“Buổi sáng sớm biển mơ màng hơi sương. Khi ông mặt trời đội biển nhôlên,

khungcảnh thật huy hoàng,những con sóng nhẹ rì rào vỗ vào bờ, mặt nướclấp lánh .”
c/ Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc
mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu
tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc
trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học
sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan
sát,cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Ví dụ 3: Phân tích bài “Buổi sớm trên cánh đồng” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 14)
ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Cảm giác của da ( xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm
nước làm mát lạnh bàn chân.
+ Mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, mưa loáng thoáng
rơi, người gánh rau và hoa, bầy sáo liệng, mặt trời mọc...
+ Văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và vị trí quan sát tốt, góc
quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm, mùa xuân hay
mùa hạ, … sẽ giúp ta nắm được cái đẹp của đối tượng, cảm nhận đối tượng một cách rõ
ràng, cụ thể và tinh tế hơn. Quan sát đối tượng không chỉ bằng thị giác như các em vẫn
nghĩ, mà phải biết huy động mọi giác quan: thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc
giác (sờ, nắm), vị giác (nếm). Những đoạn văn hay và hấp dẫn là những thành công của
tác giả trong việc dùng nhiều giác quan để quan sát. Sự vật trong tự nhiên, mỗi sự vật
có một đặc điểm riêng, chỉ khi nào ta nắm được đặc điểm riêng đó của sự vật thì khi
viết ra mới có hình ảnh như thật. Thế nhưng, chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài thôi
chưa đủ, cần nêu được cái đặc sắc ẩn chứa bên trong sự vật đó để nói lên những suy tư,
những tình cảm không chỉ của người viết gửi gắm vào đó mà còn là của sự vật đó.
Muốn làm được điều này, dứt khoát phải có sự quan sát tinh tế và phải có được những
phát hiện rất riêng về đối tượng và rung cảm với nó.
+ Bên cạnh đó, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm từ
ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.


17


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

+ Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là
thích hợp hơn cả.
+ Khi viết bài, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có
bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi là
yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài, học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi
về vấn đề chính trong đề bài.
+ Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (tả cảnh con
sông, tả cảnh ở công viên, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh minh họa
cho học sinh quan sát.

18


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Phong cảnh cánh đồng lúa

19


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Phong cảnh sông nước


20


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Phong cảnh hồ Gươm

Phong cảnh hồ nước
21


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Phong cảnh thác nước
- Khi quan sát cần hướng dẫn học sinh lưu ý những điểm sau:
+ Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất
định
+ Sau khi xác định được đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời
gian cụ thể, các em cần xác định được vị trí để quan sát.
+ Khi xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh
đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
+ Khi quan sát ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, da
cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.
+ Khi quan sát ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Quan sát từ
trên xuống hay từ dưới lên, Quan sát từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong...
+ Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời phải
xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả.
+ Khi quan sát, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến đường nét, màu sắc của
cảnh vật và ảnh hưởng của vật thể này đối với vật thể khác.


22


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

+ Mỗi vật lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái.. của từng
vùng nên khi tả ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.
+ Quan sát luôn đi liền ghi chép. Ghi chép làm giàu thêm cho trí nhớ, ghi chép
giúp học sinh lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc.Vậy thì phải ghi chép thế
nào? Cần phải xây dựng cho học sinh thói quen ghi chép khi quan sát. Phải ghi được
những đặc điểm cơ bản: hình dáng, màu sắc, hoạt động,… của đối tượng, hãy cố tìm và
viết được những điều mà người khác không nhìn thấy để bài viết của mình có cái mới,
cái riêng, cái độc đáo
+ Quan sát và biết ghi chép lại những gì đã quan sát một cách có chọn lựa, đó là
một yếu tố rất quan trọng trong văn tả cảnh.
Ví dụ : Tả Hồ nước:
- Để học sinh quen dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát, tôi
thường nêu những câu hỏi gợi mở như sau:
+ Hồ em tả là ở vùng nào? Hồ có tên gì?
+ Em quan sát hồ đó trong hoàn cảnh nào? Vào thời gian nào?
+ Hồ đó có rộng không? Chạy từ đâu tới đâu?
+ Mặt hồ ra sao?
+ Nước trong hồ có màu gì?
+ Phong cảnh xung quanh hồ ra sao?
+ Có người làm việc không ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát không ? Có
những con vật nào ? Chúng đang làm gì ?
+ Cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống đó như thế nào?
3.6/ Giúp học sinh làm giàu vốn từ:
Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc,
từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ & câu cùng chủ điểm.

Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật
hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng
vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm
văn...
a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn tiếng Việt:
Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển, hiểu được nội dung
của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...). Mỗi tiết dạy Tập
đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học
sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.

23


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

Môn Luyện từ &câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi
dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ
thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ
thành nhóm miêu tả như , nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt
động,...
Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn
từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với cơn mưa (mưa như tấm lụa
mỏng tanh)
Ví dụ 2: Tìm từ láy gợi tả âm thanh của tiếng mưa (lao xao, lẹt đẹt, lộp độp, ào
ào...)
b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả:
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng
vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt,
trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...).

3.7/ Lập dàn ý và hoàn thiện bài văn:
-Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về
hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng... đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
-Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức,
hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng
dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết
bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc
đề và miêu tả không trọng tâm.
-Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan
trọng, cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học
sinh cần chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh
thành công trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng, khi đã làm bài xong học sinh
cần kiểm tra lại bài viết của mình trước khi nộp bài.
a/ Hướng dẫn xây dựng dàn ý:
Ví dụ : Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài
văn miêu tả ngôi trường ( sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43 ).
- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý:

24


Đề tài: Một số kỹ năng làm văn tả cảnh lớp 5

+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong … hoặc
ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài…
+ Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định ( sáng - trưa - chiều; mùa
đông - mùa hè…); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian ( Từ
sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…).
+ Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên

chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh
sinh hoạt.
+ Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh
cách lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Tả ngôi trường.
- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường ( cổng như thế nào ? Bảng tên trường ra sao ? ).
Sân trường ( sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào? ).
Lớp học ( các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?...).
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính.
Từ những gợi ý trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập thành dàn bài chi tiết
như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
- Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
- Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó
chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước
trong xanh của nó.
- Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×