Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

05. BC giai trinh tiep thu y kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.35 KB, 22 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý
Về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Phòng chống thiên tai; Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Đê điều
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ năm 2016, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đã triển khai
xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi; đê điều.
Trong quá trình soạn thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực
hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008,
Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, khảo sát
địa phương để lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Nghị định.
Ngày 25 tháng 7 năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có
công văn số 6267/BNN-TCTL gửi các Bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên
cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến
góp ý cho dự thảo Nghị định. "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Phòng
chống thiên tai; Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Đê điều".


Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 89 văn bản
góp ý kiến (các bộ, ngành: 17 văn bản; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT: 17 văn bản; Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT: 55 văn bản).
Ban soạn thảo xin báo cáo việc tiếp thu, chỉnh lý những điều trong dự thảo
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Phòng chống thiên tai; Khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Đê điều có nội dung góp ý của các cơ quan,
như sau:
1. Tên gọi của Nghị định:
Bộ Quốc Phòng: Thay thế từ “về” thành cụm từ “trong lĩnh vực”.
Ban soạn thảo tiếp thu và chỉnh lý tên gọi của Nghị định là “Nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều” thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành
chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các căn cứ:
Bộ Nội vụ: Đề nghị đánh số thứ tự dự thảo Nghị định theo quy định tại
Điều 39 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
1


Bộ Y Tế: Bổ sung thêm số, ký hiệu của các căn cứ ban hành để bảo đảm
cho việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Ban soạn thảo giải trình như sau: ở phần căn cứ ban hành của các Nghị định
vừa được Chính phủ ban hành đều ghi tên và ngày tháng ban hành của văn bản
luật, pháp lệnh, mà không ghi số, ký hiệu (Nghị định 34/2016/NĐ-CP,
31/2016/NĐ-CP, v.v...). Vì vậy, đề nghị giữ nguyên những nội dung này như Dự
thảo.
3. Chương I: Quy định chung
Điều 2:
Bộ Công an; Bộ Xây dựng; Bộ Quốc Phòng: Sửa đổi tên thành “Đối tượng

áp dụng”; Bổ sung quy định “Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức,
cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính”.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2,
Điều 5 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP thì đối tượng phải nộp quỹ Phòng chống
thiên tai bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực
lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, các đối tượng này không chịu sự điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm
hành chính, do đó phải loại trừ tại dự thảo Nghị định.
Ban soạn thảo thấy rằng chỉ có những cán bộ, công chức, viên chức thực
hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó
thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên những nội dung này
như Dự thảo.
Điều 3:
Bộ Công an:
- Đề nghị chỉnh sửa điểm a Khoản 2 Điều 3 như sau: “Tước quyền sử dụng
có thời hạn: Giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi; giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều;”.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Bộ Xây dựng: Điểm b, Khoản 2 bỏ cụm từ “được sử dụng để” để phù hợp
với quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo. Thanh tra Chính phủ:
- Điểm a Khoản 3 các vật liệu sử dụng khắc phục hậu quả “đất, đá, cát, sỏi”
có thể chưa đầy đủ, nên quy định trong Thông tư hướng dẫn Nghị định.
Ban soạn giải trình như sau:
Vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão được để tại hiện trường chủ yếu
gồm đất, đá, cát, sỏi, vì vậy đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
- Mức phạt tiền chưa quy định nguyên tắc, điều kiện cụ thể khi áp dụng
mức phạt tối đa hoặc tối thiểu, nên khó áp dụng hoặc sẽ tùy tiện áp dụng trong

thực tế. Vì trong dự thảo Nghị định (hầu hết các điều mức phạt tối đa gấp 2 lần
mức phạt tối thiểu, chênh lệch lớn).
2


Ban soạn thảo giải trình như sau: Nguyên tắc xác định mức phạt tiền được
quy định tại Khoản 4, Điều 23, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, đề nghị
giữ nguyên như nội dung này Dự thảo.
Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính:
Đề nghị cụ thể hóa các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c,
Khoản 3, Điều 3 hoặc sửa lại Khoản này theo hướng các biện pháp khắc phục hậu
quả được quy định tại các điều ...hoặc các chương ... của Nghị định này.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Mỗi hành vi vi phạm hành chính được
quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau, do đó nội dung này được
quy định cụ thể tại Chương II, Chương III và Chương IV của Dự thảo; vì vậy đề
nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 4:
Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, UBND các
tỉnh: Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú thọ, Lào Cai, Tây Ninh; Sở Nông nghiệp PTNT
các tỉnh: Ninh Bình, Nghệ An, Hà Nam, Cà Mau, Thái Nguyên, Quảng Nam, Trà
Vinh, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Dương:
Đề nghị bổ sung Khoản 2, quy định cụ thể tại Điều …
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa thành “2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân,
trừ các hành vi quy định tại Điều 10…”
4. Chương II:
Bộ Tư pháp:
Một số nội dung đã được quy định nhưng chưa được quy định chế tài xử
phạt, như:
- Hành vi “thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện

pháp xử lý, khắc phục” (căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai).
Ban soạn thảo tiếp thu và quy định tại Khoản 4, Điều 5 của Dự thảo.
- Hành vi “lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh” nhưng
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (căn cứ khoản 7 Điều 12 Luật Phòng,
chống thiên tai)… Vì vậy cần rà soát kỹ, bổ sung các hành vi vi phạm cho phù hợp
với quy định của văn bản pháp luật nội dung, tránh bỏ lọt hành vi vi phạm.
Ban soạn thảo xin giải trình, tại Mục 6, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã quy
định mức xử phạt đối với hành vi đầu cơ, găm hàng, vì vậy đề nghị không điều
chỉnh trong Nghị định này.
- Một số hành vi còn quá chung chung, chưa được mô tả cụ thể theo quy
định tại điểm c, khoản 1 Điều 2 của Nghị định 81/NĐ-CP. Đề nghị mô tả rõ “theo
quy định; không đúng nơi quy định; vượt quá khả năng; sai nội dung quy định” là
quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào. Đề nghị quy định cụ thể hoặc viện
dẫn các quy định của pháp luật nội dung gắn liền với các hành vi nêu trên.
3


Ban soạn thảo tiếp thu và chỉnh sửa tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 3 Điều
17… Dự thảo.
Bộ Y tế:
Rà soát lại các hành vi vi phạm đã được quy định trong Bộ Luật hình sự
liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, để không trùng lặp.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi làm hư hại công trình phục vụ
phòng, chống thiên tai, quy định trong Dự thảo được áp dụng đối với các trường
hợp vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, do đó, đề nghị giữ nguyên
như Dự thảo.

Điều 5:
UBND tỉnh Lạng Sơn:
Đề nghị sửa đổi bổ sung tên điều: Vi phạm phá hoại làm hư hại, cản trở sự
vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Phá hoại là hành vi cố ý gây hư hỏng
công trình Phòng, chống thiên tai và được quy định trách nhiệm trong Bộ Luật
hình sự. Nghị định chỉ điều chỉnh hành vi làm hư hại công trình phòng, chống
thiên tai, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai. Do đó, đề
nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Công thương:
- Khoản 1, Điều 5: Đề nghị xem xét lại nội dung chưa cụ thể, như: “Cản
trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.”
Ban soạn thảo giải trình: Cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống
thiên tai được quy định tại Khoản 2, Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai “Cản
trở” được hiểu khi cơ quan hoặc người được giao nhiệm vụ tham gia vận hành
công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý thì bị tổ chức, cá nhân
gây khó khăn hoặc không cho vận hành (Ví dụ như vận hành đóng mở cống phục
vụ phòng chống thiên tai, thiết bị xả của các đập,…). Vì vậy, đề nghị giữ nguyên
như dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau:
Khoản 2: Đề nghị sắp xếp cụm từ “không đúng nơi quy định” đưa lên
trước cụm từ “tàu thuyền …”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa như sau: “2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng
đến 8.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu không đúng nơi quy định của tàu
thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai.”
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương:
- Tại Khoản 4, Điều 12, Luật Phòng chống thiên tai có quy định: “Cấm
thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc
phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật
cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông,

bờ biển”. Đề nghị sửa lại Khoản 4 cho phù hợp.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa lại Khoản 4.
4


Điều 6:
Bộ Công thương:
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6: Xem xét lại các quy định hoặc chỉ rõ những
nội dung chưa cụ thể, ví dụ như: “Người có thẩm quyền tại..”.
Ban soạn thảo giải trình, Người có thẩm quyền là những người được pháp
luật giao thực hiện việc chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và được quy định
cụ thể tại Mục 2, Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ.
Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính:
- Đề nghị làm rõ các hành vi vi phạm tránh trùng lặp lĩnh vực khí tượng
thủy văn.
Ban soạn thảo tiếp thu và đã rà soát các hành vi vi phạm để không trùng lặp
với lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Đề nghị tách riêng và quy định cụ thể điều kiện và hình thức phạt “cảnh
cáo” với “phạt tiền” quy định tại Khoản 1.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như sau: giữ nguyên hình thức phạt “cảnh
cáo” và giảm mức phạt tiền là “từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng”.
Bộ Công an:
- Đề nghị xem xét lại mức phạt tại Khoản 1 là “cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng”. Việc quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và
phạt tiền như vậy dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, tiêu cực trong khi xử phạt. Vì
vậy, đề nghị chỉnh lý văn bản theo hướng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền ở mức thấp. Trường hợp cần phạt tiền ở mức cao hơn nên tách khỏi hình thức
xử phạt cảnh cáo.
Ban soạn thảo tiếp thu và điều chỉnh mức phạt là “cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000 đồng đến 400.000 đồng”.

- UBND tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT
Thái Bình:
Đề nghị bổ sung các cụm từ “…hành vi chống đối, .. không chấp hành, cố
ý trì hoãn; không tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát …” vào Khoản 1.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Khoản 1 quy định hành vi “không chấp
hành” và “cố ý trì hoãn” với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đồng
đến 400.000 đồng, còn hành vi “chống đối, cản trở” được quy định tại Khoản 2
với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000đồng. Do đó, đề nghị giữ
nguyên các hành vi quy định tại Khoản 1 và bổ sung hành vi “chống đối” vào
Khoản 2.
Điều 7:
Bộ Giao thông vận tải:
- Đề nghị tăng mức phạt tiền tại Khoản 1 là: “phạt tiền từ 10.000.000 đến
20.000.000 đồng”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu, sửa đổi mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng
5


- Đề nghị tăng mức phạt tiền tại Khoản 2 là: “phạt tiền từ 30.000.000 đến
50.000.000 đồng”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Cục Chế biến
Nông lâm Thủy sản và nghề muối:
Khoản 1: Đề nghị quy định rõ nghĩa hơn để dễ áp dụng đối với cụm từ “khi
vượt quá khả năng”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa đổi như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng:
Khoản 2: Đề nghị điều chỉnh “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000

đồng đối với hành vi phát tín hiệu hoặc có yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không
hợp tác khi lực lượng cứu hộ tiếp cận gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ giao thông vận tải, Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, Sóc Trăng:
Đề nghị Khoản 2 Điều 7 bổ sung hành vi “phát tín hiệu giả; cố ý phát tín
hiệu cấp cứu khẩn cấp hoặc có yêu cầu cứu hộ, nhưng thực tế không phải cứu hộ cứu
nạn gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ”.
Ban soạn thảo xin giải trình như sau: tại Khoản 2, Điều 7 đã quy định mức phạt
đối với hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác với lực lượng cứu hộ,
cứu nạn là đã bao gồm cả phát tín hiệu cấp cứu giả (phát tín hiệu, khi lực lượng cứu hộ
đến thì không hợp tác). Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Tài chính:
Khoản 3 Điều 7 thống nhất cách dùng từ “tổ chức cứu hộ” hay cụm từ
“điều động cứu hộ” tại điểm b Khoản 3 Điều 3.
Ban soạn thảo xin giải trình như sau:Tổ chức việc cứu hộ, bao gồm việc điều
động nhân lực, phương tiện và tổ chức các phương án cứu hộ. Vì vậy, đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.
Điều 8:
Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Phú Thọ:
- Đề nghị quy định rõ nghĩa hơn cụm từ “cố ý” quy định Khoản 1.
Ban soạn thảo giải trình như sau: khi xảy ra thiên tai hoạt động kê khai báo
cáo thiệt hại phải thường xuyên cập nhật theo thời gian, không thể báo cáo chính
xác trong một lần, vì vậy chỉ xử phạt đối với hành vi cố ý báo sai, còn số liệu thay
đổi theo thực tế khách quan thì không bị xử phạt. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như
Dự thảo.
- Đề nghị quy định rõ nghĩa hơn cụm từ “không kịp thời” quy định tại Điểm
b, Khoản 2.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi cứu trợ không kịp thời là hành vi
khi nhận được cứu trợ của cơ quan cấp trên hoặc của tổ chức, cá nhân ủng hộ

6


nhưng cố tình trì hoãn không tổ chức phân phát ngay cho những người cần cứu trợ.
Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Giáo dục, UBND tỉnh Lạng Sơn:
- Đề nghị áp dụng mức xử phạt theo giá trị tang vật, mức độ của từng hành
vi quy định tại Điểm a, Khoản 2, không dừng lại ở mức 10.000.000 đồng mà cao
hơn nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Ban soạn thảo giải trình như sau: đối với hành vi vi phạm tại Điểm a, Khoản
2 nếu mức độ là nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì không điều chỉnh
trong Nghị định này mà bị xem xét xử lý hình sự. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như
Dự thảo.
- Đề nghị xem lại cụm từ “giá trị hàng hóa” trùng nghĩa với “tiền” tại
Khoản 3.
Ban soạn thảo giải trình như sau: khi vi phạm điểm a, Khoản 2 thì buộc khắc
phục bằng cách nộp lại hàng hóa đã chiếm dụng, làm thất thoát, sử dụng sai mực
đích hoặc nộp lại bằng tiền tương ứng với giá trị hàng hóa đó. Còn với hành vi
chiếm dụng, làm thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích “tiền” cứu trợ thì buộc nộp
lại bằng tiền. Tuy nhiên, Ban soạn thảo đã sắp xếp, điều chỉnh lại Khoản 3 cho rõ
nghĩa hơn.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang; UBND tỉnh Phú Thọ:
Đề nghị bổ sung hành vi “cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động
phòng chống thiên tai” vào Khoản 1.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi đưa tin sai sự thật về thiên tai, bao
gồm các hành vi cảnh báo, dự báo, đưa tin sai sự thật. Trong đó, hành vi cảnh báo,
dự báo được quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
khí tượng thủy văn, hành vi đưa tin sai sự thật được quy định tại Nghị định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Vì vậy, đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.

Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh; Bến Tre:
- Đề nghị bổ sung hình thức xử phạt đối với hành vi bị cấm được quy định
tại Khoản 7, Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai: “Lợi dụng thiên tai đầu cơ,
nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi,
gây thiệt hại tới đời sống dân sinh” vào Khoản 3.
Ban soạn thảo giải trình giải trình như sau: hành vi đầu cơ, găm hàng đã
được điều chỉnh tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị không đưa
hành vi này vào dự thảo Nghị định để tránh chồng chéo.
Điều 9:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Đề nghị làm rõ đối tượng bị phạt là ai (Tư vấn thiết kế, Đơn vị thi công,
Chủ đầu tư …) quy định tại Khoản 1, 2.
Ban soạn thảo giải trình như sau: theo quy định tại khoản 1, Điều 19 và
điểm c, khoản 2, Điều 35 của Luật Phòng, chống thiên tai thì đối tượng bị xử phạt
7


theo quy định tại Điều này là Chủ đầu tư và Tổ kinh tế khi đầu tư xây dựng công
trình.
Bộ Công an:
- Đề nghị bỏ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3, vì đây
không phải là biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Ban soạn thảo giải trình như sau: đây là các biện pháp khắc phục hậu quả
theo quy định tại điểm k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do
đó, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
UBND tỉnh Điện Biên:
Đề nghị xem lại quy định về xử phạt trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,

trong lĩnh vực xây dựng …; Bổ sung thêm một khoản “xử phạt khi đầu tư sai,
hoặc sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình không đúng mục đích”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Dự thảo điều chỉnh các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai được quy định tại Luật Phòng, chống thiên
tai. Cụ thể hành vi “không áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn
trước rủi ro thiên tai”; “không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng,
chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới công trình hoặc nâng cấp khu đô
thị, điểm dân cư nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật”. Do đó, Dự thảo
không điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực xây dựng, kế hoạch và đầu tư. Vì
vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long:
Đề nghị nêu rõ tên là: “Vi phạm về việc đầu tư xây dựng công trình phòng,
chống thiên tai” để tránh nhầm lẫn với xây dựng công trình khác.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Điều 9 quy định phạt đối với hành vi vi
phạm về việc đầu tư xây dựng công trình nói chung chứ không chỉ riêng đối với
việc đầu tư công trình phòng chống thiên tai vì mọi công trình khi được đầu tư
xây dựng mới đều phải xét đến nội dung đảm bảo phòng, chống thiên tai. Vì vậy,
đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình:
- Đề nghị tăng mức phạt tại Khoản 1 để thống nhất với Điều 9 Nghị định
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản
xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý
phát triển nhà và công sở.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Điều 10:
Bộ Công Thương:
- Đề nghị lùi thời điểm xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định tại
Điều 10 đến thời điểm hợp lý, do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai và Ủy ban quốc gia TKCN chưa có hướng dẫn việc xây dựng phương án này

theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai, nên chưa
rõ cơ quan, tổ chức khác phải xây dựng phương án theo quy định tại Khoản 3,
8


Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai những cơ quan, tổ chức nào và hiện còn
nhiều tổ chức lúng túng trong việc xây dựng Phương án này.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hiện nay Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT
- Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đang tổ chức xây dựng Hướng dẫn phương án
ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Vì vậy, để đảm bảo Nghị định không bỏ
sót hành vi vi phạm theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai, đề nghị giữ
nguyên nội dung này như Dự thảo.
- Đề nghị lùi thời gian thực hiện Điều 11 về Qũy phòng, chống thiên tai, vì
hiện nay còn nhiều tỉnh chưa thành lập được quỹ phòng, chống thiên tai, nhiều
tỉnh đã thành lập nhưng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thu, quản lý
quỹ.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Hiện nay, có 42/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ra Quyết định thành lập Qũy phòng chống thiên tai, trong đó
26/42 tỉnh tổ chức thu Quỹ với kinh phí hơn 212 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên tai hiện đang dự thảo văn bản hướng dẫn, đôn đốc
các địa phương tổ chức thực hiện. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Tài chính, UBND tỉnh Tây Ninh:
Đề nghị gộp Điều 9 và Điều 10 thành một điều cho thống nhất nhóm hành
vi vi phạm.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Điều 9 trong dự thảo Nghị định quy định
việc xử phạt đối với hành vi vi phạm trong đầu tư xây dựng công trình “không áp
dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn trước rủi ro thiên tai,…” còn Điều 10 quy
định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm trong việc xây dựng và thực hiện
phương án ứng phó thiên tai, đó là 02 nội dung khác nhau, vì vậy đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.

UBND tỉnh Quảng Ngãi:
Đề nghị quy định khoảng thời gian kể từ thời điểm phê duyệt phương án
đến thời điểm gửi phương án đến các CQ, ĐV liên quan làm cơ sở xác định hành
vi vi phạm Khoản 1, Khoản 3.
Ban soạn thảo giải trình như sau: khoảng thời gian phải nộp phương án đến
các cơ quan có thẩm quyền sau khi phương án được phê duyệt sẽ được quy định chi
tiết trong hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên
tai đang được Ban Chỉ đạo TW PCTT và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tổ chức
thực hiện. Do đó, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 11:
Bộ Công Thương:
Tách điều này thành hai điều riêng, trong đó có một điều quy định riêng
cho cá nhân và một điều quy định riêng cho tổ chức kinh tế hoặc điều chỉnh nội
dung Điều này sao cho đúng nguyên tắc cùng một hành vi vi phạm hành chính thì
mức phạt đối với tổ chức gấp hai lần đối với cá nhân theo quy định Luật Xử lý
VPHC và tại khoản 2, Điều 4.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Theo quy định tại Nghị định 94/2014/NĐCP, mức đóng góp của cá nhân và tổ chức hạch toán kinh tế độc lập được xác
9


định theo 2 cách khác nhau và mức đóng góp của tổ chức cao hơn mức của đóng
góp của cá nhân nhiều lần. Dự thảo quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi
phạm về đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai được tính theo số lần của mức đóng
góp, Do đómức phạt đối với tổ chức cao hơn mức phạt đối với cá nhân. Vì vậy,
đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Công an:
- Đề nghị viết lại Điều 11 cho dễ hiểu và xác định rõ sau lần đóng thứ nhất
mà còn thiếu thì hạn cuối cùng để đóng đủ tiền quỹ là ngày, tháng, năm nào? sau
ngày đó mới được xem là đóng thiếu.
Ban soạn thảo giải trình như sau: theo quy định tại Nghị định 94/2014/NĐCP thì cá nhân phải hoàn thành trước ngày 30/5. Do đó, nếu sau ngày 30/5 mà

chưa đóng đủ thì coi là đóng thiếu. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
- Đề nghị bỏ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4, vì đây
không phải là biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Ban soạn thảo giải trình như sau: đây là các biện pháp khắc phục hậu quả
theo quy định tại điểm k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do
đó, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 12.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương:
- Đề nghị quy định rõ nghĩa hơn để dễ áp dụng đối với cụm từ “tự ý”.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Bộ Công an:
- Đề nghị xem xét và bổ sung Khoản 2: trong trường hợp Chính phủ Việt
Nam kêu gọi hoặc đón nhận sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế tham gia, phòng, chống, cứu trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả thiên
tai, thảm họa, sự cố lớn xảy ra thì các cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc
tế đó có phải xin giấy đăng ký cho hoạt động tại Việt Nam hay không? Thời hạn
hoạt động như thế nào?
Ban soạn thảo giải trình như sau: Khoản 2 Điều 41 Luật Phòng, chống thiên
tai quy định: cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ Đăng ký hoạt động
với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và hoạt động đúng mục đích đã đăng
ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp PTNT:
- Đề nghị bổ sung thêm tại tên Điều “Vi phạm... tổ chức quốc tế hoặc cá
nhân đang hoạt động tại Việt Nam”.
Ban soạn thảo tiếp thu điều chỉnh như Dự thảo.
3. Chương III:
Bộ Tư pháp:
* Đề nghị mô tả rõ “theo quy định; không đúng nơi quy định; vượt quá khả

năng; sai nội dung quy định” là quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào. Đề
10


nghị quy định cụ thể hoặc viện dẫn các quy định của pháp luật nội dung gắn liền
với các hành vi nêu trên.
Ban soạn thảo tiếp thu, rà soát các hành vi quy định và sửa như Dự thảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Khoản 1 Điều 13, Khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 17 tách riêng và quy
định cụ thể điều kiện và hình thức phạt “cảnh cáo” với “phạt tiền” theo Luật
XLVPHC thì hai hình thức này riêng biệt.
Ban soạn thảo giải trình: Phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính không nghiêm trọng, sau khi nhắc nhở đã chấp hành ngay hoặc có các
tình tiết giảm nhẹ.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, Hà Nam:
Tiêu đề chương III thừa cụm từ “lĩnh vực”.
Ban soạn thảo tiếp thu, sửa như Dự thảo.
UBND tỉnh Điện Biên:
- Đề nghị bỏ hình thức phạt cảnh cáo.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 2
Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có
tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo. Vì vậy, đề nghị
giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 13:
Bộ Công thương:
Đề nghị sử dụng thuật ngữ có tính phổ thông để mô tả những hành vi quy
định tại Khoản 1 để mọi đối tượng nhận biết được hành vi bị xử phạt (cắm đăng
đó? chất chà?); Bỏ đoạn “hoặc tạo các vật cản khác” do quá chung chung nên sẽ
không khả thi.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Đăng, đó là tên gọi thông dụng của các

dụng cụ đánh bắt cá của nhiều địa phương trên cả nước. Chất chà là tên gọi quen
thuộc của một hình thức đánh bắt cá của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Để
cụm từ “hoặc tạo các vật cản khác” là vì còn nhiều các hình thức gây cản trở
dòng chảy khác, tùy từng địa phương có những tên gọi hay hình thức gây cản trở
khác nhau không thể đưa hết vào Nghị định được. Ngoài ra, qua tổng kết, đánh
giá thực hiện Nghị định 139/2013/NĐ-CP cho thấy quy định như trên là phù hợp
với các vùng miền. Do đó, Ban soạn thảo đã kế thừa Nghị định 139/2013/NĐ-CP
và đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Bến Tre, UBND
tỉnh Bạc Liêu:
Đề nghị nâng mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 là: “từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng” và bổ sung thêm các hành vi “đóng đáy; nò; bẩy rập”.
Ban soạn thảo tiếp thu và chỉnh sửa tăng mức phạt theo mức độ vi phạm
gây cản trở dòng chảy khác nhau. Với các hành vi “đóng đáy; nò; bẩy rập” nằm
trong hành vi “tạo các vật cản khác”, nên không đưa vào dự thảo các từ này.
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình:
11


Điều chỉnh tăng mức hình phạt lên khung từ 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với một trong các hành vi: Ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ; cắm đăng đó;
chất chà; trồng rau hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.
Ban soạn thảo tiếp thu và chỉnh sửa tăng mức phạt theo mức độ vi phạm
gây cản trở dòng chảy khác nhau.
Điều 14:
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau:
Đề nghị xem xét đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo
vệ môi trường đã được quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP hiện Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang dự thảo sửa đổi Nghị định này.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Hành vi này chỉ giới hạn trong phạm vi

tác động đến phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, còn quy định tại Nghị định
179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 áp dụng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường,
phạm vi rộng và phức tạp hơn nhiều, đi sâu chi tiết hơn về mức độ ảnh hưởng
đến môi trường, vì vậy quy định mức phạt tiền sẽ cao hơn (tối đa là 1 tỷ đồng),
trong khi mức phạt tối đa đối với lĩnh vực khai thác và bảo vệ CTTL là 100 triệu
đồng. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như dự thảo.
Bộ Xây Dựng:
Xem lại một số hành vi bị trùng lặp như: Hành vi xả thải vào công trình
Thủy lợi.
Ban soạn thảo giải trình như sau: các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều này là quy định
mức độ xử phạt hành vi xả nước thải vào công trình thủy lợi với các lưu lượng
khác nhau, nên không trùng lặp.
Bộ Công an:
- Đề nghị xem xét lại mức phạt tại Khoản 1 là “cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng”. Việc quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và
phạt tiền như vậy dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, tiêu cực trong khi xử phạt. Vì
vậy, đề nghị chỉnh lý văn bản theo hướng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền ở mức thấp. Trường hợp cần phạt tiền ở mức cao hơn nên tách khỏi hình thức
xử phạt cảnh cáo.
Ban soạn thảo tiếp thu và điều chỉnh mức phạt là “cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000 đồng đến 400.000 đồng”.
Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định:
Đề nghị Khoản 3 nâng mức tiền phạt “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi với
khối lượng từ 05 m3 trở lên.
Ban soạn thảo giải trình như sau: mức phạt từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đống đối với hành vi đổ rác thải từ 5m3 phù hợp với Điểm e, Khoản 4
Điều 20 Nghị định 179. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, Nam Định:
Tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8 quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi:

Việc quy định mức xử phạt theo lưu lượng xả là rất khó cho cơ quan kiểm tra, xử
lý ở địa phương vì không xác định chính xác được lưu lượng xả của đối tượng vi
12


phạm, đề nghị nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung xử phạt theo mức độ ô nhiễm nguồn
nước qua đánh giá chất lượng nước công trình thủy lợi sau khi tiếp nhận nguồn
thải theo các Tiêu chuẩn về chất lượng nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp; quy định cụ thể chi tiết mức xử phạt theo cả khối
lượng, nồng độ, tỷ lệ chất thải nguy hiểm theo định lượng đổ vào công trình thủy
lợi, đó là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Các đơn vị quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi có trách nhiệm thống kê tình hình xả nước thải (vị trí, lưu lượng, ngành
nghề sản xuất) của tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thuỷ lợi để phục
vụ công tác quản lý, nên việc quy định theo tiêu chí lưu lượng là phù hợp. Ngoài
ra, việc quy định xử phạt theo mức độ ô nhiễm nguồn nước qua đánh giá chất
lượng nước được điều chỉnh trong lĩnh vực môi trường. Vì vậy, đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.
UBND tỉnh Hưng Yên:
Khoản 8 sửa lại là “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, bồi thường thiệt
hại (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: theo quy định tại Điều 13 Luật xử lý vi
phạm hành chính thì Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường, việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về
dân sự. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 15:
Bộ Công thương: Điểm a, Khoản 1 bổ sung đối tượng bị vận hành không
theo quy trình là gì để bảo đảm tính khả thi của Điểm này.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Bộ Công an:

- Đề nghị bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả như sau: “6. Biện pháp khắc
phục hậu quả: Buộc vận hành đúng quy trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt
đối với các hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 3, Khoản 5 Điều
này”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi thì tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy
lợi phải vận hành đúng quy trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, đây
không phải là biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như
Dự thảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam:
Khoản 3, 4, 5 đề nghị bổ sung từ “thủy lợi” sau từ “hồ chứa” để phân biệt
rõ hồ chứa thủy điện đã được quy định trong lĩnh vực điện lực; Bổ sung từ “quy
trình vận hành hồ chứa thủy lợi” sau cụm từ hành vi vi phạm để phân biệt với
hành vi vi phạm quy trình vận hành liên hồ chứa đã được quy định trong lĩnh vực
Tài nguyên nước.
Đề nghị bổ sung thêm từ “nước” vào sau cụm từ “hồ chứa”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Điều 17:
13


Bộ Tư pháp:
Một số hành vi vi phạm đã được quy định là hành vi tội phạm trong Bộ
Luật hình sự 2015, như:
- Điểm b, điểm c Khoản 5 Điều 17 quy định hành vi “b) Khoan, đào điều
tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới
đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi; c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi” với hành vi “khoan, đào thăm dò,
khảo sát, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản nước dưới đất trái phép” quy

định tại điểm c khoản 1 Điều 238 Bộ luật hình sự;
- Điểm b khoản 6 Điều 17 hành vi “Xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu,
kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi” với hành vi “xây nhà, công trình trái phép trong phạm
vi bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai” quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 238 Bộ luật hình sự;
- Đề nghị rà soát kỹ các hành vi vi phạm, chỉnh sửa theo hướng quy định cụ
thể hành vi vi phạm hành chính, các dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính khác
biệt so với hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 17
là các hành vi bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi. Nghị định này quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành
chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét vụ
vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ
vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Điều 238, Bộ Luật hình sự 2015.
Bộ Tài chính:
Điểm c, Khoản 5 đề nghị bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp
lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi khai thác đất, đá, cát, sỏi và các
vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an
toàn công trình. Do đó, để bảo đảm an toàn công trình yêu cầu áp dụngbiện pháp
khắc phục là khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự
thảo.
Bộ Công an:
- Đề nghị làm rõ và có thông số kỹ thuật cụ thể (có thể trong phần phụ lục
hoặc thông tư) về phạm vi bảo vệ an toàn công trình thủy lợi đối với từng loại
công trình thủy lợi.

Ban soạn thảo giải trình như sau: phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã
được quy định cụ thể tại Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình:
14


Bổ sung thêm các hành vi: Tự ý khai thông, đục phá kênh đê lấy nước,
hành vi trộm cắp các thiết bị vận hành công trình.
Ban soạn thảo xin tiếp thu, bổ sung hành vi “Tự ý đục phá kênh để lấy
nước”; Hành vi trộm cắp các thiết bị công trình thủy lợi bị xử phạt theo Nghị định
167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về an ninh trật tự hoặc Điều 173 trộm cắp
tài sản của Bộ luật hình sự.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương:
Đề nghị xem xét mức phạt tiền quy định tại Điều 17 và Điểm a, Khoản 4,
Điều 19 chưa tương ứng.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Điều 17 áp dụng đối với các hành vi thực
hiện các hoạt độngtrong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép,
nhưng không xin phép, mức phạt lớn hơn so với hành vi quy định tại Điều 19, áp
dụng đối với trường hợp đã có giấy phép, nhưng thực hiện sai nội dung của giấy
phép. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Nam Định, Lâm Đồng, Vụ QLXDCB
– Tổng cục Thủy lợi:
Đề nghị xem xét mức phạt tại Điểm b, khoản 1 Điều 17 “Đào cuốc xới,
đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất”
và Khoản 1, Điều 20 “hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ trên mái đê” về bản chất như
nhau, nhưng mức phạt khác nhau.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang:
Đề nghị bổ sung Điểm c, Khoản 2 như sau “c. Phá dỡ, xê dịch trái phép

mốc chỉ giới …”. Vì thực tế rất nhiều các biển báo công trình thủy lợi bị phá dỡ
không còn tác dụng cảnh báo.
Ban soạn thảo tiếp thu bổ sung thêm cụm từ “phá dỡ”.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam:
Đề nghị bổ sung: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi: Không thực hiện kiểm định an toàn đập; không lập
Phương án bảo vệ công trình, phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn
đập trong mùa lũ, phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập theo quy
định”.
Ban soạn thảo tiếp, thu nghiên cứu chuyển các nội dung này từ Điều 15
sang Điều 17.
UBND tỉnh Phú Thọ:
Khoản 5 Điều 17 mức tiền phạt từ 20.000.000đồng – 30.000.000đồng đối
với hành vi Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không đồng nhất với mức tiền phạt tại Khoản 4
Điều 5 Chương II (vi phạm làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng,
chống thiên tai - Phạt tiền từ 15-25tr đồng đối với hành vi khoan, đào, khai thác
đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình
phòng, chống thiên tai”. Đề nghị điều chỉnh mức phạt tiền tại Khoản 5 Điều 17
cho phù hợp với Khoản 4 Điều 5 Chương II.
15


Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang:
Khoản 7: Đề nghị bổ sung như sau: “… sử dụng chất nổ và các hoạt động
gây nổ trái phép trong …” để phù hợp với thực tế.
Ban soạn thảo tiếp thu bổ sung cụm từ ‘và các hoạt động gây nổ”.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên:
Khoản 8 bổ sung thêm Điểm c “ Buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với

hành vi vi phạm quy định tại điểm d, Khoản 5 và Khoản 7 Điều này”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: theo quy định tại Điều 13 Luật xử lý vi
phạm hành chính thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của
pháp luật về dân sự. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 18:
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình:
Đề nghị bổ sung thêm sau cụm từ “điều khiển xe cơ giới” thành “điều khiển
xe cơ giới và xe máy chuyên dùng”.
Ban soạn thảo tiếp thu, bổ sung cụm từ “xe máy chuyên dùng”.
Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh:
Đề nghị bổ sung cụm từ “phương tiện giao thông thủy” sau cụm từ: “điều
khiển xe cơ giới”. Đồng thời đề nghị bổ sung thêm Khoản 3 và Khoản 4 vào Điều
18.
Ban soạn thảo tiếp thu, bổ sung hành vi điều khiển phương tiện giao thông
thủy gây hư hại công trình thủy lợi và bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.
Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc:
Khoản 3 Đề nghị bổ sung thêm“3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa chữa, khôi phục lại hiện trạng ban đầu nếu làm hư hỏng công
trình đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 của Điều này”.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Điều 19.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Điểm c, khoản 3 là Nhóm hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ
môi trường đã được quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP hiện Bộ Tài nguyên
và Môi trường đang dự thảo sửa đổi Nghị định này.
Ban soạn thảo giải trình như sau: đây là tên của giấy phép cấp cho hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như
Dự thảo.
Bộ Xây Dựng:
- Đề nghị loại bỏ Điểm a, Khoản 4 “Xây dựng công trình trong phạm vi

bảo vệ công trình thủy lợi”. Vì, Bộ xây dựng được giao chủ trì soạn thảo và đã
trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày
10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản
16


xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh
doanh bất động sản, quản lý phát triển nhà và công sở. Trong đó, có quy định
hành vi: xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê
điều. Loại bỏ tránh trùng lặp.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Hoạt động “Xây dựng công trình trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi” là một trong các hoạt động chỉ được tiến hành
khi có giấy phép quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi. Nghị định này xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp
không xin phép hoặc thực hiện sai giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo
vệ công trình thủy lợi phù hợp theo quy định. Do đó, để tránh chồng chéo, trùng
lặp, đề nghị Bộ Xây dựng không quy định hành vi này trong dự thảo Nghị định
thay thế Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
- Đề nghị xem lại một số hành vi bị trùng lặp như: Hành vi xả thải vào công
trình thủy lợi (Điều 14).
Ban soạn thảo giải trình: Điểm b Khoản 4 Điều 19 là tên của loại giấy phép
và quy định vi phạm giấy phép xả thải. Điều 14 là quy định đối với hành vi xả
thải mà không có giấy phép.
Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hồ Chí Minh:
Khoản 2 và 4 xem xét làm rõ nội dung tránh trùng lặp; Bổ sung quy định
mức phạt với hành vi mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép mà không được
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.
Ban soạn thảo tiếp thu, giải trình như sau: Tiếp thu bỏ Khoản 2, vì các nội
dung này đã được điều chỉnh trong Khoản 4. Việc mua bán, chuyển nhượng các

loại giấy phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong giấy phép, nếu vi
phạm sẽ bị xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép, vì vậy, đề
nghị giữ nguyên như Dự thảo.
4. Chương IV:
Điều 20:
Bộ Ngoại Giao:
- Đề nghị xem lại mức phạt tiền, một số quy định hành vi vi phạm tương tự
nhau, nhưng mức phạt chênh lệch nhiều.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Dự thảo quy định cùng một hành vi vi
phạm, nhưng mức độ vi phạm khác nhau thì áp dụng mức xử phạt khác nhau. Vì
vậy đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình:
- Đề nghị bổ sung từ “mặt đê” vào Khoản 1, cụ thể: “Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ trên
mái đê, mặt đê”.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Khoản 1 Điều 20 tách riêng và quy định cụ thể điều kiện và hình thức phạt
“cảnh cáo” với “phạt tiền” theo Luật XLVPHC thì hai hình thức này riêng biệt.
17


Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ là những hành vi
ít nghiêm trọng, đối tượng vi phạm là thường là nông dân, nên quy định mức phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp (từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng) là
phù hợp.
Bộ Tài chính:
Điểm b, Khoản 6 đề nghị bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc
nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Ban soạn thảo giải trình như sau: hành vi khai thác đất, đá, cát, sỏi và các

vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều gây mất an toàn công
trình. Do đó, để bảo đảm an toàn công trình yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục
là khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương:
- Điểm c, Khoản 2 Đề nghị bổ sung “trong phạm vi bảo vệ đê điều”, theo
đó sửa lại thành: “Để vật liệu xây dựng trên đê, trong phạm vi bảo vệ đê điều với
khối lượng dưới 01m3”; bổ sung thêm hành vi “để vật liệu xây dựng trong phạm vi
bảo vệ đê”; thay cụm từ “vật liệu xây dựng” bằng cụm từ: “vật liệu” theo đúng
cụm từ đã sử dụng tại Điều 7, Luật Đê điều.
Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến, bổ sung vào điểm đ Khoản 3 và điểm b
Khoản 4 Điều 20; bổ sung vào Điểm c Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 20.
UBND tỉnh Quảng Ngãi:
- Điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 20 Cần quy định
loại chất thải nguy hại hay không nguy hại.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Luật Đê điều nghiêm cấm đổ mọi loại
chất thải. Trường hợp, nếu đổ chất thải độc hại thì bị áp dụng mức phạt quy định
tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường. Vì vậy, đề nghị
giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Hòa Bình,
Hà Nội:
- Điểm c, Khoản 3: Đề nghị bổ sung hành vi vi phạm: “tập kết vật liệu xây
dựng trong hành lang bảo vệ đê phía đồng”; bổ sung “trong phạm vi bảo vệ đê
điều”, theo đó sửa lại thành: “Để vật liệu xây dựng trên đê, trong phạm vi bảo vệ
đê điều với khối lượng từ 01 m3 trở lên”.
Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đã bổ sung vào Điểm đ Khoản 3, Điểm b
Khoản 4 Điều 20.
- Điểm e, Khoản 3: Đề nghị bổ sung từ “cơ đê”, theo đó sửa lại thành:
“Đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, chân đê và cơ đê”; Đề nghị tăng mức xử phạt tiền
cho hợp lý; Bổ sung như sau: “Đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê và chân đê với khối
lượng từ 01m3 đến dưới 03m3”.

Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đã bổ sung vào Điểm e Khoản 3, Điều 20.
- Mức xử phạt quy định tại Khoản 3, Khoản 4 đối với hành vi để vật liệu ở
lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát lũ là thấp. Thực tế các hành vi
trên vi phạm với khối lượng rất lớn, vì vậy không đủ tính răn đe.
18


Ban soạn thảo tiếp thu và bổ sung vào Điểm b Khoản 4 và Điểm a Khoản 5
và Điểm a Khoản 6.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình:
- Đề nghị bổ sung thêm sau cụm từ “sử dụng xe cơ giới” thành “điều khiển
xe cơ giới và xe máy chuyên dùng” (xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe
máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ).
Ban soạn thảo tiếp thu chỉnh sửa, bổ sung tại Điểm d, Điểm đ Khoản 4
Điều 20.
Điều 21:
Bộ Xây dựng:
- Đề nghị sửa tên Điều 21 là “Vi phạm quy định về xây dựng nhà, công
trình trái phép tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng”.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh sửa lại tên Điều 21 như Dự thảo.Bộ
Ngoại Giao, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương:
Khoản 1, xem lại mức phạt, một số quy định hành vi vi phạm tương tự
nhau, nhưng mức phạt chênh lệch nhiều.
Khoản 2, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình,
phần công trình xây dựng vi phạm.
Ban soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh sửa như Dự thảo.
Điều 24:
Bộ Công an:
- Đề nghị đề nghị rà soát lại Khoản 4 về biện pháp khắc phục hậu quả chưa

thực sự hợp lý. Ví dụ: biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi tại Khoản 1 là
buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép quy định tại Điều 31 của Luật Đê
điều; biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hoạt động sai quy định tại
Khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều là buộc khôi phục lại trình trạng ban đầu đối với
hành vi vi phạm và buộc thực hiện đúng hoạt động đã được cấp phép; biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm Khoản 2, Khoản 3, Điều 26 Luật Đê
điều là buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3
Điều 26 Luật Đê điều...
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh:
- Đề nghị bổ sung vào Chương IV mức xử phạt đối với hành vi “triển khai
thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều khi chưa được cấp thẩm quyền cho
phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định tại Luật Đê điều.
Ban soạn thảo tiếp thu và bổ sung tại Khoản 3 Điều 24 của Dự thảo.
Điều 25:
Bộ Ngoại Giao:
Một số quy định hành vi vi phạm tương tự nhau, nhưng mức phạt chênh
lệch nhiều.
Ban soạn thảo tiếp thu, rà soát và chỉnh sửa như Dự thảo.
19


5. Chương V:
Bộ Công thương:
Bổ sung quy định để làm rõ người có thẩm quyền xử phạt chỉ được xử phạt
những hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên địa bàn được giao quản lý và phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt; ví dụ
chủ tịch UBND phường chỉ được xử phạt hành vi VPHC trên địa bàn phường mà
họ làm chủ tịch, lực lượng cảnh sát biển chỉ được xử phạt các hành vi VPHC xảy
ra trên biển và trong phạm vi được giao quản lý.

Ban soạn thảo giải trình như sau: Nguyên tắc xác định và phân định thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được
quy định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.
Bộ Y Tế:
Cân nhắc việc quy định rõ về thẩm quyền xử phạt VPHC của từng chức
danh có thẩm quyền trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai, Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi, Đê điều để không chồng chéo.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Dự thảo đã quy định rõ thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh và lĩnh vực cụ thể. Do đó, đề nghị
giữ nguyên như Dự thảo.
Bộ Nội vụ:
Rà soát lại Chương V dự thảo Nghị định tránh trùng lặp với những quy
định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (theo quy định tại Khoản 2
Điều 8 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định “không quy định lại các
nội dung đã được quy định trong các văn bản QPPL khác”).
Ban soạn thảo giải trình như sau: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định
thẩm quyền xử phạt của các chức danh theo tỷ lệ phần trăm của mức phạt tối đa
trong từng lĩnh vực. Do đó, phải tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong
Nghị định (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP). Vì vậy, đề nghị giữ
nguyên như Dự thảo.
UBND tỉnh Điện Biên:
Bổ sung thêm một điều trách nhiệm xử lý, giải quyết vụ việc của cơ quan
có thẩm quyền xử phạt VPHC khi tiếp nhận biên bản vi phạm.
Ban soạn thảo giải trình như sau: theo quy định tại Điều 66, Luật Xử lý vi
phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt trong thời gian quy định phải
ra quyết định xử phạt, trường hợp có lỗi để quá thời hạn thì bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh
Đề nghị bổ sung thêm Điều “Thẩm quyền quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ

hành vi vi phạm” sau Điều 33, trong đó nêu rõ “Đối với người có thẩm quyền xử
phạt theo quy định tại Chương V của Nghị định có quyền quyết định đình chỉ
hành vi vi phạm đối với các đối tượng theo quy định tại chương III.
Đối với Hạt trưởng Hạt quản lý đê, Giám đốc Xí nghiệp KCTTTL, trạm
trưởng trạm thủy lợi khu vực có quyền quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm
20


đối với các đối tượng theo quy định tại chương III.Lý do: Các trường hợp vi phạm
sau khi bị lập biên bản vi phạm nhưng một số trường hợp nếu không cơ quyết
định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì đối tượng vi phạm vẫn tiếp tục vi phạm”.
Ban soạn thảo giải trình như sau:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 55, Luật
Xử lý vi phạm hành chính, do đó đề nghi giữ nguyên như Dự thảo.
UBND tỉnh Bạc Liêu:
Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng chuyên
trách quản lý đê như: Việc chặn, cho dừng, kiểm tra và xử phạt đối với xe cơ giới
vượt quá tải trọng trên đê, cầu trên đê và một số hoạt động vi phạm khác theo quy
định của Luật Đê điều.
Ban soạn thảo giải trình như sau: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đề nghị giữ nguyên như
Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình:
- Bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho
người trực tiếp quản lý công trình thủy lợi; Tăng cường trách nhiệm xử phạt hành
chính cho UBND cấp xã và lực lượng công an các cấp bằng cách tăng mức xử
phạt và tăng giá trị tịch thu phương tiện vì đây là cấp quản lý và trực tiếp xử lý
các vi phạm ngay khi mới phát sinh, đồng thời có chế tài xử lý khi cấp xã
không xử phạt theo thẩm quyền.
Ban soạn thảo giải trình như sau:

Thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm phạm hành chính
được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐCP. Do đó, đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 26.
Bộ Tài chính
Đề nghị sửa thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thành “Áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này”
Ban soạn thảo xin tiếp thu và sửa như Dự thảo.
Điều 27.
UBND tỉnh Điện Biên:
Điểm c, Khoản 1: Bỏ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính. Vì thanh tra viên không có quyền điều động phương tiện
vận chuyển tang vật và không có nơi bảo quản tang vật.
Ban soạn thảo giải trình như sau: thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 46 của Luật Xử lý vi
phạm hành chính, do đó đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang:
Điểm b, Khoản 1: Đề nghị nghiên cứu mức xử phạt của Thanh tra viên,
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo
21


vệ công trình thủy lợi, đê điều. Vì mức xử phạt như dự thảo quy định còn thấp,
chưa đủ sức răn đe.
Ban soạn thảo giải trình như sau: mức phạt tiền của Thanh tra viên, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra được quy định tại khoản 1, Điều 46 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính, do đó đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
Điều 28.
Bộ Ngoại giao; Bộ Công an:
Xem lại “Lực lượng kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt VPHC lĩnh vực
Phòng, chống thiên tai”, tuy nhiên Nghị định 102/2012/NĐ-CP ngày 29/10/2012

chỉ có nhiệm vụ quyền hạn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Thủy sản (Điều
3, 4).
Ban soạn thảo xin tiếp thu, rà soát các hành vi vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền xử phạt của lực lượng Kiểm ngư và quy định thẩm quyền xử phạt của
lực lượng Kiểm ngư đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 và Điều 7
Nghị định này.
UBND tỉnh Quảng Ngãi:
Điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 28 là chưa phù hợp vì nội dung
chương II quy định hành vi vi phạm đối với rất nhiều công việc cụ thể, nhiều nội
dung công việc không thuộc thẩm quyền của Kiểm ngư. Nên cần quy định theo
chức năng, nhiệm vụ của Kiểm ngư. Đề nghị rà soát lại thẩm quyền xử phạt của
Công an, Biên phòng, Hải đội, Bộ đội biên phòng trong lĩnh vực Phòng, chống
thiên tai cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Ban soạn thảo xin tiếp thu, rà soát các hành vi vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền xử phạt của lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư
và sửa như Dự thảo.
Điều 33.
Bộ Công an:
- Đề nghị chỉnh lý theo hướng người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, công chức, viên chức, người đang thi hành công vụ có thẩm quyền lập biên
bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này cho
phù hợp với quy định tại một số Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Ban soạn thảo tiếp thu và sửa như Dự thảo.
UBND tỉnh Điện Biên:
Bổ sung thêm một khoản về thẩm quyền lập Biên bản của Chủ thể quản lý
KTBV CTTL trong một số trường hợp phải xử lý ngay (VD: các hành vi ngâm
tre, luồng...đổ chất thải vào CTTL).
Ban soạn thảo giải trình như sau: thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành

chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số
81/2013/NĐ-CP, do đó đề nghị giữ nguyên như Dự thảo.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
22



×