Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vai trò điều tiết kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 4 trang )

VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ
MÔ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

CÓ HAY KHÔNG THỂ LOẠI BỎ HOÀN TOÀN VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG?
Theo như các lý thuyết về nền kinh tế thị trường thì quy luật cung - cầu, quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị… là những thứ mà Nhà nước phải tôn trọng. Như vậy nền kinh tế thị
trường tự do cạnh tranh có khả năng tự cân bằng cung - cầu; và thị trường lao động, vốn
hay đất đai chỉ vận hành đúng theo quy luật giá trị khi nó loại bỏ sự can thiệp của Nhà
nước. Lý luận trên đây được hầu hết các sách giáo khoa kinh tế học do các tác giả theo
quan điểm chính thống tân cổ điển soạn, và được cho là những điều hiển nhiên, không ai
chối cãi. Song, phải chăng vì thế mà nó hoàn toàn đúng đắn? Lịch sử của hơn hai thế kỷ
chủ nghĩa tư bản thì cho thấy chưa hề có một nền kinh tế thị trường thuần túy, tức không
chịu sự điều tiết, dưới hình thái này hay hình thái khác, của Nhà nước.
Nhìn lại thị trường tài chính và tín dụng hiện nay trên thế giới mà đặc trưng là thị trường tài
chính và tín dụng tại Mỹ sẽ cho thấy chính các hiệp hội, chủ ngân hàng và công ty tài chính
đang hối thúc nhà nước Hoa Kỳ đưa ra những quy tắc quản lý thị trường chặt chẽ hơn,
nhằm khôi phục lòng tin của người mua bán và tránh sự sụp đổ của toàn bộ ngành ngân
hàng và tài chính.


Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể
phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế
thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đờn có thể hoạt động một
cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng
trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất
hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
Trong các nền kinh tế thị trường đã phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt
là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song
sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Theo


đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết
kinh tế.
Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước thì cũng cần cân
nhắc kỹ lưỡng tời cái được - cái mất của sự can thiệp ấy. Cách giải quyết không phải là bỏ
mặc thị trường, mà phải là nâng cao hiệu quả của sự can thiệp đó. Nhà nước có một vai trò
chính đáng và thường xuyên trong các nền kinh tế hiện đại. Vai trò đó của Nhà nước đặc
biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực
cần có sự lựa chọn, thể hiện nhưng khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể
của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc lợi.
Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các
điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.
Một trong các vai trò đó là tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có
khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy
trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát.
Trong lịch sử, các nền kinh tế thị trường luôn rơi vào tình trạng bị đe doạ bởi khi thì đồng
tiền tăng giá đột ngột, khi thì nạn thất nghiệp tăng cao, khi thì vừa có tình trạng thất nghiệp,
vừa có tình trạng lạm phát. Lịch sử vẫn chưa quên thời kỳ trầm trọng của siêu lạm phát ở
Đức những năm 1920, đặc biệt cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ
XX, khi cả thế giới lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước
nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên
tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng
kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu
nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ
kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố
ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ
cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền
tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền.



CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Gồm có 6 công cụ sau:
1. Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung
ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng
cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền
cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và
khai thông khả năng thanh toán của họ.
2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần
vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng
thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung
ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa
cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của
các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín
dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối
lượng tiền tệ.
4. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong
thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp
làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm
kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất lợi hại. Cơ chế
điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách
và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất
trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
5. Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang
tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối
lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư
nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại
phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
6. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội
tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là

biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn
bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động
một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa,
tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn
đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ
của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong
lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách
tiền tệ.

CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Chính sách tiền tệ có hai chức năng chính: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.


Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu
trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các
công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.
Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng
cung tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều
điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có nghĩa là kích cầu vì
tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng
thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công
nhân.
Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội"nền
kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi
suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất
chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm.
Trước năm 1960, chính sách tài chính và tiền tệ không được áp dụng rộng rãi để ổn định

các chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, trừ các trường hợp liên quan tới thiên tai và thảm hoạ
chiến tranh, các chính sách này đã trở thành giải pháp hữu hiệu để khắc phục lạm phát và
giải quyết việc làm. Những tác động của nó chưa ro ràng khi cả lạm phát và thất nghiệp xảy
ra đồng thời. Có một vài nguyên nhân cho sự hạn chế này. Đó là khó xác định chính xác
thời điểm của vấn đề cần giải quyết để từ đó, đưa ra các biện pháp, chính sách hỗn hợp
cho phù hợp. Ngoài ra, Tính trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính.
Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ.
Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo
luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo
sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy,
có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.
Khi cả thất nghiệp và lạm phát xảy ra đồng thời, chính phủ có thể rơi vào tình trạng tiến
thoái lưỡng nan. Bởi vì, các chính sách tài chính và tiền tệ đều điều chỉnh lại mức chi tiêu
của cả một nền kinh tế quốc dân, nhưng lại không thể đối phó với sự giảm đột ngột về cung
- một nhân tố có thể đẩy nhanh cả lạm phát lẫn thất nghiệp. Tình trạng này đã xảy ra vào
những năm 70 của thế kỷ XX, khi có lệnh đình chỉ xuất khẩu đầu của các nước sản xuất
dầu, dẫn tới giá cả tăng nhanh trong nền kinh tế các nước công nghiệp hoá. Như vậy, sự
giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại
giảm. Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước có thể tăng
cường các biện pháp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư, tăng hiệu quả cạnh tranh
băng cách giảm sự độc quyền, khắc phục sự trì trệ và kìm hãm của các nguồn lực quan
trọng.
Như vậy, có thể nói, dẫu Nhà nước không thể cung cấp phương thuốc bách bệnh trong
cuộc đấu tranh muôn thuở với lạm phát và thất nghiệp trong các nền kinh tế thị trường thì
nó vẫn được coi là nhân tố tích cực trong việc điều hoà các ảnh hưởng của chúng. Hầu hết
các nhà kinh tế hiện nay đều thừa nhận tầm quan trọng của Nhà nước trong cuộc đấu
tranh chống lạm phát và thất nghiệp thông qua các chính sách ồn định dài hạn.




×