Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.07 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Ths.Vi Tiến Cường khoa Quản trị Văn phòng Trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội, đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong quá trình học môn
Quản trị học để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận kết thúc môn.
Trong quá trình tìm hiểu còn nhiều bỡ ngỡ nên quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu chưa được sâu và rộng . Vì vậy trong bài tiểu luận của em còn
thiếu sót và hạn chế, em rất mong được sự giúp đỡ và cho ý kiến của thầy
giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện .
Em xin chân thành cảm ơn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀTỔ CHỨC, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ
CÁC MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................3
1.1 Tổ chức.............................................................................................3
1.2 Cơ cấu tổ chức..................................................................................4
1.3 Các mô hình cơ cấu tổ chức..............................................................5
1.4. Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức....................................................12
Chương 2.THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT...............................14
2.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng
Đường Sắt.............................................................................................14
2.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.....................................................14
2.3 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay.................................15


2.4Thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây
dựng đường sắt......................................................................................17
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG ĐƯỜNG SẮT................................................................................26
3.1 Mục đích và phương hướng hoàn thiện..........................................26
3.1.1. Mục đích hoàn thiện....................................................................26
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện............................................................26
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức.........................26
KẾT LUẬN................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................33



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đánh giá tình hình tuân thủ các nguyên tắc tổ chức
Bảng 2.2 : Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trực tuyến
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chứcchức năng
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức theo khu vực
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức theo mạng lưới
Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức hình tháp
Sơ đồ 1.7: Cơ cấu tổ chức nằm ngang
Sơ đồ 1.8:Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và xây dựng đường sắt.


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mỗi công ty khi thành lập bao giờ cũng phải thiết kế một cơ cấu tổ
chức phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô về vốn và nhân lực. Việc
thiết kế cơ cấu tổ chức luôn bắt đầu bằng việc thiết kế sơ đồ cơ cấu tổ chức
hay còn gọi là cơ cấu tổ chức căn bản, và thiết lập những hệ thốnghỗ trợ
quản lý cho cơ cấu tổ chức căn bản này. Có thể thấy cơ cấu tổ chức là một
phần rất quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động của công ty. Trong thực
tế các công ty rất quan tâm đến việc hoàn thành cơ cấu tổ chức nhằm có thể
thực hiện tốt hơn những mục tiêu chiến lược của công ty, vì thời gian và
hoàn cảnh mục tiêu của các công ty cũng cần thay đổi cho thích ứng với sự
thay đổi của nền kinh tế, không thua kém các công ty khác. Một cơ cấu tổ
chức tốt và thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực
hơn, hiệu quả hơn, do đó các công ty muốn hoạt động tốt thì cần có một cơ
cấu tổ chức hơp lý.. Ngành xây dựng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng
đó.Trong quá trình tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây
dựng Đường Sắt, em đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty và nhận
thấy công ty cần có sự thay đổi trong cơ cấu. Vìtiền thân của công ty là một
xí nghiệp thuôc Tổng công ty Đường Sắt, vì vậy khi cổ phần hoá cơ cấu
của công ty chưa thực sự là hoàn hảo.
Do đó, emđã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Công ty
Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt ” với mong muốn vận
dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm
hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề hoàn thành đề tài này em đặt ra 2 mục tiêu :
+ Làm rõ một số lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức
+Thực trạng vềcơ cấu tổ chức của công ty .Từ đó đề xuất một số giải

1



pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty .
3.Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tìm hiểu thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty
trong 2 năm gần đây.Dựa trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của công ty để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế
trong những năm tới.
- Về không gian: đề tài tìm hiểu cơ cấu tổ chức tại công ty.
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểucơ cấu tổ chức của công ty
xem xét thực trạng sắp xếp bố trí các phòng, ban của công ty và đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty.
Ngoài phần mở đàu và phần kết luận, bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luậnt về tổ chức , cơ cấu tổ chức và các mô hình
cơ cấu tổ chức.
Chương 2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt.

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀTỔ CHỨC, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ
CÁC MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.1 Tổ chức
a.Khái niệm về tổ chức:
2


Tổ chức theo tiếng Hy lạp “Organon” nghĩa là “hài hòa”,từ tổ chức
nói lên một quan điểm rất tổng quát “ đó là những hoạt động đem lại bản
chất thích nghi với sự sống”.
Theo Harold Koontz (“Nhữngvấn đề cốt yếu của quản lý”, năm

1993, trang 267)”: “Công tác tổ chức là việc nhóm gộp các hoạt động cần
thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người
quản lý với quyền hạn cần thiêt để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho
sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của tổ chức”.
Hay theo Chester I. Barnard thì “ tổ chức là một hệ thống những hoạt
động hay nỗ lực của 2 hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có
ý thức.
Có thể thấy tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt
- Thứ nhất , tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùnghoạt động
vì mục tiêu chung
- Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai xây dựng các hình thức cơ
cấu làm khuôn khổ cho việc triển khai kế hoạch , chỉ đạo thực hiện kế
hoạch và kiểm tra đối với kế hoạch.
- Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản trị , bao gồm
việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức.
b.Chức năng của tổ chức :
Chức năng của tổ chức là việc chia tổ chức ra nhiều bộ phận khác
nhau, xác định chức năng , nhiệm vụ cho từng bộ phận và thiết lập mối
quan hệ giữ chúng nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
c.Vai trò của chức năng tổ chức:
- Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với mục tiêu , sứ mệnh
phát triển của tổ chức.
- Phát huy sức mạnh của cá nhân tập thể trong cơ cấu tổ chức.
- Tạo điều kiện để phát huy các chức năng khác của tổ chức như :
hoạch định , quản trị nhân sự , lãnh đạo , kiểm tra.
- Tạo môi trường làm việc thích , tác động tích cực đến việc sử dụng

3



các nguồn lực của tổ chức.
1.2 Cơ cấu tổ chức
a.Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là tổnghợpcác bộ phận (đơn vị và cá nhân), có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫnnhau, được chuyên môn hóa có nhiệm vụ
quyền hạnvà trách nhiệm nhất định để thực hiện các hoạt động của tổ chức
nhằm đạt được mục tiêuđã được xác định.
b. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức
* Phân chia tổ chức thành các bộ phận
- Mô hình tổ chức đơn giản
- Mô hình tổ chức theo chức năng
- Mô hình tổ chức theo ma trận
- Mô hình tổ chức theo khách hàng , sản phẩm
* Chuyên môn hóa công việc
- Phân chia công việc
- Thiếtkế đa dạng phong phú công việc
- Tăng năng suất lao động
c.Vai trò của cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực.
- Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị,
cá nhân, cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành
các nhóm chính thức trong tổ chức.
-Cơ cấu tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan
trọng trong việc ra quyết định quản trị.
d.Các nguyên tắc cơ cấu tổ chức
+ Nguyên tắc tương thích giữa hình thức và chức năng:
+ Nguyên tắc thống nhất chỉ huy:
+Nguyên tắc cân đối:
+Nguyên tắc tin cậy:
4



+ Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường:
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả quản lý:
1.3 Các mô hình cơ cấu tổ chức
a. Cơ cấu tổ chức trực tuyến:
QUẢN ĐỐC

QUẢN ĐỐC

QUẢN ĐỐC

QUẢN ĐỐC

PHÂN XƯỞNG

PHÂN XƯỞNG 2

PHÂN XƯỞNG 3

1

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trực tuyên
Tổ

Tổ

Tổ

Tổ


Tổ

trưởng

trưởng

trưởng

trưởng

trưởng

P
P

5

Tổ
trưởng


 Đặc điểm
- Mỗi thành viên , mỗi bộ phận chịu sự lãnh đạc trực tiếp của một
lãnh đạo cấp trên.
- - Không có các phòng ban chức năng
 Ưu điểm:
+ Đảm bảo chế độ thủ trưởng. Cơ cấu gọn nhẹ ,linh hoạt
+ Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 người lãnh đạocấp trên
trực tiếp

+ Chê độ trách nhiệm rõ ràng
 Nhược điểm:
+ Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện
+ Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia
+ Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng, độc đoán
Cơ cấu tổ chức trực tuyến chỉ nên áp dụng đối với các tổ chức có quy
mô nhỏ, tính chất hoạt động đơn giản.
b. Cơ cấu tổ chức theo chức năng:
GIÁM ĐỐC

QUẢN TRỊ

QUẢN TRỊ

QUẢN TRỊ

CHỨC NĂNG A

CHỨC NĂNG B

CHỨC NĂNG C

Quản đốc

Sơ đồ 1.2:Quản
Cơ cấu
đốctổ chức theo chức năng

Quản đốc
 Đặc điếm :

Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân
xưởng 3
- Các chức năng được chuyên môn hóa hình thành nên các
bộ phận
chức năng
- Các bộ phận chức năng có quyền ra quyết định hành chính đối với
các bộ phận trực tuyến
6


 Ưu điểm:
+Sử dụng được các chuyên gia giỏi trong việc các quyết định quản
trị
+ Giảm bớt được công việc cho nhà lãnh đạo
 Nhược điểm:
+ Không nguyên tắc thống nhất chỉ huy
+ Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
+ Cơ cấu tổ chức cồng kềnh. Mối quan hệ trong cơcấu chồng chéo
phức tạp
Cơ cấu tổ chức theo chức năng chỉ phát huy tác dụng trong hoạt
động của tổ chức tương đối ổn định với cơ cấu sản phẩm duy nhất hoặc
hoạt động kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa và sử dụng trang
thiết bị chuyên dùng công nghệ cao. Ngược lại nó bộc lộ các nhược điểm
nếu môi trường kinh doanh không ổn định hoặc kinh doanh đa dạng hóa
sản phẩm

7



c. Cơ cấu tổ chức theo khu vực :
GIÁM ĐỐC KINH DOANH

QUẢN LÝ KHU VỰC

QUẢN LÝ KHU VỰC

QUẢN LÝ KHU VỰC

MIỀN TÂY

MIỀN NAM

MIỀN BẮC

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức theo khu vực
 Đặc điểm
- Tổ chức hoạt động trên quy mô
- Sử dụng mô hình phân chia theo khu vực khi tiến hành các công
việc giống nhau ở các khu vực địa lý khác nhau
 Ưu điểm:
+ Chú ý đến thị trường và những vấn đề của từng khu vực
+ Hiểu biết cao về nhu cầu khách hàng
+ Có thông tin trực tiếp tốt hơn với những đại diện của địa phương ,
vùng miền nơi hoạt động, sản xuất – kinh doanh.
 Nhược điểm:
+Cần có nhiều người có năng lực quản lý chung
+ Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
d.Cơ cấu tổ chức theokhách hàng:

GIÁM ĐỐC KINH
DOANH
Quản lý tín dụng nông
nghiệp

Quản lý tín dụng công

Quản lý tín dụng cơ

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu
tổ chức theo khách hàngquan chính trị
thương

 Đặc điểm
-Phân chia bộ phận dựa trên cơ sở khách hàng và những nhu cầu
mang đặc trưng riêng của từng khách hàng
8


*Ưu điểm:
+ Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
+ Tác động tốt về tâm lý , sự chăm sóc đối với khách hàng
 Nhược điểm:
+ Cần có người quản lý và chuyên gia tham mưu về các vấn đề của
khách hàng
+ Các nhóm khách hàng không phải luôn xác định rõ ràng
e. Mô hình cơ cấu tổ chức nằm ngang
_ Là loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và hướng tới một nền
quản trị phi tập trung
 Đặc điểm :

- Mọi nhân viên của tổ chức đều được khuyến khích tham gia vào
quá trình ra quyết định
- - Công việc được xác định khái quát
- Giới hạn linh hoạt giữa các công việc và các bộ phận
- Quan tâm đến phương thức làm việc theo nhóm
- Di chuyển nhân lực theo chiều ngang
- Tập trung sự chú ý vào khách hàng
TRƯỞNG VĂN PHÒNG
LUẬT SƯ

Luật sư 1

Luật sư 2

Luật sư 3

Sơ đồ 1.5 . Mô hình cơ cấu nằm ngang
f. Mô hình cơ cấu tổ chức hình tháp
Cơ cấu tổ chức hình tháp là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị.
Cơ cấu này thường được sử dụng phương thức quản trị “ trên – dưới” hay “
ra lệnh – kiểm tra”. Trong đó các nhà quản trị ra mệnh lệnh hành chính và
9


kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh.
Mô hình này hoạt động hiệu quả trong môi trường ổn định và có thể
dự báo được. Trong môi trường năng động cơ cấu này tỏ ra ít có hiệu quả
 Đặc điểm :
- Nhiều cấp quản trị , mệnh lệnh hành chính
- Mô tả công việc chi tiết , chuyên môn hóa hoạt dộng

- Giới hạn cứng nhắc giữa các công việc và bộ phận
- Các cá nhân làm việc độc lập
- Di chuyển nhân lực theo chiều dọc
Mô hình cớ cấu tổ chức hình tháp
CHỦ TỊCH HĐTV
.
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

BỘ’

BP

PHẬN

PHÁT

PHÒNG THI CÔNG KT

PHÒNG HÀNH CHÍNH

LÃNH ĐẠO CẤP 1
BP
BP

BP

BỘ


SỬA
NHÂN
PHẬN
Sơ đồTHI
1.6. Mô hình cơ
cấu tổ chức hình
tháp
lãnh đạo
đạo
g.đạo
Mô hình cơ cấu
tổ chức Người
mạngCHỮA
lưới
KINHNgười lãnhTRIỂN
CÔNG
SỰ Người lãnh KẾ
Là cơ cấu mà trong đó mối quan hệ giữa các thành viên ( cá nhân ,
chức năng DỰ
A ÁN
ChứcBẢO
năng B
Chức năng C
DOANH
TOÁN
đợn vị) được thực hiện trên cơ sở bình đẳng
DƯỠNG
 Đặc diểm
_Quản trị theo phương thức tập thể
LÃNH ĐẠO CẤP 2

_Trọng tâm là các nhóm các thành viên
_Liên kết với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh
Người lãnh đạo

Người lãnh đạo

Người lãnh đạo

chức năng A

Chức năng B

Chức nằng C

10
Đối tượng quản lý 1

Đối tượng quản lý 2

Đối tượng quản lý 3


Sơ đồ 1.7: Mô hình cơ cấu tổ chức mạng lưới
Cơ cấu tổ chức mạng lưới được áp dụng khi :
_ Cần thực hiện chiến lược quản trị chất lượng đồng bộ
- Thâm nhập thị trường quốc tế với những rào cản bởi đối thủ cạnh
tranh ở nước sở tại
- Cần quản trị rủi ro trong quá trình phát triển công nghệ với chi phí
cao
1.4. Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức

a. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức
* Tính mục tiêu :Một cơ cấu tổ chức phải thật sự trở thành công cụ
hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của tổ chức
* Tính tối ưu : Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ
phậnvà con người ( không thừa mà cũng không thiếu ) để thực hiện các
hoạt động cần thiết . Giữa các bộ phận và các cấp tổ chức đều thiết lập
được những mối quan hệ hợp lývới số cấp nhỏ nhất
* Tính tin cậy : Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo phối hợp tốt các hoạt
động của các bộ phận trong tổ chức.
* Tính linh hoạt : Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh
hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi
trường .
* Tính hiệu quả : Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện được những
mục tiêu của tổ chức với chi phí nhỏ nhất .
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế cơ cấu tổ chức :
* Chiến lược : Chiến lược và cơ cấu tổ chức là 2 mặt không thể tách
dời trong quản trị hiện đại
11


* Công nghệ : Tính chất và mức độ phức tạp của công nghệ mà tổ
chức sử dụng có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
* Môi trường :Cơ cấu tổ chức thường phải điều chỉnh khi môi trường
tổ chức có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện hoạt động, sản xuất , kinh
doanh
* Thái độ : của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân sự
phải tốt

12



c.Quy trình thiết kế tổ chức :
``

B1: Nghiên cứu , dự báo và
xác định mô hình cơ cấu tông quát

B2 : Chuyên môn hóa công việc

B3 : Xây dựng các bộ phận và
phân hệ của cớ cấu

B4: Thể chế hóa cơ cấu tổ chức

13


Chương 2.THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT
2.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây
dựng Đường Sắt
Tiền thân của Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt là Xí
nghiệp Tư vấn thiết kế công trình thuộc Công Ty CP công trình đường
Sắt .Sau 3năm đi vào hoạt động, Xí nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc,
từng bước khẳng định được thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, sản lượng
thực hiện, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập và đời số của
CBCNV ngày được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng đã xuất
hiện một số hạn chế, khó khăn cần thiết phải tháo gỡ.
Với những hạn chế như vậy, nhận thấy sự ra đời của Công Ty CP Tư
vấn Đầu tư và xây dựng Đường sắt trong thời điểm hiện tại là rất cần

thiết.Ngày 09/11/2007 Công ty CP Tư vấn Đầu tưvà Xây dựng đường sắt
chính thức nhận Giấy đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động theo hình
thức Công ty Cổ phần. Quá trình chuyểnmình từ doanh nghiệp hạch toán
phụ thuộc sang doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo sự điều tiết của thị
trường và sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp là nỗ lực phấn đấu không
ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Công ty.
Hiện nay trụ sở của Công ty tại: Tầng 2 – Tòa nhà số 9 – Đường
Láng Hạ - Phường Thành Công – Quận Ba Đình- Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.5146640;Fax : 40.5146641
2.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công
nghiệp, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế các công trình giao thông;
- Tư vấn, giám sát thi công xây dựng công trình: cầu đường, dân
dụng và công nghiệp ( lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện);

14


- Thiết kế quy hoạch mặt bằng xây dựng công trình;
- Tư vấn lập hồ sơ mới thầu;
2.3 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay
ĐẠI HỘI ĐỒNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM TRA

GIÁM ĐỐC CÔNG TY


PHÒNG KĨ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

Trưởng phòng

PHÒNG THÍNGHIỆM
Trưởng phòng

Trưởng phòng

PHÒNG TCHC
Trưởng phòng

Sơ đồ 1.8 . Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn
đầu tưvà xây dựng đường sắt
Từ mô hình cơ cấu ở trên ta có thể nhận thấy đây là mô hình tổ chức
trực tuyến chức năng. Mô hình này được sử dụng khá phổ biến ở các công
ty xây dựng.
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
 Đại hội đồng:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các
quyền quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn và nghĩa vụ được Luật
pháp và Điều lệ công ty quy định.

15





Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.


Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cổ
đông giám sát HĐQT, Giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành
công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao.


Giám đốc công ty

Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty
trước Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Chủ tịch Công ty
và Pháp luật; Các phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc, điều hành
các công việc được Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch,
Giám đốc, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Pháp luật
về các lĩnh vực, công việc được phân công và được giao


Các phó giám đốc

Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn công tác quản lý kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm nghiệm thu sản phẩm, biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu

các công trình cầu, đường, ghi và các công trình liên quan chuyên ngành
công ty quản lý. Phụ trách công tác khai thác kỹ thuật kỹ thuật đường sắt,
đổi mới công nghệ, thiết bị thi công sửa chữa cầu, đường; Ký duyệt các
thiết kế các Công trình tự lên phương án về cầu, đường, ghi, kiến trúc; Phụ
trách công tác SCTX, sửa chữa khẩn cấp, xây dựng công trình giao thông:
Cầu, cống, đường ngang, kiến trúc, nhà ga, ke ga và bãi hàng;


Phòng kinh doanh

Tham mưu trình Giám đốc Công ty lựa chọn cân đối, tổng hợp và
quản lý kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính, kế hoạch sửa chữa thường

16


xuyên, sửa chữa lớn, sửa chữa khẩn cấp cơ sở hạ tầng Đường sắt đảm bảo
an toàn chạy tàu và kế hoạch kinh doanh ngoài kế hoạch của Nhà nước
giao,


Phòng Tổ chức Hành chính

Tham mưu cho lãnh đạo xử lý văn bản, theo dõi thực hiện văn bản .
Phục vụ đánh máy in ấn, photo copy, đóng dấu tài liệu văn bản. Chuẩn bị
mọi cơ sở vật chất phục vụ Hôi nghị, Hội thảo theo yêu cầu.
Dự thảo các văn bản về nội nghiệp, văn thư lưu trữ. Tổ chức, theo
dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty. Tổ chức tiếp nhận, vào sổ các
loai giấy tờ tài liệu, công văn đi, đến, trình duyệt phân phối và chuyển giao
kịp thời, nhanh chóng, chính xác bảo đảm phát huy hiệu lực của văn bản.

Tổ chức đón khách trong và ngoài ngành đến liên hệ làm việc với công ty;
Phối hợp các phòng ban chức năng, giải quyết các việc có liên quan
đến nhiệm vụ chức năng của phòng.


Phòng Kỹ thuật

Là bộ phận tham mưu có chức năng: Tham mưu cho Giam đốc Công
ty về công tác quản lý kỹ thuật cầu, đường, hầm, nhà và các công trình kiến
trúc, thiết bị khác của đường sắt;
Chỉ đạo nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý chỉ đạo công tác duy tu sửa chữa
cầu, đường, hầm, nhà và các công trình kiến trúc, thiết bị khác của đường
sắt, các công trình xây dựng cơ bản trong phạm vi công ty quản lý, đảm
bảo an toàn và chất lượng sản phẩm;
2.4Thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
và xây dựng đường sắt
a. Thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty 2 năm gần đây
*Sự phân cấp quản lý khá rõ ràng
Bộ máy cơ cấu của công ty đã có sự phân cấp khá rõ ràng. Trong
công ty ngoài Giám đốc và Phó giám đốc được lập do sự quyết định của

17


Hội đồng quản trị thì ngoài ra công ty còn có các Trưởng phòng ở các bộ
phận..Quyền hạn và chứcvụ của mỗi người được quy định trong quy chế
của công ty. Việc phân cấp này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo cấp cao giảm
được khó khăn và mang lại hiệu quả cao do không phải quản lý quá nhiều
bộ phận. Việc xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người sẽ giúp
cho họ thực hiện công việc một cách nhất quán đúng quyền hạn của họ. Và

từ đó làm cho mối quan hệ trong tổ chức sẽ được rạch ròi và mọi thành
viên trong tổ chức sẽ được quản lý một cách chặt chẽ tạo tâm lý để họ làm
tốt nhiệm vụ hơn nữa. Sự phân cấp quản lý càng rõ ràng thì càng giảm
được sự sung đột quyền lợi giữa các thành viên
* Bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ
Bộ máy tổ chức của công ty được thiết kế khá gọn nhẹ phù hợp với
một công ty vừa mới cổ phần hoá. Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế
theo tính chất các công việc cần phải thực hiện, do đó bộ máy của nó khá
gọn nhẹ. Điều này giúp cho công ty giảm được sự lãng phí về nguồn lực
đồng thời giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn.
Có thể nói, bộ máy của công ty khá gọn nhẹ và hoạt động có hiệu
quả. Tuy nhiên đây chưa phải là cơ cấu tối ưu. Với môi trường cạnh trạnh
ngày càng muôn màu muôn vẻ như hiện nay thì cơ cấu này chưa thể chắc
chắn cho sự phát triển của công ty. Bởi vì trong mô hình này còn có một
vài mặt vẫn chưa đạt được.

18


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Đối tượng:nhà quản trị (Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
đường săt
Cơ cấu tổ chức là một phần không thể thiếu trong quản trị. Trong nền
kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh này, mỗi công ty cần có một cơ cấu tổ
chức thật sự hợp lý để phát huy tốt nhất thế mạnh của mình. Sau thời gian
thực tập tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của
công ty Cp tư vấn , đầu tư và xây dựng đường đường săt ”.
Để có thêm cơ sở dữ liệu , thông tin, nhằm thực hiện đề tài, rất mong
có sự giúp đỡ của quý vị, kính đề nghị quý vị vui lòng cho biết các thông

tin sau:
Kính gửi: Ông (bà):…………………………………………
Chức vụ công tác:………………………………………......
(Xin vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (√) vào những lựa chọn
trong các câu hỏi sau đây).
PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Thời gian Ông (bà) làm việc tại công ty ?
□ Dưới 1 năm□ từ 1 đến 3 năm□ trên 3 năm
2. Độ tuổi của Ông (bà) ?
□ Dưới 30 tuổi□ từ 30 đến 40 tuổi□ trên 40 tuổi
PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC
3. Xin Ông (bà) cho biết cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay theo
mô hình nào?
□ Mô hình tổ chức đơn giản
□ Mô hình tổ chức chức năng
□ Mô hình tổ chức khu vực
□ Mô hình hỗn hợp trực tuyến chức năng

19


□ Mô hình tổ chức ma trận
4. Các bộ phận của công ty đã được hình thành theo tiêu chuẩn
nào?
□ Theo số lượng nhân viên
□ Theo sản phẩm
□ Theo thời gian làm việc
□ Theo lãnh thổ
□ Theo chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
□ Theo khách hàng

□ Theo quy trình, thiết bị sản xuất
5. Theo Ông (bà) , cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty đã hợp lý
chưa?
□ Hợp lý□ chưa hợp lý
6. Ông (bà) đánh giá tình hình tuân thủ các nguyên tắc tổ chức tại
công ty hiện nay thế nào? (ghi chú: mức 5 là Tốt, 4 là Khá, 3 là Trung
bình, 2 là Yếu, và mức 1 là Kém)
Stt

Các nguyên tắc tổ chức
5

Điểm quan trọng
4
3
2

1

1
2

Thống nhất chỉ huy
Nguyên tắc gắn với mục

3
4
5

tiêu

Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc cân đối
Nguyên tắc linh hoạt
7. Xin ông (bà) cho biết các nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến cơ

cấu tổ chức của công ty? Mức độ?
(ghi chú: mức 5 là ảnh hưởng nhiều nhất, mức 1 là ảnh hưởng ít
nhất)
Stt

Nhân tố
5

1

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
20

ảnh hưởng
4
3
2

1


2
3
4
5


Công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp
Thái đô của lãnh đạo cấp cao
Môi trường bên ngoài
8. Xin ông (bà) cho đánh giá về số lượng phòng ban hiện nay trong

cơ cấu tổ chức của công ty?
□ Đủ□ chưa đủ
9. Số lượng nhân viên bố trí trong các phòngban chức năng đã hợp
lý chưa?
□ Hợp lý□ chưa hợp lý
10.Ông (bà) đánh giá thế nào về tác phong làm việc của nhân viên?
□ Tốt □ trung bình□kém
11. Quá trình phân công nhiệm vụ trong công ty đã hợp lý chưa?
□ Hợp lý□ chưa hợp lý
12.Phạm vi quyền hạn, trách nhiệm củanhà quản trị trong công ty
hiện nay có rõ ràng không?
□Rõ ràng□ chưa rõ ràng
13.Việc phân công quyền hạn trách nhiệm của nhà quản trị trong
công ty hiện nay có bị chồng chéo không?
□Chồng chéo□ không chồng chéo
14.Việc phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban trong công ty có bị
chồng chéo không?
□ Chồng chéo□không chồng chéo
15.Phân công nhiệm vụ cho nhân viên đã được thực hiện ra sao?
□ Hợp lý□ chưa hợp lý
16. việc kiểm tra kết quả thực hiện công việc của nhân viên được
tiến hành ra sao?
□ Thường xuyên□ không thường xuyên

17. việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong công ty được

21


×