Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Góp ý dự thảo Chỉ thị của Bộ trưởng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác, không uống rượu, bia trong giờ làm việc và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong Ngành Tư pháp Chi thi BT 15012013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.39 KB, 3 trang )

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:

/CT-BTP

Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2013

DỰ THẢO

CHỈ THỊ
Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác, không uống rượu, bia trong
giờ làm việc và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong
Ngành Tư pháp
Qua 04 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày
31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời
giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; nhìn chung, các cơ
quan, đơn vị trong toàn Ngành Tư pháp đã đạt được những kết quả nhất định:
tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc ở
từng cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên
chức còn có tác phong, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ được giao; sử dụng thời gian làm việc chưa hiệu quả,
vẫn còn để xảy ra tình trạng uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa
làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác, tác phong và uy tín của cán bộ, công
chức, viên chức ngành Tư pháp.


Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008
của Thủ tướng Chính phủ, góp phần khắc phục những hạn chế, tăng cường kỷ
luật, kỷ cương trong công tác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị:
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, người
đứng đầu các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong cơ quan Bộ Tư pháp tổ
chức thực hiện nghiêm các nội dung sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế làm việc cụ thể tại cơ
quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ được được giao.
Nội dung của nội quy, quy chế phải có quy định cụ thể về thời gian làm việc
hành chính trong ngày; quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp (nếu có); quy
định cán bộ, công chức, viên chức không uống rượu, bia, đồ uống có nồng độ
cồn cao ngay trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc
và ngày trực.


Chỉ đạo các nhà ăn, nhà khách trực thuộc không phục vụ hoặc bán rượu,
bia cho các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tiếp khách... vào buổi sáng, buổi trưa
các ngày làm việc.
b) Thực hiện đúng quy định về chế độ hội họp trong hoạt động của cơ
quan, đơn vị nhằm giảm số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc họp, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Gương mẫu trong công tác, thực hiện quy tắc ứng xử; phân công công
việc khoa học, hợp lý để cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị
làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
d) Giáo dục, nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính cho cán bộ,
công chức, viên chức do cơ quan, đơn vị quản lý trong công tác. Quán triệt và
triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức,
viên chức Ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2659 /QĐ-BTP
ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); gương mẫu học tập

và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và quy định của Ban
Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các cấp” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
2. Cán bộ, công chức, viên chức:
a) Chấp hành nghiêm và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy
định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
b) Không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về
sớm; thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia, đồ uống có nồng độ
cồn cao ngay trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc
và ngày trực theo quy định (kể cả trong hội nghị và tiếp khách buổi trưa).
c) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm an ninh trật tự trong cơ
quan, đơn vị.
3. Tổ chức thực hiện:
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có trách
nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách quán triệt thực
hiện nghiêm Chỉ thị này trong các cơ quan Thi hành án dân sự.

2


c) Văn phòng Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng đôn đốc, theo dõi việc
triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ trưởng về
tình hình tổ chức thực hiện trong toàn Ngành.
Chỉ thị này được phổ biến đến các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, các cơ
quan Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực
hiện./.
Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- P.TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
- VPCP (để theo dõi);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Đảng uỷ và các tổ chức CT-XH cơ quan Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp,
Cục THADS, Chi cục THADS (để thực hiện);
- Cục CNTT (để đăng trên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, TH.

BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường

3



×