Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH các kỹ NĂNG QUẢN TRỊ của BILL GATES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.2 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ
thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được
giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước
kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ
chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.
Các cấp bậc của nhà quản trị gồm : Nhà quản trị cấp cao , nhà quản trị
cấp trung gian và nhà quản trị cấp cơ sở. Trong quản trị có 4 chức năng hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Theo đó các nhà quản trị không thể thiếu
được các kĩ năng về chuyên môn - nghiệp vụ, kỹ năng về nhân sự và kỹ năng tư
duy.
Quản trị là một nghệ thuật, nhà quản trị là một nghệ sỹ, vì thực tiễn hoạt
động kinh doanh luôn thay đổi, nhà quản trị không được áp dụng kiến thức một
cách cứng nhắc, giáo điều mà phải vận dụng một cách khoa học sáng tạovà hài
hóa nhất đối với công việc của mình. Tuy nghệ thuật quản trị là quan trong nhất
song phải coi khoa học quản trị là nền tảng, không phủ nhận khoa học quản trị,
đó là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết các vấn đề một cách khéo
léo, có hiệu quả đối với mỗi tình huống cụ thể nhất định. Giúp nhà quản trị tận
dụng được cơ hội, nắm bắt thời cơ và sử dụng kinh nghiệm, kết hợp giữa trực
giác và hiểu biết khoa học.
Đóng vai trò là nèn tảng của quản trị chính là chức năng và kỹ năng quản
trị. Nhà quản trị thực hiện các chức năng và kỹ năng quản trị để đạt được đến
những mục tiêu của tổ chức.
Nhằm góp phần làm rõ tính khoa học, tính nghệ thuật trong nghệ thuật
quản trị. Tôi đã chọ đề tài “ Phân tích kỹ năng quản trị của Bill Gates”,
Microsoft là công tý có lịch sử hoạt động lâu đời, nên các phương pháp quản trị
1


đã được thiết lập và định hình,đồng thôi công ty cũng được thành lập ở đát nước


có nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới. Và với kỹ năng quản trị của
người đúng đầu tài ba là Bill Gates càng đưa Microsoft phát triển vượt bậc hơn
nũa, ông là một trong những nhà quản trị thành công nhất thế giới.
Vì vậy việc chọn đề tài này giúp tôi hiểu biết thêm cách ứng dụng quản trị
trong thực tiễn, thu thêm nhiều kinh nghiệm cho mình từ cách quản trị của các
tập đoàn doanh nghệp lớn đúng đầu thế giới. Tích lũy thêm nhiều kiến thức để
vận dụng giải quyết các vấn đè sau này trong công việc của mình.

Trong bài tiểu luận tôi chia ra làm 3 chương:
Lời mở đầu.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VÀ CÁC
CHỨC NĂNG, KỸ NĂNG QUẢN TRỊ.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BILL
GATES.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG CHO CÁC CẤP
QUẢN TRỊ.

2


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VÀ CÁC
CHỨC NĂNG, KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm quản trị
Có nghiều các định nghĩa khác nhau về quản trị
Theo Mary Parker Follett: quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông
qua người khác.
Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng
nhiệm vụ cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong
đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định".

James Stoner và Stephen Robbín: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra.
Mary Parker Follett cho rằng "quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua người khác".
Ý kiến khác: Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên
đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã
định trước.
Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:
Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.
Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.
Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó
đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt
được mục tiêu.
3


1.2. Các chức năng quản trị.
Các chức năng quản trị để chỉ những nhiệm vụ lớn nhất và bao trùm nhất
trong các hoạt động về quản trị.
Các chức năng quản trị cơ bản gồm 4 chức năng: Chức năng lập kế hoạch,
chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm soát.
1.2.1. Chức năng hoạch định
Hoạch định là lien quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu
cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế
hoạc thận trong và đúng đắn dễ dẫn tới thất bại trong quản trị.
Xác định mục tiêu và phương hướng cần đạt được.
Xác định và cam kết các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
Quyết định công việc cần thiết để đạt được mục tiêu.

Hoạch đình là chức đầu tiên và và mọi chức năng nhiệm vụ đều phụ thuộc
vào nó. Nó có vai trò định hướng cho các chức năng khác.
1.2.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự.
Công việc này bao gồm:
+ Thiết lập cơ cấu và mỗi quan hệ giữa các thành viên.
+ Phối hợp nhân lực và các nguồn lự khác.
Tổ chức đúng đắn sẽ tạo lên môi tường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động
đạt được mục tiêu. Nếu tổ chức kém thì doanh nghiệp sẽ thất bại, dù hoạch định
có tốt.
1.2.3. Chức năng lãnh đạo
4


Là định hướng, phối hợp, thúc đẩy. Tạo ra một môi trường làm việc khuyến
khích và thúc đẩy con người làm việc với niềm đam mê và hiệu quả cao.
Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa doanh nghiệp đến với thành công mặc
dù hoạch định và tổ chức chưa thật tốt, nhưng chắc chẵn sẽ thất bại nếu lãnh đạo
kém
1.2.4. Chức năng kiểm tra
Sau khi đề ra mục tiêu, xác định được kế hoạch, vạch rõ việc xác định cơ
cấu, nhân sự, công việc còn lại... Nhưng vẫn có thể thất bại nếu không kiểm tra.
Công tác kiểm tra bao gồm:
+ Thiết lập các tiêu chuẩn.
+ Đo lường kết quả.
+ Điều chỉnh hoạt động.
+ Điều chỉnh các tiêu chuẩn.
Đo lường, đánh giá quá trình hoạt động trong tổ chức nhằm đảm bảo hoàn
thành kế hoạch đã đặt ra.
1.3 Các kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị

Các kỹ năng quản trị không thể thiếu ở một nhà quản trị giỏi. Để hoàn thành
tốt các công hay giải quyết các vấn đề quan trọng thì nhà quản trị phải đảm
được các kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ.
+ Kỹ năng nhân sự.
+ Kỹ năng tư duy
1.3.1. Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ
5


Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác là
trình độ chuyên môn của nhà quản trị.
Là kiến thức khả năng cần thiết để hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên
môn. Thí dụ, đối với nhà quản trị cần phải có các kỹ năng trong lĩnh vực kế
toán, tài chính; Marketing; sản xuất v.v... Kỹ năng này có được qua việc học ở
trường hay các lớp bồi dưỡng, kinh nghiệm thực tế.
1.3.2. Kỹ năng nhân sự
Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và
điều khiển nhân sự.
Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với
những người khác nhằm tạo ra sựa thuận lợi và thức đẩy sự hoàn thành công
việc chung.
Là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh,
là thành viên của tổ chức và là nhà lãnh đạo điều hành công việc được trôi chảy.
Nhờ đó, nhà quản trị có thể thúc đẩy người khác làm việc theo đuổi mục tiêu
của tổ chức. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho nhà quản trị là biết cách
thông đạt (viết, nói...) một cách hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến
người khác, xây dựng bầu không khí hợp tác giữa mọi người cùng làm việc
chung và biết cách động viên nhân viên dưới quyền.
1.3.3. Kỹ năng tư duy

Là cái khố hình thành nhất nhưng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là
đối với những nhà quản trị cấp cao.
Kỹ năng này tư duy giúp nhà quản trị đề ra đúng đường lối chính sách đối
phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ
chức.
6


Là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ chức thích ứng
được với hoàn cảnh. Nhà quản trị cần nhận ra được những yếu tố khác nhau và
hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa ra những cách giải
quyết đúng đắn nhất có lợi cho tổ chức. Kỹ năng tư duy là cái khó tiếp thu nhất
và đặc biệt quan trong đối với các nhà quản trị.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA
BILL GATES
2.1 Tiểu sử về Bill Gates
William Henry "Bill" Gates III sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 sinh ra
ở Seattle, Washington, bố là William H. Gates, Sr. và mẹ Maxwell Gates, là
7


những người gốc Anh, Đức và Scotland-Ailen. Ông sinh ra và lớn lên trong gia
đình khá giả; bố ông là một luật sư có tiếng, mẹ ông thuộc ban giám đốc của
công ty tài chính First Interstate BancSystem và United Way of America, và ông
ngoại ông, J. W. Maxwell là chủ tịch của một ngân hàng liên bang. Gates có chị
gái Kristi (Kristianne), và một em gái là Libby. Ông là đời thứ tư trong gia tộc,
nhưng người ta biết đến ông như là William Gates III hay "Trey" (ba) do bố ông
đã bỏ hậu tố "III" trong tên gọi. Khi còn nhỏ, nghề nghiệp của bố mẹ Bill Gates
đã làm cho ông có ước mơ trở thành luật sư. Là một doanh nhân người Mỹ, nhà

từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà
ông cùng với Paul Allen đồng sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách
những người giàu nhất thế giới và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2014,
ngoại trừ tháng 3/2013, 3/2012, tháng 3/2011 (hạng 2) và 2008 khi ông chỉ xếp
thứ ba. Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế
giới. Gần đây, ông cũng là người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỷ đô la
Mỹ. Ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư phần mềm định hướng cho sự
phát triển của tập đoàn. Hiện tại, ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất
trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. Ông cũng là tác giả và đồng
tác giả của một số cuốn sách.
Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy
tính cá nhân. Mặc dù nhiều người ngưỡng mộ ông, nhiều đối thủ cạnh tranh đã
chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh
không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện
tụng. Nhưng sự thật đã chứng minh ông là một nhà quản trị tài ba cùng sự
thông minh của mình không chỉ là người nổi tiếng về khối tài sản mà còn nổi
tiếng về các hướng đi mới về quản trị. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp,
Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn
cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda
Gates, được thành lập năm 2000.
8


Gates đã thôi giữ chức giám đốc điều hành của Microsoft từ tháng 1 năm
2000 nhưng ông vẫn còn là chủ tịch và kiến trúc sư trưởng về phần mềm tại tập
đoàn. Tháng 6 năm 2006, Gates thông báo ông sẽ chỉ giành một phần thời gian
làm việc cho Microsoft và giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda
Gates. Bill dần dần chuyển vị trí kiến trúc sư trưởng sang cho Ray Ozzie, và vị
trí giám đốc chiến lược và nghiên cứu sang cho Craig Mundie. Ngày làm việc
toàn phần cuối cùng dành cho Microsoft của Gates là ngày 27 tháng 6 năm

2008. Ông vẫn còn giữ cương vị chủ tịch Microsoft nhưng không điều hành
hoạt động tập đoàn. ( Theo wikipedia )

2.2 Phong cách quản trị của Bill Gates
Bill Gates luôn đặt ra những hướng đi cùng yêu cầu rất riêng biệt. Đầu
tiên ông luôn xem trọng vấn đề nhân sự, muốn có một công ty phát triển nhanh
mạnh và bền vững, yếu tố này luôn được đặt lên hàng đầu. Minh chứng cho
điều đó công ty Microsoft luôn cố gắng thuê được những người nằm trong số
5% thông minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là một
chiến lược mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm công ty có thể thu hút được
những bộ não ưu tú nhất của ngành. Việc lựa chọn người được tiến hành dưới
nhiều hình thức. Một nguồn nhân lực rất tiềm năng chính là từ sinh viên của các
trường đại học nổi tiếng. Một trong những điều thú vị là làm việc tại Microsoft
cho dù là người thông minh đến mức nào thì họ vẫn phải luôn để tương xứng
với công việc của mình. Họ phải không ngừng cống hiến hết sức lực và tài năng
của mình cho công việc của hãng và bù vào đó cũng được đền đáp một cách
xứng đáng. Thứ hai ông luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc thoải
mái tiện nghi để các nhân viên có cảm giác như đang ở nhà của chính mình vậy.
Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên Gates
ngay từ những ngày đầu thành lập và luôn trung thành với Gates, cũng như
Microsoft. Chính cách đối xử tuyệt vời của Gates với những nhân viên của ông
9


đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù. Microsoft duy trì một tinh thần
đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Lương không
phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không trả
lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác
rằng mình là người đang thay đổi thế giới”.Tại Microsoft tất cả các nhân viên
làm việc chính thức có văn phòng riêng của mình. Họ có thể bày biện văn

phòng của mình để ứng với nhu cầu đặc biệt của họ. Bên cạnh đó, công ty
thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là xây
dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa những người
quản lý cấp dưới và cấp trên. Cách điều này đã làm tinh thần người nhân viên
luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao. Thứ ba Bill Gates luôn tôn
trọng mọi góp ý hay ý kiến của chính nhân viên công ty. Không chỉ là một nhà
quản lý giỏi, Bill Gates còn là người biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của
nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho
công ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates mà các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc dành
thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của
họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft.
Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và được chính Bill
Gates còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị. Một ý tưởng hay sẽ có thể
được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự Microsoft trên
toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý. Điều này giúp cho tất cả mọi nhân
viên tại Microsoft đều hăng say đóng góp ý kiến và cống hiến vì công ty. Không
chỉ dừng lại ở đó, ông còn là một nhà quản trị có tầm nhìn rất xa. Ông luôn đi
đầu, nắm rõ được xu hướng thị trường, tạo chiến lược mới phù hợp với mọi thời
điểm. Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì Gates đã luôn mong muốn
và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi
tiếng thế giới. Điều cốt lõi của sự thành công của Microsoft chính là những
10


nhãn quan và tầm nhìn chiến lược của Bill Gates về vai trò quyết định của công
nghệ tin học và truyền thông, của máy tính và mạng Internet trong toàn bộ đời
sống kinh tế xã hội tương lai của loài người. Nhờ sự am hiểu sâu sắc về công
nghệ học cùng phương pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình, ông đã thể hiện
một khả năng đặc biệt trong việc xác định khuynh hướng trong tương lai và chỉ

đạo chiến lược cho Microsoft. Ông đã nắm bắt được thị trường luôn đầu tư phát
triển những lịch vực phù hợp với thị hiếu của người dùng trong các thời kì. Điển
hình là việc mua lại rất nhiều công ty về di động mạng xã hội, . . . Thứ tư xây
dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ. Microsoft không phải là một công ty to lớn
và đơn lẻ mà là một tập hợp những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những
nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia
thành những đơn vị, dự án nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh. Microsoft
duy trì sự độc lập và năng động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng
nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của một công ty lớn.
Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh trong chính công ty, đồng thời khai thác
triệt để thế mạnh của các công ty nhỏ. Chính bí quyết này đã tạo ra được nhiều
sản phẩm chất lượng trên mọi lĩnh vực liên quan tới công nghệ thông tin của
công ty ông. Phương thức điều hành chính xác tuyệt đối. Bill Gates cùng với
Paul Allen đã sáng lập ra công ty Microsoft với số vốn ban đầu chỉ là 16.005 đô
la để phát triển các phần mềm cho máy tính cá nhân. Nhờ những bước đi nhỏ lẻ
ban đầu, ông hiểu được vai trò quan trọng của phương thức quản lý và điều
hành. Ông yêu câu những viên chức điều hành cao cấp của Microsoft phải biết
rõ những gì diễn ra trong tập đoàn thông qua báo cáo hàng tháng. Do nắm vững
những gì đang diễn ra tại Công ty, Gates thường đưa ra những quyết định chính
xác phù hợp với hướng chiến lược của Microsoft. Nhưng ai cũng có thể hiểu
được thành công nào cũng phải trải quá vô số thất bại. Bill gates cũng hiểu được
điều đó, vì vậy ông luôn học hỏi rút kinh nghiệm từ những thất bại. Tất nhiên,
Bill không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Ông cũng không tránh
11


khỏi những thất bại cay đắng. Ngay trong buổi chia tay Microsoft, Gates vẫn
không quên thừa nhận rằng: "Không nhận ra sức mạnh của Internet" chính là
một trong những sai lầm lớn nhất của ông. Tuy nhiên, ông luôn học hỏi những
kinh nghiệm từ thất bại của mình. Một trong những câu nói nổi tiếng của Bill

chính là "Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến cho những người thông
minh nghĩ rằng mình không thể thất bại”. Điều này được thể hiện rõ trong cách
thức đối mặt với thất bại của nhân viên Microsoft. Trong công ty có quy tắc bất
thành văn là một tin tức xấu đều phải được phát tán, loan báo nhanh chóng cho
mọi người rút kinh nghiệm. Sau khi mỗi dự án được hoàn tất, Microsoft sẽ họp
tổng kết dự án để bàn luận về mọi điều đã làm và những điều có thể để làm tốt
hơn.

KẾT LUẬN
Nhà quản trị là người có vai trò rất quan trọng trong mỗi tổ chức của chúng ta,
họ là những người dẫn đầu trong tổ chức để đặt ra mục tiêu cho mọi người và
cùng mọi người đạt được mục tiêu đó. Nhà quản trị luôn là người điều khiển,
điều hành công việc của người khác đặt mục tiêu cho họ để họ thực hiện, cũng
là người luôn phải “đứng mũi chịu sào” cho mọi người đặc biệt là cho cả tổ
chức mọi khi tổ chức gặp chuyện hay phàn nàn xung quanh . Đôi khi nhà quản
12


trị lại đóng vai các nhà hòa giải để giải quyết những xung đột cá nhân trong tổ
chức, liên kết mọi người thống nhất lại với nhau để tạo ra tập thể đoàn kết hơn
để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Họ cũng phải đi thu thập thông tin cả trong
lẫn ngoài tổ chức, xem xét điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra hướng đi mới cho tổ
chức của họ giúp đạt mục tiêu nhanh hơn và tạo ra các mục tiêu mới giúp cho tổ
chức hoặc công ty ngày càng phát triển làm giàu cho đất nước.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web : (Viết mục

tiêu SMART)
(Tiểu sử Bill Gates)

14



×