Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

SỰ LAN TRUYỀN QUA ĐẤT, TÀN DƯ THỰC VẬT CỦA NẤM Fusarium moniliforme VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÚA VON Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ DŨNG

SỰ LAN TRUYỀN QUA ĐẤT, TÀN DƯ THỰC VẬT CỦA NẤM
Fusarium moniliforme VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH LÚA VON Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

LÊ DŨNG

SỰ LAN TRUYỀN QUA ĐẤT, TÀN DƯ THỰC VẬT CỦA NẤM
Fusarium moniliforme VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH LÚA VON Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM VĂN DƯ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


SỰ LAN TRUYỀN QUA ĐẤT, TÀN DƯ THỰC VẬT CỦA NẤM
Fusarium moniliforme VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH LÚA VON Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LÊ DŨNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS. NGUYỄN THƠ
Hội Bảo vệ thực vật

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN THỊ THU THỦY
Đại học Cần Thơ
4. Phản biện 2: TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Đại học Nông Lâm TP. HCM
5. Ủy viên:


PGS.TS. PHẠM VĂN DƯ
Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


 


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lê Dũng, sinh ngày 07 tháng 04 năm 1983 tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế, là con Ông Lê Kháng và Bà Huỳnh Thị Mai.
Tốt nghiệp phổ thông tại trường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học ngành Vườn và sinh vật cảnh, hệ chính quy tại Trường
Đại học Nông lâm Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau đó, làm việc tại Khoa Nông lâm, Trường Đại học Đà Lạt, thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 2 năm 2006 đến nay, chức vụ Giảng viên.
Tháng 09 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Đại học
Nông Lâm Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình
Địa chỉ liên lạc: 01 Phù Đổng Thiên Vương – Phường 8 – thành phố Đà Lạt
– tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại

: 0905 933 725

Email


:

ii 
 


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lê Dũng

iii 
 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn tất đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của mọi
người.
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến:
ƒ Quý Thầy, Cô giáo Khoa Nông học, Phòng Sau đại học – trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
ƒ PGS. TS. Phạm Văn Dư đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi đi đúng
hướng và hoàn thành đề tài.
ƒ TS. Lê Cẩm Loan, Cô đã cho tôi những ý kiến bổ ích và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
ƒ Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Lâm – Trường Đại học Đà Lạt đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.

ƒ Ban Lãnh đạo Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
ƒ Các Anh, Chị, Em Bộ môn Bệnh cây – Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài này.
ƒ Các Anh, Chị, Em đồng nghiệp và bạn bè là nguồn động viên lớn về tinh
thần giúp tôi thực hiện tốt đề tài.
ƒ Bố, Mẹ, và các anh chị em trong gia đình là nguồn động viên lớn về tinh
thần cũng như vật chất để tôi hoàn thành đề tài.

LÊ DŨNG

iv 
 


TÓM TẮT
Đề tài “Sự lan truyền qua đất, tàn dư thực vật của nấm Fusarium
moniliforme và một số biện pháp phòng trừ bệnh lúa von ở đồng bằng sông
Cửu Long” được thực hiện tại phòng thí nghiệm, nhà lưới và khu thực nghiệm của
Bộ môn Bệnh cây thuộc Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, huyện Thới Lai, tỉnh
Cần Thơ, từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
Nghiên cứu độ sâu lây bệnh vào đất được thực hiện trong nhà lưới. Đất được
rãi nấm F. moniliforme đã chuẩn bị bằng môi trường trấu – lúa với lượng 200 kg/ha
ở các độ sâu 0, 2, 4 cm và đối chứng không rãi nấm. Kết quả thí nghiệm cho thấy
rãi nấm F. moniliforme trên bề mặt đất rồi gieo hạt ngay sau đó thì tỷ lệ cây bệnh
cao nhất ở tất cả các thời điểm khảo sát. Phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu cơ chế lan truyền nấm bệnh từ đất.
Nghiên cứu cơ chế truyền bệnh từ đất sang cây lúa được thực hiện trên đồng
ruộng trong 2 vụ: Đông Xuân 2008 – 2009 và vụ Hè Thu 2009. Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu 3 nhân tố RCBD với 3 lần lặp lại. Một nhân tố là đất có và không

lây nhiễm, một nhân tố là hạt giống không xử lý và có xử lý bằng nước muối 15 %,
và 2 giống thí nghiệm, giống Jasmin 85 (mẫn cảm) và giống OM 4900 (kháng tốt
với bệnh). Kết quả thí nghiệm cho thấy nấm bệnh có khả năng lan truyền qua đất và
tàn dư thực vật trong đất sau mỗi vụ thu hoạch. Như một kết quả bổ sung cho cơ
chế truyền bệnh từ đất và tàn dư thực vật, các mẫu thân cây bệnh và tàn dư thực vật
cũng được thu thập và quan sát dưới kính hiển vi để làm bằng chứng cho sự tồn tại
của nấm bệnh trên rơm rạ sau thu hoạch. Quả thể Gibberella fujukuroi đã được tìm
thấy trên bẹ lá cây bệnh. Kết quả này là bằng chứng về sự hiện diện của F.
moniliforme và giai đoạn hữu tính của nấm bệnh trên đồng ruộng vào cuối mùa vụ.
Đây là bằng chứng đầu tiên về giai đoạn hữu tính Gibberella fujikuroi trong điều
kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Để đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý nước trong phòng trừ bệnh, hạt
giống lúa được lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp áo với bào tử F. moniliforme


 


 

ở nồng độ 106 bào tử / ml có chứa 2 % dung dịch Tween 20. Hạt giống được xử lý
với mức ngâm hạt: (i) ngâm sâu (150 cm) và (ii) ngâm cạn (20 cm). Sau đó, hạt
được gieo trên ruộng với 2 cách xử lý: (1) cho ngập nước 5 cm ngay sau khi sạ kéo
dài trong 12 giờ, và (2) cho ngập sau 5 ngày sạ theo phương pháp thông thường.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc ngâm hạt có hiệu quả làm giảm lượng mầm bệnh
trên hạt, nhưng độ sâu ngâm hạt không có ý nghĩa đối với biểu hiện bệnh trên đồng
ruộng. Trong khi đó, biện pháp quản lý ngập nước ngay sau khi sạ có khả năng hạn
chế bệnh trên đồng ruộng.
Thí nghiệm về khảo sát hiệu quả của biện pháp xử lý hạt cũng được thực
hiện trên đồng ruộng. Kết quả cho thấy việc xử lý hạt với nước muối 15% có hiệu

quả tốt trong phòng trừ bệnh lúa von và là biện pháp thân thiện với môi trường.

vi 
 


SUMMARY
The thesis “Assessment on soil-borne mechanism of Fusarium
moniliforme and Bakanae disease management in the Mekong Delta” was
conducted at the laboratory, screen-house and experimental plots of Department of
Plant Pathology, Cuu Long Delta Rice Research Institute, Thoi Lai district – Can
Tho province, from September – 2008 to November – 2009.
Study on depth of inoculation in soil was done in the screen-house. Soil was
inoculated by artificially infected rice-chaff with the dose of 200 kg/ha at the depth
of 0 cm, 2 cm and 4 cm. Results indicated that inoculation on the soil surface was
sufficient to ensure higher disease incidence at different rice growth stages. This
technique was used to study on soil-borne mechanism of pathogen.
Assessment on soil-borne mechanism of F. moniliforme were carried out in
the field in Dry season 2008-2009 and Wet season 2009. The experiment was laid
out in 3 factorial design in RCBD with 3 replications. One factor was soil with and
without inoculation with F. moniliforme inoculum, the other was seed with and
without treatment with 15 % of Sodium Chloride (NaCl) and two rice varieties,
Jasmine 85 (susceptible to bakanae) and OM 4900 (tolerant to bakanae) were used.
The results of this experiment indicate that F. moniliforme is soil-borne. As a result
to supplement soil-borne mechanism of bakanae disease (F. moniliforme), diseased
plants were collected as proof of occurrence of the fungi on the rice stubble on the
field for microscope examination. Perithecia of Gibberella fujikuroi were found out
on the leaf sheath. These are proofs for occurrence of F. moniliforme and
teleomorph of bakanae on the field at the end of growing season. This is the first
proof of perfect stage of Gibberella fujikuroi in the nature condition in the Mekong

Delta.
To assess the effect of water management on control of Bakanae diseases,
rice seed was artificially inoculated by coating with spore suspension of F.
moniliforme at the concentration of 106 spores / ml and 2% of Tween 20 solution.

vii 
 


 

Rice seed was treated in two deep water levels of soaking: (i) soaking at level of 0.2
m, and (ii) that of 1.5 m. Then they were sown on the field with 2 treatments: (i)
submerged immediately after sowing, (ii) submerged at 5 days after sowing as
farmer’s practice. Results showed that soaking seeds respectively under shallow
and deep water of 20 and 150 cm could reduce F. moniliforme which contaminated
on rice seeds, but these could not reduce bakanae disease incidence. However,
seeds submerged immediately after sowing can decrease bakanae incidence in the
field.
The other experiment was set up in the field in order to evaluate the effect of
seed treatments on the management of bakanae disease. Results showed that seed
treatment with 15 % sodium chloride is considered as the best and more ecofriendly practice.

viii 
 


MỤC LỤC
Trang tựa


Trang

Trang chuẩn y ...................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ...................................................................................................ii
Lời cam đoan .................................................................................................... iii
Lời cảm ơn......................................................................................................... iv
Tóm tắt................................................................................................................ v
Summary...........................................................................................................vii
Mục lục .............................................................................................................. ix
Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................xii
Danh sách bảng .............................................................................................. xiii
Danh sách hình ................................................................................................. xv
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1 
Chương 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4 
2.1 Sự phân bố, gây hại của phức hệ F. moniliforme và bệnh lúa von ...................... 4 
2.2 Triệu chứng bệnh trên lúa .................................................................................... 6 
2.3 Tác nhân gây bệnh lúa von.................................................................................. 8 
2.3.1 Đặc điểm phân loại............................................................................................ 8 
2.3.2 Đặc điểm của giai đoạn vô tính F. moniliforme............................................. 10 
2.3.3 Đặc điểm của giai đoạn hữu tính Gibberella fujikuroi .................................. 11 
2.4 Chu kỳ phát triển của nấm F. moniliforme – chu kỳ bệnh ................................. 11 
2.5 Dịch tễ học và điều kiện phát sinh phát triển bệnh ........................................... 15 
2.6 Cơ chế lan truyền và gây hại của nấm F. moniliforme ..................................... 18 
2.7 Nguyên lý và các biện pháp phòng trừ.............................................................. 19 
2.7.1 Hóa học và xử lý hạt giống ............................................................................ 19 
2.7.2 Sinh học ........................................................................................................... 21 
2.7.3 Sử dụng giống kháng ..................................................................................... 22 
2.7.4 Xử lý hạt giống............................................................................................... 23 
2.7.5 Biện pháp canh tác ......................................................................................... 24 


ix 
 


 

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 26 
3.1 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 26 
3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26 
3.2.1 Trang thiết bị phòng thí nghiệm ...................................................................... 26 
3.2.2 Vật liệu – thiết bị nhà lưới và ngoài đồng ruộng ........................................... 27 
3.3 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 27 
3.3.1 Phân lập và ly trích nấm bệnh ........................................................................ 27 
3.3.2 Chuẩn bị nguồn lây nhiễm ............................................................................. 27 
3.3.3 Khảo sát phương pháp lây nhiễm đất ............................................................. 28 
3.3.4 Nghiên cứu khả năng truyền bệnh qua đất của bệnh lúa von ........................ 30 
3.3.5 Khảo sát hình thái học của F. moniliforme trên rơm rạ nhiễm bệnh tự nhiên 32 
3.3.6 Khảo sát hiệu quả của biện pháp kiểm soát nước trong phòng trừ bệnh lúa
von ............................................................................................................................ 33 
3.3.6.1 Phương pháp áo hạt ..................................................................................... 33 
3.3.6.2 Thí nghiệm trong nhà lưới .......................................................................... 33 
3.3.6.3 Thí nghiệm ngoài đồng ................................................................................. 34 
3.3.6.4 Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 34 
3.3.7 Đánh giá hiệu lực của một số biện pháp xử lý hạt giống hiện nay ................ 35 
3.3.7.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 35 
3.3.7.2 Phương pháp xử lý hạt ................................................................................ 36 
3.3.7.3 Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 36 
3.3.8 Phương pháp phát hiện mẫu bệnh .................................................................. 37 
3.3.9 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 37 
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................... 38 

4.1 Cơ chế truyền bệnh từ đất sang cây lúa .............................................................. 38 
4.1.1 Khả năng gây bệnh của chủng nấm ................................................................. 38 
4.1.2 Khả năng lan truyền qua đất của F. moniliforme ............................................. 41 
4.1.2.1 Kết quả trong vụ Đông Xuân, 2008 - 2009 ................................................... 41 
4.1.2.2 Kết quả trong vụ Hè Thu 2009...................................................................... 46 
4.1.3 Hình thái học của nấm bệnh trong rơm rạ nhiễm bệnh tự nhiên .................... 52 


 


 

4.2 Hiệu quả của biện pháp kiểm soát nước trong phòng trừ bệnh lúa von............. 57 
4.2.1 Thí nghiệm trong nhà lưới .............................................................................. 57 
4.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng ................................................................................... 59 
4.3 Hiệu quả của các biện pháp xử lý hạt giống đối với bệnh lúa von ở ĐBSCL .... 63 
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 69 
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 69 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71 
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78 
 

xi 
 


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC

Đối chứng

Fm

Fusarium moniliforme

PDA

Potatoes Dextrose Agar

NSS

Ngày sau sạ

xii 
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 3.1. Các phương pháp lây nhiễm đất trong nhà lưới ..................................... 29
Bảng 3.2. Các nghiệm thức nghiên cứu khả năng truyền bệnh từ đất .................... 30
Bảng 3.3. Các nghiệm thức quản lý nước................................................................ 34
Bảng 3.4. Các nghiệm thức xử lý hạt trong thí nghiệm........................................... 35
Bảng 3.5. Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ................................................... 36
Bảng 4.1. Tỷ lệ chồi bệnh ở các phương pháp lây nhiễm đất khác nhau ở
các thời điểm trên giống Jasmine 85. ...................................................... 40
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm nấm F. moniliforme trước và sau khi xử lý hạt của
2 nhóm giống, vụ Đông Xuân 2008 – 2009. ........................................... 41
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của đất có lây nhiễm và không lây nhiễm đến tỷ lệ
abệnh lúa von (%), Đông Xuân 2008 – 2009. ......................................... 41
Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh lúa von trên giống Jasmine 85 và OM 4900 quan sát
ở các thời điểm khác nhau, vụ Đông Xuân 2008 - 2009 ......................... 42
Bảng 4.5. Tỷ lệ bệnh lúa von ở các nghiệm thức xử lý hạt trên nền đất có
xử lý và không xử lý rơm rạ nhiễm, vụ Đông Xuân 2008 –
2009 ......................................................................................................... 43
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt đến tỷ lệ bệnh lúa von ở các thời
điểm khác nhau, Đông Xuân 2008 – 2009. ............................................. 43
Bảng 4.7. Hiệu quả xử lý hạt trên hai nền đất khác nhau có lây nhiễm và
không lây nhiễm, vụ Đông Xuân 2008 – 2009. ....................................... 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt giống đến tỷ lệ chồi bệnh trên các
giống khác nhau, Đông Xuân 2008 – 2009. ............................................ 43
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố đến đến tỷ lệ chồi bệnh trên
các giống khác nhau, Đông Xuân 2008 – 2009. ...................................... 45
Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm nấm F. moniliforme trước và sau khi xử lý hạt của
2 nhóm giống, vụ Hè Thu 2009, Viện Lúa ĐBSCL ................................ 46

Bảng 4.11. Tỷ lệ nhiễm nấm F. moniliforme trước và sau khi xử lý hạt của
2 nhóm giống, vụ Hè Thu 2009, Viện Lúa ĐBSCL. ............................... 47
Bảng 4.12. Tỷ lệ bệnh lúa von của các giống khác nhau ở các thời điểm
khảo sát, vụ Hè Thu 2009, Viện lúa ĐBSCL .......................................... 47

xiii 
 


 

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ bệnh trên các
giống khác nhau ....................................................................................... 49
Bảng 4.14. Tỷ lệ bệnh lúa von ở các nghiệm thức xử lý hạt trên nền đất
có xử lý và không xử lý rơm rạ nhiễm, vụ Hè Thu 2009. ....................... 49
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của đất có lây nhiễm và không lây nhiễm đến tỷ lệ
bệnh lúa von (%) ở các thời điểm, Hè Thu – 2009.................................. 47
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt đến tỷ lệ bệnh lúa von ở các thời
điểm 10, 20, 30, và 40 NSS, Hè Thu 2009. ............................................. 47
Bảng 4.17. Hiệu quả xử lý hạt trên các nền đất có lây nhiễm và không lây
nhiễm ở vụ Đông Xuân 2008 – 2009....................................................... 49
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố đến đến tỷ lệ chồi bệnh trên
các giống khác nhau, Hè Thu 2009. ........................................................ 50
Bảng 4.19. Hình thái học của nấm bệnh trong rơm rạ nhiễm bệnh sau thu
hoạch ở thời điểm khảo sát trong vụ Hè Thu, 2009 tại huyện
Thới Lai – Cần Thơ. ................................................................................ 53
Bảng 4.20. Tỷ lệ nhiễm nấm F. moniliforme trước và sau khi ngâm hạt
của các nghiệm thức ngâm hạt, vụ ĐX 2009 ........................................... 58
Bảng 4.21. Tỷ lệ bệnh lúa von ở các nghiệm thức ngâm hạt ở các độ sâu
khác nhau ................................................................................................. 58

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát nước đến tỷ lệ bệnh ở các
giai đoạn khác nhau trong điều kiện nhà lưới.......................................... 58
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát nước trên các mức ngâm
hạt khác nhau trong nhà lưới. .................................................................. 59
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của độ sâu ngâm hạt đến tỷ lệ von ở các thời điểm
khác nhau, vụ Đông Xuân 2008 – 2009 .................................................. 60
Bảng 4.25. Các nghiệm thức quản lý nước đến tỷ lệ von, Đông Xuân 2008 ........... 61
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến tỉ lệ nẩy mầm trên
giống Jasmine 85, Đông Xuân 2009, Viện Lúa ĐBSCL ......................... 63
Bảng 4.27. Tỉ lệ nhiễm nấm F. moniliforme trên hạt giống trước và sau
khi xử lý, giống Jasmine 85, Đông Xuân 2009 ...................................... 63
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỉ lệ bệnh lúa von
quan sát trên ruộng thí nghiệm, Đông Xuân 2009................................... 64
Bảng 4.29. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến năng suất và
thành phần năng suất trên giống Jasmine 85, Đông Xuân 2009 ............. 66
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến tỉ lệ nấm Fm trên hạt
sau khi thu hoạch, giống Jasmine 85, Đông Xuân 2009 ......................... 66

xiv 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1. Bố trí thí nghiệm khả năng lan truyền của F. morniliforme qua
đất ............................................................................................................ 31
Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm quản lý nước trên đồng ruộng ..................................... .34

Hình 4.1. Triệu chứng bệnh. ..................................................................................... 39
Hình 4.2. Giai đoạn vô tính của nấm F. moniliforme............................................... 54
Hình 4.3. Hình thái nấm bệnh ở giai đoạn hữu tính và kết quả phân lập lại
từ đơn bào tử hữu tính ............................................................................. 55
Hình 4.4. Chu kỳ bệnh lúa von gây nên bởi Gibberella fujikuroi (mô
phỏng theo Sun, 1975)…………………… ........……………………….56
 

xv 
 


 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là một trong những loại cây lương thực chủ yếu của các nước Đông Á
nói chung. Ở Việt Nam, sản xuất lúa không chỉ để đáp ứng nhu cầu lương thực của
cả nước mà đây còn là một mặt hàng xuất khẩu chiến lược quan trọng của đất nước.
Với tính chất điển hình của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, khí hậu Việt Nam rất thuận
lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Cùng với những thành tựu đạt được
trong những năm vừa qua, sản xuất lúa Việt Nam hiện nay đang gặp phải những
khó khăn nhất định, và càng khó khăn hơn trước áp lực của sự biến đổi khí hậu toàn
cầu, làm xuất hiện trở lại và hoạt động mạnh mẽ của các loài dịch hại, trong đó lúa
von và bệnh lem lép hạt cũng là một vấn đề tương đối phổ biến gây nên những tổn
thất đáng kể trong những năm gần đây.
Ngành sản xuất lúa gạo ở nước ta trong những năm qua đã có những chuyển
biến tích cực và đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là
mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất nước ta mỗi năm từ 600
– 800 triệu USD. Không những thế, với vị trí đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo, mỗi

năm góp từ 13 – 17% lượng gạo xuất khẩu trên thế giới, sản xuất lúa Việt Nam còn
giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới.
Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp lúa nước cũng là điều
kiện thích hợp cho sự phát sinh và phát triển của các loài dịch hại. Trong những
năm trở lại đây vấn đề dịch bệnh đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách cho nền
sản xuất lúa Việt Nam. Nhiều tác nhân gây bệnh đã xuất hiện trở lại và hình thành
các đợt dịch làm thiệt hại năng suất và chất lượng lúa. Một trong số đó, là bệnh lúa
von – loại bệnh trước đây chỉ thấy ở miền Bắc nước ta. Bệnh lúa von được ghi nhận
là một trong những bệnh quan trọng gây hại trên lúa hiện nay, đặc biệt trên một số
giống lúa đặc sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vụ Đông Xuân năm

1
 


 

2006 – 2007 có 6 tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích bị
nhiễm lúa von là 11.046 ha, trong đó, Cần Thơ có diện tích bị nhiễm bệnh cao nhất
với hơn 6.739 ha.
Theo nhiều tác giả cho rằng nguồn lây nhiễm của bệnh này chủ yếu là qua
hạt giống, những con đường xâm nhiễm khác chỉ là những yếu tố phụ. Nhiều
nghiên cứu hiện nay vẫn chỉ tập trung vào cơ chế lan truyền qua hạt giống và qua
không khí. Trong khi đó, với các điều kiện canh tác như ở ĐBSCL cho thấy khả
năng bệnh có sự lan truyền không những từ hạt giống mà còn qua đất và tàn dư
thực vật.
Một số phát hiện mới đây cũng cho thấy rằng độ sâu mức nước trong quá
trình ngâm ủ hạt giống hoặc việc cho nước vào ruộng sớm cũng ảnh hưởng đến
phát sinh và phát triển bệnh lúa von trên lúa. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ là
những kinh nghiệm vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ nhằm kiểm chứng về

tính hiệu quả của nó trong những điều kiện cụ thể. Đồng thời, do tính chất xuất hiện
của nấm bệnh rất khác nhau ở các vùng sinh thái nên hiệu quả của những phương
pháp này có thể biến động rất lớn giữa các vùng. Chính vì vậy, vấn đề áp dụng thực
tiễn của những thông tin khuyến cáo này đối với nước ta vẫn hết sức mù mờ.
Mặt khác, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về việc sử
dụng hạt giống khỏe và hiệu quả của những phương pháp xử lý hạt trong quản lý
bệnh. Trong khi đó, những ghi nhận thực tế vừa qua cho thấy một số loại thuốc
thuộc nhóm carbendazim không còn hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh lúa
von. Hiện nay việc khuyến cáo xử lý hạt, dùng hạt giống xác nhận hay hạt giống
sạch vẫn được xem là giải pháp tốt nhất để quản lý bệnh (Jan Torp và Trần Đình
Nhật Dũng, 2007).
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên, đề tài: “Sự lan truyền qua đất,
tàn dư thực vật của nấm Fusarium moniliforme và một số biện pháp phòng trừ
bệnh lúa von ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm
chứng và hoàn thiện cơ chế lan truyền của bệnh lúa von. Đồng thời đánh giá hiệu
quả của một số biện pháp phòng trừ hiện nay đối với bệnh lúa von tại khu vực

2
 


 

Đồng bằng sông Cửu Long để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất giúp nông dân
ngăn chặn được bệnh này.
Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu ứng dụng về phòng trừ
bệnh lúa von, đồng thời kết quả đề tài là một trong những nguồn tư liệu tham khảo
bổ ích cho những người quan tâm đến bệnh von và lem lép hạt lúa.

3

 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự phân bố, gây hại của phức hệ F. moniliforme và bệnh lúa von
Phức hệ F. moniliforme bao gồm nhiều loài nấm khác nhau gây hại trên
nhiều loại cây trồng và gây nên những tổn thất đáng kể. “Bakanae” là loại bệnh trên
lúa do F. moniliforme gây ra. Loại bệnh này được mô tả đầu tiên ở Nhật Bản, và
đến nay bệnh đã có mặt ở tất cả các nước trồng lúa khu vực châu Á và nhiều nước
trồng lúa trên thế giới. Ở Việt Nam, nấm bệnh cũng xuất hiện từ lâu và đã gây nên
những tổn thất đáng kể trong những năm vừa qua.
Nấm F. moniliforme có mặt trên các loại cây ký chủ chính như kê, lúa mạch,
bắp, lúa miến và mía (Endo và Burkholder, 1971; Ou, 1985; Rosales và Mew,
1997). F. moniliforme gây nên bệnh “stalk rot” và “leaf blight” trên cây ngô, “stalk
rot” lúa miến, bệnh “endosepsis” ở cây vả (Booth, 1971), và bệnh thối vòng “crown
rot” cây măng tây (Endo và Burkholder, 1971; Rosales và Mew, 1997). Ngoài ra,
nấm bệnh còn tồn tại trên các loại cây ký chủ phụ như cà chua, chuối, mía, đậu
đũa... tuy nhiên mức gây hại trên các loài ký chủ này là không đáng kể. Trên lúa, F.
moniliforme gây triệu chứng cao cây, thối gốc, thối mạ, và lem lép hạt (Ou, 1985).
Những triệu chứng điển hình của bệnh lúa von cũng được tìm thấy trên một số loại
cỏ hòa bản Echinochloa spp. ở California vào năm 2002 (Carter, 2008).
Nấm F. moniliforme phân bố khắp các vùng trồng lúa trên thế giới, cả những
vùng nhiệt đới và ôn đới (Surek và Gumustekin, 2004). Tùy theo mỗi quốc gia mà
loại bệnh này có tên gọi khác nhau. Bệnh “lúa von” là tên bệnh thường gọi phổ biến
ở nước ta. Trên thế giới còn có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ở Ấn Độ, bệnh này gây
nên triệu chứng thối gốc và được gọi là “foot rot” vào năm 1931. Bệnh lúa von
được gọi là “man rice’ hay là “mạ đực” ở Phillippines, và “white stalk” ở Trung

Quốc (Ou, 1985; Gupta và Paul, 2002; Mew và Misra, 1994). Bệnh cũng phát sinh

4
 


 

ở các vùng trồng lúa California vào năm 1999 thông qua quá trình nhập khẩu hạt
giống, mà chủ yếu là các giống lúa Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản được xem là nguồn
bệnh đầu tiên phát tán đi khắp các vùng trồng lúa trên thế giới nói chung và
California nói riêng (Webster, 2002). Loài nấm bệnh phát hiện ở Châu Phi có liên
quan mật thiết với loài nấm gây bệnh trên ngô và lúa miến (Mew và Gonzales,
2002).
Tỷ lệ xuất hiện bệnh cũng khác nhau tùy vùng phân bố. Ở California, bệnh
này đã được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1999 với tỷ lệ bệnh chưa đến 1 % ở hầu
hết những vùng lúa bị nhiễm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tỷ lệ này có thể
vượt quá 20 % (Webster, 2002).
Đặc tính gây bệnh của nấm khác nhau về điều kiện sinh trưởng, chúng sinh
trưởng mạnh ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Do đó tùy thuộc vào vùng khí hậu
mà mức tổn thất này cũng biến động khác nhau giữa các nước. Ở Nhật Bản, tổn thất
lên tới 20 % đã được ghi nhận (Ito và Kimura, 1931). Ở Ấn Độ mức tổn thất này
lên đến 15 % trong năm 1969 tại các vùng trồng lúa thuộc phía Đông Uttar, Pradesh
(Pavgi và Singh, 1969). Trong khi đó ở những vùng thuộc trung tâm Thái Lan
(Trung và Bắc Thái Lan) mức tổn thất này chỉ khoảng từ 3,7 – 14,7 %
(Kanjanasoon, 1965). Banglades mức tổn thất này lên đến 25 % trên các giống
nhiễm (Hossain và ctv., 2007). Ở Đông Nam Á, mặc dù bệnh này thường xuyên
xuất hiện nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh và tổn thất thường rất thấp (Webster, 2002).
Tỷ lệ bệnh càng tăng thì mức độ giảm sút về sản lượng càng lớn. Điều này
đã được Sunder và ctv (1997) nhận định khi nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ

lệ bệnh và sản lượng lúa ở Ấn Độ vào năm 1993. Theo đó, tỷ lệ bệnh xuất hiện đạt
thấp nhất là 4,17 % và cao nhất là 96,25 % với mức tổn thất về sản lượng tương
ứng là 3,04 và 95,45 %.
Ở Việt Nam bệnh lúa von phát sinh và gây hại từ rất lâu, và Bugnicourt được
xem là người đầu tiên nghiên cứu và xác định bệnh lúa von vào năm 1943. Bệnh
này rất phổ biến và gây hại hầu hết các vùng trồng lúa trong nước vào những năm
trước đây. Năm 1956, bệnh gây thiệt hại nặng trên diện rộng ở các vùng đồng bằng

5
 


 

sông Hồng, có nơi thiệt hại lên tới 2/3 sản lượng. Bệnh này cũng xuất hiện và phá
hoại nặng trên các giống lúa Mộc Tuyền và Bao Thai ở một số tỉnh như Hải Hưng,
Thái Bình, Nam Hà trong năm 1970 (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Trong
những điều kiện thích hợp, bệnh có khả năng phát triển thành dịch trên diện rộng,
như vào năm 1980 ở Đồng Tháp.
Theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, diện tích và mức độ thiệt hại
được ghi nhận đầu tiên ở tỉnh An Giang vụ Đông Xuân 2006 – 2007 là 8.282 ha
nhiễm bệnh lúa von, diện tích cày vùi là 70 ha. Bệnh lúa von tiếp tục phát triển lây
lan ra nhiều nơi trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến vụ Đông Xuân
2007 – 2008 đã có 6 tỉnh trong khu vực nhiễm bệnh lúa von với tổng diện tích
nhiễm bệnh là 11.046 ha. Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào loại giống, và bước đầu
đã ghi nhận được 7 giống nhiễm bệnh là Jasmine 85, VD 20, OM 2517, OM 2514,
OM 1490, HĐ 1, IR 42 (trích dẫn bởi Nguyễn Trần Thức, 2008).
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, bệnh von đã xuất
hiện và gây hại khoảng 20 ha lúa Đông - Xuân 2009 trên địa bàn xã An Nhứt –
huyện Long Điền, tỷ lệ bệnh từ 10 – 15 % chủ yếu trên giống lúa OM 5930 vào giai

đoạn lúa làm đòng, trổ, và chín. Nguyên nhân bệnh lúa von xuất hiện tại Bà Rịa –
Vũng Tàu là do một số hộ dân mua giống lúa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
đã nhiễm bệnh từ vụ trước (Báo BR-VT, 2009).
2.2 Triệu chứng bệnh trên lúa
Nấm bệnh khi đã thiết lập quan hệ với ký chủ, thường sản xuất ra một số hợp
chất là yếu tố trực tiếp tác động vào mô cây ký chủ làm xuất hiện những triệu
chứng bệnh đặc trưng. Triệu chứng bệnh von rất khác nhau tùy thuộc vào chủng
nấm, mức độ nhiễm, giai đoạn xâm nhiễm, tuổi cây và điều kiện sinh thái của từng
vùng cụ thể. Trong đó, có một số triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận thấy nhưng
cũng có một vài trường hợp rất khó nhận biết.
Nhìn chung, cây bệnh có những triệu chứng điển hình như sau:
- Cây lúa nhiễm bệnh cao hơn cây khỏe bình thường vài centimét trong khu
gieo mạ và cả trên đồng ruộng.

6
 


 

- Thân cây lúa mảnh, lá màu xanh hơi vàng và lá đòng có màu xanh nhạt.
- Cây mạ thường bị khô vào đầu giai đoạn đẻ nhánh.
- Khả năng đẻ nhánh giảm và lá thường bị khô ở sự xâm nhiễm muộn.
- Nếu cây bệnh vẫn sống đến giai đoạn chín, thì hạt lúa thường bị lửng, khô
cằn hoặc lép.
- Trên luống mạ, những cây mạ bị nhiễm bệnh có tổn thương trên rễ thường
chết, có thể chết trước hoặc sau khi cấy ra ruộng sản xuất.
Theo Gupta và Paul (2002), triệu chứng điển hình nhất của nấm bệnh trên
cây lúa là triệu chứng von, cây mọc cao hơn bình thường. Triệu chứng này xuất
hiện cả ở giai đoạn mạ lẫn các giai đoạn phát triển thành thục. Cây mạ nhiễm bệnh

có thân mảnh, có màu xanh vàng nhợt nhạt, mọc cao hơn những cây bình thường và
có thể chết trước khi cấy trên ruộng sản xuất.
Yamanaka và Honkura (1978) (trích dẫn bởi Gupta và Paul, 2002) đã xác
định và chia triệu chứng bệnh lúa von thành 5 dạng:
- Cao cây
- Cao cây và sau đó phát triển bình thường
- Cao cây và sau đó sinh trưởng còi cọc
- Sinh trưởng còi cọc, và
- Cây không phát triển.
Phạm vi và mức độ biểu hiện của mỗi loại triệu chứng thay đổi phụ thuộc
vào chủng nấm, mức độ nhiễm bệnh và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ.
Vào giai đoạn khi cây lớn, cây bị nhiễm thể hiện triệu chứng cao, chồi yếu có lá
đòng xanh nhạt có thể nhìn thấy rất rõ. Cây nhiễm bệnh thường chết sớm trước khi
cây bước vào giai đoạn trổ. Trong trường hợp chúng vẫn tiếp tục sinh trưởng thì khi
trổ bông thường sẽ cho hạt lép. Có thể thấy rất rõ lớp nấm trắng hồng phát triển ở
những phần thân lá sát mặt đất hoặc phía trên mép nước của cây bệnh. Đồng thời
cũng có thể quan sát được sự phát triển của rễ bất định tại các đốt thân gần cổ rễ ở
những nốt rễ bên dưới của cây bệnh (Gupta và Paul, 2002).

7
 


 

Tuy nhiên, không phải tất cả những cây mạ nhiễm bệnh đều biểu hiện triệu
chứng cao cây; đôi khi nấm bệnh có thể làm cây phát triển còi cọc, thấp lùn hoặc
thậm chí là phát triển như cây khỏe. Dưới kính hiển vi soi nổi, có thể thấy lớp nấm
trắng mịn bao phủ lấy hạt khi đặt hạt nhiễm trên giấy thấm theo phương pháp
blotter (Gupta và Paul, 2002; Ilija và ctv., 2009).

2.3 Tác nhân gây bệnh lúa von
2.3.1 Đặc điểm phân loại
Lịch sử xuất hiện và nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh lúa von tương
đối phức tạp. Loài nấm gây bệnh này đã được biết đến vào năm 1828 ở Nhật Bản.
Hori là người đầu tiên xác định bệnh và đặt tên nấm gây bệnh là Fusarium
heterosporum Nees. Fujikuroi tìm thấy giai đoạn hữu tính và loài nấm này được xếp
trong giống Gibberella, loài G. fujikuroi và F. moniliforme, tên nấm ở giai đoạn
sinh sản vô tính (Mew và Misra, 1994; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998; Mew
và Gonzales, 2002; Gupta và Paul, 2002). Năm 1919, Sawada cũng tìm thấy giai
đoạn hữu tính của nấm bệnh và đặt tên là Lisae fujikuroi. Năm 1931, Ito và Kimura
xác định tên nấm ở giai đoạn hữu tính là Gibberella fujikuroi và giai đoạn vô tính là
F. moniliforme.
Phức hệ Gibberella fujikuroi bao gồm nhiều loài nấm gây bệnh quan trọng
trên nhiều cây trồng khác nhau như ngô, lúa, lúa mạch, mía, thông, xoài, dứa, lúa
miến. Giai đoạn vô tính trong phức hệ này thuộc giống Fusarium nhóm Liseola.
Phức hệ loài này được chia thành ít nhất 9 loài hữu tính và có 32 loài vô tính
(Stefan và ctv, 2005).
Theo Mew và Gonzales (2002), bệnh lúa von có tác nhân gây bệnh là:
- Giai đoạn vô tính: F. moniliforme; tên khác: Fusarium heterosporum
Nees., Fusarium verticilliodes (Sacc.) Nirenberg, Lisea fujikuroi Sawada.
- Giai đoạn hữu tính: Gibberella fujikuroi (Sawada) S. Ito, Gibberella
moniliformis Wineland, Gibberella moniliforme.
Phân loại học nấm Gibberella fujikuroi
Ngành: Ascomycota

8
 



×