Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SỰ BIẾN đổi tài NGUYÊN RỪNG NGẬP mặn ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG và ĐỊNH HƯỚNG bảo tồn, PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.79 KB, 16 trang )

KINH TẾ LÂM NGHIỆP
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO
TỒN, PHÁT TRIỂN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SV THỰC HIỆN:
TRẦN MINH TRÍ HOÀNG THỊ LOAN
NGUYỄN NỮ TÙNG NGÂN
HUẾ,04/2013
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1) Tính cấp thiết của đề tài 1
2) Mục tiêu của đề tài 1
3) Phương pháp nghiên cứu của đề tài 1
II- NỘI DUNG 2
1. Tổng quan tài nguyên rừng ngập mặn đồng bằng Sông Cửu Long 2
2. Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long 2
2.1- Sự biến đổi về diện tích 3
2.2- Sự biến đổi về chất lượng 4
3. Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên RNM ở ĐBSCL 5
3.1- Chiến tranh hóa học 5
3.2- Khai thác quá mức 5
3.3- Phá RNM làm đầm nuôi tôm quảng canh 7
4. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn 9
4.1- Định hướng về bảo vệ rừng 9
4.2- Định hướng phát triển rừng 10
4.2.1 Khoanh nuôi tái sinh rừng 10


4.2.2 Trồng rừng 10
4.2.3 Thích nghi với biến đổi khí hậu 11
4.3- Các giải pháp khác 12
III- KẾT LUẬN 12
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1) Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) là tài nguyên quan trọng cho năng suất cao ở
vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi
cung cấp nhiều lâm sản có giá trị mà còn là nơi sống và ươm mầm của
nhiều loài thủy sinh vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho nhiều loài
rừng ngập mặn còn là nơi phát triển của nhiều ngành nuôi trồng thủy sản,
đây là ngành có hiệu quả kinh tế cao, và được xem như là một trong những
ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã từng là nơi có diện tích
RNM đứng thứ hai thế giới sau RNM Amazon. Nhưng hiện nay, tài nguyên
rừng ngập mặn ở ĐBSCL đang biến đổi mạnh và chủ yếu theo hướng tiêu
cực, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái và nền kinh tế.
Vì vậy việc nghiên cứu sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở ĐBSCL và
định hướng bảo tồn, phát triển được đặt ra cấp thiết.
2) Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan về tài nguyên RNM ở ĐBSCL
- Đánh giá sự biến đổi tài nguyên RNM ở ĐBSCL
- Tìm ra nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên RNM
- Định hướng bảo tồn và phá triển tài nguyên RNM ở ĐBSCL
3) Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Thu thập thông tin, tài liệu qua các bài báo, Internet, các luận văn
tiến sĩ, thạc sĩ…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

1
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
II- NỘI DUNG
1. Tổng quan tài nguyên rừng ngập mặn đồng bằng Sông Cửu
Long
ĐBSCL hiện có gần 100.000 ha rừng ngập mặn, tập trung ở các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An
(Bảng 1)
Bảng 1: Diện tích RNM của các tỉnh ven biển ĐBSCL (năm 2002)
STT Tỉnh Diện tích RNM(ha) Tỉ lệ % so với cả nước
1 Long An 400 0,2
2 Tiền Giang 560 0,4
3 Bến Tre 7.135 4,6
4 Trà Vinh 8.582 5,5
5 Sóc Trăng 2.943 1,9
6 Bạc Liêu 4.142 2,7
7 Cà Mau 58.285 37,5
8 Kiên Giang 322 0,2
Tổng cộng 82.369 53
Hệ thực vật rừng ngập mặn vùng ĐBSCL có 98 loài cây rừng. Riêng
các hệ sinh thái đất ngập nước có 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát
và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thuỷ sản.
ĐBSCL còn có 10 khu đất thuộc vùng bảo tồn đất ngập nước đã được
thành lập và đầu tư phát triển như: Hà Tiên, Vườn quốc gia Tràm Chim,
khu dự trữ thiên nhiên U Minh Thượng, Vườn quốc gia Đất Mũi, Rừng đặc
dụng Vồ Dơi, Bãi bồi Cà Mau, Tính Dơi, Trà Sư, Láng Sen và Lung Ngọc
Hoàng Ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã được đầu tư dự án trình diễn
Bảo tồn rạn san hô và thảm cỏ biển trong hợp phần của Dự án ngăn chặn
suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
2. Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở đồng bằng Sông Cửu

Long
Rừng ngập mặn là “bảo bối” để ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước
ta. Nhưng món bảo bối này đang dần mất đi. Ở đồng bằng sông Cửu Long
2
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
(ĐBSCL) – nơi sẽ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu -
rừng ngập mặn giảm mạnh cả diện tích và chất lượng mà một phần là do
người dân chưa hiểu hết giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do
những lợi ích kinh tế trước mắt.
2.1- Sự biến đổi về diện tích
Năm 2009, ĐBSCL có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó
rừng tự nhiên là 53.700 ha, rừng trồng là 294.500 ha. Như vậy, diện
tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến 10% diện tích đất tự
nhiên. Trong đó, tổng diện tích rừng ngập mặn (chiếm cứ trên các bãi
bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm
trũng nội địa) chưa đến 100.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau
(58.285 ha), Bạc Liêu (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582
ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha)…
Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ
do các nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng
thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn
1980-1995 các tỉnh ĐBSCL đã bị mất 72.825 ha rừng, bình quân hàng năm
bị mất 4.855 ha với tốc độ 5%/năm. Những năm gần đây, công tác bảo vệ
và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển được các tỉnh trong khu
vực quan tâm thực hiện, đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia
và các dự án hợp tác quốc tế như: Dự án Phát triển và bảo vệ các vùng đất
ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh;
Dự án Khu dự trữ quốc gia U Minh Thượng, Chương trình sử dụng bền
vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông Mê Công
Tuy nhiên, những tác động tiềm ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa hệ sinh thái

rừng ngap mặn ở ĐBSCL. Tình hình đó đòi hỏi phải có các giải pháp hữu
hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, trong tổ
chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệ sinh thái đặc thù
này để bảo vệ và phát triển bền vững khu vực ĐBSCL.
3
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
2.2- Sự biến đổi về chất lượng
Chất lượng rừng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang
suy giảm nghiêm trọng, thể hiện ở sự suy giảm diện tích RNM tự nhiên.
Trong 10 năm, diện tích RNM tự nhiên giảm tới 84.100 ha (từ 131.800 ha
vào năm 1993). Trong khi đó diện tích đất không trồng rừng tăng từ
346.800 ha lên 395.000 ha (Báo cáo thống kê năm 1984, 1994). Đến năm
2001, tình hình phân bố diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tiếp tục có sự
thay đổi theo hướng giảm dần diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng
trồng so với giai đoạn trước.
Bảng 2: Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của các tỉnh năm 2001
Tỉnh Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng
Bạc Liêu 2.231 1.809 4.040
Bến Tre 1.009 522 1.531
Cà Mau 5.063 7.828 12.891
Kiên Giang 5.639 8.976 14.615
Long An - 911 911
Sóc Trăng 1.639 2.680 4.306
Tiền Giang 368 2.800 3.168
Trà Vinh 1.794 2.525 4.319
Cộng 17.743 28.047 45.790
Nguồn: Viện điều tra quy hoạch
Đến năm 2001, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 17.743 ha, tức là
giảm tới 29.957 ha so với năm 1993. Như vậy, trong gần 20 năm diện tích
RNM biến mất lên tới 114.057 ha.

Năm 2012, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có khoảng
92.000ha diện tích rừng ngập mặn (Cà Mau chiếm 70,2%, còn lại phân bố
rải rác dọc theo ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Tiền Giang). Trong đó rừng đặc dụng chiếm
12,3%, rừng phòng hộ chiếm 56,6%, rừng sản xuất chiếm 31,1%. Tuy
nhiên, những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn có chiều hướng giảm,
do nạn phá rừng gia tăng. Vì vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ rừng sẽ
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với những tỉnh ven biển…
4
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNN) cho
biết, từ năm 2000-2010, tổng diện tích rừng trồng bị thiệt hại tại ĐBSCL là
11.785 ha do nạn chặt phá. Tình hình phá rừng ngập mặn ở một số nơi tăng
lên. Tại Bến Tre, năm 2011 số vụ vi phạm pháp luật về nạn chặt phá rừng
tăng 23 vụ so với năm 2010; Bạc Liêu trong năm 2011 xảy ra 37 vụ chặt
cây rừng…
Tình trạng xói lở bờ biển và lan truyền của nước mặn vào sâu trong
nội đồng cũng ảnh hướng đến sự sống của rừng ngập mặn. Ngoài ra, do ý
thức bảo vệ rừng của người dân còn kém nên đã xảy ra hiện tượng phá
rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản (bắt sâm đất ở
Bến Tre, khai thác nghêu, cá kèo, cua giống… ở Kiên Giang, Cà Mau, Bến
Tre, Sóc Trăng) nên làm cho một số khu rừng ngập mặn bị đảo lộn.
Hằng năm, các tỉnh ĐBSCL đã trồng lại rừng để bù vào diện tích mất đi,
từ năm 1998-2010, toàn vùng đã trồng rừng mới và đã trồng lại được hơn
18.000ha rừng phòng hộ (chủ yếu là các loại cây rừng ngập mặn). Tuy nhiên,
do sự lựa chọn cây trồng không phù hợp dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên RNM ở ĐBSCL
Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm
mạnh mẽ do nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên nhân chủ yếu: chiến
tranh hóa học, khai thác quá mức và phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi

tôm quảng canh.
3.1- Chiến tranh hóa học
Quân đội Mỹ đã dùng bom đạn, chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây
với liều lượng cao để hủy diệt rừng, hòng phá vỡ các căn cứ kháng chiến
của ta ở Nam Bộ. Vì vậy, một diện tích lớn RNM Nam Bộ đã bị huỷ diệt,
kèm theo đó là tổn thất về tăng trưởng của cây do mất rừng trong thời gian
dài cho đến khi rừng khép tán và tỉa thưa (10÷12năm).
3.2- Khai thác quá mức
5
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
Ở miền Nam sau chiến tranh, nhân dân ven biển trở về quê cũ cùng
với sự di cư ồ ạt từ nhiều nơi khác đến vùng RNM nên nhu cầu về xây
dựng, củi, than đun nấu tăng gấp bội, dẫn đến việc phá hủy các khu rừng
quí giá kể cả rừng mới trồng sau chiến tranh. Ở một số vùng khác do quản
lý kém nên rừng bị chặt phá, nhiều chỗ không còn vết tích hoặc chỉ còn
những cây nhỏ. Mặt khác, việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng
năm trong lúc tài nguyên giảm sút, khiến cho rừng ngày càng kiệt quệ.
Chặt phá rừng để lấy củi, đốt than, lấy lá làm phân xanh, xây dựng các
đầm nuôi tạo môi trường ngập nước thường xuyên làm chết dần rừng ngập
mặn. Diện tích rừng ngập mặn tự nhiên chỉ còn 20-30% so với trước năm
1954. Trên các bãi triều lầy bị chặt phá rừng ngập mặn mất tán che, trầm
trích bị oxy hóa giải phóng các oxyt sắt Fe2O3 tạo thành lớp bề mặt rắn
chắc, mất hết độ lầy làm suy giảm trên 70% hệ động vật đáy. Nhiều loài
đặc sản bị biến mất và giảm dần trữ lượng.
Đánh bắt các đặc hải sản có giá trị như: khai thác quá mức ngán, sò
lông, sâu đất, cua, cá nhệch, cá bống, cá bớp, bạch tuộc vào các thời kì sinh
sản làm cạn dần các nguồn lợi này. Nhiều hải sản đang bị giảm mạnh về số
lượng và có nguy cơ diệt chủng như sò huyết, bạch tuộc, sò lông.
Ngoài việc đánh bắt quá mức các nguồn lợi hải sản và tùy vào thời kì
sinh sản, cư dân ven biển còn sử dụng phương thức đánh bắt có tính hủy

diệt nguồn giống và nguồn lợi hải sản ở rừng ngập mặn. Dựa vào tập tính
tìm kiếm, bắt mồi của một số sinh vật đáy như: cua, cá bống, cá lác, cá
nhệch, ghẹ cát…trên bề mặt bãi triều khi không có hoạt động của con
người, nhân dân đã rãi thuốc sâu, chất độc từ một số loại lá cây lên bề mặt
bãi, khi các sinh vật chui lên khỏi hang đều bị nhiễm độc. Các loại tôm, cá,
cua còn sống làm thức ăn, chết làm mồi câu và thức ăn cho gia súc. Khi
nước triều ngập bãi nhiều đàn tôm, cá giống nhỏ vào các bãi triều lầy kiếm
ăn và tránh địch hại, nhân dân lợi dụng quy luật thủy triều dùng đăng, lưới
có kích thước mắt lưới nhỏ, kích thước chỉ 2x2mm đánh bắt hết nguồn
6
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
giống. Có nhiều thuyền đăng lưới một ngày đánh được trên 100kg cá đối
nhỏ, kích thước cá con chỉ dài từ 5-8cm, nếu 100kg cá giống này để phát
triển sẽ cho khoảng 200kg cá đối có giá trị cao. Đây là phương pháp đánh
bắt hủy diệt diễn ra hàng ngày mà luật pháp không có biện pháp ngăn cấm.
3.3- Phá RNM làm đầm nuôi tôm quảng canh
Do nhu cầu về tôm xuất khẩu rất lớn trong lúc sản lượng đánh bắt
giảm sút, vào những năm cuối thập kỷ 80 và đấu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
ở hầu hết các vùng ven biển nước ta, nhân dân đã phá các khu RNM xanh
tốt (Cà Mau, Sóc Trăng…) để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở
nhiều địa phương RNM đã biến mất, thay vào đó là các đầm tôm và đất
hoang hóa.
Trong gần hai thập kỷ qua, được Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích
nên nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển rất mạnh,
vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quản lý của ngành thuỷ sản và chính quyền
một số địa phương. Mặt khác, do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại sản
xuất khác nhiều lần nên không những người dân địa phương mà rất nhiều
người di cư bất hợp pháp ồ ạt kéo nhau đến các khu rừng ngập mặn ở Cà
Mau, Bến Tre và một số nơi khác để phá rừng làm đầm tôm.
Vào những năm 1980 và 1990, nhiều cơ quan nhà nước từ tỉnh xuống

đến xã, một số đơn vị quân đội, công an cũng "tranh thủ" cơ hội biến những
diện tích rừng lớn hàng trăm ha ở các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái
Nước (tỉnh Cà Mau) thành những nơi nhốt tôm, cứ 15 ngày lại tháo cống
bắt kiệt tôm cá trong đầm. Do không nắm được kỹ thuật, việc thay nước
triều khó khăn vì ít cống, nên môi trường thoái hoá, sản lượng giảm nhanh.
Sau 3 - 4 năm, nhiều đầm phải bỏ hoang. Những người nuôi tôm lại tìm
phá các rừng khác để làm đầm.
Gần đây, nhờ cải tiến kỹ thuật, sử dụng con giống tôm sú và thức ăn
nhân tạo nên năng suất tôm tăng nhanh; ở các đầm nuôi tôm bán thâm
canh, năng suất lên tới 2.500 kg - 3.000 kg/ha.năm; một số đầm thâm canh
7
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
đạt 4.000 - 5.000kg/ha.năm, đem lại một lợi nhuận to lớn nên nhiều người
có tiềm lực kinh tế ở thành phố, thị xã đã tìm mọi cách để đấu thầu đất rừng
ngập mặn, thuê người địa phương trông coi đầm. Họ không trực tiếp đứng
tên làm chủ đầm nhưng lại hưởng lợi lớn. Nhờ họ, chính quyền địa phương
cũng có thêm kinh phí để cải tạo hạ tầng cơ sở, và một số cán bộ địa
phương cũng được hưởng lợi.
Còn rất nhiều dẫn chứng về các vụ phá rừng công khai hay vụng trộm
ở nhiều địa phương chỉ vì đồng tiền làm mù quáng lương tri con người đối
với thiên nhiên.
Nhiều người chưa hình dung được sự suy giảm rừng ngập mặn nghiêm
trọng đến mức nào. Bảng so sánh dưới đây cho thấy sự tương phản lớn.
Đối chiếu với tài liệu của Maurand (1943), ta thấy một sự giảm sút
đáng báo động về diện tích rừng trong 60 năm qua. Vào thời gian trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả nước có 408.500ha rừng ngập mặn
trong đó có 329.000ha ở Nam Bộ; Bến Tre có 48.000ha với độ che phủ
rừng là 21,75%, nay chỉ còn 1,64%; Trà Vinh có 65.000ha, độ che phủ
rừng 29,20%, nay còn 2,53%; Sóc Trăng có 41.000ha, độ che phủ 12,72%,
nay chỉ còn 2,81%; Cà Mau có 140.000ha, độ che phủ 27%, nay chỉ còn

11,21%.
Bảng 3: Tương quan giữa sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn và sự
mở rộng diện tích nôi tôm nước lợ ở một số tỉnh năm 2002
Tỉnh
Diện tích tự
nhiên (ha)
Diện tích
RNM (ha)
Độ che
phủ (%)
Diện tích
nuôi tôm
(ha)
Tỷ lệ %
đất nông
nghiệp
Bến Tre 231.500 3.797 1.64 34.392 14.85
Trà Vinh 222.600 6.002 2.60 30.996 13.92
Sóc Trăng 322.300 9.106 - 53.000 12.54
Bạc Liêu 252.100 3.900 - 108.000 39.04
8
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
Cà Mau 519.500 58.285 11.0 244.00 47.00
Nguồn: Hiện trạng sử dụng đất và độ che phủ rừng toàn quốc tính
đến ngày 31/12/2002
4. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn
4.1- Định hướng về bảo vệ rừng
-Thay đổi cơ bản nhận thức về giá trị tài nguyên rừng ngập mặn và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách chủ yếu ở cấp địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân

vùng rừng ngập mặn.
+Tăng cường các hoạt động phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về vai
trò, giá trị tài nguyên rừng ngập mặn và quản lý, sử dụng bền vững tài
nguyên rừng ngập mặn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách chủ yếu
ở các địa phương có rừng ngập mặn.
+Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ cập tới các tổ chức xã hội, cộng
đồng dân vùng rừng ngập mặn về vai trò và giá trị của tài nguyên rừng
ngập mặn và quản lý, sử dụng khôn khéo tài nguyên rừng ngập mặn.
-Xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý tài nguyên rừng
ngập mặn và tăng cường vai trò quản lý cộng đồng với rừng ngập mặn.
Nâng cao năng lực quản lý rừng ngập mặn cho các cơ quan liên quan cấp
trung ương và địa phương.
+Củng cố và nâng cao hiệu lực hệ thống quản lý rừng ngập măn.
+Bổ sung chính sách về quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả tài
nguyên rừng ngập mặn.
-Bảo vệ, củng cố và mở thêm các khu bảo tồn thiên nhiên.
+Rà soát, xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng đất các tỉnh,
huyện cố rừng ngập mặn mang tính pháp lý, khoa học và thực tiễn.
+ Bảo vệ, khôi phục rừng ngập mặn và sử dụng bền vững tài nguyên
rừng ngập măn.
9
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
+Củng cố và mở rộng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên đã được phê
duyệt dựa trên các luận chứng kinh tế-kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển và
gắn liền với việc nâng cao đời sống nhân dân và cộng đồng.
+Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cho sản xuất.
+Mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn.
4.2- Định hướng phát triển rừng

4.2.1 Khoanh nuôi tái sinh rừng
Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo. Rừng ngập mặn có khả năng
tái tạo nhanh. Do đó, cần phải khoanh vùng để caair tiến tái sinh tự nhiên.
Đối với rừng đã bị khai thác cạn kiệt, để phát triển vốn rừng cần kết hợp tái
sinh tự nhiên và nhân tạo.
4.2.2 Trồng rừng
Hiện nay, đã có một số mô hình trồng RNM ven biển đã mang lại kết
quarkhar quan do Cục Lâm nghiệp phối hợp với trung tâm Nghiên cứu sinh
thái và Môi trường triển khai:
- Mô hình trồng RNM phòng hộ xung yếu bảo vệ đê biển và tăng cao
tốc độ bồi lắng phù sa lấn biển.
- Mô hình nuôi tôm kết hợ với trồng RNM. Đó là sự kết hợp theo
phương thức 70% diện tích RNM với 30% diện tích nuôi tôm. Theo đó, tỷ
lệ cây sống có thể đạt tới 80%, năng suất tôm nuôi tăng từ 80kg/ha/vụ lên
350kg/ha/vụ và các đầm nuôi sau khi thu hoạch không phải bỏ hoang.
- Khôi phục RNM trong các đầm nuôi tôm bị thoái hóa. Diện tích các
đầm nuôi tôm bị thoái hóa ngày càng tăng, khó có thể đưa vào sản xuất
nông nghiệp nên cần được khôi phục lại RNM.
- Mô hình cải tiến thiết kế đầm nuôi tôm theo hướng lâm ngư nghiệp
kết hợp. Theo mô hình này, diện tích mặt nước nuôi tôm bị thoái hóa. Diện
tích các đầm nuôi tôm được tách riêng khỏi RNM trồng. Tuy nhiên, chúng
10
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
vẫn ảnh hưởng lẫn nhau qua hệ thống của cống. Từ đó, giảm được độ đục
của nước khi đưa vào đầm nuôi tôm và lọc sạch nguồn nước từ đầm tôm
trước khi đua ra kênh mươn nhằm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường nước.
- Mô hình trồng RNM trên bờ bao đầm nuôi tôm. Diện tích bờ bao các
đầm nuôi tôm chiếm từ 10%-12% diện tích của một đầm nuôi tôm, nhưng
trước đây ở ĐBSCL vẫn bỏ hoang. Hiện nay, ở bán đảo Cà Mau đang thực
hiện mô hình này với cây trồng có kết quả khả quan là tràm Úc, một loại

cây gỗ mọc nhanh có khả năng chịu mặn tốt. Trồng cây trên bờ bao có tác
dụng đối với đầm nuôi tôm như giảm cường độ thoát hơi nước, làm cho độ
mặn của nước không nên quá cao và góp phần tạo bóng mát cho tôm.
Đây là những mô hình cần được nhân rộng nhằm giải quyết tận gốc
quá trình sản xuất tự phát, phá vở cân bằng sinh thái của ngư dân sinh sống
ven biển hiện nay.
4.2.3 Thích nghi với biến đổi khí hậu
Để đưa ra các kế hoạch tăng cường khả năng chống chịu của RNM,
các hà quản lý cần xác định và bảo vệ những khu RNM có khả năng thích
ứng tốt với mục nước biển dân. Một khi đã xác định được những khu RNM
này, cần có các chiến lược có thể áp dụng để giúp tăn khả năng chống chịu
với biến đổi khí hậu bất lợi:
-áp dụng các chiến lược dàn trải rủi ro để bảo vệ tài nguyên RNM
- Xác định và bảo vệ những khu vực quan trọng, chiếm vị trí chiến
lược trong khi đối phó với biến đổi khí hậu.
-Kiểm soát những tác động của con người đối với RNM.
- Phục hồi những khu vực có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
nhưng đã và đang bị suy thoái.
- Nắm được và bảo tồn mối lien kết giữa RNM và những nguồn nước
ngọt và trầm trích, giữa RNM và các tài nguyên liên quan.
11
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
- Xây dựng quan hệ đối tác với các bên tham gia được tạo một nguồn
tài chính hỗ trợ cho việc đối phó với biến đổi khí hậu.
4.3- Các giải pháp khác
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái RNM,
tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phối hợp giữa
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất;
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống Ban quản lý các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ và đảm bảo hoạt động có hiệu quả;

Củng cố và hoàn thiện hoạt động của các lâm ngư trường;
- Đẩy mạnh bảo vệ hệ sinh thái RNM dựa trên các quy hoạch có tính
pháp lý và khoa học; cương quyết ngăn chặn các hoạt động phá RNM để
nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác;
- Lập kế hoạch phục hồi và trồng mới RNM theo từng giai đoạn 5
năm, xác định rõ địa điểm và phương thức phục hồi phù hợp, hiệu quả;
- Giao cho các HTX nông nghiệp nhận khoán trồng và chăm sóc RNM
ở các bãi bồi và trong các đầm nuôi tôm bị thoái hoá
- Cần chọn một số RNM điển hình đại diện cho từng vùng sinh thái
làm khu bảo tồn để bảo vệ các nguồn gen thực vật và động vật vùng triều;
- Thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng điện, đường,
trường, trạm giúp người dân nhanh chóng ổn định và từng bước cải thiện
cuộc sống trên các vùng ven biển.
III- KẾT LUẬN
Rừng ngập mặn là tài nguyên quan trọng cho năng suất cao ở vùng cửa
sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi cung cấp nhiều
lâm sản có giá trị mà còn là nơi sống và ươm mầm của nhiều loài thủy sinh
vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho nhiều loài rừng ngập mặn còn
là nơi phát triển của nhiều ngành nuôi trồng thủy sản, đây là ngành có hiệu
quả kinh tế cao, và được xem như là một trong những ngành mũi nhọn trong
sự phát triển kinh tế của ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.
12
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
Bên cạnh những giá trị về mặt kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại,
rừng ngập mặn còn có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ và điều hòa khí hậu
như: Chống xói mòn, sạt lở đất đai, đê điều, chống sự xâm thực của nước
biển, cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật. Bên cạnh đó, tài
nguyên rừng ngập mặn còn cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá nhằm
duy trì tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật. Bảo vệ được đa dạng
sinh học không chỉ đem lại những giá trị về mặt sinh thái mà còn có giá trị

rất lớn đối với kinh tế của địa phương trong việc phát triển các dịch vụ du
lịch sinh thái, giải trí, nghiên cứu và giáo dục. Đây mới chính là những vai
trò quan trọng có giá trị mang tính xã hội của tài nguyên rừng ngập mặn. Vì
vậy chúng ta cần phải tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc
trồng, bảo vệ và phát triển để phục vụ lợi ích con người.
Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Chúng em mong được sự góp ý của thầy để bài viết của
chúng em được hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cám ơn.
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. tailieu.vn/Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở ĐBSCL và định
hướng bảo tồn, phát triển/Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 48,2008
2. ,
chuyên đề “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rừng ngập mặn”, GVHD:
GS.TSKH Lê Huy Bá – Môi trường học cơ bản – NVB ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh, 2013
13
KINH TẾ LÂM NGHIỆP
3.
thiu-cac-bai-bao-tp-chi-chuyen-nganh-thu-li&catid=15:bao-tp-chi&Itemid=196,
TS. Hồ Việt Hùng, Bộ môn Thủy lực, Đại học Thủy Lợi
4.
5.
6.
7.
dong-bang-song-cuu-long/
14

×