Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nội quy an toàn lao động trong nhiều lĩnh vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.57 KB, 19 trang )

NỘI QUY AN TOÀN THỢ SỬA CHỮA ĐIỆN
Những ai hội đủ các điều kiện sau thì mới được làm công việc thợ điện :
 Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.
 Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp.
 Có chứng chỉ về chuyên môn, được huấn luyện BHLĐ.
 Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, đặc biệt các phương tiện cách
điện.
 Được huấn luyện về cấp cứu tai nạn điện và chữa cháy thiết bị điện.
1. Thợ diện cho dù có trình độ tay nghề cao nhưng đang ở trong tình trạng say rượu, mệt
mỏi... đều không được phép làm việc.
2. Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện ( cầu dao, Aptomat, phích cắm, công tắc…)
3. Không được phun, để rơi vãi chất lỏng vào thiết bị điện (mô tơ, công tắc…)
4. Thợ điện phải nắm vững các sơ đồ mạch điện đông lực, mạch điện chiếu sáng, mạch điện
của các thiết bị công nghệ, các nút khởi động cầu dao, công tắc tơ, rơ le, khởi dộng từ
v.v... thuộc Phân xưởng Luyện.
5. Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện qui định, không cho
nối bằng cách xoắn các đầu dây.
6. Khi tiến hành sửa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây.... nhất thiết phải cắt điện tại
bộ phận đó, đường dây đó; treo biển "cấm đóng điện - có người làm việc". Nếu sửa
đường dây thì phải treo biển báo ở hai đầu dây, thử xem còn điện áp hay không sau khi
đã cắt điện; xem lại chất lượng tiếp đất hoặc đặt tiếp đất tạm thời vào dây ngắn mạch nếu
chưa có tiếp đất. Việc xem có điện hay không phải tiến hành bằng các phương tiện qui
định.
7. Nếu vì lý do nào đó mà không thể cắt điện thì phải rào che các phần mang điện mà công
nhân có thể chạm vào; đứng trên ghế cách điện và sử dụng găng tay cách điện, ủng cách
điện, kìm cách điện để tiến hành công việc.
8. Sau khi kết thúc công việc sửa chữa điện phải tháo dây nối đất tạm thời và dây ngắn
mạch, kiểm tra đủ số người tham gia sửa chữa mới được đóng điện trở lại. Nghiêm cấm
đóng điện trước qui định. Phải tìm mọi cách loại trừ khả năng đóng điện trở lại bởi
những người khác khi chưa kết thúc công việc sửa chữa điện.
9. Tại những nơi có nguy hiểm điện phải đặt các biển báo đề phòng được qui định bởi


ngành điện để lưu ý mọi người cảnh giác. Biển báo phải rõ được chiếu sáng đầy đủ
10. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh va chạm vào các phần mang điện:


 Bảo đảm chất lượng bọc cách điện hay tăng cường cách điện hai lớp.
 Che chắn phần mang điện hở.
 Giữ khoảng cách an toàn qui định.
 Cắt điện tự động với độ nhạy và độ tin cậy cao.
 Tiếp đất vỏ máy, tiếp đất dây trung tính lặp lại (kể cả thiết bị cố định và di động)
11. Phải đặt các bảng phân phối điện, thiết bị khởi động, cầu dao ở nơi khô ráo, thuận tiện
cho thao tác và xử lý sự cố khi cần thiết ; vỏ kim loại bao che chúng phải được nối đất
bảo vệ, phải ghi rõ điện áp sử dụng và khóa lại chắc chắn. Nếu tại khu vực thuộc quyền
quản lý có nhiều cầu dao thì phải đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn.
 Cầu dao với điện áp định mức 380 Vôn trở lên phải có hộp bảo vệ.
 Cầu dao với điện áp định mức 500 Vôn trở lên phải có hệ thống truyền động cơ khí
đóng cắt gián tiếp.
12. Phải thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn các mối nối của cầu dao và giữ sạch chúng để
đề phòng nẹt lửa.
13. Mở, đóng cầu dao phải tiến hành dứt khoát, mạnh mẽ để cầu dao tiếp xúc tất cả ba pha.
Khi mất điện phải lập tức nhả các cầu dao.
14. Phải thay ngay các dây chảy sai qui cách bằng loại đúng qui cách.
15. Khi nối dây với nhau phải cạo sạch, vặn xoắn chặt hoặc hàn. Khi đi dây phải sử dụng sứ
cách điện đúng qui cách.Khi tháo các thiết bị điện khỏi đường dây dẫn phải lập tức băng
kín lại không được để các đầu dây, đầu cáp hở.
16. Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao (cầu trục…) phải
luôn luôn có hai người cùng làm và phải có người giám sát là người có bậc thợ cao hơn
(hoặc có kinh nghiệm làm việc tại những nơi đó). Người thực hiện công việc phải được
cách điện chắc chắn và chỉ được phép thực hiện đúng những nội dung công việc được
giao.
17. Làm việc trên cao (cầu trục, sàn làm việc ...) phải tuân thủ NQ – AT làm việc trên cao.

18. Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm
mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ.
19. Thợ điện phải nắm vững cách giải phóng người bị nạn khỏi điện áp bằng một trong các
cách sau:
 Cúp cầu dao.
 Sử dụng rìu cán khô không dẫn điện để chặt đứt dây điện.


 Sử dụng sào có cán khô không dẫn điện để gạt dây ra khỏi nạn nhân.
 Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện để cứu nạn nhân.
 Nắm vào áo quần nạn nhân tại những vị trí khô ráo, không có mồ hôi ... (ví dụ cổ áo)
để kéo nạn nhân.
 Trong khi hành động, phải tìm cách tăng độ cách điện bằng cách đứng trên các ghế
gỗ, bục gỗ khô .v.v...
 Sau khi giải phóng nạn nhân khỏi điện áp, phải tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu
một cách liên tục cho đến khi bác sĩ tới bao gồm hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim
ngoài lồng ngực. (xem mục "cấp cứu tai nạn lao động ").


NỘI QUY AN TOÀN HÀN CẮT KHÍ GAS VÀ OXY
I.

TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1. Sử dụng đúng đầy đủ các dụng cụ, trang bị an toàn trong khi làm việc, các dụng cụ và
trang bị trên phải khô, sạch, không dính dầu mỡ.
2. Kiểm tra toàn bộ thiết bị trước khi làm việc, đặc biệt là các đồng hồ áp kế, các van an
toàn. Cấm sử dụng bình ga và bình oxy để hàn cắt khi hỏng áp kế hoặc không có áp
kế.
3. Các vị trí hàn cắt các chi tiết riêng rẽ phải được ngăn riêng biệt nhau trừ trường hợp
hàn cắt một chi tiết chung.


II.

TRONG KHI LÀM VIỆC
4. Khi hàn cắt trên cao công nhân hàn phải tuân thủ những quy định về an toàn khi làm
việc trên cao như buộc dây an toàn, chọn vị trí đứng, ngồi thuận tiện khi thao tác…
khi hàn cắt trên cao phải che phía dưới, đảm bảo không để rơi phoi hàn, xỉ hàn xuống
dưới gây cháy hoặc tai nạn cho người và thiết bị. cấm hàn cắt trên cao khi chưa có
phương tiện bảo vệ cho người và thiết bị phía dưới.
5. Khu vực hàn cắt bằng khí ga phải có thiết bị chống cháy. Tại khu vực náy, có thùng
đựng cát theo tiêu chuẩn 0,5m3/50m2, có xẻng và các thiết bị chống cháy khác như
bình bọt, bình CO2…
6. Bình ga và bình oxy được bảo quả nơi thoáng mát (nhiệt độ không khí <35 0C). không
tiếp xúc với các chất ăn mòn, các vật liệu dễ cháy, dễ nổ…Không được đặt ở gần lối
đi lại. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bình ga đến công tắc điện và các thiết bị điện
khác > = 1,5m.
7. Việc đóng mở van trên bình chứa khí phải tiến hành bằng tay. Cấm dùng kìm để vặn
van.
8. Trong khu vực đặt hoặc bảo quản oxy, cấm đặt các chất dễ cháy nổ.
9. Cấm tuyệt đối các ngọc lửa trần xung quanh bình ga và bình oxy trong phạm vi 10m.
10. Khi hàn cắt phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa bình ga và bình oxy là 5m,
khoảng cách tối thiểu giữa ngọn lửa hàn đến các bình oxy và ga là 10m.
11. ống cao su dẫn khí phải có độ bền chịu được áp suất công tác và phải được thử ở áp
suất công tác mỗi tháng một lần, trước khi sử dụng phải kiểm tra độ kín của chúng.
12. Không để ống cao su dính vào dầu mỡ, cấm kéo ống, vắt ống qua nơi có nhiệt độ cao,
nơi có điện. cấm đặt các dây điện đi chung với ống dẫn khí.
13. Khi ống bị vỡ hoặc nứt, gây xì hơi, phải tắt ngay mỏ hàn (cắt) sau đó đóng van cấp
hơi. Cấm dùng cách gấp ống để ngắt hơi.



14. Tuân thủ quy trình mở van, mở van oxy trước, van khí ga sau. Khi đóng, đóng van
khí ga trước, đóng van oxy sau.
15. Khi cắt phải chọn mỏ cắt và áp lực phù hợp với chiều dầy cắt.
 Mở oxy với áp lực từ 6 đến 10 kg/cm2
 Mở ga với áp lực từ 0,2 đến 0,5 kg/cm2
16. Khi phát hiện rò rỉ ga (hơi ga có mùi đặc trưng để phát hiện) cần:
 Dập tắt các nguồn lửa gần khu vực bình, ngưng tất cả các hoạt động cơ điện.
 Nhanh tróng bịt chặt chỗ rò rỉ và dùng biện pháp làm loãng nồng độ ga như thổi gió…
 Nếu không làm kín được chỗ rò rỉ thì phải đưa bình ra chỗ thoáng khí và báo cáo cấp
trên.


NỘI QUY AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ
1. TRƯỚC KHI LÀM VIệC:
-

Phải sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát.

-

Phải kiểm tra hệ thống van nạp, van xả, che chắn dây đai truyền động, đồng hồ áp lực
có làm việc hay không.

2. TRONG KHI LÀM VIỆC:
-

Không để máy ở nơi có nhiệt độ cao trên 400C, lối đi lại của người và xe vận chuyển.

-


Không sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của máy khi chưa ngắt nguồn điện của máy.

-

Không để các dụng cụ khác trên máy khi máy đan ghoạt động.

-

Không đướng gần bộ pga6n dây đai truyền động.

-

Khi có sự cố ở bộ phân nào đó hoặc có tiếng kêu lẹ trên máy phải lập tức báo ngắt
nguồn điện, xem xét tình trạng của máy và xả dần khí nén ra khỏi bình cho đến khi áp
suất trong bình cân bằng với áp xuất ngoài trời mới tiến hành sửa chữa máy, việc sửa
máy do công nhân sửa chữa máy thực hiện.

-

Không bịt đường khí ra khỏi bình bằng cách buộc gập dây nén khí hoặc buộc bằng
dây thép. Cần phải dùng van, đai thép cuốn ống mềm.

3. KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
-

Ngắt nguồn điện vào máy, dọn dẹp sạch sẽ khu vực đặt máy, dùng khí nén thổi sạch
động cơ và toàn bộ máy.

-


Báo cáo tình trạng thiết bị cho người phụ trách tổ.


ỘI QUY AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

1. Phải lập hàng rào ngăn và biển cấm bên dưới trong phạm vi đang có ngưới làm việc
trên cao.
2. Khi làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ
an toàn, đi dầy an toàn. Không đi dép cao su không có quai hậu, dép lê, giầy
đinh…
3. Làm việc trên cao từ 3m trở lên phải đeo dây an toàn dù thời gian làm việc rất
ngắn. dây an toàn không được mắc vào những bộ phận di động như thang di động
hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột mà phải mắc vào những bộ phận
cố định chắc chắn.
4. Khi có gió cấp 6 (60-70km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét cấm
làm việc trên cao.
5. Khi trèo lên cột, lên thang phải trèo từ từ, chắc chắn, tập chung tư tưởng, cấm vừa
trèo vừa nói chuyện nhìn đi chỗ khác, khi làm việc trên cao cấm đùa nghịch.
6. Không được mang, vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. chỉ được
phép đem theo người những dụng cụ làm việc nhẹ như kìm, cờ lê, mỏ lết, búa
con…nhưng phải đựng trong túi da, bao kìm. Cấm đút kìm và dụng cụ khác vào túi
quần sau đề phòng rơi vào đầu người khác.
7. Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào chỗ chắc chắn hoặc phải làm móc treo vào
cột hoặc dầm sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống dất.
8. Cấm không được đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao đưa xuống bằng
cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ, người ở
dưới phải dứng cách xa vị trí dụng cụ vật liệu khi kéo lên hoặc hạ xuống.
9. Hạn chế hút thuốc lá khi làm việc trên cao đề phòng say thuốc.



QUI TRÌNH SỬ DỤNG CẦU TRỤC ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN BUỘC MÓC

Tùy theo công việc mình phụ trách người công nhân phải tuân theo những quy định sau dây:
1. Chỉ được sử dụng cầu trục khi đã biết rõ tải trọng cho phép.
2. Trước khi làm việc phải kiểm tra các bộ phận trục tải, nếu an toàn mới được sử dụng.
3. Phải trọn chiều dài dây treo để khi móc vào tải trọng góc xiên của dây treo theo đúng quy định
sau đây:
 Nếu buộc 2 dây treo xiên, thì góc hợp bởi 2 dây này không được lớn hơn 90 0.
 Nếu buộc từ 3 dây treo trở lên thì góc hợp bởi mỗi dây treo này với đường thẳng đứng
không lớn hơn 450.
 Nếu chiều cao nâng bị giới hạn thì được phép tăng độ lớn của góc đó, nhưng phải có biện
pháp không để dây buộc, dây treo trượt trên tải trọng và trượt ra ngoài móc.
4. Phải tuân theo những quy định về buộc, móc không để dây trượt trên tải trọng và bị vướng rối,
chỗ tải trọng có cạnh sắc tỳ vào dây phải được đệm để dây không bị hỏng.
5. Nguyên vật liệu rời phải được đựng trong thiết bị chắc chắn và không được xếp cao quá thành
thiết bị đựng.
6. Các chất lỏng ( nước thủy tinh, dầu cải…) phải được đựng trong vật chứa phù hợp và không
cao quá 2/3 dung tích vật chứa.
7. Khi cẩu các vật dài , cồng kềnh phải có biện pháp không để các vật đó đu đưa va chạm vào các
công trình, thiết bị xung quanh.
8. Nếu dùng móc có 4 mỏ thì phải móc đều vào 4 mỏ.
9. Không được dùng dây có cấu tạo hoặc có đường kính khác nhau để móc, buộc cùng một vật tải.
10. Không được để vật liệu khác liên kết với tải trọng, không được nâng tải trọng bị vật khác đè
lên.
11. Khi nâng tải trọng:
a) Người làm tín hiệu cùng những người có mặt phải đứng cách xa tải trọng ít nhất là 01m rồi
mới được báo hiệu cho người vận hành cẩu trục nâng vật tải lên.
b) Nếu tải trọng có trọng lượng từ 80% đến 100% tải trọng cho phép thì nâng nhích lên cao
tới 100mm thì phải báo cho người điều khiển cầu trục dừng lại để kiểm tra phanh hãm.
c) Nếu khoảng cách từ mép ngoài của tải trọng đến kết cấu hoặc công trình khác < 700mm thì

cấm người ở trong khoảng cách đó.
d) Cấm sửa chữa, điều trỉnh chỗ buộc móc, hoặc làm tăng tải trọng khi đang nâng như đặt
thêm vật liệu hay đứng lên tải trọng.
12. Khi hạ tải trọng:
a) Khi xếp dỡ, lắp đặt tải trọng phải đứng ở vị trí an toàn, nhất là những nơi dễ xẩy ra tai nạn
như ở chỗ hẹp, công tri2ng mới xây dựng, ở trên các phương tiện vận chuyển.
b) Khi đã hạ tải trọng cách chỗ đặt < 200mm thì mới được đến gần để điều chỉnh tải trọng vào
chỗ xếp, dỡ, lắp đặt. phải đặt tải trọng ở nơi quy định. Đặt xong phải có biện pháp giữ tải


trọng không đổ, trượt (chằng, buộc, kê…). Nếu dây buộc vòng qua tải trọng thì phải kê để
tháo dây được dễ dàng.
c) Cấm dùng cầu trục để tháo dây đang bị đè vướng.


NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VẬN HÀNH MÁY ĐÚC
LIÊN TỤC
Nắm vững và thực hiện nghiêm túc qui trình vận hành thiết bị chung trong phân xưởng
Luyện. Đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa ở khu vực thép lỏng, quanh khu vực xử lý
thùng rót thép và sàn đúc.
1. Chỉ những công nhân cán bộ có trách nhiệm mới được lên sàn đúc liên tục. đứng
đúng vị trí làm việc và làm việc đúng nhiệm vụ được giao.
2. Trước khi vào ca phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị phải được sử dụng
nghiêm túc (quần áo có đủ cúc, giầy da cao cổ, khẩu trang, găng tay da, mũ bảo hộ và
kính chắn…) đầy đủ mới tiến hành làm việc.
3. Khi chuẩn bị đầu ca, tổ trưởng phải kiểm tra kỹ tình trạng của các thiết bị liên quan
đến máy đúc, vận hành kiểm tra riêng lẻ từng cụm thiết bị sau đó vận hành đồng bộ.
Nếu có vấn đề gì không an toàn phải báo cáo cho Trưởng ca để có biện pháp xử lý.
4. Nghiêm cấm thực hiện các công việc sau: (có biểu xác nhận kiểm tra)
-


Dùng thùng rót thép có cơ cấu trượt, tai móc thùng mòn nhiều không đảm bảo an
toàn.

-

Thép và xỉ còn dính bám trong thùng nhiều.

-

Thùng rót thép và thùng trung gian sấy chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

-

Dùng thùng rót thép và thùng trung gian có thành thùng nhỏ hơn 100mm.

-

Gạnh xả trên, gạch xả dưới, gạch tấm trượt, cốc xả thùng trung gian bị ẩm ướt, nứt
vỡ.

5. Các thùng thép, thùng trung gian và tất cả các bộ phận của máy đúc tiếp xúc với thép
lỏng cần được sấy khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
6. Trước khi thổi Oxy phải quan sát rõ không có ai đứng gần khu vực dễ bị xỉ hoặc thép
bắn tóe.
7. Không được sử dụng Oxy thay khí nén để vệ sinh khuôn, thổi bụi, phôi mạt ...
8. Tất cả các bộ phận tiếp xúc với Oxy phải làm sạch dầu mỡ kế cả quần áo làm việc.
9. Phải thường xuyên kiểm tra độ kín của của van gar, oxy và đường ống dẫn gar, oxy
ra đèn cắt và súng dẫn dòng. (kiểm tra bằng nước xà phòng)
10. Các khuôn kết tinh, đầu thanh dẫn giả và tất cả các phụ kiện bịt khuôn kết tinh cần

sấy khô triệt để.
11. Trong qua trình đúc nếu bị sự cố phải ngưng đúc, thùng trung gian còn đầy thép lỏng
trong mọi trường hợp không được dùng cầu trục, cẩu thùng thép lỏng ra ngoài dẫn
đến nguy hiểm do trào thép. Việc vận chuyển chúng chỉ được thực hiện khi thùng
không đầy (mức thép lỏng và xỉ chứa trong thùng cách miệng thùng 250mm) hoặc đã
hoàn toàn đông đặc (tuyệt đối không được dùng vòi nước xịt vào để làm đông đặc
thép lỏng trong thùng trung gian).
12. Các đường ống thủy lực, gaz, ôxy hoặc khí nén đã được lắp đặt ở khu vực chịu ảnh
hưởng bức xạ nhiệt từ phôi thép còn nóng phải dùng tấm thép hoặc lấy vải amiăng để
che đậy.
13. Trong khu vực giá đỡ thùng rót thép:


-

Chỉ những người có nhiệm vụ và thực hiện đầy đủ các trang bị bảo hộ như: ủng bảo
hộ, găng tay da, mũ bảo hộ, kính che mặt. Mới được tiếp cận khi chuẩn bị đưa thùng
rót thép vào giá đỡ và khi đang đúc rót.

14. Trong khu vực vận hành khuôn kết tinh:
-

Lối thoát hiểm từ khuôn kết tinh ra các hướng phải được thông thoáng. Nghiêm cấm
đặt bất cứ vật gì cản trở trong bán kính 4m quanh khu vực hộp kết tinh.

-

Khi lắp khuôn xong cần kiểm tra nước làm nguội khuôn đảm bảo hoạt động tốt đủ áp
suất cho phép (từ 6,5 kg/cm2 trở lên), đề phòng cháy nổ khuôn do không có nước làm
nguội.


-

Kiểm tra hệ thống đồng hồ báo áp nước khuôn và thứ cấp (vùng I, vùng II) phải còn
hoạt động tốt.

-

Hệ thông nước cấp cứu phải được bơm đầy nước vào bồn chứa và phải được mở van
nước dẫn vào khuôn kết tinh khi bắt đầu quá trình đúc.

-

Chỉ những người có nhiệm vụ và thực hiện đầy đủ các trang bị bảo hộ như: ủng bảo
hộ, găng tay da, mũ bảo hộ, kính che mặt mới được thông mở lỗ xả thùng rót. Quanh
khu vực thông lỗ xả thùng rót phải được vệ sinh thông thoáng. Nghiêm cấm đặt bất
cứ vật gì cản trở trong bán kính 4m

-

Không được rót thép đầy thùng trung gian mực nước thép trong thùng cách miệng
thùng trung gian khoảng 200mm.

-

Khi vào khu vận hành khuôn kết tinh, phải mặc quần áo chống cháy để bảo vệ nước
thép và xỉ phun trào từ khuôn kết tinh hoặc thùng trung gian ra.

-


Khi vận hành máy đúc tuyệt đối phải tập chung vào công việc không được lơ là hoặc
làm việc riêng trong quá trình vận hành máy đúc.

-

Khi máy đúc bị sự cố thép tràn đầy khuôn kết tinh phải nhanh chóng dùng chốt côn
bịt lỗ dòng thép ngay.

-

Khi cúp điện và mất nước khuôn đột ngột công nhân vận hành máy đúc phải nhanh
chóng gạt máng tràn sự cố, đồng thời dùng chốt côn bịt lỗ xả thùng trung gian và
nhanh chóng rời xa khu vực vận hành máy đúc. Khi có điện lại phải đảm bảo hệ
thống bơm nước khuôn kết tinh và thứ cấp đã được vận hành đủ áp suất cho phép,
đứng ngoài quan sát khoảng 5ph thấy đảm bảo an toàn thì mới được tiến lại gần khu
vực vận hành khuôn kết tinh làm việc. (khi cúp điện đột ngột việc vận hành bơm nước
khuôn phải tuyệt đối tuân thủ theo quy trình vận hành bơm nước khuộn).

15. Cấm vào buồng phun làm nguội trong khi đang đúc rót.
16. Đối với hệ thống dẫn dòng:
-

Khi thao tác khu vực dẫn dòng cần cẩn thận vì khu vực này thường ẩm ướt và có dầu
mỡ.

-

Khi lắp thanh dẫn giả không được mang găng tay.

17. Chỉ khi thép lỏng đi vào khuôn mới phun nước làm nguội vùng I, tránh gây ẩm ướt

đầu thanh dẫn giả có thể gây nổ khi tiếp xúc với thép lỏng.
18. Khi có sự cố về cơ cấu trượt phải báo động khẩn cấp, thùng thép phải được đưa ra
ngoài ngay và hạ sát xuống đất.


19. Thường xuyên phải xả dầu bôi trơn trước khi Đúc thép nhằm loại bỏ nước trong
thùng dầu gây nổ trong khuôn.
20. Khi xử lý khuôn, thợ vận hành chỉ được phép dùng đèn pin hay đèn chuyên dụng để
soi rọi.
21. Đối với bộ phận thành phẩm
-

Đầu ca phải kiểm tra hệ thống van gar, oxy và dường ống dẫn không bị rò rỉ khí gar,
oxy. trong quá trình vận hành phải luôn theo dõi đồng hồ đo áp tổng trên dàn gar và
oxy. Nếu hệ thống bị rò rỉ khí gar, oxy hoặc hoạt động không bình thường phải dừng
ngay và báo cho trưởng ca biệt để kịp thời khắc phục.

22. Đối với bộ phận làm cơ cấu van xả đáy thùng rót
-

Đầu ca và sau mỗi mẻ rót phải kiểm tra cơ cấu van xả thùng rót thật kỹ, nếu hư hỏng
phải báo ngay cho trưởng ca để có biện pháp khắc phục.

-

Khi lắp hay thay gạch xả trên, xả dưới, gạch tấm trượt công nhân thao tác phải cận
thận kiệm tra thật kỹ, đảm bảo an toàn thì mới cho mang thùng đi rót thép.

-


Nghiêm cấm sử dụng các loại gạnh bị ẩm ướt, nứt vỡ…

23. Khi có sự cố tuyệt đối phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy theo nguyên tắc:
an toàn người, bảo vệ thiết bị giảm bớt thiệt hại.
24. Khi hết ca phải thu dọn công cụ dụng cụ làm việc gọn gàng, dọn vệ sinh sạch sẽ khu
vực mình làm việc.


NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG LÒ
Nắm vững và thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành thiết bị chung trong PX luyện và qui
trình công nghệ đối với thợ lò.
1. Trước khi vào ca phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị phải được sử dụng
nghiêm túc (quần áo có đủ cúc, giầy da buộc chặt cổ, khẩu trang, găng tay da, mũ bảo
hộ và kính chắn…) đầy đủ mới tiến hành làm việc.
2. Trước khi nạp liệu vào lò tổ trưởng, phó lò phải xem xét kỹ tình trạng nội hình lò, hệ
thống nước làm mát lò, trong quá trình lò hoạt động phải thường xuyên kiểm tra hệ
thống nước làm mát hoạt động tốt, không bị rò rỉ nước. Nếu hệ thống làm mát bị rò
nước thì phải dừng lò báo ngay cho bộ phận sửa chữa, không được chạy ráng.
3. Khi nạp liệu vào Lò, thợ lò cần chú ý các điểm sau :
a) Liệu nạp vào lò phải khô ráo, không được ẩm ướt, liệu không được chứa các vật gây
nổ như các loại đầu đạn, hộp kín, ống kín. Các loại vật liệu không rõ nguồn gốc, các
loại liệu có chứa hóa chất độc hại... cần phải được loại bỏ ra ngoài theo đúng nơi quy
định.
-

Cấm sử dụng vật liệu dạng bình kín, ống kín.

-

Cấm sử dụng vật liệu đầu đạn, vật liệu có chất gây nổ, vật có chứa chất độc hại…


-

Cấm sử dụng vật liệu chưa biết rõ nguồn gốc hoặc vật liệu chưa được phân loại theo
tiêu chuẩn chế biến phế liệu.

b) Trong quá trình nạp liệu bằng mâm từ thì thống nhất chỉ 1 người ra tín hiệu di chuyển
cầu trục.
c) Không để liệu rơi vãi xuống gầm lò, vòng đồng, dàn tụ bù…
4. Trong khi nấu chảy liệu cần chú ý các điểm sau:
a) Khi thao tác ở trước miệng lò, tuyệt đối phải mang đầy đủ BHLĐ như găng tay, kính
bảo hộ...
b) Khi đẩy liệu ép vào lò phải đảm bảo áo quần, bao tay không bị móc vướng vào với
liệu.
c) Đối với các loại liệu ép nặng thì phải có ít nhất 2 người cùng thao tác đẩy liệu ép vào
lò. Tránh trường hợp làm quá sức gây mất an toàn.
d) Khi nấu liệu cắm, liệu phải được đưa vào gần miệng lò rồi mới cho vào lò, không
được đứng ngoài xa ném vào gây bắn tóe xỉ lỏng.
e) Cấm tuyệt đối nạp liệu cắm trực tiếp vào lò bằng mâm từ.
5. Trong khi nấu luyện thép cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt đông của lò,
phôi liệu không bị tắc, kẹt... nếu phát hiện thấy vỏ lò bị nung đỏ, cháy xém phải cắt
nguồn điện, tháo ngay kim loại đang nóng chảy ra khỏi lò (sang lò), nếu kim loại chưa
kịp nóng chảy thì phải dùng khí nén làm nguội thật nhanh. Cấm dùng nước để làm
nguội lò và kim loại.
6. Khi lò đang hoạt động cấm lên xuống hố xỉ (hố ra thép).
7. Khi đang làm việc trên sàn lò, tuyệt đối không được đùa giỡn với nhau gây mất tập
trung.


8. Các vật liệu tạo xỉ và hợp kim hóa phải khô ráo trước khi cho vào lò hoặc vào thùng

thép.
9. Các loại tai móc thùng và xích cẩu phải được kiểm tra thường xuyên, nếu không an
toàn thì phải báo ngay cho bộ phận sửa chữa.
10. Hố ra thép phải luôn khô ráo, không được ẩm ướt tránh tình trạng gây nổ khi xả xỉ và
khi ra thép.
11. Khi ra thép, nước thép trong thùng phải cách miệng thùng rót ≥ 200mm.
12. Đổ xỉ, thép thừa vào nơi khô ráo theo qui định, tuyệt đối không được đổ xỉ, thép thừa
ra nơi ẩm ướt.
13. Trong quá trình làm việc và khi hết ca sản xuất phải giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh vị
trí làm việc của bộ phận mình.
Ghi Chú: Thép phế liệu đã được xử lý dùng để nấu luyện gồm những loại sau:
a) Liệu vụn: là những loại thép nhỏ (vụn) kích thước khoảng 100mm x 200mm x
4mm trở xuống được lựa ra và vun thành đống.
b) Liệu cắm: là những loại thép dầy như V, U, I, cốt pha, tôn tấm 3mm trở lên, khung
xe ô tô… được cắt phân đoạn dài 800mm hoặc cắt thành tấm 400mm x 800mm.
c) Liệu ép: là những loại thép mỏng, khung xe đạp, tôn… được ép thành khối vuông
400mm x 600mm.
d) Gang: lốc xe ô tô, lốc máy nổ…
e) Thép cacbon cao: thép rằn, nhông, sên, chi tiết máy, vòng bi…


Quy tr×nh
VËn hµnh cÇu trôc cã ca bin ®iÒu khiÓn

Muốn vận hành cầu trục an toàn, chính xác cho người và thiết bị, người sử dụng cầu trục
phải nắm vững những điều quy định sau:
1. Phải sử dụng đầy đủ và đúng quy định những trang bị phòng hộ cá nhân đã được cấp
phát. Chỉ có những người đã qua các lớp đào tạo có giấy chứng nhận lái cầu trục và
được huấn luyện an toàn mới được lên cầu trục. công nhân vận hành cầu trục chỉ
được vận hành cầu trục mà mình được giao nhiệm.

2. Phải thực hiện đúng thủ tục giao nhận ca trước khi điều khiển cầu trục. phải kiểm tra
các thiết bị an toàn: cơ cấu điều khiển, phanh hãm, cần lái và toàn bộ các cơ cấu kẹp
chặt của cầu trục, khi đảm bảo an toàn mới được vận hành. Nếu phát hiện thấy các sai
sót không bình thường thì phải sửa chữa và tìm hiểu nguyên nhân có thể gây ra tai
nạn rồi mới cho máy vận hành, các sai sót bất thường thì phải báo ngay cho cán bộ
phụ trách biết và phải ghi vào số giao ca để tiện việc theo dõi và sửa chữa. trước khi
vận hành máy phải dùng tín hiệu (chuông báo) đã quy định để loan báo cho những
người xung quanh.
3. Phải lên xuống cầu trục theo đường đã quy định, cấm lên xuống bằng các phương tiện
khác. Trước khi vận hành phải đóng chắc chắn cửa từ sàn vào cabin của cầu trục.
4. Trong khi vận hành cầu trục phải thao tác thận trọng, chú ý tới tính chất của vật nâng
để đảm bảo thật cân bàng khi di chuyển và đặt vật tải.
5. Người vận hành không được rời vị trí khi máy đang làm việc, không được tiếp khách
trong cabin.
6. Không nâng quá tải trọng cho phép, không cẩu vật khi không biệt rõ tải trọng của nó
(như nhổ cọc hoặc cẩu các vật bị dính kết với các vật khác, mặt đất…)
7. Phải quan sát quá trình dây cáp chuyển động qua ròng rọc, tang, để điều khiển máy
sao cho dây cáp không bị xoắn hoặc bị chồng chéo lên nhau.
8. Khi cẩu vật phải cẩu theo phương thẳng đứng, không cẩu khi để dây cáp ở trạng thái
xiên.
9. Cấm dùng các bộ phận ngừng tự động để dừng máy thay cho công tắc điều khiển.
10. Cấm dùng cầu trục để di chuyển các loại xe
11. Khi bốc dỡ hàng trên sàn xe bằng cầu trục không để công nhân buộc móc trên sàn khi
cẩu và nâng vật cẩu qua buồng lái xe.
12. Nếu khi vận hành cầu trục phát hiện có người tiến lại gần vật tải đang treo lơ lửng thì
phải báo hiệu (bấm chuông) cho họ tránh xa hoặc lái vật cẩu ra xa người đó nếu có
thể được.
13. Không cho người bảo dưỡng sửa chữa lên cầu trục khi cầu trục đang làm việc.
14. Trước khi rời khỏi cabin cầu trục cần tiến hành những công việc sau:
a) Đưa xe con vế vị trí đầu của cầu trục, kéo móc lên cao (ít nhất là 2m) còn gầu thùng

phải đặt về vị trí quy định không được treo trên móc, mâm từ phải hạ xuống ở vị trí
làm việc thấp nhất đảm bảo an toàn ( hạ mâm từ sát mặt đất).
b) Phải đưa cầu trục về vị trí quy định
c) Đưa các cần điều khiển vế vị trí số không (0), rồi ngắt điện khóa CB, vệ sinh thiết bị,
khóa buồng điều khiển.


d) Tất cả các sự việc xẩy ra trong ngày về tình trạng thiết bị phải ghi vào sổ giao ca. nếu
cần thì phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm quản lý biết.


NéI QUY AN TOµN
Khi sö dông cÇu trôc m©m tõ

Khi sử dụng loại cẩu trục này công nhân vận hành phài nắm vững những quy trình vận hành
khi sử dụng cẩu trục thông thường ngoài ra còn phải chú ý những điều quy định sau đây:
1. Trước khi làm việc phải kiểm tra sức hút của mâm từ bằng cách dùng mâm từ thử hút
sắt vụn, kiểm tra các bộ phận truyền động và phanh hãm.
2. Chỉ khi mâm từ hạ tới tải mới được đóng điện vào mâm từ
3. Cấm di chuyển vật tải bằng mâm từ qua đầu người hoặc thiết bị. luôn chú ý dùng còi
báo để cho mọi người biết cẩu trục đang làm việc.
4. Cấm giữ lâu vật tải quá 5 phút trên mâm từ.
5. Cấm dùng cẩu trục mâm từ cẩu các thùng lớn.
6. Chỉ được phép ngắt điện của mâm từ có vật tải khi đã đưa đến vị trí quy định, không
ngắt điện mâm từ khi tải đang dao động.
7. Khi ngắt điện mâm từ mà vật tải không rơi phải nhanh chóng hạ mâm từ xuống thấp,
tắt máy và báo ngay cho người phụ trách biết để xem xét.
8. Không dùng mâm từ cẩu vật có nhiệt độ cao quá 2000c.
9. Trong khi cẩu không để mâm từ nghiêng với góc độ lớn, hoặc quay làm rối giữa cáp
điện và cáp nâng.

10. Kiểm tra thường xuyên lớp cách điện của cáp mâm từ.
11. Khi chưa tháo mâm từ cấm dùng móc để cẩu vật.
12. Khi hai cẩu trục cùng làm việc không để hai cẩu trục chạy sát nhau, khoảng cách nhỏ
nhất không nhỏ hơn 2m, không dùng hai cẩu trục cùng cẩu một vật khi không được
phép của người phụ trách.
13. Làm xong việc phải đưa cầu trục về vị trí đã quy định, hạ mâm từ xuống sát mặt đất.
Đưa các cần điều khiển vế vị trí số không (0), rồi ngắt điện khóa CB, vệ sinh thiết bị,
khóa buồng điều khiển.
14. Tất cả các sự việc xẩy ra trong ngày về tình trạng thiết bị phải ghi vào sổ giao ca. nếu
cần thì phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm quản lý biết.


NỘI QUY AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CẨU TRỤC RÓT THÉP

Khi sử dụng loại cẩu trục này công nhân vận hành phài nắm vững những quy trình vận hành
khi sử dụng cẩu trục thông thường ngoài ra còn phải chú ý những điều quy định sau đây:
1. Trước khi vận hành cần chú ý kiểm tra kỹ dây cáp chịu lực, nếu thấy dây an toàn mới
được vận hành.
2. Khi vận hành nâng thùng rót chứa kim loại lỏng, phải điều khiển cho cáp căng dần,
sau đó kiểm tra lại phanh hãm đã an toàn chưa rồi mới vận hành tiếp.
3. Trước khi cầu trục thùng rót di chuyện chuông và đèn báo động phải được bật để báo
hiệu cho mọi người biết.
4. Cấm nâng thùng rót lên đến giới hạn 2-3m cách dầm cầu trục (tính từ miệng thùng).
Khi rót thép từ lò 5,4,3,2,1 để chuyển qua sàn đúc thùng rót chỉ được phép nâng lên
sao cho đáy thùng ngang với mặt sàn lò và di chuyển đến trước lò số 1B thì mới tiếp
tục nâng thùng rót lên để đặt vào bệ đỡ thùng rót trên sàn đúc.
5. Trước khi đưa thùng rót vào bệ đỡ trên sàn đúc, cấm nâng thùng rót lên đến giới hạn
2-3m cách dầm cầu trục(tính từ miệng thùng) ngay khu vực ra xỉ thùng rót để chờ
thùng rót trước.
6. Trong khi di chuyển thùng kim loại lỏng cấm tuyệt đối người làm việc ở dưới

7. Khi rót kim loại lỏng phải thao tác cận thận , không để kim loại bắn ra xung quanh.
8. Cấm đổ kim loại thừa và tháo xỉ thùng rót ra ngoài chỗ quy định.
9. Khi thùng rót bị sự cố hư cơ cấu van trượt không đóng được, hoặc thùng rót bị lủng
thì phải nhanh chóng đưa thùng rót ra khỏi sàn đúc và hạ thấp xuống sát mặt đất.
10. Công nhân vận hành cầu trục rót tuyệt đối không được vận hành cầu trục ra khỏi
thùng rót khi thùng rót đang còn thép lỏng đặt trên bệ đỡ. Trừ trường hợp phải rót 1
cầu trục, nhưng khi chuẩn bị thùng xong cũng phải nhanh chóng đưa cầu trục vào để
sẵn sàng móc thùng rót đang đặt trên bệ đỡ.
11. Khi chạy không tải không để móc ngang tầm cabin, tránh hiện tương vỡ kính.
12. Làm xong việc phải đưa cầu trục về vị trí đã quy định. Gầu thùng phải đặt về chỗ quy
định không được treo trên móc. Đưa các cần điều khiển vế vị trí số không (0), rồi
ngắt điện khóa CB, vệ sinh thiết bị, khóa buồng điều khiển.
13. Tất cả các sự việc xẩy ra trong ngày về tình trạng thiết bị phải ghi vào sổ giao ca. nếu
cần thì phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm quản lý biết.


NỘI QUY AN TOÀN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN LÒ

I/Chuẩn bị và kiểm tra trước khi mở máy:
1 - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân.
2 - Kiểm tra các dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
3 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đồ nghề làm việc.
4 - Khi vào xưởng để bắt đầu cho ca sản xuất, Phải kiểm tra máy cắt cao thế trước máy biến
áp động lực đã được cắt.
5 - Kiểm tra máy cắt tủ trung tần đã được cắt .
6 - Kiểm tra tủ điện điều khiển, giàn tụ bù, lò cảm ứng không có vật gì khác. không có hiện
tượng rò rỉ nước, dây tiếp địa phải được nối đầy đủ, cáp thủy phải được lắp đúng với lò
chuẩn bị nấu luyện.
7 - Kiểm tra lưu lượng nước trong các phễu nước, đường ống nước, bảo đảm đường nước
thong suốt.

8 - Kiểm tra hệ thống nghiêng lò có hoạt động tốt hay không ( Nhắc nhở nhân viên nấu lò
chạy kiểm tra).
9 - Chắc chắn bên cạnh tủ điện điều khiển, giàn tụ bù ,lò cảm ứng, không có người còn ở
trong.
10 - chắc chắn trong lò cảm ứng được bỏ liệu với số lượng đầy lò.
II/Những điều cần lưu ý trong quá trình thao tác:
1 - Phải cắt máy cắt tủ trung tần và nguồn điện điều khiển, trước khi vào thao tác tại khu vực
điện của mỗi lò.
2 - Nếu phải thao tác trên hoặc trước máy cắt tủ trung tần thì phải yêu cầu cắt cầu chì (FCO)
trước máy biến áp động lực.
3 - Trong quá trình vận hành nếu thấy các thiết bị bảo vệ nhảy liên tục ,thì cho lò ngưng hoạt
động và đồng thời báo cho người phụ trách biết để kiểm tra xử lý.
4 - Nếu thấy lò cảm ứng có hiện tượng phóng điện,cháy. Lập tức dừng máy để kiểm tra xử
lý sự cố xong mới được mở máy.
5 - Nghe thấy âm thanh không bình thường hoặc có mùi khác lạ,lập tức dừng máy để kiểm
tra sự cố.
6 - Trong khi vân hành thường xuyên thị sát các nơi, kiểm tra thân lò, tủ điện phân phối và
lưu lượng nước v.v…
7 - Tuân thủ nguyên tắc an toàn khác khi sử dụng điện.
V/Giữ cho xưởng và thiết bị được dọn vệ sinh sạch sẽ.
1- Vệ sinh sạnh sẽ vị trí làm việc, kiểm tra tắt tất cả các CB (thiết bị điện), đóng tất cả các
cửa ra vào trước khi ra về.



×