Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thuyết trình kinh tế vĩ mô Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.34 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
=====000=====

KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI
TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
(GIAI ĐOẠN 2010-2015)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Linh
Nguyễn Thị Hòa
Nguyễn Thị Thu Hoài
Giảng viên hướng dẫn:ThS Lê Phương Thảo Quỳnh


Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các
chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém phần
bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm về thất nghiệp
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái
niệm sau:
− Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa là
có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp ực lượng lao
động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc
làm nhưng đang tìm việc làm.
− Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội.
− Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn
và đang tìm việc làm.
− Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại


trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng
lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả
năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm
với nhiều lý do khác nhau.
2. Phân loại
2.1.
Phân theo hình thức thất nghiệp
− Thất nghiệp chia theo giới tính(nam, nữ)
− Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi-nghề)
− Thất nghiệp chia theo vụng lãnh thổ (thành thị -nông thôn)
− Thất nghiệp chia theo nghành nghề(nghành sản xuất,dịch vụ)
− Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ giới cao hơn nam giới, tỷ
lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi với tay nghề và
kinh nghiệm lâu năm...Việc nắm được con số này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo vạch ra
những chính sách thích hợp để có thể sử dụng tốt hơn lực lượng lao động dư thừa
trong từng loại hình thất nghiệp cụ thể.
2.2.
Phân loại lý do thất nghiệp
Có thể chia làm bốn loại như sau:


− Bỏ việc : một số người tự nguyện bỏ việc hiện tại của mình về những lý do
khác nhau, như cho rằng lương thấp, điều kiện làm việc không thích hợp...
− Mất việc: Một số người bị sa thải hoặc trở nên dư thừa do những khó khăn
cửa hàng trong kinh doanh.
− Mới vào :Là những người lần đầu bổ xung vào lượng lao động nhưng chưa
tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt
nghiệp đang chờ công tác ...)
− Quay lại: Những người đã từng có việc làm, sau đấy thôi việc và thậm chí

không đăng ký thất nghiệp, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm
được việc làm.
Kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội
quân thất nghiệp theo các hướng ngược lại. Một số tìm được việc làm, một số khác
từ bỏ việc tìm kiếm công việc và hoàn toàn rút ra khỏi con số lực lượng lao động.
Mặc dù trong nhóm rút lui hoàn toàn này có một số người do điều kiện bản thân
hoàn toàn không phù hợp so với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng đa phần
trong số họ không hứng thú làm việc, những người chán nản về triển vọng có thể
tìm được việc làm và quyết định không làm việc nữa.
Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con số mang
tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một
quá trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi
thạng thái đó.
2.3.
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất
nghiệp, từ đó tìm ra hướng giải quyết.
− Thất nghiệp cọ xát (thất nghiệp tạm thời): Thất nghiệp cọ xát đề cập đến
việc người lao động có kĩ năng lao động đáp ứng được nhu cầu của thị
trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn nào đó do họ thay
đổi việc làm một cách tự nguyện vì muốn tìm kiếm công việc hoặc nơi làm
việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn…)
hoặc do sự thay đổi cung cầu trong hàng hoá dẫn đến việc phải thay đổi
công việc từ một doanh nghiệp, một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ
sang nơi khác. Trong mối quan hệ với dạng thất nghiệp tạm thời còn có
dạng thất nghiệp tìm kiếm xảy ra cả trong trường hợp chuyển đổi chỗ làm
việc mang tính tự nguyện hoặc do bị đuổi việc. Khi đó người lao động luôn
cần có thời gian chờ đợi để tìm kiếm chỗ làm việc mới. Thời gian của quá
trình tìm kiếm sẽ làm tăng chi phí (phải tìm nhiều nguồn thông tin, người
thất nghiệp sẽ mất đi thu nhập, mất dần kinh nghiệm, sự thành thạo nghề

nghiệp và các mối quan hệ xã hội…). Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào
cũng tồn tại loại thất nghiệp này.


− Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi
là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định
không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế
của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân bố thu
nhập gắn liền với kết quả đến lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối
thiểu nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) do có quy định cứng
nhắc về mức lương tối thiểu hạn chế sự linh hoạt của tiền lương (ngược lại
với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động
mất việc làm.
− Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu là tỷ lệ những người không làm
việc do cơ cấu của nền kinh tế có một số ngành không tạo đủ việc làm cho
tất cả những người muốn có việc. Thất nghiệp do cơ cấu tồn tại khi số người
tìm việc trong một ngành vượt quá số lượng việc làm có sẵn trong ngành đó.
Thất nghiệp do cơ cấu diễn ra khi mức lương của ngành vượt cao hơn mức
lương cân bằng thị trường. Nói cách khác, vì lương cao hơn mức cân bằng,
nhiều người muốn có việc làm hơn so với mức sẵn sàng tuyển dụng của
doanh nghiệp. Ngoài ra, do lương là một yếu tố chậm điều chỉnh, nên thị
trường lao động không thể cân bằng một cách linh hoạt. Chính vì vậy người
ta thường nói thất nghiệp do cơ cấu là hệ quả của tính kém linh hoạt của
lương.
− Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha
mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất
và phải giảm thuê mướn lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi
là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng
cung.
− Thất nghiệp trá hình là dạng thất nghiệp của những người lao động không

được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này
bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi
những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời
vụ).
− Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo. Theo tính chất,
thất nghiệp chia thành thất nghiệp tự nguyện (thất nghiệp nảy sinh do người
lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương
ứng) và thất nghiệp không tự nguyện
Ngoài ra, thất nghiệp còn được chia ra thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn
hạn.
− Thất nghiệp dài hạn là những người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên
tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước
− Thất nghiệp ngắn hạn là những người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ
ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước.


II.

THỰC TRẠNG

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở
nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan
của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta
phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập,
chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía
cạnh:
− Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn

cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông

thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp
nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách
tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với
công việc.
− Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai

trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế.
Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa
phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao
động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và
cả xã hội.
*Một số thống kê về tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2010- 2014

Tỉ lệ Tỉ lệ thất nghiệp
(%)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

2,8
2,27
1,99
2,18
2,08

Không có việc làm

tại thành thị

Không có việc làm
tại nông thôn

4,33
3,6
1,58
3,59
1,18

2,27
1,71
3,35
1,54
3,01

Năm 2015, Theo thống kê, số người thất nghiệp theo trình độ chuyên môn
đại học và sau đại học tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014. Ngày 20/7,
Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao động
quý I/2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.


Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng
114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học
thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao
đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng
cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có
trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần

6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%. Nhìn
chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22%
so với cùng kỳ năm 2014.
Điều tra trên cả nước cho thấy, tỷ lệ người thiếu việc làm cũng tăng nhẹ.
Số người làm việc dưới 35 giờ mỗi tuần và có mong muốn làm thêm giờ là 1,13
triệu người, tăng so với cuối năm 2014, trong đó số lao động thiếu việc làm ở nông
thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị.

III.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP

− Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế, chủ yếu
tập trung ởđồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, chúng
ta chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho
người lao động và góp phần phân bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn. Đây
chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối về lao động và là tác nhân của
thiếu việc làm, thất nghiệp.

− Chất lượng lao động còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt

mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia
được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, tác
phong lao động công nghiệp, thiếu năng động và sáng tạo… Thể lực của lao
động Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm
việc và những yêu cầu trong sử dụng tạo ra sự mất cân đối về lao động và là
tác nhân của thiếu việc làm, thất nghiệp. Lao động nước ta chưa được trang
bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, ngại phát huy sáng kiến và
chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro. Vì
vậy mà tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam không ngừng tăng cao.



− Tạo ra sự mất cân đối về lao động và là tác nhân của thiếu việc làm, thất

nghiệp. Hiệu quả, năng suất lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự
khác biệt đáng kể giữa khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp với và
khu vực dịch vụ.
− Tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra.

Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi có
nhiều KCX-KCN, các vùng kinh tế trọng điểm. Nhưng một số tỉnh lại có
tình trạng dư cung, đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.
− Mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương, tạo điều kiện đổi mới chính

sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường
nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đủ, tính đúng cho mức
sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động,
thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay
mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực
ASEAN.
− Công tác quản lý nhà nước về việc làm – lao động còn nhiều hạn chế, hệ

thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ, các chính
sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được như những gì mong muốn nhằm không
chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải tư vấn,
đào tạo nghề, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.

IV.


TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ
HỘI

Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc
gia, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế- xã hội.
1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động
vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố
cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế
đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng;
suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải
hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân
đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp và lạm phát
luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng
trưởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối


quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kính thích phát triểnxã hội.
2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó,
đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Theo một số quan
điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp (trong khi
tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những
ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình
trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không
cải thiện môi trườnglàm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội
thăng tiến, v.v..). Con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút
do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy”

người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến
những sai phạm đáng tiếc…
3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn bãi
công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã
hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng
hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có
những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.
V.

GIẢI PHÁP

• Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn
ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị
trường lao động; nâng cao nhận thức đối với nhà trường và người học về đào
tạo và tự tích lũy toàn diện về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng mềm
để nâng cao khả năng tìm việc cho sinh viên. Đồng thời nâng ca nhận thức
của học sinh, sinh viên để nuôi dưỡng ý chí và hoài báo tự thân lập nghiệp;
nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự cần thiết phải hợp tác và hỗ
trợ cơ sở đào tạo.
• Giảm tuổi về hưu
• Chính phủ đưa ra giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng đảm
bảo an sinh xã hội, giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản
xuất tạo thêm việc làm cho người lao động.
• Thông qua các chương trình kế hoạch xã hội, thông qua các qyũ quốc gia về
giải quyết việc làm cho người lao động
• Xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các
chương trình khác.
• Phát triển nghề ngắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đồng bào
dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sự dụng đất nông nghiệp

sang công nghiệp và dịch vụ


• Đa dạng hóa đào tạo và thiết lập các trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu
việc làm. Đây là các trung tâm với chức năng cầu nối giữa nhà sử dụng và
người lao động tạo ra sự lao động trên thị trường lao động tạo ra sự lao động
trên thị trường lao động đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn của thị trường
• Đa dạng hóa kinh tế nông thôn
• Mở rộng và tích cực tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường lao động trên thế giới để từ đó đưa ra các
chính sách phù hợp cho xuất khẩu lao động sang các nước khác.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ
bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách
đồng bộ, phải luôn luôn cọi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và tăng (giảm)
theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.








*Một số website tìm kiếm việc làm
careerlink.vn
Vietnamworks.com
timviecnhanh.com
mywork.vn
1001vieclam.com

việc làm 24h.com



×