Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

kiem tra cuoi ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.75 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Sử - Địa
* Sử
A. Phần Trắc nghiệm:
I.Khoanh vào trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Đến thành cũ Đại La, vua Lý Thái Tổ thấy đây là:
A. Nơi giống với Hoa Lư.
B. Vùng đất trung tâm đất nước,đất rộng mà lại màu mỡ,muôn vật phong
phú, tốt tươi.
C. Vùng đất chật hẹp,ngập lụt.
D. Vùng núi non hiểm trở.
Câu 2: Nhà Tống ráo riết chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ hai từ năm
nào ?
A. Năm 1010
B. Năm 1068
C. Năm 981
D. Năm 938
Câu 3: Chức quan nào của nhà Trần trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều:
A. Khuyến nông sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Hà đê sứ.
Câu 4: Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng:’’Nên đánh hay
nên hòa”, tiếng hô đồng thanh “ Đánh” là của:
A. Trần Thủ Độ.
B. Các bô lão ở Hội nghị Diên Hồng.
C. Nhân dân.
B.Phần tự luận
Câu 1: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Chiến thắng Bạch Đằng có
ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ?
Câu 2: Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược lần thứ nhất.




ĐÁP ÁN
Môn : Lịch sử
A. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm )
( Mỗi ý đúng 0,5 điểm )
Câu 1: B.
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
B. Phần tự luận: ( 3 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm )
- Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông
Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn
một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Câu 2: (1 điểm )
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được
nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở
sức mạnh dân tộc.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Địa Lí
A.Phần trắc nghiệm:
Khoanh vào trước ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là:
A. Chè.
B. Hồ tiêu.
C. Cao su.

D. Cà phê.
Câu 2: Các sông đã bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ là:
A.Sông Hồng và sông Đáy.
B.Sông Hồng và sông Thái Bình.
C.Sông Thái Bình và sông Cầu.
Câu 3: Ruộng bậc thang thường được làm ở:
A.Thung Lũng.
B. Đỉnh núi.
C. Sườn núi.
Câu 4:Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ, vì ở đây:
A. Có đất phù sa màu mỡ.
B. Có nguồn nước dồi dào.
C. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
D. Tất cả đều đúng.
B. Phần tự luận:
Câu 1: Đà lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành
phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 2: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế
văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.


ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ
A.Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm )
Khoanh đúng mỗi ý 0,5 điểm
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
B.Phần tự luận: ( 3 điểm )
Câu 1: ( 1điểm)

- Đà Lạt nằm trên cao nguyên có độ cao khoảng 1500m. Không khí trong
lành mát mẻ. Thiên nhiên tươi đẹp. Nhiều công trình xây dựng hài hòa
với thiên nhiên.
Câu 2: ( 2 điểm )
- Trung tâm chính trị: Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo
cao nhất của đất nước.
- Trung tâm văn hóa khoa học: Hà nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên
cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu cả nước.
- Trung tâm kinh tế:Hà Nội có nhiều nhà máy, nhiều trung tâm thương
mại( chợ, siêu thị, bưu điện, ngân hàng…)


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Khoa học
A.Phần tự luận:
Khoanh vào trước ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Ăn cá có lợi vì:
A. Cá có nhiều chất đạm nhất.
B. Cá chứa đạm dễ tiêu hơn các loại thịt khác.
C. Cá dễ nấu và ăn ngon hơn các loại thịt khác.
Câu 2: Hậu quả của bệnh béo phì là:
A. Cơ thể nặng nề, vận động khó khăn.
B. Có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường,…
C. Mất thoải mái trong sinh hoạt.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Một vũng nước ở trên sân trường em ngày càng thu nhỏ khi trời
nắng. Nước không ngấm dưới sân được. Quá trình được mô tả ở trên gọi là
quá trình:
A. Ngưng tụ.
B. Nóng chảy.

C. Đông đặc.
D. Bay hơi.
Câu 4: Trong các thành phần dưới đây, thành phần nào không phải là những
nguồn gây ô nhiễm nước.
A. Rác sinh hoạt.
B. Các loại dầu máy.
C. Phân bón hóa học.
D. Nước từ các con sông có nguồn gốc ở các đỉnh núi cao.
Câu 5: Khi nước được làm lạnh, nó trở thành nước đá. Hiện tượng đó được
gọi là:
A. hòa tan.
B. Đông đặc.
C. Nóng chảy.
Câu 6:Khí nào trong thành phần của không khí mà khi thiếu nó con người
không thể sống được?
A. Ô- xi.
B. Ni – tơ.
C. Các- bô níc.
Câu 7: trong các tính chất sau, Tính chất nào là của không khí?
A.Có hình dạng nhất định.
B.Chảy dễ dàng.


C. Có thể nén lại và giãn ra theo thể tích chứa nó.
Câu 8: Khi nói rằng:”sao hôm nay trời ẩm ướt quá!”, có nghĩa là trong
không khí có nhiều :
A.Ô- xi.
B.Ni – tơ.
C. Hơi nước.
B.Phần tự luận:

Câu 1: Em hãy cho biết tại sao ta nên dùng muối i- ốt trong các bữa ăn.
Câu 2: Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần làm gì?
Câu 3: Không khí có những tính chất gì?


ĐÁP ÁN
Môn: Khoa học
A.Phần tự luận: ( 4 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
B.Phần tự luận
Câu 1: ( 2 điểm)
- Ta nên dùng muối i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày vì thiếu muối i- ốt con
người chậm phát triển, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.

Câu 2: ( 2 điểm )
- Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần: cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh
nguồn nước; giếng nước , hồ nước, đường ống dẫn nước. Không đục phá
ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. Xây dựng nhà tiêu tự
hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không ngấm xuống đất và làm ô nhiễm
nguồn nước. Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước.
- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và
nước mưa; xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải ra hệ

thống thoát nước chung.
Câu 3: ( 2 điểm )
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình
dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×