Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN mot so bien phap ren hoc cho hoc sinh lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263 KB, 9 trang )

0

PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN CỪ

*************

Đề tài:

mét sè biÖn ph¸p rÌn ®äc cho
häc sinh
líp 3

Họ và tên : Tr¬ng ThÞ sang
Dạy
: Lớp 3/5
Năm học : 2010-2011


1

I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập đọc là một phân môn quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong chương trình
môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đọc để giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng
trong giao tiếp của học tập. Nó là công cụ của các em học tập tốt các môn học
khác. Môn tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc ngày càng thành thạo, trau đồi
vốn Tiếng Việt, vốn văn học, mở rộng sự hiểu biết trong cuộc sống, giáo dục mỹ
cảm, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, tâm hồn cho học sinh, làm cho học sinh yêu
Tiếng Việt, yêu cái đẹp. Mục tiêu của tiết tập đọc là học sinh hiểu nội dung và


đọc diễn cảm bài tập đọc. Muốn đọc được diễn cảm trước tiên phải đọc đúng.
Đọc đúng là phải đọc đúng chính âm, không đọc theo ngôn ngữ địa
phương. Ngoài ra đọc đúng còn có ý nghĩa là đúng ngữ điệu, bao gồm lên giọng,
xuống giọng, nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng chỗ, đúng giọng
đọc... Đọc đúng còn là đúng về ý nghĩa, nội dung từ, câu, đoạn, bài, giúp cho
cách đọc đúng, không khô khan. Giọng đọc của mỗi câu, mỗi bài, mỗi đoạn
mang một sắc thái riêng. Định ra giọng đọc là kết quả của quá trình tìm hiểu và
cảm thụ bài. Do đó giáo viên không chỉ rèn cho các em đọc đúng, mà còn phải
giúp các em tìm hiểu nội dung của bài văn, thấy được giá trị, cái hồn của tác
phẩm. Một khi hiểu được nội dung của bài thì các em sẽ có giọng đọc, ngữ điệu
sẽ bộc lộ được cảm xúc của các em đối với bài học.
Ở phân môn tập đọc lớp 3, kĩ năng đọc của học sinh phải đạt được những
yêu cầu sau:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi hợp lý, cường độ đọc vừa
phải, không ê a, ngắt nghỉ hay liếng thoắng, đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/1 phút.
- Đọc thầm và hiểu nội dung bài, nắm được nội dung đoạn, câu, ý nghĩa
của bài. Như vậy học sinh lớp 3 phải có kĩ năng đọc đúng, lưu loát và tương đối
diễn cảm. Nhưng thực tế trong lớp tôi, học sinh có sức học cao thấp khác nhau.
Đối với học sinh khá, giỏi, thì các em đọc tương đối lưu loát, nhanh. Còn đối với
các em học sinh trung bình và yếu khi tốc độ đọc còn chậm, đọc còn ê a, ngắc
ngứ, chưa trôi chảy, thậm chí có nhiều em đọc ngắt rời từng tiếng do phải đánh
vần thầm từng tiếng. Nhìn chung các em còn phát âm sai nhịp, ngắt nghỉ hơi
chưa đúng, giọng đọc lúc nào cũng đều đều như nhau, không có ngữ điệu. Với
cách đọc như thế sẽ làm giảm ý nghĩa giá trị của tác phẩm văn học, không gây
được sự thu hút đối với người nghe.
Hiện nay phương pháp dạy tập đọc (chương trình thay sách) chủ yếu là
dạy theo phương pháp bổ dọc, luyện đọc xong mới tìm hiểu bài, rồi tiếp tục rèn
đọc lại. Trong quá trình rèn đọc cho học sinh theo phương pháp mới, bản thân tôi
đã áp dụng một số biện pháp nhỏ nhằm giúp các em đọc đúng, đọc lưu loát, rõ



2

ràng, mà còn diễn cảm. Các biện pháp mà tôi trình bày dưới đây đã đem lại hiệu
quả tích cực giúp cho kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi ngày càng tiến bộ, nâng
cao chất lượng môn tập đọc (Tiếng Việt) nói chung. Đó là lý do mà tôi chọn đề
tài này.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc con
người không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Nhờ biết đọc con người
mới tự học, tự rèn, mới thực hiện được: “Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy dạy học
ở phổ thông, nhất là các em học sinh tiểu học là cần thiết và quan trọng.
Đọc thông thì viết thạo. Đọc thạo thì viết mới đúng. Đó là vấn đề quan
trọng cần suy nghĩ và cần tìm cách để dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Việc dạy đọc của học sinh lớp 1, 2, 3 hiện nay bên cạnh những thành công
vẫn còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa được như ta mong muốn. Kết quả đọc của
các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, giáo viên
chúng tôi còn lúng túng khi dạy Tập đọc: Cần đọc bài này với giọng như thế nào
(Vì giọng đọc của giáo viên không được chuẩn lắm do phương ngữ mỗi nơi).
Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh
hơn, hay hơn. Đó là cái băn khoăn của chúng tôi.
Học sinh của khối ba hiện nay đa số còn đọc chậm, nhỏ, phát âm theo
tiếng địa phương. Một số em còn đọc ê, a. Do đó chúng tôi thống nhất đưa ra
chuyên đề rèn đọc cho học sinh lớp ba.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
A. NGUYÊN NHÂN ĐỌC SAI, CHƯA DIỄN CẢM CỦA HỌC SINH
LỚP 3/5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN CỪ:
Để rèn học sinh đọc đúng và diễn cảm thì việc tìm hiểu nguyên nhân các
em đọc sai, chưa diễn cảm là rất quan trọng. Khi nắm bắt được những nguyên

nhân đó, giáo viên sẽ đề ra biện pháp thích hợp để sửa sai, uốn nắn kịp thời cho
học sinh. Quá trình dạy, tôi phát hiện thấy các em đọc sai, chưa diễn cảm là do
mắc phải những lỗi sau đây:
1. Phát âm theo tiếng địa phương:
Trong môn Tập đọc, học sinh phải phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn.
Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm. Trong thực tế thì mỗi địa phương lại
có phương ngữ riêng, hằng ngày các em phải giao tiếp với mọi người xung
quanh, ở làng xóm mình nên các em phát âm theo tiếng địa phương, bị ảnh
hưởng bởi phương ngữ rất nhiều. Chỉ mới ở trường các em mới được giáo viên
dạy phát âm theo chính âm. Tất cả học sinh lớp tôi đều ở tại địa phương xã Bình


3

Minh nên các em phát âm theo tiếng Quảng. Mà nói tiếng Quảng thì sai rất nhiều
so với chính âm, các em đọc sai dẫn đến viết chính tả sai hoặc khiến người nghe
hiểu sai ý nghĩa của từ.
Ví dụ: - Con người đọc là con ngừ
- Ăn cơm đọc là eng cơm
- Con chuột đọc là con chụt
- Củ khoai đọc là chủ khua
- Khuôn mặt đọc là khun mẹt
- Quả cam đọc là quả côm
- Khuy áo đọc là khy ố
Tóm lại, phần lớn học sinh lớp tôi đọc sai rất nhiều, đặc biệt là sai các
tiếng có vần: ao, uyên, uôt, oai, ăn, ăt…
2. Chưa biết cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngắt nhịp thơ:
Ngắt nghỉ hơi, ngắt nhịp đúng khi đọc sẽ biểu hiện rõ ý nghĩa của câu văn,
câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ. Đồng thời cũng bộc lộ được nhịp điệu của đoạn
văn, đoạn thơ đó là đọc chậm rãi, thong thả hay dồn dập, nhanh, sôi nổi…

Đối với những bài văn xuôi, khi đọc phải ngắt nghỉ hơi theo dấu câu,
nhưng có em lại đọc luôn một mạch không ngắt nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy,
chấm, chấm cảm… Các em cứ đọc mãi đến khi nào hết hơi của mình rồi mới
chịu nghỉ để lấy hơi đọc tiếp, hết hơi đúng chỗ nào thì nghỉ hơi ngay chỗ đó. Vì
thế làm cho người nghe thấy khó hiểu ý nghĩa của câu văn.
Thành phố sắp vào thu // Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ /
cho luồng khí mát dịu buổi sáng // Trời xanh ngắt trên cao / xanh như dòng sông
trong / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố. //
Theo Nguyễn Việt Bắc
Với những câu văn dài, ít có dấu phẩy thì hầu như học sinh không biết
ngắt hơi chỗ nào. Các em không biết dựa theo ý nghĩa của cụm từ để ngắt hơi
cho đúng.
Do đó các em ngắt hơi theo tự do ý của mình, dẫn đến tình trạng người
nghe hiểu sai ý của từ, của câu văn.
Ví dụ:
Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến
bất ngờ khác. // Xô-phi lấy một cái sách, đến / lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. //
Lúc mẹ mở nắp lọ đường, / có hàng mét dải băng / đỏ / xanh, / vàng bắn ra.//
(Theo BLai-Tơn)
Lương Hùng Dịch
Các em đọc yếu, do tốc độ đọc của các em rất chậm, vừa đọc vừa đánh
vần nên khi đọc các em thường ngắt hơi từng tiếng một hay đọc được hai ba
tiếng là ngắt hơi.


4

Ví dụ:
Ê-đi-xơn / là một nhà / bác học nổi tiếng / người Mỹ //
(Theo: Truyện đọc 3, 1995)

Đặc biệt, đối với thể loại thơ, các em rất lúng túng trong cách ngắt nhịp
thơ. Có em ngắt nhịp đúng, có em ngắt nhịp sai. Một khi ngắt nhịp sai câu thơ sẽ
làm giảm giá trị biểu cảm của bài thơ.
Ví dụ:
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong / cong
Thoắt cái đã / xong
Chiếc thuyền xinh quá. //
3. Đọc không đúng ngữ điệu:
Ngữ điệu có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc. Sử dụng ngữ điệu rất quan
trọng trong đọc diễn cảm. Người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp, giá trị
của bài. Chính là nhờ một phần lớn ở giọng điệu của người đọc, khi cần lên
giọng, xuống giọng, đọc kéo dài, đọc nhanh, chậm… sao cho phù hợp với ý
nghĩa, cảm xúc của đoạn, bài, tùy theo nội dung mà đọc với giọng điệu vui,
buồn, mạnh mẽ, dồn dập…
Có rất nhiều học sinh trong lớp tôi đọc bài không có ngữ điệu, đọc từ đầu
đến cuối giọng đều đều như nhau, không lên giọng, xuống giọng, không bộc lộ
được cảm xúc, vui mừng, buồn bã, tự hào… không hát lên ý nghĩa sâu sắc của
đoạn văn.
Ví dụ: Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn,
ông reo lên:
- Cụ ơi, Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một chiếc xe
chạy bằng dòng điện đấy.
Đoạn văn trên đọc giọng reo vui khi sáng kiến lóe lên, cần đọc với nhịp
điệu nhanh, dồn dập, nhấn giọng ở các từ: lóe lên, reo lên, nảy ra.
Thế nhưng nhiều em đọc với nhịp điệu chậm rãi, giọng đọc đều đều không
toát lên được ý nghĩa vui mừng reo vui khi sáng kiến lóe lên của Ê-đi-xơn.
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHO HỌC SINH ĐỌC ĐÚNG VÀ
DIỄN CẢM:
1. Giáo viên đọc mẫu:

Trong quá trình rèn đọc cho học sinh, việc đọc mẫu của giáo viên có tác
dụng rất lớn. Giáo viên có thể đọc mẫu từ, cụm từ, câu, đoạn hoặc cả bài. Mỗi
lần đọc mẫu có một mục đích nhất định.
Đọc mẫu toàn bài nhằm để giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú gây cho
học sinh chú ý vào bài học. Vì vậy giáo viên cần đọc mẫu thì bài sau khi gợi dẫn


5

vào bài mới. Ngoài ra trước khi cho học sinh luyện đọc củng cố đoạn, bài, giáo
viên cần đọc mẫu để học sinh nắm lại cách đọc toàn bài. Đọc mẫu câu – đoạn,
thường nhằm để minh họa, hướng dẫn, gợi ý, tạo tình huống giúp học sinh nhận
xét, tự tìm ra cách đọc, tạo tình huống giúp học sinh nhận xét, tự tìm ra cách đọc,
phát hiện cô đã ngừng, nghỉ, ngắt nhịp chỗ nào, lên giọng, xuống giọng, nhấn
giọng, kéo dài những từ nào, đoạn nào… Đọc mẫu cụm từ thường nhằm sửa phát
âm sai cho học sinh. Do vậy, giáo viên thường đọc mẫu từ - cụm từ để đưa ra
cách phát âm chuẩn để hướng dẫn học sinh đọc đúng.
2. Rèn đọc từ - cụm từ:
Ở mỗi địa phương, do đặc điểm phương ngữ nên có nhiều em phát âm
theo tiếng địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả hoặc khiếu người
nghe hiểu sai ý nghĩa của từ, hay nội dung văn bản khi đọc. Mục đích của rèn
đọc từ, cụm từ là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính
âm, phân biệt với cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). Vì thế ở mỗi tiết
tập đọc, giáo viên phải chọn ra những từ ngữ mà nhiều em trong lớp mình hay
phát âm sai để rèn đọc, không nhất thiết phải chọn những từ ngữ theo như hướng
dẫn SGK. Trước tiên giáo viên cần đọc mẫu những từ đó để đưa ra cách phát âm
đúng rồi cho học sinh luyện đọc.
Chẳng hạn, ở lớp tôi, học sinh nói giọng Quảng nên các em phát âm tương
đối đúng phụ âm đầu nhưng lại phát âm vần sai rất nhiều. Do đó, tùy theo bài
tập đọc mà tôi chọn ra những từ có vần học sinh hay phát âm sai để luyện đọc

cho các em, đặc biệt là các bần uyên, oai, uy, ươu, oác…
3. Rèn đọc câu:
Mục đích của rèn đọc câu là hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ, ngắt hơi,
ngắt nhịp đúng chỗ, biết lên giọng, nhấn giọng, hạ thấp giọng, … ở những từ ngữ
thích hợp trong tiết tập đọc, giáo viên cần chọn ra những câu văn dài, những câu
thơ khó ngắt nhịp ghi ra bảng phụ, sau đó giáo viên đọc mẫu cho học sinh phát
hiện ra những chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; Sau đó dùng bút lông (phấn
màu) sổ (đánh dấu) chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp, nhấn giọng… học sinh có thể dùng
chì để làm kí hiệu vào SGK. Sau đó cho các em luyện đọc cá nhân, hoặc đồng
thanh tổ có nhiều học sinh đọc yếu.
4. Rèn đọc đoạn:
Phương pháp mới ở phân môn Tập đọc hiện nay là giáo viên hướng dẫn
học sinh luyện đọc xong rồi mới tìm hiểu bài, sau đó tiếp theo phần luyện đọc
lại. Thực tế học sinh lớp lúc đầu chưa hiểu hết nội dung bài nên đọc bài lúc đầu
chưa thể đọc đúng, đọc diễn cảm được. Giáo viên lúc đó phải đọc mẫu (làm bà
mối) cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, sau khi luyện đọc từ, câu khó có trong
đoạn xong giáo viên mới hướng dẫn luyện đọc đoạn, giáo viên cần nêu cách cụ


6

thể về đọc như: Nhấn giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ
nào…, nhanh, chậm, vui, buồn.
Tóm lại giáo viên cần phải rèn cho học sinh đóc có ngữ điệu, giọng điệu
phải phù hợp với từng loại câu (kể, hỏi, cảm, cầu khiến). Giáo viên hướng dẫn
đọc một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung như phần hướng dẫn
đọc ở SGK. Đối với các bài thơ để rèn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải biết
khai thác những nét đặc trưng của thơ: Dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Cần
hướng dẫn kỹ về cách ngắt nhịp, cách ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, cách
đọc những tiếng cùng vần với nhau… sao cho phù hợp với thể thơ, nội dung của

từng khổ thơ, đoạn thơ.
5. Rèn đọc lại:
Rèn đọc lại nghĩa là tùy theo bài mà yêu cầu đọc lại đoạn hoặc bài văn, bài
thơ. Sau khi tìm hiểu nội dung bài. Giáo viên nêu lại cách đọc toàn bài và đọc
mẫu một đoạn nữa, rồi mới gọi học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài,
đồng thanh. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, trong khi
học sinh luyện đọc (diễn cảm) xong gọi học sinh khác nhận xét chỗ nào được,
chỗ nào chưa được cần khắc phục, để từ đó rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
Các em có thể đọc diễn cảm theo cách sáng tạo của riêng mình. Mỗi em có một
cách đọc khác nhau, không nhất thiết phải đọc đúng theo sự hướng dẫn của giáo
viên nhưng cách đọc phải phù hợp với nội dung bài.
6. Tổ chức trò chơi:
Mục đích của việc tổ chức trò chơi trong tiết tập đọc là tạo không khí học
tập sôi nổi, vui vẻ, nhưng phải rèn đọc có hiệu quả. Các trò chơi phổ biến là “đọc
tiếp sức”, giáo viên yêu cầu mỗi em đọc 1, 2 câu và có thể tổ chức chơi trò chơi.
Tìm từ ngữ, câu có chứa tiếng hay bị mắc lỗi (ô/ ao). Nghe để phân biệt cách
phát âm sai (tổ chức 2 nhóm).
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi lựa chọn các biện pháp rèn đọc cho học sinh. Tôi thấy đạt kết quả
rõ rệt.
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
SL

TL
20
4
20%
6
30%
4
20%
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20
6
30%
8
40%
3
15%

Yếu
SL
6


TL
30%
Yếu

SL
3

TL
15%


7

* Kết quả cuối học kỳ I
TSHS
Giỏi
Khá
SL
TL
SL
TL
20
8
40%
6
30%

Trung bình
SL

TL
6
30%

Yếu
SL
0

TL
0%

VII. KẾT LUẬN:
Khi áp dụng các cách rèn đọc ở sách tài liệu, sách giáo viên Tiếng Việt 3,
sách thiết kế bài soạn… Qua tham khảo các loại sách hướng dẫn đó, bản thân tôi
đọc đúng và diễn cảm như đã nêu trên. Khio áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi
thấy các biện pháp có tính hiệu quả cao, giúp cho kĩ năng đọc của học sinh lớp
tôi tiến bộ rõ rệt. Đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học tập. Một khi các em đọc tốt thì không những góp phần nâng cao chất
lượng môn Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt hơn những môn học khác.
Như vậy, để giúp các em đọc có kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, càng
ngày càng đọc lưu loát thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp trên một cách
thường xuyên. Có làm như thế mới theo sát được từng học sinh kịp thời uốn nắn,
sửa chữa những chỗ sai của từng em, giúp các em ngày một tiến bộ hơn trong
học tập.
Khi đưa ra biện pháp rèn đọc cho học sinh. Tôi phải chuẩn bị và sắp xếp
thời gian cho từng tiết học trong một buổi để có thời gian nhiều hơn cho phân
môn tập đọc.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng các biện pháp rèn đọc cho học
sinh. Tôi cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Nắm đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh Tiểu học.
- Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu
cầu phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em rèn đọc trong thời gian ở nhà.
Hướng cho các em nói đúng chính âm khi giao tiếp với mọi người, hạn chế phát
âm theo địa phương.
- Nhà trường hằng năm tổ chức hội thi “đọc thơ, văn diễn cảm để các em
học sinh của trường Tiểu học trong huyện có dịp cọ sát học hỏi lẫn nhau. Đồng
thời cũng tạo ra không khí thi đua rèn đọc tốt, khích lệ các em phấn đấu, luyện
đọc để có giọng đọc ngày càng hay. Bên cạnh đó, tài năng, óc sáng tạo của các
em cũng được bộc lộ qua hội thi.
IX. PHẦN PHỤ LỤC:
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng các môn học lớp 3.
- Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học.
- Các tạp chí “Thế giới trong ta” – Giáo dục Tiểu học.


8

XI. MỤC LỤC:
STT

Tên đề tài

Trang

I

Tên đề tài


1

II

Đặt vấn đề

1

III

Cơ sở lí luận

2

IV

Cơ sở thực tiễn

2

V

Nội dung nghiên cứu

2

VI

Kết quả nghiên cứu


6

VII

Kết luận

7

VIII

Đề nghị

7

IX

Phần phụ lục

7

X

Tài liệu tham khảo

7

XI

Mục lục


8

XII

Phiếu đánh giá xếp loại SKKN



×