Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HÁT ĐÚNG GIAI ĐIỆU KHI HỌC HÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.46 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CÁT HẢI
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
HÁT ĐÚNG GIAI ĐIỆU KHI HỌC HÁT

Họ và tên : Vũ Thị Bích Thoan
Ngày tháng năm sinh: 06- 04 -1968
Năm vào ngành : 1991
Chức vụ : Giáo viên Âm nhạc
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Chu Văn An
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm nhạc họa
Hệ đào tạo : Chính quy
Năm học: 2013- 2014
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Ngay từ khi có cuộc sống của con người trên trái đất, cũng là lúc
Âm nhạc ra đời. Âm nhạc phát triển và hoàn thiện cùng với sự tiến bộ xã
hội. Nó không chỉ tô đẹp thêm cho cuộc sống, gắn bó với con người mà
còn nói lên tâm tư nguyện vọng của mọi người. Âm nhạc là quà tặng có
ý nghĩa vô cùng to lớn cho tất cả những ai đang sống trên trái đất này
không phân biệt già trẻ gái trai, không phân biệt màu da sắc tộc, không
phân biệt giữa những người có năng khiếu Âm nhạc hay không. Âm
nhạc để lại trong lòng người nghe những khoảng lắng cần thiết để có thể
làm vui hơn niềm vui, làm vơi đi những nỗi buồn, làm dịu đi những căng
thẳng trong cuộc sống đời thường để tình người được lên ngôi với đầy
ắp niềm yêu thương. Chính vì lẽ đó mà trên thế giới nói chung và ở
nước ta nói riêng đã coi Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Đó không chỉ có ý nghĩa giải trí, mà còn mang ý nghĩa chính trị trong việc
đánh giá sự phát triển văn hóa của mỗi quốc gia trong cộng đồng.


Không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay
được coi là quốc sách hàng đầu. Trên thực tế cho thấy việc đầu tư giáo
dục là hình thức đầu tư cơ bản nhất, hiệu quả nhất. Một đất nước có
nền giáo dục vững chắc thì sẽ xây dựng lên những con người hoàn
thiện có đầy đủ các mặt “ đức- trí- thể- mĩ”. Việc giáo dục Âm nhạc trong
nhà trường Tiểu học góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh nhân
cách con người. Nó đáp ứng được nhu cầu ước muốn của tuổi trẻ, ngoài
ra còn giúp cho học sinh biết yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, xây dựng đất
nước ngày càng văn minh giàu đẹp hơn.
Trong quá trình phát triển hoàn thiện nhân cách, lứa tuổi thiếu nhi nếu
không được sống trong môi trường Âm nhạc sẽ là một thiệt thòi lớn cho
các em. Nhà sư phạm lỗi lạc thế giới Xu Khôm- Linxki đã nhận định về
Âm nhạc và tác dụng của nó với trẻ em như sau:
“ Tuổi thơ ấu không thể thiếu Âm nhạc, trò chơi và truyện cổ tích.
Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc
dẫn dắt trẻ em đi vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng
cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà không một
2
phương tiện nào có thể sánh kịp. Thiếu giáo dục Âm nhạc thì không thể
phát triển trí tuệ trẻ em một cách đầy đủ được”.
Sự yêu thích Âm nhạc của trẻ diễn ra một cách tự nhiên như một
nhu cầu không thể thiếu. Để phát triển một cách toàn diện, phù hợp với
xu thế thời đại, bên cạnh những môn văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đưa các môn nghệ thuật như Âm nhạc, Mĩ thuật vào chương trình
phổ thông. Trong chương trình Âm nhạc cấp Tiểu học, phân môn xuyên
suốt là học hát. Qua học hát, các em có ý thức về việc hát đúng cao độ ,
trường độ và tập hát diễn cảm để từ đó kết hợp với các phân môn cũng
như các hoạt động Âm nhạc khác. Học sinh được giáo dục tình cảm
trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có ý thức
tích cực tham gia các hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường.

Vậy làm thế nào để giúp học sinh nâng cao kĩ năng hát, hạn chế
những lỗi sai khi học hát? Đây là câu hỏi đặt ra cho không ít giáo viên bộ
môn Âm nhạc Tiểu học. Qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đưa ra:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HÁT ĐÚNG GIAI ĐIỆU
KHI HỌC HÁT”
II. Mục đích:
Việc chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hát đúng
giai điệu khi học hát” của tôi nhằm mục đích nâng cao khả năng cảm
nhận, tiếp thu đường nét giai điệu, tạo cho các em sự thoải mái trong
môn học và hơn nữa là hoàn thiện thói quen âm nhạc, giúp cho trẻ càng
ngày càng yêu thích môn học, xác định tư tưởng nghiêm túc trong học
tập và cảm nhận được sự tinh tế của âm nhạc một cách tự nhiên.
IV. Đối tượng, phạm vi áp dụng và thời gian thực hiện đề tài:
1.Đối tượng, phạm vi áp dụng:
* Học sinh khối 3 trường Tiểu học Chu Văn An
* Chương trình nội khóa phân môn học hát lớp 3 trường Tiểu học Chu
Văn An
2 . Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm học 2013 đến tháng 5
năm học 2014.
3
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng việc học hát của học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học
Chu Văn An khi chưa thực hiện đề tài.
Trong những năm học trước tôi đã được nhà trường phân công
giảng dạy môn Âm nhạc các khối lớp tại trường tiểu học Chu Văn An.
Tôi luôn luôn cố gắng, nhiệt tình trong công việc và kết quả cuối năm đã
đạt chỉ tiêu mà đầu năm đề ra. Tuy nhiên tôi nhận thấy chất lượng của
khối lớp 3 kém hơn so với các khối khác. Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi
nhận thấy:
1. Thuận lợi:


+ Là giáo viên chuyên, được đào tạo cơ bản, tôi có cơ hội để đem kiến
thức của mình truyền lại cho học sinh.
+ Những bài hát trong chương trình bao gồm:
* 1 bài:
- Quốc ca Việt Nam Nhạc và lời: Văn Cao
* 7 bài hát thiếu nhi:
- Bài ca đi học Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
- Đếm sao Nhạc và lời: Văn Chung
- Lớp chúng ta đoàn kết Nhạc và lời: Mộng Lân
- Em yêu trường em Nhạc và lời: Hoàng Vân
- Cùng múa hát dưới trăng Nhạc và lời: Hoàng Lân
- Chị ong nâu và em bé Nhạc và lời:Tân Huyền
- Tiếng hát bạn bè mình Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh
* 2 bài dân ca:
- Gà gáy Dân ca Cống- lời mới: Huy Trân
- Ngày mùa vui Dân ca Thái- Lời mới: Hoàng Lân
* Một bài hát nước ngoài:
- Con chim non Dân ca Pháp
Đều là những bài hát có lời hay, trong sáng được viết ở các nhịp
4
2
,
4
3
,
4
4
với tiết tấu và hình thức âm nhạc đơn giản, giai điệu đẹp, âm
4

vực các bài hát trong chương trình thường không quá quãng 9, học sinh
rất thích thú khi học hát.
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên và học sinh
hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường rất
yêu nghề mến trẻ, luôn luôn giúp đỡ nhau trong công việc.
Ở trường Tiểu học Chu Văn An bộ môn Âm nhạc đã đóng góp một
phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh.
Giúp các em có kiến thức sâu rộng trong cuộc sống, về trí tuệ để các em
có hành trang vào đời vững vàng hơn. Hầu hết học sinh Tiểu học nói
chung và học sinh lớp 3 nói riêng có cùng một độ tuổi nên có sự đồng
đều về nhận thức và đặc biệt các em rất thích học môn Âm nhạc nên
các em luôn có sự say mê, hứng thú đối với môn học.
+ Về cơ sở vật chất: Trường Tiểu học Chu Văn An có phòng âm nhạc
trang bị một cây đàn orrgan , một cây đàn piano điện tử cùng các loại
nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan… để phục vụ cho bộ môn Âm
nhạc.
Với điều kiện như vậy, chưa phải là tốt tuy nhiên các tiết học Âm nhạc
vẫn diễn ra với một bầu không khí hăng say, giúp cho học sinh nắm bắt
nội dung bài học học một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
2. Khó khăn:
a. Hiện tại trường Tiểu học Chu Văn An chưa trang bị được các tranh
ảnh để phục vụ cho môn Âm nhạc nên tiết học còn bị hạn chế hơn ở
phương pháp trực quan, giáo viên khó khăn hơn trong việc tìm tranh ảnh
để phục vụ cho những tiết học cần đến nó…
Trường Tiểu học Chu Văn An có phòng chức năng cho môn Âm
nhạc nhưng phòng học còn rất chật chội nên đôi khi tiết học còn bị hạn
chế về bầu không khí học.
b. Có nhiều bài hát học sinh đã học thuộc trước khi được học nhưng
các em chưa hát chính xác về cao độ và trường độ.
+ Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát không đúng trường độ, tiết

tấu của bài:
Ví dụ: Bài Quốc ca Việt Nam- Nhạc và lời Văn Cao
Khi tôi dạy đến câu: “Đường vinh quang xây xác quân thù” tôi đàn cho
học sinh nghe 2 lần như sau:
5
Hầu hết học sinh hát thành:
Hoặc như câu hát:
Học sinh hát thành:

Trong bài hát: Tiếng hát bạn bè mình- nhạc và lời Lê Hoàng Minh.
Câu hát:


Học sinh hát thành:
6
Trong bài hát: Em yêu trường em- Nhạc và lời: Hoàng Vân.
Câu hát:
Học sinh hát thành:
+ Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát không đúng cao độ, làm
cho giai điệu của bài không còn tính chính xác.
Ví dụ: Bài hát: “Quốc ca Việt Nam”- Nhạc và lời: Văn Cao.
Câu hát: “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng” tiếng “ngừng” có cao
độ là nốt “La” nhưng học sinh thường dễ bị hát tiếng “ngừng” với cao độ
là nốt “Si” giống tiếng “thù” ở câu hát trước đó, vì có giai điệu và tiết tấu
giống nhau chỉ khác về cao độ ở nốt nhạc cuối.
c. Có bài hát các câu hát liền nhau giống nhau về lời ca nhưng khác
nhau về cao độ học sinh thường hát các câu hát đó có cùng một cao độ
như sau:
Ví dụ: Bài hát Con chim non- Dân ca Pháp
2 câu hát: “Hòa tiếng hót véo von, hòa tiếng hót véo von”

7
Học sinh thường hát thành:
d. Hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt có sáu thanh: huyền, sắc, nặng, hỏi,
ngã và thanh không, vì vậy khi hát lời ca học sinh thường bị ảnh hưởng
bởi cảm giác của dấu thanh làm cho sai cao độ.
Ví dụ:
Trong bài hát: Gà gáy - Dân ca Cống - Lời mới: Huy Trân.
Câu hát: “Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi!” học sinh thường bị mắc lỗi
ảnh hưởng bởi cảm giác của dấu thanh. Hai tiếng “ai ơi" có cao độ là nốt
“Rê” song học sinh lại hát hai tiếng “ai ơi” thành cao độ nốt “Son” như
hai tiếng “ai ơi” ở câu hát trước đó, vì học sinh thấy hai tiếng “ai ơi” ở
câu hát này cũng không có dấu huyền.
Hay trong bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” – Nhạc và lời: Mộng Lân.
Tiếng “trò” cao độ là nốt “pha” nhưng khi tập hát bị cảm giác của dấu
huyền các em thường hát thấp xuống nốt “rê”
II. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hát đúng giai điệu khi học
hát.
Khi gặp những khó khăn như trên, tôi đã thử áp dụng nhiều biện
pháp để tìm cách truyền đạt tới học sinh, sao cho đơn giản và dễ hiểu
nhất. Các em hát sai có thể do nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở
trên,các em do đã thuộc bài hát trước đó nhưng chưa hát đúng về cao
độ, tiết tấu…, do các em bị cảm giác bởi dấu thanh hay học sinh chưa
biết kết hợp giữa tai nghe và giọng hát. Và đôi khi học sinh hát tập thể
thì đúng nhưng khi hát cá nhân thì lại hát sai…. Do vậy, khi dạy hát học
8
sinh hát sai giáo viên không nên nóng vội, cần có biện pháp thích hợp và
luôn động viên, khích lệ các em.
Toàn bộ quá trình dạy hát giữa giáo viên và học sinh sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Dựa trên những yếu tố về khả năng âm nhạc
của học sinh, giáo viên phải đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc

phục những nhược điểm đó:
1.Phân loại học sinh:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra để phân loại học sinh, bởi
trong một lớp khẳ năng cảm nhận âm thanh của học sinh không giống
nhau, có em có tai nghe tốt, hát tốt, nhưng cũng có em còn gặp khó
khăn về việc cảm nhận âm thanh khi học hát đặc biệt là những học sinh
diện hòa nhập. Sau khi đã nắm bắt được khả năng của từng em, tôi đã
sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ hợp lý.
Tuy chưa có phòng học riêng nhưng tôi cũng cố gắng bố trí sắp
xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Sự bố trí đó giúp cho những em khẳ năng
hạn chế, nhận thức kém sẽ học tập và tiếp thu tốt hơn khi nghe cô giáo
đàn và hát mẫu. Lại được hát theo các bạn hát đúng, hát hay ngồi bên
cạnh, dần dần các em có phản xạ về âm nhạc tốt hơn, giúp các em thể
hiện giai điệu chính xác hơn.
2. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, hát mẫu.
Với các trang thiết bị được cấp, tôi khai thác triệt để tính năng của
cây đàn phím điện tử trong giảng dạy bởi độ cao của đàn rất chính xác,
hệ thống âm sắc và tiết tấu của đàn tương đối hoàn chỉnh tạo cho học
sinh sự hứng thú say mê hơn khi học tập, âm nhạc thấm vào các em
một cách tự nhiên hơn.
Ngoài ra, phương pháp hát mẫu cũng được tôi kết hợp sử dụng
thường xuyên, bởi khi thể hiện bài hát cần phải hát tròn vành rõ chữ. Do
đó người giáo viên ngoài việc sử dụng đàn để xác định độ cao chuẩn
xác cũng cần phải hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, thể hiện được
sắc thái của bài hát thông qua việc hát mẫu của mình đặc biệt là những
bài hát có sử dụng dấu luyến và những ca từ khó phát âm để học sinh
bắt trước.
3. Kết hợp giữa tai nghe và giọng hát:
a. Học sinh thuộc bài hát trước khi học hát nhưng chưa hát chính xác
giai điệu:

9
- Trường hợp 1: Học sinh thuộc bài hát trước nhưng hát không chính
xác trường độ- tiết tấu, tôi đã cho học sinh đọc lời ca kết hợp gõ đệm
theo tiết tấu nhiều lần.
Ví dụ: Câu hát “Đường vinh quang xây xác quân thù”.
Tôi chép tiết tấu của từng câu hát lên bảng:

Hướng dẫn học sinh gõ nhiều lần cho đến khi học sinh thành
thạo, sau đó tôi đàn giai điệu của câu hát cho học sinh nghe và hát mẫu
lại 1-2 lần, rồi bắt nhịp cho học sinh hát lại. Khi tập hát những câu hát
khó giáo viên cần tách riêng học sinh để sửa vì đôi khi học sinh hát tập
thể thì đúng nhưng hát cá nhân lại sai. Trong lúc sửa cần phải động
viên, khích lệ các em điều đó giúp các em rất nhiều trong việc tiếp thu
bài nhanh và chính xác.
Với cách làm như vậy, học sinh đã sửa được lỗi mà các em hát sai
trước đó.
Tương tự với câu hát: “Tiến lên cùng tiến lên, nước non Việt Nam
ta vững bền” trong bài hát “Quốc ca” nhạc và lời: Văn Cao, hay câu hát
“Một lời mẹ ru con bình yên giấc say” trong bài hát “Tiếng hát bạn bè
mình” nhạc và lời: Lê Hoàng Minh, và câu hát “Như yêu quê hương cắp
sách đến trường” trong bài hát “Em yêu trường em” nhạc và lời: Hoàng
Vân tôi cũng áp dụng biện pháp như trên và cũng đạt kết quả như mong
muốn- học sinh cũng đã sửa được lỗi sai của mình.
- Trường hợp 2: Học sinh thuộc bài hát trước đó nhưng hát không chính
xác cao độ một vài chỗ trong bài, tôi đàn cho các em nghe cao độ chính
xác và cao độ không chính xác mà các em đã hát, giúp các em phân biệt
câu đúng, câu sai, kết hợp với dùng tay ra hiệu độ cao- thấp của âm
thanh. Học sinh vừa nghe, vừa quan sát, tự ý thức để hát cho đúng giai
điệu. Nếu sau biện pháp này học sinh vẫn chưa hát chuẩn thì tôi sẽ cho
học sinh hát nguyên ca từ đó nhắc lại nhiều lần đến khi có cảm giác

quen độ cao đó thì các em đã sửa được.
10
b.Trường hợp trong bài hát 2 câu hát liền nhau giống nhau về lời ca
nhưng khác nhau về cao độ, học sinh thường hát cùng một cao độ như
câu hát “ Hòa tiếng hót véo von, hòa tiếng hót véo von” trong bài “Con
chim non” - Dân ca Pháp.
Trước hết tôi đàn cho học sinh nghe lại giai điệu của từng câu hát đó, tôi
nhấn mạnh tiếng “von” của câu 1 có cùng cao độ với tiếng “hòa” của câu
2 ( nốt La). Tôi hướng dẫn học sinh hát tiếng “von” ngân đủ 2 phách và
giữ nguyên cao độ để bắt sang tiếng “hòa”. Sau khi hướng dẫn và hát
mẫu, học sinh đã hát đúng được câu hát trên.
4. Đổi dấu tạm thời:
Trường hợp học sinh hát sai cao độ do cảm giác bị ảnh hưởng bởi
dấu thanh, tôi đã dùng biện pháp đổi dấu tạm thời.
Ví dụ: Câu hát: “Gà gáy té le té le sang rồi ai ơi” trong bài hát “Gà gáy”-
Dân ca Cống, tôi đã cho học sinh tạm thời thêm dấu “huyền” vào hai
tiếng “ai ơi” để hát thành “ài ời”, với biện pháp này các em đã nhanh
chóng làm chủ được cao độ và hát đúng câu hát này.
Còn với câu hát: “Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” trong bài
hát “Lớp chúng ta đoàn kết”- nhạc và lời Mộng Lân. Tôi đã cho học sinh
tạm bỏ dấu “huyền” của tiếng “trò” để hát thành tiếng “tro” các em cũng
đã nhanh chóng làm chủ được cao độ và hát chính xác giai điệu câu hát
này.
Khi học sinh hát sai, giáo viên phải sửa lỗi cho các em nhưng không nên
sa đà vào sửa lỗi cá nhân cho những học sinh kém làm mất thời gian
của tiết học vốn đã quá ít, thì sẽ dẫn đến không đảm bảo về thời gian tiết
học. Do vậy giáo viên nên biết dừng đúng lúc dù các em hát vẫn chưa
hoàn toàn theo ý muốn, giáo viên dặn các em chú ý nghe, hát nhẩm theo
các bạn. Cuối tiết hoặc tiết học sau chú ý kiểm tra sự tiến bộ của học
sinh, để từ đó các em dần dần hình thành tính tự học, tích cực của học

sinh. Đó là cách tốt nhất để các học sinh kém được hát lại nhiều lần, làm
chỗ dựa để điều chỉnh giọng của mình cho đúng với tâm lý tự tin không
mặc cảm vì hát đúng, hát hay là cả một quá trình.
III. Kết quả:
Trong các tiết dạy tôi luôn khen ngợi, động viên học sinh của
mình. Điều đó đã khích lệ tinh thần học tập của các em, giúp các em
thêm hứng thú, say mê học tập và nắm bắt bài học tốt hơn, tạo không
11
khí: “Học mà chơi- chơi mà học”. Học sinh đã dần hình thành được
những kĩ năng cơ bản khi học hát. Các em đã tự tin và chủ động hơn khi
hát và biểu diễn. Đặc biệt trong các hội thi văn nghệ, các em học sinh
khối 3 luôn đạt giải cao như lớp 3A đạt giải Nhất, lớp 3C đạt giải Nhì
trong hội thi “ Tiếng hát tuổi hồng” do nhà trường tổ chức. Tôi đã thành
công trong các tiết dạy bằng một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hát
đúng giai điệu khi học hát. Cuối năm học, tôi nhận thấy chất lượng học
sinh khối 3 tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt được như sau:
Tên
lớp
Sĩ số Chất lượng( Xếp loại học lực môn)
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
( A+) (A) ( B)
3A1
3A2
29
30
Tổng

XL
học lực môn
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Tổng

Hoàn thành
tốt(A+)
Hoàn thành
(A)

12
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra một số kinh nghiệm cho
bản thân:
- Học hát là một phân môn quan trọng, nó có tác dụng và vai trò
mở rộng hơn với phân môn khác. Vì vậy phải giúp học sinh có nhận thức
đúng đắn về nội dung này. Tất cả chỉ nhằm mục đích sao cho học sinh
luôn luôn có một giờ học Âm nhạc bổ ích và lý thú. Đối với tuổi thơ, ca
hát là một hoạt động hấp dẫn. Tiếng hát của các em là tiếng nói tình
cảm, là mối dây liên hệ cộng đồng, là phương tiện để các em tự giáo
dục và hoàn thiện bản thân.
- Người giáo viên Âm nhạc phải luôn tự hoàn thiện mình để có
trình độ nghiệp vụ sư phạm ngày một tốt hơn. Hơn nữa, giáo viên Âm
nhạc cũng phải hiểu cặn kẽ cụ thể đối tượng học sinh để từ đó có
phương án giúp các em tiếp nhận Âm nhạc nói chung hay phân môn học
hát nói riêng một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
- Trong chương trình Tiểu học các em còn phải tập trung học các
môn như: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh…. sự tập trung cho các tiết học
hát còn chưa cao. Chính vì vậy mà nhu cầu học hát càng đòi hỏi tính
chất “học mà chơi, chơi mà học” để các em được thư giãn, giải trí sau
những giờ học căng thẳng.
2. Đề xuất:
Đối với giáo viên:
- Nhiệt tình trong công việc, kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một

cách chu đáo.
- Luôn luôn học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn
năng lực cũng như kỹ năng đứng lớp.
- Luôn đặt bài học vào tình huống có vấn đề để tìm hiểu sâu về bài
học giúp cho tiết học được hiệu quả hơn.
- Có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn tạo cho tiết học có không khí vui
tươi, thoải mái, khiến học sinh luôn tìm được nguồn vui và cảm hứng mà
không phải một sự bắt buộc nào đó.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học.
Đối với học sinh:
- Có đầy đủ đồ dùng, sách vở…
- Ham học hỏi, chăm chỉ học tập.
- Thông qua bài học, học sinh biết cách áp dụng các kĩ năng vào từng
bài hát cụ thể để giờ học hát đạt hiệu quả cao.
Đối với nhà trường:
13
- Trang bị thêm tài liệu tham khảo để giáo viên có thêm tư liệu phục
vụ tốt cho giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhất là các tranh ảnh
để phục vụ cho tiết học được sinh động và chất lượng hơn.
- Nâng cao cơ sở vật chất nhất là phòng chức năng cho bộ môn Âm
nhạc để tiết học được diễn ra với bầu không khí hăng say hơn.
=> Là một giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề, tôi luôn mong muốn
mang lại cho các em- thế hệ tương lai của đất nước một tâm hồn tươi
đẹp bằng những giai điệu đẹp, giúp các em phát triển toàn diện, đặc biệt
là khả năng cảm thụ âm nhạc và kỹ năng ca hát, hình thành trong các
em thẩm mĩ nghệ thuật đúng đắn.

Với các biện pháp đưa ra trong bài này tôi hi vọng sẽ góp thêm một
số kinh nghiệm có ích trong việc giảng dạy phân môn học hát cũng như
môn Âm nhạc.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã có được trong
quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học Chu Văn An những năm
tháng qua. Tôi không có tham vọng gì lớn ngoài việc cùng chia sẻ những
gì mà tôi đã làm được, và mong muốn sự đóng góp ý kiến ở các cấp
lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong giảng
dạy để tôi vững vàng hơn trên con đường mà chúng ta đã lựa chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chu Văn An, ngày 20 tháng2 năm 2014
Giáo viên:

Vũ Thị Bích Thoan
14
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chui Văn An, ngày…. tháng…. năm 20
Chủ tịch hội đồng
15

×