Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo hiện trạng tình hình ứng dụng CNTT hiện nay tại công ty VMS và kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý và kinh doanh giai đoạn 5 năm từ 2012 2016 và tầm nhìn 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.17 KB, 23 trang )

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT HIỆN NAY TẠI CÔNG TY VMS
VÀ KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 5
NĂM TỪ 2012 -2016 VÀ TẦM NHÌN 2020

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Phần

I.

Báo cáo hiện trạng tình hình ứng dụng CNTT hiện nay

Trang
3
4


Chương

Chương

Chương
Phần

Chương

I.

tại Công ty VMS
Giới thiệu Công ty VMS



4

1.

Giới thiệu về Cơng ty

4

2.

Sơ đồ tổ chức

4

3.

Những thành quả đạt được

6

II.

Phân tích thực trạng và ứng dụng CNTT tại Công ty

8

1.

Cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị


8

2.

Tình trạng hạ tầng mạng tin học

8

3.

Tình trạng hệ thống bảo mật thơng tin

8

4.

Tình hình nhân sự CNTT

9

5.

Hiện trạng các ứng dụng CNTT và TMĐT

10

III. Phân tích SWOT ( Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
II.


I.

11

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý và kinh doanh

14

giai đoạn 5 năm từ 2012 -2016 và tầm nhìn 2020
Chiến lược ứng dụng CNTT giai đoạn 2012 – 2016

14

và đến 2020
II.

Giải pháp và phương án thực hiện

III. Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu

16
18

KẾT LUẬN

22

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

23


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Công nghệ Thông tin ( CNTT) đóng vai trị ngày càng quan trọng trong
sự phát triển của Doanh nghiệp. Việc ứng dụng, khai thác hiệu quả CNTT trong hoạt


động sản xuất kinh doanh là điều kiện cốt lõi để Doanh nghiệp thành công trong môi
trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Ứng dụng CNTT giúp nhà quản trị tiếp cận
thông tin nhanh hơn, tin cậy hơn nên khả năng dự báo chính xác hơn, khả năng thích
ứng nhanh hơn từ đó việc quản lý hiệu quả hơn. Ứng dụng CNTT giúp doanh nghiệp
giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tăng năng suất lao động.
Mặc dù CNTT có vai trị và tầm quan trọng như vậy nhưng khơng phải Doanh
nghiệp nào cũng thành công trong việc ứng dụng CNTT. Để ứng dụng CNTT thật sự
hiệu quả, Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT gắn liền với chiến
lược phát triển của Doanh nghiệp. Giống như một cuộc thi marathon, nếu vận động
viên không lường trước chặng đường đua của mình và dốc sức chạy những Km đầu
tiên rồi những km sau đó sẽ lê chân khơng nỗi, thậm chí bỏ cuộc đua.
Đề tài ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý trong
giai đoạn 5 năm từ 2012-2016 và tầm nhìn 2020 của Công ty Thông tin Di động
( VMS Mobifone) bao gồm các nội dung chính:
Phần I: Báo cáo hiện trạng tình hình ứng dụng CNTT hiện nay tại Cơng ty
VMS.
Phần II: Kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý và kinh doanh giai đoạn
5 năm từ 2012 -2016 và tầm nhìn 2020.

Phần I: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT HIỆN
NAY TẠI CÔNG TY VMS
Chương I. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY VMS
1. Giới thiệu về cơng ty



Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đồn
Bưu chính Viễn thơng Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm
1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động
GMS 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông
tin di động Việt Nam. Theo quan điểm sản xuất kinh doanh thì sản phẩm của
MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp
dịch vụ mới về thơng tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh
doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800, cơng nghệ UMTS 3G trên
tồn quốc.
2. Sơ đồ tổ chức Cơng ty
Hiện nay, Cơng ty Thơng tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực
thuộc khác bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực, Trung tâm Dịch vụ
Giá trị gia tăng (VAS), Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Xí nghiệp thiết kế.
-

Văn phịng Cơng ty Thơng tin di động: Tòa nhà MobiFone - Khu VP1, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

-

Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh
phía Bắc đến Hà Tĩnh). Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hồng Mai,
Thành phố Hà Nội.

-

Trung tâm Thơng tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh
doanh và khai thác mạng thơng tin di động khu vực TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: MM18 đường

Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.


-

Trung tâm Thơng tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao
Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và 4 tỉnh Tây nguyên. Địa chỉ:
Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.


-

Trung tâm Thơng tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hịa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần Thơ.

-

Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phịng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành
phố phía Bắc. Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phịng.

-

Trung tâm Thơng tin di động khu vực VI có trụ sở chính tại TP.Biên Hịa tỉnh
Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại 09
tỉnh thuộc khu vực miền Nam. Địa chỉ: 22/8, KP3, đường Nguyễn Ái Quốc, P.
Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


-

Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở chính
tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh
các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS,
dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc
tế).

-

Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21/01/1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư
vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các cơng trình thơng tin di động.

-

Trung tâm Tính cước và Thanh khoản được thành lập ngày 10/08/2009 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống
Tính cước và quản lý khách hàng tập trung. Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone - Khu
VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
3. Những thành quả đạt được
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt

Nam. Gần đây nhất, chiều 12/7/2011, MobiFone lần thứ sáu liên tiếp đoạt giải “Mạng
điện thoại di động được ưa chuộng nhất”, với tỷ lệ số phiếu bình chọn từ độc giả cao
nhất lên tới 47%, nằm trong khuôn khổ giải thưởng thường niên dành cho sản phẩm
CNTT-TT do tạp chí Thế giới Vi tính tổ chức. Tương tự, tại giải thưởng do báo


Vietnam Net và eChip Mobile tổ chức, MobiFone cũng đã 6 lần liên tiếp dành vị trí

dẫn đầu về mạng được ưa chuộng và chăm sóc khách hàng.
MobiFone khẳng định thương hiệu “ưa chuộng nhất”

(Nguồn: />Ngoài ra, ngày 23/4/2011, MobiFone cũng nhận được giải thưởng ‘Doanh
nghiệp Viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất’ trong khn khổ giải
thưởng CNTT-TT Việt Nam 2010 ( VICTA 2010).

(Nguồn: />

Chương II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI CÔNG TY
1. Cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị
Các phòng máy lắp đặt thiết bị hiện nay được bố trí ngay tại các tịa nhà Trung tâm
điều hành Thơng tin di dộng. Do các tịa nhà trung tâm điều hành thông tin di động chỉ
được xây dựng theo tiêu chuẩn làm văn phịng do đó khơng đáp ứng được các yêu cầu
về cơ sỡ hạ tầng cho các phòng máy. Các máy chủ, thiết bị mạng khơng được lắp đặt
tập trung tại một địa điểm. Phịng máy chưa áp dụng các công nghệ quản lý, điều hành
giám sát sử dụng cơng nghệ tích hợp dựa trên các phần mềm chun dụng cho các
phịng máy chủ.
2. Tình trạng hạ tầng mạng Tin học
Mạng Tin học Công ty phục vụ kết nối mạng từ Công ty tới các cả các Node mạng
trên toàn quốc, từ các Node mạng tin học tại các Trung tâm đến các Tổng đài, BSC,
MSC, các Chi nhánh, cửa hàng Mobifone, các đại lý chuyên Mobifone, các Trung tâm
Dịch vụ khách hàng, các nhà cung cấp nội dung.
Mạng WAN Tin học của Công ty được đấu nối theo vòng Ring kết nối giữa các
Trung tâm và Văn phịng Cơng ty với nhau.
Hiện tại có 2 mạng IP chạy song song với nhau, bao gồm:
- Mạng lõi (IP Backbone) phục vụ kết nối các hệ thống mạng viễn thông
(MSC, GPRS, IN, truyền file cước, dịch vụ giá trị gia tăng.
- Mạng tin học, phục vụ cho các chương trình ứng dụng, cho cơng tác

ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
3. Tình trạng hệ thống bảo mật thơng tin
3.1
-

Hệ thống Firewall

Chức năng: kiểm soát truy cập báo vệ các vùng mạng máy chủ nghiệp
vụ không bị truy cập b ất hợp pháp từ ngồi Internet hoặc từ các máy
tính của đơn vị hoặc cá nhân không được phép truy cập .

-

Công nghệ: áp dụng giải pháp Firewall Checkpoint
3.2

Hệ thống Antivirus


-

Chức năng: Phịng chống Virus máv tính cho các hệ thống máy tính
của người sử dụng tại các đơn vị của trong tồn Cơng ty.

-

Cơng nghệ: Áp dụng giải pháp Office Scan của hãng TrendMicro.
3.3

-


Hệ thống IPS

Chức năng: chống tấn công của Hacker lợi dụng các lỗ hổng bảo mật
của hệ điều hành, ứng dụng phần mềm mà nhà cung cấp chưa cung
cấp bản vá lỗi hoặc vì lý do tương thích mà các hệ thống ứng dụng
nghiệp vụ khơng cài đặt các bản vá lỗi lỗ hổng bảo mật.

-

Công nghệ: Áp dụng giải pháp ISS của hãng IBM.
3.4

-

Hệ thống VPN

Chức năng: Mã hóa đường truyền từ các cửa hàng chi nhánh về các
Trung tâm TTDD Khu vực, tạo kênh kết nối an toàn lừ Internet vào
mạng LAN VMS giống như các thành phần mạng nội bộ VMS để thực
hiện các chức năng nghiệp vụ.

-

Công nghệ: áp dụng giải pháp VPN Site to Site và SSL VPN của hãng
Juniper.
3.5

-


Hệ thống xác thực mạnh hai yếu tố RSA

Chức năng: cung cấp cơ chế xác thực mạnh dựa trên 02 yếu tố là
Password và Token Code được thay đổi mỗi 01 phút/lần cho hệ thống
VPN của VMS.

-

Công nghệ: áp dụng giải pháp xác thực mạnh 2 yếu tố của hãng RSA.
3.6

-

Hệ thống lưu trữ mạng SAN

Chức năng: Mở rộng dung lượng lưu trữ cho các hệ thống ứng dụng
quan trọng. Sử dụng các công nghệ lưu trữ hiên đại như FC, SATA,
Backup, Archiving.

-

Công nghệ: Hệ thống SAN của VMS sử dụng chủ yếu là công nghệ lưu
trữ mạng SAN của hãng Hitachi, ngồi ra cịn có các cơng nghệ của
các hãng SUN và EMC.
4. Về nhân sự CNTT


Tình hình nhân sự Phịng CNTT tại Cơng ty, các Trung tâm khu vực, Trung
tâm tính cước và thanh khoản và Trung tâm Dịc vụ giá trị gia tăng tính đến 30/4/2012 như sau:
Tình hình nhân sự

STT

Đơn vị

Số lượng
( người)

Trình độ
( Kỹ sư,
Cử nhân)

Thạc sỹ/
Tiến Sỹ

1

Phịng CNTT Cơng ty

16

4

12/2

2

Phịng CNTT - Trung tâm I

12


5

7/1

3

Phòng CNTT - Trung tâm II

14

5

9/0

4

Phòng CNTT - Trung tâm III

9

5

4/0

5

Phòng CNTT - Trung tâm IV

10


5

5/0

6

Phòng CNTT - Trung tâm V

9

5

4/0

7

Phòng CNTT - Trung tâm VI

7

2

5/0

5

1

4/0


6

3

3/0

8
9

Phòng CNTT - Trung tâm TC &
TK
Phòng CNTT - Trung tâm DV và
GTGT

5. Hiện trạng các ứng dụng CNTT và TMĐT
Trải qua 19 năm phát triển và trưởng thành, lĩnh vực ứng dụng CNTT
vào SXKD tại Công ty VMS đã và đang góp phần quan trọng vào việc
hồn thành các kế hoạch SXKD của Công ty, cụ thể thống kê danh sách
các ứng dụng đã được triển khai tại công ty và các đơn vị trực thuộc như
sau:
STT

Đơn vị

Số lượng ứng dụng

1

Công ty


15

2

Trung tâm TC & TK

28

3

Các trung tâm TTDĐKV

142

Các hệ thống ứng dụng nêu trên đang đáp ứng được nhu cầu
SXKD hiện tại. Tuy nhiên một số ít các ứng dụng do Cơng ty phát triển
có tính chất tập trung, đa số các ứng dụng nhỏ lẻ rời rạc và do các nhà


cung cấp trong nước phát triển theo yêu cầu của VMS. Đặc điểm chung
của các hệ thống như:
-

Số lượng các ứng dụng, cơ sỡ dữ liệu, máy chủ phục vụ lớn và trùng
lặp, chi phí sở hữu rất lớn.

-

Giao tiếp và tích hợp giữa các hệ thống khó khăn, phức tạp.


-

Cơng tác quản lý khai thác, bảo trì vào báo dưỡng tốn nhiều nhân
cơng, thời gian và chi phí cao.

-

Hàm lượng tri thức, qui trình quản lý tích hợp trong các hệ thống rất
ít, chưa tận dụng được các tri thức quản trị hiện đại của thế giới.

Chương III. PHÂN TÍCH SWOT
Do đặc thù là sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng của điện tử,
viễn thông và công nghệ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin
vào trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của Công ty. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục áp dụng và đổi mới công
nghệ thông tin hiện nay của Cơng ty ngồi những thuận lợi thì cũng gặp
khơng ít khó khăn thử thách như sau:
1. Những điểm mạnh (S)
-

Nguồn chi phí dành cho sự phát triển CNTT tương đối đầy đủ.

-

Sớm ý thức được tầm quan trọng của CNTT trong chiến lược kinh

doanh tổng thể nên Công ty đã đầu tư trang thiết bị và đào cán bộ từ
đầu những năm 1990.
-


Có đầy đủ các hệ thống O & M dùng để giám sát mạng lưới do các

nhà cung cấp thiết bị mạng, các phần mềm chuyên dụng để phục vụ
việc sản xuất kinh doanh, quản lý và điều hành.
-

Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm việc trong các lĩnh vực CNTT đa

số được tuyển chọn từ các trường Cơng lập, uy tín, hệ chính quy,
đúng chuyên ngành, học lực khá/giỏi. Đây là nguồn nhân lực nịng cốt
cho việc ứng dụng và phát triển các cơng nghệ thông tin của công ty
và các trung tâm.


-

Lãnh đạo công ty nhận thức rất rõ về việc áp dụng CNTT vào

trong hoạt động sản xuất là nhiệm vụ sống cịn của cơng ty. Hằng
năm, cơng ty có một quỹ khuyến khích việc sáng kiến, phát triển các
ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Tính riêng trong nữa năm 2012, tồn
cơng ty có hơn 50 sáng kiến, 15 đề tài khoa học( cấp Cơng ty, tập
đồn và Bộ Thơng tin Truyền thông) về CNTT giúp công ty tiết kiệm
được hơn 100 tỷ đồng.
2. Những cơ hội (O)
-

Nhu cầu dịch vụ viễn thông ngày càng gia tăng và mở rộng với

nhiều dịch vụ tiện ích, bao gồm cả Internet và băng rộng. có thể trở

thành truy cặp phổ cập, thay thế nhu cầu viễn thông cố định.
-

Khu vực nông thôn, nơi chiếm đến hơn 70% dân số vẫn còn nhiều

tiềm năng.
-

Các cam kết WTO cùa Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và viễn

thông di động sẽ mở ra các cơ hội hợp tác mới, là cơ hội dành cho
cho các doanh nghiệp lớn.
-

Công ty là trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về cung

cấp dịch vụ thông tin di dộng, với lợi nhuận hằng năm đóng góp cho
tập đồn hơn 60% nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc đầu tư và
đổi mới các công nghệ thông tin.
-

Công ty hoạt động trong ngành điện tử viễn thông, nên đòi hỏi

phải liên tục đổi mới và phát triển về công nghệ để đảm bảo sự phát
triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
-

Công nghệ đang thay đổi hằng ngày đặt biệt là các hệ thống bảo

mật, có hệ thống anti virus, các hệ thống lưu trữ dữ liệu. Vì vậy

doanh nghiệp phải tiến hành nâng cấp để đảm bảo an tồn thơng tin
và an tồn sản xuất kinh doanh.
3. Những điểm yếu ( W)


-

Do hệ thống mạng lưới của công ty rộng khắp trên toàn quốc nên

khi áp dụng một ứng dụng mới vào trong tồn thể cơng ty địi hỏi tốn
kém lớn về chi phí cũng như thời gian.
-

Hiện tại các ứng dụng CNTT ở công ty do nhiều đối tác cung

cấp( từ ứng dụng O & M đến các ứng dụng trong việc điều hành, quản
lý tình hình sản xuất kinh doanh ) nên cơ sở dữ liệu không đồng nhất.
Dẫn đến rất khó khăn trong việc tích hợp các hệ thống ứng dụng lại
với nhau.
4. Những nguy cơ ( T)
-

Ngày càng nhiều cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông di

động Việt Nam nên ảnh hưởng đến tỉ số lợi nhuận và doanh thu. Việc
lựa chọn đầu tư hệ thống CNTT đem lại hiệu quả lợi ích nhiều nhất
trong ngắn hạn và dài hạn là mục tiêu hàng đầu.
-

Do cơng ty là doanh nghiệp thuộc tập đồn nhà nước tuy nhiên cơ


chế hoạt động còn nhiều bất cập, chưa được định hướng lâu dài. Điều
này làm khó khăn trong việc định hướng kinh doanh sản xuất và tất
nhiên việc áp dụng CNTT cũng gặp trở ngại không kém.
-

Phải đối phó với các vấn đề phát triển "nóng": mơi trường ngành

cơng nghiệp viễn thơng, an ninh mạng, thất thốt doanh thu. Các
thơng tin về tài khoản cước phí của khách hàng đang là mục tiêu ưa
thích của hoạt động hacker nên đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng củng
cố hệ thống bảo mật doanh nghiệp cũng như nâng cao trình độ,
nghiệp vụ của các cán bộ chuyên trách.
-

1/3 số lượng làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi rất khó để

triển khai các dịch vụ viễn thông cản trở việc phát triển mạng cố
định, Internet và cả di động.
-

Cách thức thống kê số liệu thuê bao hiện nay chưa thống nhất. tỷ

lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa dược xác định rõ ràng tạo
ra sự không minh bạch trên thị trường, kể cà việc nhận định thị phần
một cách khách quan và chính xác giữa các đối thủ trong cùng cuộc
chơi.


Phần II: KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ KINH

DOANH GIAI ĐOẠN 5 NĂM TỪ 2012-2016 VÀ TẦM NHÌN 2020
Chương I. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2012-2016
VÀ ĐẾN 2020
Chiến lược ứng dụng CNTT giai đoạn 2012 – 2016 được xây dựng
trên cơ sở định hướng phát triển công nghệ kỹ thuật nhằm đạt được các
mục tiêu trong chiến lược phát triển chung của tồn Cơng ty.
1. Quan điểm
-

CNTT là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với việc tối ưu

hóa các chi phí và các qui trình trong quản lý điều hành SXKD.
-

Ứng dụng CNTT như là một công cụ cạnh tranh không thể thiếu

trong mơi trường viễn thơng đã bão hịa và cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay và trong các năm liếp theo.
-

Ứng dụng CNTT phải gắn kết chặt chẽ quản trị hiện đại và theo

các chuẩn mực quốc tế.
2. Mục tiêu
Phát triền ứng dụng CNTT trở thành c ông cụ không thể thay thế,
đi vào đời sống SXKD ở tất cả các bộ phận phịng ban trong Cơng ty tạo
ra sức cạnh tranh và lợi nhuận cao.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thay đổi chất lượng quản lý hiện đại,
nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
3. Kế hoạch ứng dụng CNTT đến từ 2012 – 2016 và đến 2020

3.1 Về cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị CNTT
-

Hồn thiện phịng các phịng máy chủ Công ty theo tiêu chuân đã

được ban hành đảm bảo an ninh an toàn lắp đặt các thiết bị CNTT
-

Thuê trung tâm dữ liệu ( data center) đáp ứng nhu cầu SXKD.

3.2 Về máy chủ, máy trạm
-

Tối ưu hóa việc sử dụng máy chủ, triển khai giải pháp điện tốn

đám mây, ảo hóa nâng cao hiệu qủa đầu tư máy chủ.


-

Chuẩn hóa việc sử dụng, trang bị máy chủ, máy trạm trên tồn

Cơng ty.
3.3 Về mạng tin học
-

Tối ưu hóa mạng tin học: nâng cao tính sẵn sàng ở các node mạng

Core, triển khai MPLS, QoS trên mạng Core. Quy hoạch kết nối mạng
cho các phân vùng mạng các đơn vị tồn Cơng ty.

-

Trang bị cơng cụ quản trị mạng mạnh để quàn trị, giám sát mạng

tin học. Các hệ thống máy chủ, Database, ứng dụng quan trọng, quản
trị các Data Center.
-

Tổ chức giám sát, vận hành khai thác mạng CNTT 24/24 đảm bảo

thông suốt phục vụ SXKD. Xây dựng quỵ trinh phối hợp nâng cấp
giữa các đơn vị trong công ty.
3.4 Về bảo mật
-

Tất cả các lớp mạng đều được bảo vệ bởi hệ thống Firewall (bao

gồm các lớp mạng lõi, mạng truy cập, mạng tin học, dịch vụ VAS, hệ
thống tính cước và quản lý khách hàng, hệ thống IN 24/365).
-

Tất cả các vùng mạng máy chủ nghiệp vụ, máy chủ dịch vụ quan

trọng đều được trang bị thiết bị IPS.
-

Tất các cửa hàng, chi nhánh đều được trạng bị thiết bị VPN Site to

Site.
-


Tăng cường quản lý giám sát việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị

viễn thơng, đặc biệt các thiết bị viễn thơng có nguồn gốc xuất xứ từ
nước ngồi nhằm phịng ngừa, ngăn chặn tối đa việc thu thập, kiểm
sốt thơng tin trên mạng trái pháp luật của các nhà cung cấp thiết bị
viễn thơng.
-

Rà sốt các hệ thống phục vụ lưu trữ, cung cấp và truyền tải thông

tin nhằm phát hiện các lỗ hổng, chống sự tấn công, đột nhập trái phép
và ăn cắp thơng tin từ bên ngồi.
3.5 Về hệ thống lưu trữ SAN


-

Đầu tư tập trung để đảm bảo hiệu qủa đầu tư. Trang bị mở rộng hệ

thống lưu trữ SAN theo hướng đảm bảo nhu cầu về dung lượng và
dùng chung cho các đơn vị.
3.6 Về phát triển ứng dụng
-

Duy trì các hệ thống hiện tại để đảm bảo các hoạt động SXKD như

hiện nay.
-


Dần dần thay thế các hệ thống nhỏ lẽ hiện tại và tích hợp trong cơ

sở 5 hệ thống trụ cột sau:
+ Các hệ thống tác nghiệp: Bao gồm Hệ thống quản lý khách hàng và
tính cước hội tụ (Convergent Billing & Customer Care system) và Hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
+ Hệ thống thống tin hỗ trợ ra quyết định DW&BI(DSS)
+ Hệ thống điều hành tác nghiệp và quản lý nội dung doanh nghiệp
+ Hệ thống truyền thông doanh nghiệp (Internal Portal và MobiFone
Portal).
Chương II. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
1. Phát triển chung

-

Thuê tư vấn để đưa ra định hướng quy hoạch phát triển hệ thống

mạng CNTT.
-

Xây dựng bộ tiêu chuẩn các hệ thống cần thiết khi thành lập một

đơn vị mới, đảm bảo tính linh động của các hộ thống CNTT phù hợp
với mơ hình tổ chức đáp ứng u cầu SXKD.
-

Trường hợp Công ty thành lập Trung tâm Điều hành, việc điều

hành các hệ thống CNTT 24/24 sẽ do Trung tâm Điều hành chịu trách
nhiệm điều hành chung.

2. Cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị CNTT

-

Thuê trung tâm làm dữ liệu (data center) tại Hà Nội, Thành phố

Hồ Chi Minh. Ưu tiên sử dụng dịch vụ, hạ tầng của các đơn vị trong
Mobifone/ VNPT cung cấp.


-

Việc quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống CNTT tại trung

tâm dữ liệu do đội ngũ CNTT VMS thục hiện
-

Trong thời gian xây dựng phương án thuê Trung tâm dữ liệu (data

center), các đơn vị cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phòng máy thiết bị
CNTT tại đơn vị theo tiêu chuẩn đã được Công ty ban hành.
3. Máy chủ, máy trạm

-

Sử dụng hệ điều hành Windows Server cho các máy chủ Back

Office. Sử dụng hệ điều hành LINUX, UNIX cho các hệ thống ứng
dụng trụ cột. Sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows cho PC,
Laptop.

-

Sử dụng giải pháp ảo hóa, điện tốn đám mây để tối ưu tài nguyên

máy chủ.
4. Mạng Tin học

-

Bổ sung các thiết bị mạng Core Router, Core Switch Cisco mơ

hình 1+1 tại các node quan trọng.
-

Mạng IPBB là mạng Core tồn Cơng ty. Mạng LAN các đơn vị

VPCT. Trung tâm TC&TK. Trung tâm DVGTG, các Trung tâm TTDĐ
KV là các node mạng biên.
5. Bảo mật

-

Trang bị các thiết bị bảo mật FW, VPN, IPS đầy đủ phục vụ tách

mạng Trung tâm TC&TK, Trung tâm DVGTGT
-

Xây dựng quy chế bảo mật thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh.

6. Ứng dụng


-

Đầu tư trang bị mới các hệ thống trụ cột bằng các sản phẩm của

các hãng đẳng cấp hàng đầu trên thế giới.
-

Tổ chức kho dữ liệu chung cho các mảng công việc để chia sẽ tài

liệu và nhanh chóng cập nhật, khơng bị mất mát, thiếu thơng tin khi
có nhân viên nghỉ việc.
-

Triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 20000:2005 trong việc quản

lý vận hành và khai thác các dịch vụ và ứng dụng của Mobifone


7. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Công ty

-

Xây dựng đội ngũ nhân viên có thể vận hành khai thác có hiệu quả

các hệ thống ứng dụng CNTT, tự lập trình phá t triển ứng dụng phục
vụ SXKD tạo nền tảng để xây dựng một đơn vị chuyên phát triển
phần mềm của Công ty.
-


Tổ chức đào tạo định kỳ và phổ cập cho các đối tượng/cán bộ công

nhân viên trong công ty về sử dụng, khai thác các ứng dụng, công cụ
CNTT trong SXKD, kiến thức và phương pháp bảo mật thơng tin,
khai thác/phân tích thơng tin .
Chương III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU
1. Thuê Trung tâm dữ liệu (Data Center)

Trong năm 2012 và 2013 sẽ triển khai thuê Trung tâm dữ liệu để
phục vụ lắp đặt thiết bị (máy chú, thiếi bị mạng. thiết bị lưu trữ) tại khu
vực Hà Nội.
Trong năm 2014 và 2016 sẽ triển khai thuê Trung tâm dữ liệu để
phục vụ lắp đặt thiết bị (máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ) tại khu
vực TP Hồ Chí Minh.
2.

-

Phát triển tối ưu mạng Tin học
Trang bị bổ sung các thiết bị Router và Switch đường trục tại

những điểm chưa được trang bị và trang bị bổ sung cho các điểm
chưa được trang bị theo chế độ dự phòng 1+1 .
-

Triển khai việc tách mạng tin học cho Trung tâm Dịch vụ Giá trị

Gia tăng và Trung tâm Tính cước và Thanh khoản tại các điểm Hà
Nội. Đà Nẳng và Tp Hồ Chí Minh.
3. Kế hoạch trang bị thiết bị mạng Tin học


STT

Năm 2012
ĐƠN VỊ

CORE ROUTER

Chi phí


SL hiện có

SL cần bổ
sung

(Triệu VNĐ)

Nguồn lực
cần bổ sung
( người)

1

Văn phịng Cơng ty

2

1


5000

1

2

Trung tâm TTDĐ KV I

1

1

2500

1

3

Trung tâm TTDĐ KV II

1

1

4000

1

4


Trung tâm TTDĐ KV III

2

2

5000

0

5

Trung tâm TTDĐ KV IV

1

1

2500

0

6

Trung tâm TTDĐ KV V

1

1


2500

0

7

Trung tâm TTDĐ KV VI

2

0

0

8

Trung tâm DV GTGT

0

0

0

9

Trung tâm TC&TK

0


0

0

Tổng

10

7

-

Năm 2013

21.500

3


STT

ĐƠN VỊ

WAN
ROUTER
SL
SL
hiện cần bổ

sung


CORE
SWITCH
SL
SL
hiện
cần bổ

sung

Chi phí
( Triệu VNĐ)

Nguồn
lực cần
bổ sung
( người)

2000

1

1

Văn phịng Cơng ty

3

0


3

0

2

Trung tâm TTDĐ KV I

2

0

2

0

3

Trung tâm TTDĐ KV II

2

0

2

0

4


Trung tâm TTDĐ KV III

4

0

2

2

5

Trung tâm TTDĐ KV IV

2

0

2

0

6

Trung tâm TTDĐ KV V

2

0


2

0

7

Trung tâm TTDĐ KV VI

2

0

2

0

8

Trung tâm DV GTGT

0

6

2

4

13000


2

9

Trung tâm TC&TK

0

6

2

4

13000

2

Tổng

17

12

19

10

28000


5

STT

Năm 2014-2016:
ĐƠN VỊ

WAN
ROUTER
SL
SL
hiện
cần bổ

sung

CORE
SWITCH
SL
SL
hiện
cần bổ

sung

1

Văn phịng Cơng ty

3


2

3

3

2

Trung tâm TTDĐ KV I

2

0

2

0

3

Trung tâm TTDĐ KV II

2

2

2

2


4

Trung tâm TTDĐ KV III

4

0

4

0

5

Trung tâm TTDĐ KV IV

2

0

2

0

6

Trung tâm TTDĐ KV V

2


2

2

2

7

Trung tâm TTDĐ KV VI

2

0

2

0

8

Trung tâm DV GTGT

6

0

6

0


9

Trung tâm TC&TK

6

0

6

0

Tổng

29

6

29

7

-

Chi phí
( Triệu VNĐ)

Nguồn
lực cần

bổ sung
( người)

6500

2

5000

1

5000

1

16.500

4

Đến năm 2020, hoàn thành việc trang bị bổ sung tất cả các thiết bị

mạng tin học nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển kinh doanh
của Công ty đến năm 2020.


4. Đầu tư các hệ thống nền tảng Microsoft

Năm 2012-2013
-


Triền khai máy chủ AD cho Trung tâm TTDĐ KV VI. Trung tâm

TC&TK. Trung tâm DVGTGT. Nâng cấp hệ thống AD Công ty lên
trên nền tảng hệ điều hành Windows Server 2008.
Năm 2014-2016
-

Nâng cấp hệ thống Email tồn Cơng ty.

5. Tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị mạng, máy chủ

Năm 2012-2013:
-

Nâng cấp hệ thống quản lý giảm sát đáp ứng giám sát các thiết bị

mạng. máy chủ, database, ứng dụng CNTT quan trọng.
-

Điều chuyển những thiết bị mạng máy chủ trong công ty.
Năm 2014-2016:

-

Trang bị đủ License giám sát các thiết bị mạn g., máy chủ.

database, ứng dụng quan trọng.
-

Xây dựng, triển khai hệ thống điện toán đám mây, ảo hóa máy chủ

Đến năm 2020:

-

Tiến tới xây dựng các đội ngũ cán bộ chuyên trách về hạ tầng máy

chủ tại từng đơn vị, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng máy ch ủ cho các
hệ thống CNTT của đơn vị đó.
6. Kế hoạch đầu tư các hệ thống bảo mật

Năm 2012-2013
-

Nâng cấp thành phần quản trị tập trung. Trang bị các thiết bị

Firewall, trang bị IPS cho các vùng mạng mới, Trang bị công cụ quản
trị tập trung, quản lý Log tập trung, bổ sung thiết bị VPN Site to Site
cho các cửa hàng chi nhánh mới thành lập trên toàn quốc.
Năm 2014-2016
-

Thay thế các thiết bị Firewall cũ (CIO. C6) đã được trang bị từ

năm2004.


-

Triển khai công cụ hỗ trợ quản trị, tối ưu hóa tập luật trên các


Firewall.
-

Triển khai quản trị tập trung hệ thống Antivirus cho cả mạng Tin

học và mạng Viễn thông.
-

Xây dựng công cụ, trang Web nhận phản ánh của ngườì sử dụng,

của quản trị các trung tâm để gửi cho nhà cung cấp dịch vụ.
Đến năm 2020,
Hoàn thiện việc trang bị công cụ quản trị tập trung, hỗ trợ cho
công tác quản 1ý điều hành hệ thống SAN. Trang bị công cụ quản lý các
truy cập của các đối tác từ bèn ngoài vào mạng VMS.
Đầu tư các hệ thống ứng dụng

7.

Năm 2012-2013
-

Triển khai Nâng cấp hệ thổng; quản lý bán hàng tập trung: Nâng

cấp các phân hệ chức năng hiện có, xây dựng thêm một số tiện ích và
báo cáo.
-

Triển khai Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS): Phân tích các chủ


đề liên quan đến khách hàng
-

Triển khai nâng cấp Hệ thống Loyalty.

-

Triên khai Hệ thống Quản lý dự án.

-

Triển khai hệ thống quản lý giải quyết các sự cố của các hệ thống

kỹ thuật trong Công ty.
-

Triển khai nâng cấp hệ thống Quản lý bán hàng tập trung: Đáp ứng

các yêu cầu SXKD khi thực hiện chủ trương pháo đài tuyến huyện
Năm 2014- 2016
- Triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống Convergent Billing phase 2.
- Nâng cấp hệ thống Portal nội bộ: Tích hợp các ứng dụng quan trọng
cùa công ty lên Porta I nội bộ và mở rộng năng lực phần cứng của hệ
thống.
-

Triển khai Hệ thống quản lý nội dung doanh nghiệp (Quản lí văn

bản tập trung, sử dụng chữ ký số, số hóa lưu trữ các loại hồ sơ lưu
trữ. Tr



-

Triển khai hệ thống DSS Phase 2 với nội dung phân tích Tài chính

doanh nghiệp.
Đến năm 2020
Hồn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống:
-

Hệ thống DSS Phase 3 - Phân tích mạng lưới,

- Hệ thống ERP Phase 2 - triển khai phân hệ quản lý thiết bị và bảo trì
tài sản doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống Convergent Billing phase 3: Mở rộng các tính
năng, phân hệ đáp ứng SXKD.
KẾT LUẬN
Công ty Thông tin Di động VMS – MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên khai
thác và cung cấp dịch vụ Thông tin Di động. Trong 19 năm qua, Mobifone gặt hái rất
nhiều thành công, luôn tự hào với vị trí mạng điện thoại di động có doanh thu và lợi
nhuận tốt nhất. Để có được kết quả như vậy ngay từ đầu những ngày đầu VMSMobifone luôn coi trọng vai trò của CNTT trong suốt chặng đường phát triển của
Công ty: luôn lấy CNTT làm mũi nhọn và là nền tảng đển xây dựng một mạng lưới
vững mạnh trên toàn quốc; phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền CNTT; Cơng
tác chăm sóc khách hàng; Quản lý cước phí đối với khách hàng; Xây dựng các kênh
phân phối, đại lý, điểm bán lẻ từ Bắc vào Nam thông qua các ứng dụng thương mại
điện tử_CNTT; Ứng dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý, điều hành trên tồn
Cơng ty và quan trọng nhất là hàng năm lợi nhận của Công ty tăng đều nhờ vào chi
phí giảm, doanh thu doanh thu tăng.
Để thành cơng hơn nữa và hoàn thành các mục tiêu, chiến lược của Cơng ty

trong giai đoạn từ 2012-2016 và tầm nhìn đến 2020 thì vai trị CNTT cần phải có
chiến lược cụ thể. Việc chuẩn bị cơ sở hạng tầng; đầu tư và nâng cấp thiết bị; triển
khai các hệ thống ứng ựng CNTT và TMĐT; các hệ thống quản lý; hệ thống bảo mật;
tối ưu hoá; xây dựng và đào tào nguồn nhân lực phải tiên phong, đồng bộ, đáp ứng kịp
và đầy đủ thời nhằm vụ phục tốt công tác kinh doanh của Cơng ty.
Do thời gian có hạn và kiến thức cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi sự thiếu
sót. Xin chân thành cám ơn Tiến Sỹ Nguyễn Văn Thoan, Trường Đại học Ngoại


thương Hà nội và rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của Thầy cùng các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
HẾT.

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
 http/www.mobifone.com.vn
 /> /> /> />ng_dung_ERP_
 />


×