Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích môi TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC tế và hệ THỐNG tài CHÍNH VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.89 KB, 23 trang )

Phân tích MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VN
Đề tài:

Báo cáo kinh doanh:

Hoạt động trong một môi trường kinh doanh quốc tế mang đến cho các tổ chức nhiều
cơ hội rộng mở. Phát triển thị trường sản phẩm vượt qua biên giới nội địa, tiếp cận được
với những nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất giá rẻ hơn đồng thời đạt được mức
chi tiêu tài chính mức thấp hơn chính là những lý do xác đáng thôi thúc các doanh nghiệp
tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, các nhà quản lý đồng thời
cũng gặp nhiều khó khăn, rắc rối và những yếu tố mạo hiểm mới đòi hỏi họ phải thật cẩn
trọng trong quản lý. Họ phải nắm được thị hiếu của khách hàng, khuôn khổ pháp lý và
thể chế, những đặc điểm về văn hóa, xu hướng kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính.
Những yêu cầu và rủi ro về chính trị cũng chính là những yếu tố chủ chốt cần xem xét.
Vì vậy, sự tiếp cận thị trường đa quốc gia và cơ sở hạ tầng tài chính quốc tế mang lại
những cơ hội lựa chọn chiến lược cạnh tranh mới nhưng các doanh nghiệp cũng đồng
thời phải đối mặt với sự phức tạp và đa dạng ngày càng gia tăng.
Nhiệm vụ: Các bạn hãy đặt mình vào địa vị là những nhân viên của tổ chức như
“Phòng Thương mại” Việt Nam. Nhóm của các bạn muốn tăng cường Đầu tư Trực tiếp
Nước ngoài vào Việt Nam và công ty yêu cầu nhóm của các bạn tìm hiểu những mặt tốt,
mặt xấu và mặt có nguy cơ rủi ro về các khía cạnh từ góc nhìn của một Tập đoàn Đa
quốc gia đang có quyết định đầu tư vào Việt Nam. Nhóm của bạn phải biết được “mặt
tốt” để “bán ra” những mặt tích cực của Thị trường Tài chính Việt Nam, cơ cấu giá và sự
thân thiện đối với các doanh nghiệp nước ngoài tiềm năng. Nhóm của bạn phải biết được
“những mặt xấu và những nguy cơ đe dọa” để sẵn sàng thảo luận và tranh luận với hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam. Nhóm của bạn hãy chuẩn bị một bản báo cáo kinh
doanh nêu tóm tắt về những kết quả nghiên cứu và đề xuất của các bạn.
BÀI LÀM:
LỜI MỞ ĐẦU
McDonald – Một ông trùm trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà hàng “fast food”,
từng chiếm lĩnh rất nhiều thị phần và có mặt tại hầu hết các thị trường khó tính nhưng




cho đến nay vẫn chưa đặt nổi dấu chân trên thị trường Việt Nam – một thị trường tiềm
năng nhưng cũng đầy thử thách. Nguyên nhân vì đâu? Chính sách đầu tư, đối tác nhượng
quyền, đối thủ cạnh tranh hay thực phẩm không đạt tiêu chuẩn là nguyên do chính khiến
ông trùm này e ngại khi tiếp cận Việt Nam. Báo cáo kinh doanh sau sẽ làm rõ vấn đề và
giúp ông trùm McDonald có được quyết định rõ ràng hơn với thị phần của Việt Nam.
I/ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VN:
1. Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam thời gian qua:
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội
khóa XIII, ngày 22 tháng 10 năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất
phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp
so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng và có độ
mở lớn như nền kinh tế nước ta. Các kết quả KT – XH của 10 tháng đầu năm 2012 cụ thể
như sau:
a. Các thông tin chung:
* Về Đầu tư:
- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước mười tháng đầu năm 2012 đạt
164,9 nghìn tỷ đồng, bằng 79,4% kế hoạch năm và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2011,
gồm có:
+ Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/10/2012 đạt
10,5 tỷ USD, bao gồm: Vốn đăng ký của 881 dự án được cấp phép mới đạt 6,7 tỷ USD,
vốn đăng ký bổ sung của 359 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 3,8 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười tháng năm 2012 ước tính đạt 9 tỷ USD,
giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mười tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo với 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đăng ký; ngành
kinh doanh bất động sản đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 17,6%; các ngành còn lại đạt 1,8 tỷ USD,
chiếm 16,2%.



- Trong mười tháng, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn
nhất, sau đó là Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Nai…
* Chỉ số giá tiêu dùng:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2012 tăng 0,85% so với tháng trước. Chỉ số giá
tháng này tăng chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và giáo dục,
trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,94% (riêng dịch vụ y tế tăng 7,78%); nhóm
giáo dục tăng 1,88% (riêng dịch vụ giáo dục tăng 2,10%). Mức tăng cao của giá dịch vụ
y tế tháng Mười góp phần làm chỉ số giá chung cả nước tăng khoảng 0,31%.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7% so
với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mười tháng năm 2012 tăng 9,66%
so với bình quân cùng kỳ năm 2011.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2012 tăng 0,06% so với tháng trước; giảm 0,88% so
với tháng 12/2011 và giảm 0,18% so với cùng kỳ năm 2011.
b. Mặt tích cực:
* Lạm phát tăng thấp hơn kỳ vọng:
- Trong 8 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới chỉ tăng 2,83%. Tuy nhiên,
CPI tháng 9 bất ngờ tăng 2,2%, đưa CPI trong 9 tháng lên 5,13%. Như vậy, nhìn chung
lạm phát của nền kinh tế vẫn chưa tăng trở lại. Về bản chất giá hầu hết các hàng hóa
tháng 9 vẫn chỉ tăng ở mức rất thấp. Với việc tín dụng cả năm chỉ tăng ở mức rất thấp thì
khả năng trong những tháng tới lạm phát sẽ chỉ tăng nhẹ dù là vào mùa cao điểm của chu
kỳ lạm phát trong năm. Điều này trái với lo ngại của nhiều người là lạm phát sẽ tăng
mạnh.
- Có thể xem lạm phát là một điểm sáng vì nó tăng thấp hơn rất nhiều so với nhiều
người lo ngại. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn tích cực vì ở một góc nhìn khác thì lại cho
thấy đó là tín hiệu suy giảm của toàn bộ nền kinh tế.


(Hình 1: Biểu đồ lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến 2012 - Nguồn: TCTK)

* Tỷ giá ổn định và sẽ còn ổn định trong thời gian tới:
- Năm 2012 là năm đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây có mức tỷ giá khá ổn định.
Tỷ giá hiện nay đang thấp hơn so với đầu năm và dao động quanh mức 20.800 – 20.100
VND/USD. Đây được xem là một nét khá tích cực đối với nền kinh tế.
- Trong năm 2013 tỷ giá vẫn có thể tiếp tục ổn định do cung cầu ngoại tệ không còn
quá chênh lệch. Tuy nhiên, tỷ giá sẽ tăng nhẹ nếu Chính phủ kích cầu mạnh đối với nền
kinh tế.

(Hình 2: Biểu đồ tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến năm 2012 – Nguồn TCKT)
* Xuất nhập khẩu đều tăng:
- Xuất nhập khẩu đều tăng khá mạnh trong bối cảnh kinh tế suy yếu. Tuy nhiên, việc
tăng xuất nhập khẩu chủ yếu do khu vực FDI. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu do các
doanh nghiệp FDI nằm trong chuổi sản xuất của các công ty đa quốc gia. Xuất nhập khẩu
của khu vực trong nước đều giảm phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế.


(Hình 3: Biểu đồ Xuất nhập khẩu và thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
từ năm 2001 đến 2012 - Nguồn: TCKT)
* Lãi suất đã giảm mạnh so với đầu năm:
- So với đầu năm lãi suất đã giảm khá mạnh. Hiện tại, lãi suất cho vay trên thị trường
phổ biến dưới 15%, thấp hơn 4-5% so với đầu năm. Lãi suất huy động cũng giảm về dưới
12%, thấp hơn mức 15-20% như đầu năm.
- Việc lãi suất giảm mạnh ngoài việc do lạm phát kỳ vọng giảm còn do nhu cầu vốn
của nền kinh tế giảm. Ngoài ra, lãi suất giảm còn do NHNN cũng đã giảm khá mạnh lãi
suất tái cấp vốn và tái chiết khấu.
Ngoài ra, các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác như công tác đối ngoại, bảo đảm quốc
phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội; phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ, bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội... cũng từng
bước được cải thiện và đạt được một số thành công nhất định.
c. Mặt tiêu cực:

Bên cạnh những kết quả tích cực trên thì báo cáo phủ về tình hình KT-XH năm 2012
tại kỳ họp thứ 4 cũng chỉ ra một số tồn tại như sau:
- Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu gia
tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, khó tiếp
cận được nguồn vốn, tồn kho lớn. Thị trường bất động sản đình trệ, chưa có khả năng
phục hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.


- Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
thấp, vi phạm pháp luật, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước. Chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều. Năng lực dự báo kinh tế, xã hội
còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
- Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn. Do nguồn lực còn hạn chế nên việc mở rộng diện và nâng
mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới, tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều yếu kém; chất lượng đào tạo của nhiều trường đại
học, cao đẳng, chậm được cải thiện; Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu nâng
cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn bất cập; số dự án treo còn lớn. Ô
nhiễm môi trường tại nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, lưu vực sông vẫn
còn nặng nề. Tình trạng ngập lụt tại một số thành phố lớn chậm được khắc phục.
- Trật tự, an toàn xã hội vẫn còn nhiều bức xúc, nhất là tình trạng tội phạm, tệ nạn xã
hội, vi phạm pháp luật giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm...
- Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thủ tục hành chính không
còn phù hợp, chậm được sửa đổi. Kỷ cương hành chính chưa nghiêm, công tác kiểm tra,
giám sát còn nhiều yếu kém, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành. Một bộ phận
cán bộ, công chức suy thoái, không làm tròn trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực, ảnh
hưởng tới lòng tin của nhân dân.
2. Môi trường kinh doanh Quốc tế của Việt Nam:

2.1. Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam thời gian qua:
- Theo cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính từ đầu năm đến nay đã đạt trên 11 tỷ USD.
Con số này giảm hơn 12% so với cùng kỳ, bằng ½ so với mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD
vốn FDI đặt ra cho năm nay.
- Giải ngân vốn FDI tính từ đầu năm đến nay lên trên 7 tỷ USD.


- Tổng số dự án FDI đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 dự án với trị giá 10,79 tỷ
USD, giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm trước.
- Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phần lớn
các dự án đầu tư nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2012 có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ có
1 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, 55 dự án
quy mô vừa, 111 dự án nhỏ và siêu nhỏ.
- Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trương tập trung vào chất lượng cũng như tiến
độ giải ngân để thực hiện các dự án đầu tư chứ không chú trọng đến số lượng vốn đăng
ký. Đây cũng là kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn.
2.2. Những bất cập khi thu hút vốn đầu tư FDI:
- Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ
đổi mới) và Luật sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và năm 2005,
cùng với các văn bản dưới luật, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý đồng bộ,
thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
- Mặc dù đã đạt được những kết quả cơ bản quan trọng nêu trên, song theo Tiến sĩ Đỗ
Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì còn nhiều
vấn đề tồn tại trong chính sách thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay, thể hiện qua việc thu
hút, sử dụng và quản lý ĐTNN thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là:
+ Khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng

một cách có hiệu quả nguồn vốn này trong khi Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn;
chất lượng của nguồn vốn chưa cao;
+ Việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế; chuyển giao công nghệ
còn chậm; còn có doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường;
+ Việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản chưa thực sự hiệu quả; mối liên kết
ngang và dọc giữa các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước chưa cao; còn


tình trạng tranh chấp lao động và đình công ở một số nơi, ảnh hưởng không tốt đến môi
trường đầu tư.
- Những tồn tại, hạn chế nêu trên của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém nội
tại của nền kinh tế cũng như những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách,
pháp luật về đầu tư nước ngoài. Các nguyên nhân chủ yếu là:
+ Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất
quán.
+ Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.
+ Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh
tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả.
+ Hạn chế về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao
động qua đào tạo thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu
cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp ĐTNN.
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.
+ Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý ĐTNN. Việc phân cấp cho UBND
các địa phương và Ban quản lý KCN – KCX trong quản lý ĐTNN là chủ trương đúng
đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong
công tác quản lý hoạt động ĐTNN. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp
chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan được phân
cấp phải được nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phương lên trung
ương phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện triệt

để; tăng cường sự phối hợp hàng ngang và hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và
cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ương với cơ quan quản lý ở
địa phương.
+ Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi trường
của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
+ Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
Việc thu hút ĐTNN cần tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên. Đó là, chọn lọc các dự
án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các


khu vực; các ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả
năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công
nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp môi trường và
các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới.... Những dự án tiết
kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ cũng sẽ được ưu tiên.
(Trích nguồn: www.diendandoanhnhan.vn )
3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam:
3.1. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:
* Khủng hoảng nợ công Châu Âu:
- Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ
đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục
tăng lên. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là
Ý trong khu vực đồng EURO. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng,
Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ.
- Ngày 09/05/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá
750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn
định Tài chính châu Âu. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào
tháng 11 năm 2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011. Cuộc khủng
hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn
cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức. Ngày 6/2/2012 Chính phủ

Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ.
- Số liệu thống kê cho biết trong quý vừa qua, Đức - nền kinh tế số một châu Âu - chỉ
đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,2%, thấp hơn mức 0,3% trong quý II và 0,5% của quý I.
Pháp cũng phải chật vật mới đạt được mức tăng trưởng 0,2%. Mặc dù các nền kinh tế
Đức và Pháp vẫn tiếp tục tăng trưởng, song tính toàn bộ 17 nền kinh tế thành viên, khu
vực Eurozone vẫn rơi vào suy thoái sâu.
- Mức tăng trưởng “khiêm tốn” của Đức, Pháp không thể kéo được cả con tàu
Eurozone tăng tốc khi kinh tế của Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia và Áo cùng giảm tốc.
Trong quý III, kinh tế của Tây Ban Nha và Italia, những quốc gia áp đặt các biện pháp


"thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân, bị sụt giảm lần lượt 0,3% và 0,2%. Trong
khi đó, kinh tế Áo suy giảm 0,1% còn Hà Lan giảm 1,1%, mức giảm sâu nhất trong
Eurozone.
* Khủng hoảng nợ công tại Mỹ:
- Theo số liệu của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC), nợ liên bang đã tăng gấp
đôi trong 7 năm qua lên mức 14 nghìn tỷ USD, hậu quả trực tiếp từ khủng hoảng tài
chính và việc chính phủ không muốn hạn chế thâm hụt cấu trúc dài hạn. Nếu không
quyết sách nào được đưa ra, nợ liên bang của Mỹ có thể tăng từ mức 62% GDP vào năm
nay lên mức 185% GDP vào năm 2035.
- Khi hơn 70% trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do nhà đầu tư tư nhân bên ngoài nắm giữ
đáo hạn trong 5 năm tới, việc nhà đầu tư kém tin tưởng vào nước Mỹ sẽ khiến chi phí lãi
vay của chính phủ và lĩnh vực tư nhân Mỹ tăng lên.
- Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tháng một giảm 5,4
tỷ USD, xuống còn 1.155 tỷ USD, giảm liên tục trong ba tháng liên tiếp. Tháng 12 năm
ngoái, Trung Quốc đã bán ròng 4 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.
- Các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ 3.150 tỷ USD trái phiếu Chính phủ
Mỹ trong tổng số 4.440 tỷ USD lưu hành ở nước ngoài.
- Quỹ đầu tư của Jim Rogers của chủ tịch Rogers Holdings và Beeland Interests Inc
cũng quyết định không tiếp tục cho chính phủ Mỹ vay tiền nữa...

Từ tất cả những cơ sở trên cho thấy, nước Mỹ cũng đang bước vào một cuộc suy thoái
lớn, ảnh hưởng đến toàn cầu.
3.2. Những Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam:
Suy thoái kinh tế của thế giới đang diễn ra đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, bao
gồm cả mặt tích cực và tiêu cực, thể hiện qua một số mặt sau:
* Mặt tiêu cực:
- Sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế
Việt Nam, mà tác động tổng hợp có thể sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp
gia tăng. Điều này chắc chắn sẽ tác động tới mọi tầng lớp dân cư Việt Nam, trong đó tầng
lớp công nhân lao động sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.


- Trong hoàn cảnh này, Chính phủ cần đặt ưu tiên cao nhất chống lạm phát và bình
ổn kinh tế vĩ mô. Chúng ta phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong một vài năm để
bình ổn vĩ mô và đảm bảo cho tăng trưởng dài hạn.
- Về tiền tệ, vẫn phải tiếp tục được thắt chặt. Nhưng trong điều hành lại có những
biện pháp linh hoạt để khai thác những thời cơ thuận lợi để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh
tế phù hợp như tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các
doanh nghiệp.
- Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên
5% và thanh toán các trái phiếu cho ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh
khoản cũng như giảm bớt chi phí cho NHTM, giúp các NHTM có điều kiện giảm lãi suất
cho vay. Đây là việc làm vừa phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát, vừa khai thác tốt khả
năng để tăng trưởng hợp lý.
- Từ trước đến nay, chúng ta đặt ưu tiên xuất khẩu (đến 60% GDP) và ta bị lệ thuộc
vào nó. Vì vậy khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các nước giảm nhập khẩu làm
cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới thì lĩnh vực thu
hút vốn đầu tư FDI là chịu ảnh hưởng nhiều nhất, thể hiện:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh từ đầu năm, tuy nhiên Việt Nam vẫn là địa

chỉ có sức hấp dẫn tương đối mạnh đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Hiện tượng thu
hẹp và giảm vốn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rõ ràng, song với các dấu
hiệu tích cực hiện nay hoàn toàn có thể khẳng định, ở Việt Nam không hề có việc các nhà
đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt với quy mô lớn.
+ Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam chưa cao do các “nút thắt tăng
trưởng” như cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, của khu vực FDI nói riêng. Mặt
khác, những dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hầu hết đều dựa vào nguồn vốn vay
ngân hàng ở nước sở tại nên khi các thể chế tài chính này gặp khó khăn, nguồn cho vay
sẽ hạn chế và các nhà đầu tư sẽ khó có thể thực hiện các dự án đầu tư như đã cam kết.


+ Hiệu ứng tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu rất
khác nhau lên cơ cấu đầu tư.
+ Chính sách thu hút FDI của Việt Nam sẽ không gắn kết được với chính sách dịch
chuyển cơ cấu kinh tế theo các mục tiêu và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
2. Mặt tích cực:
Tác động tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng đem
đến những điều tích cực cho Việt Nam ở những điểm sau:
- Thứ nhất, giờ đây chúng ta có thể biết những gì có thể xảy ra để tránh trên con
đường phía trước.
- Thứ hai, đây là cơ hội tốt để củng cố lại hệ thống tài chính trong nước vốn đang có
rất nhiều vấn để trục trặc.
- Thứ ba, phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đi đôi với khai thác tốt hơn thị
trường nội địa.
- Thứ tư, là phát huy nội lực coi đây là yếu tố quyết định trên cơ sở khuyến khích
mạnh khu vực tư nhân phát triển đầu tư kinh doanh, giải quyết những ách tắc để tăng
mức vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài.
- Một vấn đề lưu ý từ lâu nay, là Việt Nam vẫn chủ yếu nhập nguyên liệu từ bên ngoài

về gia công xuất khẩu. Trong ngành dệt may xuất khẩu, hiện các doanh nghiệp phải nhập
70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Nhiều nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài
cũng gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển đổi hoặc giảm số lượng xuất
khẩu. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đàm phán tìm nguồn
cung cấp rẻ hơn, giảm phần thiệt hại về phía mình.
- Về thu hút vốn FDI: dù có những sự giảm sút về tổng số dự án và tổng mức vốn cam
kết đầu tư mới và đầu tư bổ sung, có những chuyển hướng đầu tư vào những ngành dễ
sinh lời, ít rủi ro và vào những khu vực mà điều kiện đảm bảo cho sự thành công của các
dự án cao nhất dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng phải thừa
nhận rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng của khu vực và thế giới về thu hút FDI.
4. Hệ thống tài chính Việt Nam:


4.1. Thực trạng:
- Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Nhìn chung thị trường
này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp
có hiệu quả vào thị trường này. Quản lý điều hành thì trường tiền tệ của Việt Nam còn
mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo quy luật cung cầu của thị trường. Các
loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét
đến thị trường. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt
buộc... thiếu linh hoạt. Các NHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất
huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.
- Về thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị
trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn.
Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các
NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như
tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt
động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa.
4.2. Nguyên nhân của tình trạng trên:

- Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sách tiền tệ và vận
hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế. Họat động dịch vụ của các NHTM và TCTD chưa
phát triển. Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quả như dự kiến, đặc
biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo
tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế.
- Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nói riêng
còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư tưởng chần chừ, chậm đưa
cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng
khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên.
4.3. Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chính ở nước ta trong
thời gian tới:


- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc
Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1
phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên
theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ
hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các
NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên
thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ
chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay
quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.
- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ
chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ
tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so
NHNN tổ chức, vận hành.
- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối
cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên
ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các
nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo
thông lệ quốc tế. Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây
cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới,
cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng
thương mại cần nhằm tới thu hút.
II/ TỔNG QUAN VỀ MC DONALD'S:
1. Những thông tin cơ bản về McDonald's:


Ngành nghề

Nhà hàng

Thành lập

15 tháng 5, 1940 ở San Bernardino, California;
Tập đoàn McDonald's, 1955 ở Des Plaines, Illinois

Nhà sáng lập

Richard and Maurice McDonald cho khái niệm nhà hàng
McDonald's;
Ray Kroc, nhà sáng lập Tập đoàn McDonald's.

Trụ sở chính

Oak Brook, Illinois, Hoa Kỳ


Số lượng trụ sở

31,000 (toàn cầu)

Khu vực hoạt động

Toàn cầu

Thành viên chủ chốt

Andrew J. McKenna (Chairman)
James A. Skinner (Phó chủ tịch) & (CEO)

Sản phẩm

Thức ăn nhanh
(hamburger · gà · khoai tây chiên · đồ uống không cồn · cà
phê · kem trộn ·salad · món tráng miệng ·đồ ăn sáng)

Doanh thu

US$ 22,79 tỉ (2007)

Lợi nhuận kinh doanh

US$ 3,879 tỉ (2007)

Lãi thực

US$ 2,359 tỉ (2007)


Tổng số tài sản

US$ 29,391 tỉ (2007)

Tài sản cổ phần

US$ 15,279 tỉ (2007)

Nhân viên

400.000 (2008)

Khẩu hiệu

I'm lovin' it

Website

McDonalds.com
(Nguồn Superbrand)

2. Những khó khăn của Mc Donald tại thị trường Việt Nam:


2.1. Đối thủ cạnh tranh:
* KFC:
- KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92
quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên
toàn thế giới.

- KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng hơn 7 triệu thực khách một
ngày trên toàn thế giới.
- KFC thuộc YUM! Restaurants International (YRI) với
các nhãn hiệu khác phục vụ các sản phẩm riêng biệt:
+ A&W All American Food: Hot-dog, burger, khoai tây
chiên.
+ KFC: Gà rán truyền thống.
+ Long John Silver's: Hải sản.
+ Pizza Hut: Bánh pizza.
+ Taco Bell: Taco, món ăn với hương vị của Mexico.
- Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, KFC hiện đã có 82 cửa hàng tại nhiều tỉnh
thành trên toàn quốc.
- Doanh thu của KFC toàn cầu theo Interbrand (triệu usd):
+ 2008: 5,582 (giảm 1,76% so với 2007).
+ 2007: 5,682.
+ 2006: 5,350.
+ 2005: 5,112.
* BBQ Chicken:
- Có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2006,
thương hiệu đồ ăn nhanh BBQ Chicken của Hàn
Quốc ngày càng khẳng định thương hiệu của mình
bằng kế hoạch mở hay chuyển nhượng thêm các
cửa hàng đồ ăn nhanh của hãng này.


- Cụ thể, trong định hướng phát triển của công ty BBQ Việt Nam thì từ nay đến 2013
ngoài 13 cửa hàng đã có mặt tại Hà Nội, thương hiệu này dự kiến mở thêm 8 - 10 cửa
hàng tại một số tuyến phố tiềm năng tại Hà Nội như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt,
Hàng Bông,… Hay tiến hành khảo sát và mở thêm các cửa hàng tại các thành phố vệ tinh
quanh Hà Nội như: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình,…

- Không những thế trong giai đoạn từ 2015 - 2020, công ty BBQ Việt Nam đã lên kế
hoạch định hướng phát triển tại các tỉnh thành rất rõ ràng. Theo đó, thương hiệu đồ ăn
nhanh này sẽ triển khai mở rộng tại các thành phố lớn khác như TP HCM, Cần Thơ, Biên
Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,…
- Hiện nay việc chuyển nhượng thương hiệu có ba mô hình nhà hàng: Với loại nhà
hàng nhỏ có diện tích 30 - 90m2 (với tổng kinh phí mà khách hàng nếu đầu tư sẽ vào
khoảng 54.000$), mô hình trung (100 - 190m2) thì tổng kinh phí dự toán đầu tư là
83.000$, còn mô hình lớn (từ 200m2 trở lên) kinh phí vào khoảng 108.300$.
- Trong một buổi trò chuyện gần đây với báo Chất lượng Việt Nam, ông Sim Hwang
Jin – giám đốc BBQ có chia sẻ: trong chiến lược phát triển của BBQ ngoài việc mở rộng
quy mô thì điều quan trọng hơn cả đó là việc nâng cao thương hiệu BBQ trên thị trường
hơn nữa và mong muốn trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh số 1 tại Việt Nam.
* Lotteria: Hành trình đến đất Việt
- Lotteria là một nhãn hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ
Nhật Bản, được đặt theo tên của công ty mẹ - Lotte. Năm
1972 nhà hàng Lotteria đầu tiên được mở tại Nhật. Tháng
10/1979, nhà hàng Lotteria đầu tiên tại Hàn Quốc cũng được
khai trương và nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng
bởi nhờ vào sự trình làng thức ăn nhanh kiểu Hàn như bánh
kẹp Kimchi.
- Có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2004, sau 3 năm hoạt động đã có 37 cửa hàng
thức ăn nhanh mang thương hiệu Lotteria. Hiện nay, nhà hàng thức ăn nhanh Lotteria đã
có mặt tại 12 tỉnh/thành trên cả nước với 80 cửa hàng đang hoạt động.


- Một số món ăn đặc sắc tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này có thể kể tới là khoai
tây lắc với các vị phô mai, hành; phô mai que (cheese stick) béo ngậy, gà rán sốt đậu,
cơm bò,… Bên cạnh còn có những món kem và nước giải khát có hương vị lạ, độc đáo.
Tuy nhiên, sản phẩm được xem như thế mạnh lớn nhất của Lotteria vẫn là hamburger.
Hamburger là một món ăn đặc trưng của người Mông Cổ, nhưng sau khi chuyển sang

vùng Đông Âu như Hungary thì được đổi lại tên là Tartar Steak. Quá trình chuyển đổi đó
cứ thế tiếp diễn cho đến cuối thế kỷ thứ 19 thì được gọi với tên như hiện nay là
hamburger.
- Hamburger được nhiều khách hàng ưa thích nhất tại Lotteria thường là Burger Tôm
Phô Mai, Burger Tôm, Burger Kim Chi, Burger Lotteria,… Đặc biệt, với burger bulgogi,
bạn sẽ được thưởng thức loại sốt đặc trưng của Hàn Quốc có thể xem là loại sốt truyền
thống – sốt Bulgogi. Burger Bulgogi không chỉ thơm, béo mà còn lạ miệng, không ngấy
nhờ loại sốt truyền thống này.
* Món ăn đường phố của Việt Nam:
- Ở Việt Nam ngay cả thời điểm hiện tại cũng không
thể biết là có tổng cộng bao nhiêu xe bánh mì, nhưng
một điều rất rõ ràng rằng xe bánh mì hiện diện ở khắp
nơi từ đầu đường cho đến hẻm phố. Nếu bất kì một
khách du lịch nào đến Việt Nam cũng đều công nhận
rằng thức ăn Việt Nam thật đa dạng.
- Dạo quanh phố phường một chút thì luôn bắt gặp rất nhiều loại hình ăn uống như
hàng chè, quán bún, bánh canh, phở, bánh xèo, hột vịt lộn, bánh tráng, cá viên chiên, …
Những món ăn hết sức đa dạng và đặc biệt là rẻ tiền phù hợp với người dân. Với quá
nhiều “đối thủ cạnh tranh” như thế cộng với thói quen tiêu dùng của người Việt thường
xuyên đi ăn lề đường, hàng quán nhỏ thì rõ ràng là một điều McDonald's phải cân nhắc.
2.2. Những khó khăn khác:
- Chính sách của Việt Nam liên quan tới việc chuyển nhượng quyền thương mại còn
đang phức tạp và gây mệt mỏi cho đối tác Việt Nam có nhu cầu làm đơn vị nhận Nhượng
quyền của McDonald's.


- Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nên
đại đa số các gia đình đang thắt chặt dần chi tiêu, giảm dần các bữa ăn tại nhà hàng, quán
xá…
- Giá thành của McDonald còn đang cao, khó cạnh tranh được với các đối thủ khác

(đặc biệt là món ăn truyền thống của Việt Nam).
- Tỷ giá USD biến động, nhà nước thắt chặt đồng ngoại tệ khiến cho các kinh doanh
liên quốc gia gặp nhiều khó khăn.
3. Những thuận lợi của MC Donald's khi vào Việt Nam:
- Cũng phải thấy rằng, mặc dù có quá nhiều đối thủ cạnh tranh đã vào chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam trong thời gian qua nhưng thực ra đó cũng chỉ là mới vào. Nhờ có các
thương hiệu như KFC, Lotterial, BBQ… người dân Việt Nam mới biết đến một mô hình
chuỗi "fast food" mới, hiện đại. Có thể coi, những đối thủ cạnh tranh này đã giúp MC
Donald's dọn đường trước khi xâm nhập vào Việt Nam.
- Dù có giá thành đắt hơn so với các thương hiệu khác nhưng MC Donald's lại khẳng
định được chất lượng của thức ăn; điều này cũng là một yếu tố có lợi trong thời buổi
người dân Việt Nam ngày càng có xu thế bảo vệ sức khỏe của chính mình.
- Nguồn thực phẩm "khoai tây" của Việt Nam đã được cải thiện. Trước đây không đáp
ứng được yêu cầu của MC Donald's do của khoai tây của Việt Nam tròn, không tạo được
sợi khoai tây dài như ý muốn của hãng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều giống khoai tây mới,
đạt kích thước và tiêu chuẩn của hãng đã được đưa vào trồng đại trà tại Việt Nam. Nếu có
thể tận dụng được lợi thế này, giá thành của MC Donald's tại Việt Nam có thể sẽ giảm đi
phần nào.
- Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, nhiều nhà hàng ăn uống, cửa hàng
vỉa hè… không đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh đã dần bị thanh lọc nhường chỗ
cho các chuỗi cửa hàng ăn nhanh hiện đại, phù hợp.
- Giới trẻ và giới công chức hiện nay có cuộc sống quá tất bật, bận rộn. Một số người
không đủ thời gian dành cho việc nội trợ, trong khi không gian của những quán bún,
phở… không đủ đáp ứng được mong đợi của họ. Khi đó, chuỗi cửa hàng ăn nhanh như


McDonald's sẽ là lựa chọn tối ưu cho bữa tối xum vầy của gia đình hoặc nhóm bạn bè
của họ.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có trên 81.000 người nước ngoài đang làm
việc và sinh sống tại Việt nam, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn (Hà Nội khoảng

15.300 người, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50.000 người) và các tỉnh có nhiều dự án
nước ngoài. Trong đó, gần 25.000 người vào Việt Nam đầu tư, 1.600 người làm việc cho
các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế và gần 54.000 người vào Việt Nam
sinh sống và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, thể thao... Đây là lượng
khách hàng tiềm năng hàng đầu với số lượng không nhỏ có thu nhập cao và đã có thói
quen dùng hàng của McDonald's. (Nguồn: Cục quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ xây
dựng).
- Thu nhập của người Việt nam ở một số thành phố lớn được cải thiện và nâng cao
đáng kể, số người giàu tại Việt nam đang tăng nhanh đây là điều đáng mừng và là điều
kiện thuận lợi cho việc định hướng phát triển của McDonald's tại Việt nam trong thời
gian tới:
+ Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 2 năm 2012. Chiến lược
đặt ra yêu cầu tới năm 2030, người dân Thủ đô có thu nhập cao hơn mức trung bình của
cả nước, được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, môi trường sống tốt, môi trường làm
việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện, an toàn. Đặc biệt, tổng sản phẩm nội địa
(GDP) bình quân đầu người từ xấp xỉ 1.700 USD/người hiện nay lên khoảng 7.100 7.500 USD năm 2020 và năm 2030 đạt 16.000 - 17.000 USD.
+ Nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là 4.800 USD,
Hà Nội khoảng 3.300 USD, thì Bà Rịa -Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 USD.
+ Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu USD tại Việt Nam đang tăng
manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010 (Theo CIEM năm 2011).
Các số liệu, tài liệu chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy ở


Việt Nam số triệu phú Dolla lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100
nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản vượt 2 triệu USD, trong đó có 2
người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu USD.
- Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị, an ninh tốt, không có bạo loạn, khủng
bố. Chính sách đối với đầu tư nước ngoài ổn định hướng đến sự đối mới tạo sự thuận lợi,
bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam. Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô đang

dần phát huy tác dụng, công cuộc cải cách hành chính đang tiếp diễn, sự quyết tâm chống
tham nhũng được khẳng định mạnh mẽ... Tất cả các yếu tố này cho thấy Việt Nam vẫn là
môi trường đầu tư tốt, đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và
McDonald nói riêng.
- Tính cho đến nay, mô hình nhượng quyền thương mại đã được rất nhiều hãng áp
dụng khi có ý định xâm nhập vào Việt Nam. Các điều luật đang được nắn chỉnh dần và
làm rõ dần cho phù hợp trong quản lý của nhà nước cũng như thuận lợi cho các Nhà đầu
tư. Các Đại gia của Việt Nam cũng rất nhanh nhậy, và trong số đó chắc chắn có những
đại gia dám mạnh dạn đưa Mc Donald's vào Việt Nam.
4. Kế hoạch đầu tư của MC Donald's trong thời gian tới, đặc biệt là thị trường
Việt Nam:
- Đông Nam Á trở thành thị trường yêu thích của McDonald’s và đây là cuộc đua của
tất cả các chuỗi lớn khác trên thế giới như Burgerking, Wendy’s, Starbucks, Yum!,
Subway… Mở rộng càng nhanh càng tốt thị trường này trở thành chiến lược nghiêm túc
và quan trọng của ông vua nhượng quyền này.
- Tại đây, rất có thể McDonald’s sẽ sử dụng linh động cả 3 phương án mở rộng đang
áp dụng tại Trung Quốc như liên doanh, nhượng quyền thương mại (franchising) và cấp
phép kinh doanh (Licensing) để đẩy nhanh tốc độ mở rộng, dĩ nhiên là vẫn theo quy trình
chọn lực đối tác rất chặt chẽ của mình. Ông khổng lồ có kế hoạch mở mới 750 cửa hàng
tại thị trường Đông Nam Á trong vòng 2 năm tới.
- Tuy nhiên, một thử thách quan trọng khác của McDonald’s khi mở rộng ra thế giới
mà đặc biệt là châu Á là phải thay đổi chiến lược về giá. Giá bán của Big Mac – một sản


phẩm chính của chuỗi - được xem như một chỉ số của McDonald’s đo lường nền kinh tế
của một quốc gia. Theo bảng chỉ số này, giá của Big Mac tại Trung Quốc là thấp nhất sau
nhiều lần điều chỉnh giảm. Ở mỗi quốc gia, McDonald’s tập trung vào khách hàng mục
tiêu là người tiêu dùng cao cấp trong thời gian mới xâm nhập thị trường, và sau đó sẽ từ
từ chuyển mục tiêu sang đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khi hệ thống chuỗi
đủ lớn để giảm chi phí. Chiến lược giá cả tại Việt Nam chắc chắn sẽ không năm ngoài

chiến lược này.
- Nếu McDonald’s phát triển chiến lược nhượng quyền tại Việt Nam, thì một điều
chắc chắn đây chỉ là cơ hội cho rất ít người, những người có khả năng bỏ ra khoảng 800
ngàn đến 1,3 triệu USD để mở một cửa hàng thức ăn nhanh của nhãn hiệu này. Và đây
cũng là thách thức của chính McDonald’s để chinh phục chỉ tiêu 100 cửa hàng tại đây.
- Khoai tây chiên cũng chỉ là một trong những mục của danh sách thử thách mà
McDonald’s cũng như các đối tác nhượng quyền của họ phải vượt qua. Sự thành công
của KFC, Lotteria, Pizza Hut cũng tuyên bố tham gia thị trường của Starbucks cũng là
một thôi thúc hay một tín hiệu rõ ràng đến ông không lồ này về một thị trường rất tiềm
năng của hơn 80 triệu dân.
- Mặc dù chưa thông báo ngày tham gia thị trường chính thức, nhưng McDonald’s
cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn rất cao và rõ ràng trong việc lựa chọn đối tác của mình
trên website của phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam: Đối tác phải là những tập đoàn
có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, có lịch sử thành công, có khả năng phối hợp tốt với
công ty mẹ (Franchisor), có khả năng tham gia đầy đủ khóa đào tạo của McDonald’s
trong vòng 9 tháng, sẵn sàng dành 100% thời gian để phát triển McDonald’s, có kinh
nghiệm về bất động sản và đặc biệt phải có vốn lớn.
- McDonald’s là thương hiệu của mọi người nhưng cơ hội kinh doanh từ họ thì không
phải cho tất cả.
(www.nhuongquyenvietnam.com)
III/ KẾT LUẬN:
Tổng thu nhập của ngành thức ăn nhanh (fastfood) cả nước theo thống kế năm 2009
của Bộ Công Thương đạt khoảng 500 tỷ đồng. Đây là con số đã có sự tăng trưởng 35 –


40% so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như:
KFC, Lotteria, Jolibee, … Thời gian xuất hiện những thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên
tại Việt Nam là vào những năm 90, điều này cho thấy phải mất gần 15 năm ngành thức ăn
nhanh mới thật sự phát triển. Chính vì vậy, việc McDonald's bước vào thị trường Việt
Nam có lẽ là một cơ hội chín muồi. Tuy nhiên, Việt Nam đang chạm vào ngưỡng cửa của

suy thoái kinh tế, mà theo dự kiến phải mất khoảng 2 – 3 năm nữa mới có khả năng hồi
phục. Vì vậy, trong 2 – 3 năm tới đây là cơ hội để McDonald's tiếp tục nghiên cứu thị
trường một cách tổng thể và xây dựng đường hướng cho sự chiếm lĩnh thị trường tại Việt
Nam.



×