Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de cuong on tap mon dia li lop 4 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.08 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I LỚP 4 NĂM 2011
MÔN : ĐỊA LÍ
I . PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:Kể tên các dãy núi chính của ở Bắc Bộ và nêu đặc điểm của dãy
núi Hoàng Liên sơn.
Trả lời
+Các dãy núi chính ở Bắc Bộ:
Dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy sông Gâm
Dãy Ngân Sơn
Dãy Bắc Sơn
Dãy Đông Triều
+Đặc điểm của dãy Hoàng liên Sơn:
Chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30 km.
Là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng
hẹp và sâu.
Có đỉnh Phan – xi –păng có độ cao 3143m và là đỉnh núi cao nhất nước ta.
Câu 2: Những nơi cao nhất của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế
nào?
Trả lời
-Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm, nhất là
những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi.
-Trên các đỉnh núi, mây mù hầu như bao phủ quanh năm.
Câu 3 Vì sao Sa Pa đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng ở vùng
núi phía Bắc?
Trả lời
-Sa Pa đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc nhờ
có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp.
.Câu 4: Em hãy nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Họ
thường sống như thế nào? Phương tiên giao thông chính của họ là gì?
Trả lời :


-Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn như : Thái, Dao, Mông…
-Họ thường sống tập trung thành bản và các bản nằm cách nhau, có một số
dân tộc sống ở nhà sàn.
-Phương tiện giao thông chính của họ là đi bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình
là núi cao, hiểm trở chủ yếu là đường mòn.
Câu 5: Em hãy kể tên lễ hội, trang phục và chợ phiên của các dân tộc ở
Hoàng Liên Sơn.
Trả lời:
+ Lễ hội:


-Có những lễ hội như: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng…thường tổ
chức vào mùa xuân vớ các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn…
+ Trang phục:
-Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, may thêu, trang trí rất công phu và
thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Chợ phiên:
-Chợ phiên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường họp vào những ngày nhất
định.
- Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao
lưu văn hóa và gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên.
Câu 6: Em hãy mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở miền núi
thường làm nhà sàn để ở.
Trả lời:
-Nhà sàn được làm làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa..
-Trong nhà sàn bếp được đặt ở giữa nhà, không chỉ là nơi đun nấu mà còn để
sưởi ấm vào mùa đông.
-Người dân ở miền núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để tránh ẩm
thấp và thú dữ.
Câu 7:Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là

chính?
Trả lời
+Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề:
+ Nghề nông: trồng lúa, ngô ,chè, lanh, rau và cây ăn quả xứ lạnh như đào,
mận, lê, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Nghề thủ công: dệt, may, thêu, đan lát, rèn ,đúc…
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm…
+ Khai thác gỗ, mây, nứa và các lâm sản khác như măng, mộc nhỉ, nấm
hương quế…
+Nghề nông là chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
Câu 8: Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên
Sơn
Trả lời
+Nghề thủ công ( hàng thổ cẩm), may, thêu, đan lát (gùi, sọt…)rèn đúc ( rìu,
cuốc, xẻng…)
Câu 9:Vùng trung du có ở những tỉnh nào ở Bắc Bộ? Em hãy mô tả
vùng trung du Bắc Bộ.
Trả lời:
+Vùng trung du có ở các tỉnh Bắc Bộ là Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang.


+Là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp;
mang dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi.
Câu 10: Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp để trồng những loại cây gì?
Trả lời
Vùng trung du Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu thích hợp
để trồng cây ăn quả như: cam, chanh, dứa, vải… cây công nghiệp như chè,
sơn, trẩu, sở…Chè là cây trồng quan trọng nhất của vùng.
Câu 11: Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc

Bộ.
Trả lời
Việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ có tác dụng:
Phủ xanh đất trống, đồi trọc, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
Giữ đất, giữ nước ngầm, góp phần giảm bớt lũ lụt cho vùng đồng bằng sông
Hồng.
Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vật liệu cho đời sống nhân
dân.
Câu 12: Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Cao nguyên nào có độ
cao lớn nhất:
Trả lời:
Tây Nguyên có những cao nguyên là: Kom Tum, Đắk Lắk. Lâm Viên, Di
Linh
Cao nguyên có độ cao lớn nhất là cao nguyên Lâm Viên, cao 1500m.
Câu 13: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng
mùa?
Trả lời: Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Đặc điểm của từng mùa:
Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài, cả rừng núi bị phủ bởi một
bức màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô, vụn vở,
nhiều nơi sông suối bị khô cạn.
Câu 14:Kể tên một số dân tộc đã sống lâu năm ở Tây Nguyên?
Trả lời:
Những dân tộc sống lâu đời: Gia –rai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng…
Những dân tộc từ nơi khác đến xây dựng kinh tế : Kinh, Tày, Thái, Mông,
Nùng…
Câu 15: Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây
Nguyên
Trả lời:



Trang phục ngày thường : nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang
phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, gái trai thường thích
mang đồ trang sức bằng kim loại
Người Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu
hoạch như: lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, đâm trâu, ăn cơm mới.
Câu 16 : Em hãy kể những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây
Nguyên
Trả lời:
Những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên:
Cây trồng: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…
Vật nuôi: bò, trâu
Câu 17: Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công
nghiệp ở Tây Nguyên:
Trả lời:
Thuận lợi: Được phủ đất đỏ ba dan, đất thường có màu nâu, đỏ, tơi xốp, phì
nhiêu.
Khó nhăn: Mùa khô kéo dài nên thiếu nước tưới trầm trọng
Câu 18: Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi
trâu, bò?
Trả lời:
Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt trên các cao nguyên, thuận lợi để
phát triển chăn nuôi trâu, bò.
Câu 19: Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
Trả lời:
Một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên:Độ dốc lớn, dòng sông lắm thác
ghềnh, chế độ nước theo mùa, dễ gây lũ vào mùa mưa.
Ích lợi của sông ngòi ở Tây Nguyên: Dùng sức nước để sản xuất ra điện
( thủy điện), cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp thủy sản.

Câu 20: Vì sao phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
Trả lời: Rừng cho ta nhiều sản vật qúy nhất là gỗ. Ngoài ra còn có nhiều loại
cây làm thuốc quý và xứ sở của nhiều giống thú quý.
Do khai thác rừng bừa bãi, tập quán du canh, du cư, phá rừng lấy đất trồng
cây công nghiệp…làm cho diện tích rừng Tây Nguyên giảm sút, dẫn đến đất
đai bị xóa mòn, hạn hán và lũ lụt tăng, ảnh hưởng đến môi trường và sinh
hoạt của con người.
Câu 20: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Ở độ cao khoảng bao nhiêu
mét?
Trả lời: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên? Ở độ cao khoảng 1500m
Câu 21: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một
thành phố du lịch và nghỉ mát?


Trả lời: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi là có phong cảnh đẹp: có
những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, có các hồ, thác như hồ
Xuân Hương, thác Cam Li, thác Pơ- ren…Có không khí trong lành, quanh
năm mát mẻ. Có các khách sạn, sân gôn, nhiều biệt thự phục vụ cho du lịch.
Có các họat động du lịch lí thú như: du thuyền , cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi
thể thao…
Câu 22 : Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng như thế nào? Diện tích là bao
nhiêu? Do những sông nào bồi đắp nên?
Trả lời: ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường
bờ biển. -Diện tích khoảng 15.000 ki- lô-mét vuông. Do sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp nên.
Câu 23:Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB.
Trả lời: ĐBBB có đặc địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra
biển.
ĐBBB có nhiều sông rạch và nhiều kênh, mương do nhân dân đào để tưới
tiêu nước cho đồng ruộng. Vào mùa hạ nước các sông dâng cao thường gây

ngập lụt. Để ngăn chặn lũ lụt, người dân đắp đê đọc hai bên bờ sông.
Câu 24: Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào các thời gian nào? Để làm gì?
Trong lễ hội có những hoạt động nào? Những hoạt động nổi tiếng ở
ĐBBB.
Trả lời:Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho
một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
Trong lễ hội, người dân mặc các trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và
các hoạt động vui chơi, giải trí.
Những hoạt động nổi tiếng ở ĐBBB như: Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội
Gióng…
Câu 25: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của ĐBBB
Trả lời:
Cây trồng: lúa, gạo, ngô, khoai, cây ăn quả ( cam, chanh, nhãn, vải), rau các
loại.
Vật nuôi: Lợn, gà, vịt, trâu, bò
Câu 26: Vì sao ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Trả lời: Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi,
người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
Câu 27:Kể tên một số nghề thử công ở ĐBBB.
Trả lời: ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống khác nhau như:
làm đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm khảm trai, chạm bạc, dệt chiếu
cói…
Câu 28: Em hãy nêu đặc điểm vị trí của Hà Nội:


Trả lời: ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua.Giáp các tỉnh: Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông, Hà Tây, Vĩnh Phúc ở phía Tây,
Thái Nguyên ở phía Bắc.
Câu 29: Em hãy nêu dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị,
văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta?

Trả lời: Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước
ta biểu hiện ở: Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất
nước ( hội trường Ba Đình, Phủ Chủ Tịch, các Bộ…) Là nơi tập trung nhiều
viện nghiên cứu, trường đại học ; bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước. Có
nhiều nhà máy lớn làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Có nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước.
Câu 30:Hãy nêu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Hà Nội mà em
biết?
Trả lời: Di tích lịch sử: chùa Một Cột, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Cổ Loa, phố cổ
Hà Nội, khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh…
Danh lam thắng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch hồ Thiên Quang…
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Dân tộc ít người là dân tộc:
a. Sống ở miền núi
b. Có số dân ít
c. Sống ở nhà sàn
d. Có trang phục cầu kì, sặc sỡ
Câu 2:Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:
a. Nghề khai thác rừng
b. Nghề thủ công truyền thống
c. Nghề nông
d. Nghề khai thác khoáng sản
Câu 3: Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
a. Đỉnh núi
b. Sườn núi
c. Dưới thung lũng
Câu 4: Trung du Bắc Bộ là một vùng
a. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
b. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải

c. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
d. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải
Câu 5: Chè ở trung du Bắc Bộ được trồng để:
a. Xuất khẩu
b. Phục vụ nhu cầu trong nước


c. Phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Câu 6: Tây Nguyên là xứ sở của các :
a. Núi cao và khe sâu
b. Cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
c. Cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau
d. Đồi với đỉnh tròn sườn thoải
Câu 7: Khí hậu ở Tây Nguyên có:
a. Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
b. Hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng bức và mùa đông rét
c. Hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô
Câu 8:Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào:
a. Sau mỗi vụ thu hoạch
b. Dịp tiếp khách của cả buôn
c. Mùa xuân
d. Chỉ có ý 1 và ý 3 là đúng
Câu 9: Đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu thích hợp nhất cho việc:
a. Trồng lúa, hoa màu
b. Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cà phê, cao su, chè,…)
c. Trồng cây công nghiệp hằng năm ( mía, lạc, thuốc lá,…)
d. Trồng cây ăn quả
Câu 10: Con vật được nuôi nhiều hơn ở Tây Nguyên là:
a. Trâu
b. Bò

c. Voi
Câu 11: Ở Tây Nguyên voi được nuôi để:
a. Cày ruộng
b. Lấy thịt, lấy ngà
c. Chuyên chở người và hàng hóa
d. Cả 3 ý trên
Câu 12 :Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên gồm:
a. Trồng cây công nghiệp lâu năm
b. Chăn nuôi trên đồng cỏ
c. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 13: Những biên pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục
rừng?
a. Ngăn chặn nạn đốt phá rừng bừa bãi
b. Khai thác rừng hợp lí
c. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc
d. Tất cả các biên pháp trên
Câu 14: ĐBBB được bồi đắp bởi phù sa của:
a. Sông Hồng
b. Sông Thái Bình
c. Cả hai con sông trên


Câu 15: Đê ven sông ở ĐBBB chủ yếu có tác dụng:
a. Làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp
b. Là đường giao thông
c. Tránh ngập lụt cho đồng ruộng và nhà cửa
Câu 16: ĐBBB là nơi có dân cư:
a. Tập trung khá đông
b. Tập trung đông đúc
c. Đông đúc nhất nước ta

Câu 17: Lễ hội của người dân ở ĐBBB được tổ chức vào các mùa:
a. Mùa xuân và mùa hạ
b. Mùa hạ và mùa thu
c. Mùa xuân và mùa thu
d. Mùa đông và mùa hạ
Câu 18: Nguyên nhân làm cho ĐBBB trở thành vựa lúa lớn của cả nước ta là:
a. Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước
b. Đất phù sa màu mỡ
c. Nguồn nước dồi dào
d. Người dân nhiều kinh nghiệm trồng lúa
e. Tất cả các ý trên
Câu 19: ĐBBB là vựa lúa lớn thứ mấy ở nước ta:
a. Thứ nhất
b. Thứ hai
c. Thứ ba
Câu 20: Đặc điểm chợ phiên ở ĐBBB là:
a. Chợ phiên là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập
b. Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau
c. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 21: Hà Nội có vị trí ở:
a. Hai bên sông Hồng có sông Đuống chảy qua
b. Phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam của Thái Nguyên
c. Trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua



×