Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Văn chính luận nguyễn ái quốc – hồ chí minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.88 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN BÌNH TUYÊN

VĂN CHÍNH LUẬN
NGUYỄN ÁI QUỐC -HỒ CHÍ MINH
TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ HỌC

Huế, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trương Thị Nhàn
2. TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn

Phản biện 1: GS.TS. Lê Quang Thiêm
- Viện Ngôn ngữ học Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tình


- Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại
học Huế họp tại Thành phố Huế.
vào hồi ………giờ……. ngày… tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc Gia


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ
mới theo hệ hình chức năng luận: nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp,
trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của
các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức. Bên cạnh đó, chúng
tôi nhận thấy văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh nói riêng có những yếu tố phù hợp với hướng nghiên cứu
của phân tích diễn ngôn (tính mục đích trong lựa chọn và sử dụng ngôn
ngữ, mối quan hệ giữa ngữ cảnh với ngôn ngữ, sự tác động của ngôn ngữ
đối với người tiếp nhận…) nhưng chưa được tiếp cận. Với những lý do
trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu Văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn.
2. Mục đích nghiên cứu
– Làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về
phương diện ngữ vực.
– Góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có

mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ.
– Góp phần vào việc phân tích những tác phẩm văn chính luận nói chung
và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
– Nghiên cứu lý thuyết:
+ Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn
nhằm xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung
trọng tâm mà luận án hướng tới;
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở
cho việc nghiên cứu.
– Khảo sát, thu thấp ngữ liệu.
– Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác
định, luận án tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống
trên các phương diện đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức.
– Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, đặc trưng
về Không khí và đặc trưng về Cách thức.


2
– Luận án sử dụng 13 tác phẩm tiêu biểu được in trong Hồ Chí Minh
tuyển tập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) làm ngữ liệu để khảo
sát vì đây là những ngữ liệu có tính chính danh và phổ biến nhất hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu
5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu
5.2.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn: Tập trung sử dụng khung lý

thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các đặc
điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nhằm
làm rõ các phương diện: đặc trưng về Trường, đặc trưng về Không khí và
đặc trưng về Cách thức.
5.2.2. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như thủ
pháp miêu tả định lượng, thủ pháp miêu tả định tính.
6. Ý nghĩa/đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án góp phần khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân
tích diễn ngôn: không chỉ quan tâm đến hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà
còn quan tâm đến các chức năng của ngôn ngữ; xem xét đối tượng nghiên
cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương
tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ; qua đó chứng minh ngôn ngữ như
một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với xã hội.
6.2. Về thực tiễn
– Việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ xét theo quan điểm của
Halliday về các chức năng ngôn ngữ cũng như đặt ngôn ngữ trong mối
quan hệ với các yếu tố của tình huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp làm sáng
tỏ đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên các
phương diện: đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua đó góp
phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu cũng như những đặc điểm
ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
– Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả tiếp nhận văn bản chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong
chương trình Ngữ văn phổ thông.
– Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
dạy và học văn bản chính luận nói chung và sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn
phổ thông.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn
1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn


3
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Những tác giả đầu tiên đề cập đến Phân tích diễn ngôn là Harris (1952),
Mitchell (1957), Sinclair và Couthard (1975, 1977). Năm 1975, trong
công trình Logic and conversation (Lôgích và hội thoại), Grice đã phác
thảo lý thuyết về hàm ngôn (theory of implicature). Đến năm 1983,
Brown và Yule trong Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn) đã nghiên
cứu phân tích diễn ngôn một cách cụ thể cả về khái niệm, phương pháp
và những cơ sở lý thuyết của việc phân tích diễn ngôn. Bên cạnh đó còn
có các nhà ngôn ngữ khác có những nghiên cứu chuyên sâu về Phân tích
diễn ngôn như Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan (1997),…
b. Ở Việt Nam
Thời kỳ đầu, khi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ vượt khỏi câu để
hướng đến đối tượng văn bản, tiêu biểu có các tác giả như Trần Ngọc
Thêm (1985), Diệp Quang Ban (1998, 2002),… đã bước đầu nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu tạo của văn
bản. Ở giai đoạn tiếp theo, các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp (2000),
Đỗ Hữu Châu (2001) đã đề cập đến các vấn đề ngữ dụng học. Đặc biệt, với
sự xuất hiện của những công trình của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa
(Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp – 2003,
Phân tích diễn ngôn phê phán, lý luận và phương pháp – 2006) và
Diệp Quang Ban (Giao tiếp, diễn ngôn và văn bản – 2012), phân tích diễn

ngôn mới thực sự được giới thiệu một cách cụ thể và có hệ thống.
– Ngoài những tác giả đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần nhắc đến một
số tác giả khác như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1996, 1998),
Hoàng Phê (2003),... Những tác giả này, trong những công trình của
mình, cũng đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến diễn ngôn và phân
tích diễn ngôn ở những góc độ khác nhau.
1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu
các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt. Ở Việt Nam có nhiều công trình ứng
dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu cụ thể với hai xu
hướng: sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội và
sử dụng cứ liệu là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn chính luận NAQ – HCM
a. Trên thế giới
Những công trình cơ bản mang tính khái quát, tập trung nghiên cứu
về hình tượng của tác giả cũng như tư tưởng, nội dung và nghệ thuật nói
chung, chưa có những bài viết thực sự chuyên sâu về vấn đề ngôn ngữ.
Tiêu biểu là các tác giả: N. I. Niculin (Nga), U. Bớcset (Úc), Apđen
Malếch Khalin (Cộng hòa Ả Rập thống nhất), Saclơ Phuôc-ni-ô (Pháp),…
b. Ở Việt Nam
b1. Những nghiên cứu chung về ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc, các công


4
trình nghiên cứu thường tập trung vào những đặc điểm của những đơn vị
riêng lẻ như từ, ngữ cố định, câu và các kiểu câu; chưa quan tâm đến các
phạm trù thuộc về bản chất của hoạt động ngôn ngữ như tính mạch lạc và
các mối quan hệ giữa ngôn ngữ, cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ, sự
tác động của các yếu tố từ ngữ cảnh tình huống. Vì vậy, giá trị khai thác
tập trung vào nghĩa biểu hiện và đánh giá về phong cách tác gia.

b2. Những nghiên cứu về chiến lược giao tiếp ngôn ngữ văn chính
luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: có góc nhìn khái quát về chiến
lược trong cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nhằm phù hợp với từng
đối tượng tiếp nhận, từng ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, những công trình
này chỉ mang tính định hướng, khái quát và tách rời từng đơn vị ngôn
ngữ, do đó chưa nghiên cứu đối tượng một cách hệ thống, chưa thấy được
các chức năng cơ bản của ngôn ngữ trong quá trình hành chức.
Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng được nghiên
cứu sinh, học viên cao học tham gia tìm hiểu, nghiên cứu với các phương
diện như nhịp điệu, từ Hán Việt, nghệ thuật lập luận và phong cách, đặc
điểm ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
1.2. Một số vấn đề lý luận chung
1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm diễn ngôn
Theo chúng tôi, khái niệm của Widdowson (1984) là khái niệm cụ thể
và toàn diện hơn cả khi tác giả đồng nghĩa hóa diễn ngôn với cách dùng
chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn vị giao
tiếp lớn hơn: Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình
huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được chuyển
tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là văn bản.
b. Khái niệm phân tích diễn ngôn
Chúng tôi tán đồng khái niệm của Brown và Yule khi các tác giả đã
nêu bật được đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn là ngôn ngữ
hành chức, nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình thức
ngôn ngữ trong quá trình hành chức: Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự
phân tích ngôn ngữ hành chức. Như vậy, không thể giới hạn phân tích diễn
ngôn với việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ mà không quan tâm đến
mục đích hay chức năng mà các hình thức này tạo ra để đảm nhận trong thế
giới hoạt động của con người.

1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống
Theo Halliday, phân tích ngữ pháp là một quan điểm 3 bình diện,
phân tích nghĩa theo 3 cấp độ. Đối với Halliday, ngữ pháp được xem là


5
hệ thống, chứ không phải là các quy tắc. Halliday đã đồng hóa nghĩa với
chức năng và ông sử dụng cú như là một đơn vị cơ sở để giải thích chức
năng ngôn ngữ. Ông khẳng định, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp, và
phải thực hiện ba siêu chức năng: kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản.
Về bản chất, SFG là ngữ pháp hệ hình, nhìn nhận ngôn ngữ như là một
nguồn lực tạo nghĩa, do đó việc sử dụng ngôn ngữ là sự lựa chọn các
nguồn lực. Bên cạnh đó, SFG là lý thuyết hướng đến các chức năng ngôn
ngữ trong hoạt động giao tiếp chứ không phải hướng đến chức năng tổ
chức hệ thống tín hiệu. Vì vậy, những vấn đề như nội dung biểu hiện bên
trong diễn ngôn – thông qua kinh nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ;
mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập và người giải mã; cách thức tổ
chức thông điệp, liên kết diễn ngôn là những vấn đề trọng tâm của SFG và
cũng là những vấn đề luận án chúng tôi muốn hướng tới.
1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực
Chúng tôi tán đồng với quan niệm của Halliday (1989) về ngữ vực khi
tác giả cho rằng: Ngữ vực là một kiểu biến thể ngôn ngữ trong sử dụng,
gắn liền với một tình huống giao tiếp nhất định, một cấu hình nghĩa và đề
cập đến một nội dung hoặc một lĩnh vực nhất định. Như vậy, theo
Halliday, ngữ vực là một cấu hình nghĩa có tính chất tiềm năng của văn
bản, gắn liền với đặc điểm tình huống, được đặc trưng bởi Trường (field),
Không khí (tenor) và Cách thức (mode). Ba đặc trưng này ứng với ba
siêu chức năng ngôn ngữ: kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản.
Bên cạnh những nội dung trên, trong luận án, chúng tôi cũng trình bày
một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn như: tính chất quan yếu

của diễn ngôn; quy chiếu và bản chất của quy chiếu trong phân tích diễn
ngôn; cấu trúc diễn ngôn và chức năng xã hội của diễn ngôn; mạch lạc
trong diễn ngôn. Các khái niệm và những đặc tính riêng của lý thuyết
phân tích diễn ngôn sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi xem xét, phân tích
những đặc điểm của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,
qua đó thấy được mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và các tình
huống giao tiếp, thấy được các chức năng của ngôn ngữ trong quá trình
hoạt động của nó.
1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận NAQ – HCM
Luận án nhấn mạnh đến những đặc trưng của văn chính luận cũng
như một số đặc điểm nổi trội của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh, đặc biệt là vấn đề ngữ cảnh; qua đó thấy được văn chính
luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng
là những cứ liệu phù hợp với khung lý thuyết đã xác định.


6
CHƢƠNG 2

ĐẶC TRƢNG VỀ TRƢỜNG
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Trường diễn ngôn là một trong ba yếu tố thuộc ngữ cảnh tình huống
thể hiện chức năng kinh nghiệm, đặc biệt là ở khía cạnh kinh nghiệm
được giải thích bởi hệ thống chuyển tác. Chuyển tác được miêu tả như
nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm dưới dạng hình thể của các quá
trình, các tham tố tham gia vào quá trình và các chu cảnh liên quan đến
quá trình trong cú, qua đó nghĩa kinh nghiệm được giải thích. Những
hình thể này được khẳng định bằng hai hệ thống: các kiểu quá trình và
chu cảnh hóa. Đây cũng chính là hai nội dung chính chúng tôi sẽ tìm hiểu
trong chương này nhằm làm nổi rõ những đặc trưng về Trường trong văn

chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
2.1. Đặc trƣng về Trƣờng trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các quá trình chuyển tác
Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Trƣớc năm 1945
Sau năm 1945
TT Kiểu quá trình
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Quá trình vật chất
826
59,3
293
58,8
2 Quá trình tinh thần
98
7,0
39
7,8
3 Quá trình hành vi
51
3,7
4
0,8
4 Quá trình phát ngôn
134
9,6
12
2,5
5 Quá trình quan hệ

237
17,0
146
29,3
6 Quá trình tồn tại
48
3,4
4
0,8
Tổng
1.394
100
498
100
2.1.1. Quá trình vật chất
a. Quá trình vật chất trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945
Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trƣớc năm 1945
Quá trình vật chất
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Hành thể
Kẻ thù
641
77,6
Người dân bản xứ
155
18,8
Chủ thể diễn ngôn
30
3,6

Tổng
826
100
Tác giả tập trung phản ánh các quá trình vật chất do đối tượng kẻ thù
làm Hành thể tác động đến Đích thể là người dân bản xứ (641 trường hợp,
chiếm 77,6%). Trọng tâm của các quá trình này là hệ thống các động từ
chỉ hoạt động vật lý với nhiều phạm trù nghĩa khác nhau như: đàn áp


7
(Ví dụ: đánh: 28 lượt, bắt: 22 lượt, giết: 22 lượt, bắn: 9 lượt,...); nô dịch
về văn hóa, chính trị; và bóc lột, áp bức về kinh tế (Ví dụ, cướp: 16 lượt,
vơ vét: 3 lượt,...) qua đó nêu bật giá trị tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực
dân. Ngược lại, quá trình Hành thể là người dân bản xứ chiếm tỷ lệ thấp
hơn tập, trung chủ yếu vào quá trình không có tác động Đích thể, phản ánh
những hoạt động buộc phải thực hiện dưới sự áp bức của kẻ thù về mọi
mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội (Ví dụ, chết: 24 lượt, lẩn trốn/trốn đi
lính: 8 lượt, đóng/nộp thuế: 5 lượt, đi phu/đi tạp dịch: 5 lượt,...).
b. Quá trình vật chất trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945
Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945
Quá trình vật chất
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Hành thể
Kẻ thù
88
30
Nhân dân Việt Nam
197
67,2

Chủ thể diễn ngôn
8
2,8
Tổng
293
100
Nếu như trong diễn ngôn trước năm 1945, Hành thể trong các quá
trình vật chất chủ yếu là đối tượng thực dân thì sau 1945 Hành thể lại
tập trung vào đối tượng là nhân dân Việt Nam với 197 quá trình, chiếm
67,2 %, phù hợp với thể loại, kêu gọi, hiệu triệu. Sự chuyển đổi này đã
phản ánh cụ thể những hoạt động, sự kiện như lao động và chiến đấu một
cách chủ động, hăng say của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (Ví dụ: đoàn kết,
chiến đấu, tiến công, đánh,…).
2.1.2. Quá trình tinh thần
a. Quá trình tinh thần trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945
Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trƣớc năm 1945
Quá trình tinh thần
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Cảm thể
Kẻ thù
45
45,9
Người dân bản xứ
24
24,5
Chủ thể diễn ngôn
29
29,6

Tổng
98
100
Trong giai đoạn này, tác giả tiếp tục tập trung xây dựng quá trình tinh
thần do đối tượng kẻ thù làm Cảm thể nhằm phản ánh tâm lý đối tượng
này với nhiều trường nghĩa: hung hãn, tàn bạo (Ví dụ: nổi cơn thịnh nộ,


8
khùng lên,…); dối trá, lừa bịp, mị dân (Ví dụ: khao khát, căm tức,…);
đớn hèn, ngu xuẩn (Ví dụ: hoảng sợ, lo sợ,…). Việc sử dụng quá trình
tinh thần ít so với quá trình vật chất (45 so với 641 trường hợp) cũng cho
thấy việc đối tượng kẻ thù không có sự đắn đo, dằn vặt trước những tội ác
mà chúng đã gây ra đối với người dân bản xứ, qua đó giá trị tố cáo được
đẩy lên cao độ. Ngược lại, tâm lý của người dân bản xứ cùng chung một
trạng thái duy nhất là bị động, mất tự chủ trước sự áp bức, đàn áp của chế
độ thực dân (Ví dụ: khiếp sợ, lo sợ,…).
b. Quá trình tinh thần trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945
Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945
Quá trình tinh thần
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Cảm thể
Kẻ thù
4
10,3
Nhân dân Việt Nam
35
89,7

Chủ thể diễn ngôn
Tổng
39
100
Qua bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy, hoàn cảnh lịch sử thay đổi dẫn
đến những thay đổi trong diễn ngôn văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh: Sau 1945, quá trình tinh thần mà Cảm thể là nhân dân
Việt Nam chiếm đa số (35 trường hợp. chiếm 89,7%) với những động từ
tâm lý mang tính chất “tích cực” với trường nghĩa khác nhau: quyết tâm,
đoàn kết; hy vọng, tin tưởng,... vào những thắng lợi to lớn của dân tộc
trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Ngược lại, qua quá trình tinh thần,
kẻ thù thể hiện sự hoang mang, khiếp sợ trước sức mạnh của Việt Nam
và sự thất bại tất yếu của chúng.
2.1.3. Quá trình phát ngôn
a. Quá trình phát ngôn trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945
Bảng 2.10. Thống kê quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945
Quá trình phát ngôn
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Phát ngôn thể
Kẻ thù
73
54,5
Người dân bản xứ
20
14,9
Chủ thể diễn ngôn
41
30,6
Tổng

134
100
Bảng kết quả số liệu 2.10 cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về các
quá trình phát ngôn giữa các Phát ngôn thể khác nhau. Nếu như Phát
ngôn thể thực hiện quá trình phát ngôn là đối tượng kẻ thù chiếm tỷ lệ
cao nhất (73 trường hợp với tỷ lệ 54,5%) tập trung vào các động từ chỉ


9
hoạt động nói năng thuộc nhóm điều khiển, trình bày, cam kết và tuyên
bố (Ví dụ: ra lệnh, yêu cầu, khoe, hứa hẹn, cam kết, tuyên bố,…) biểu hiện
trường nghĩa quyền lực; gian dối, mị dân thì con số các quá trình phát
ngôn của người dân bản xứ chỉ là 20 trường hợp (chiếm 14,9%) chủ yếu
là các động từ chỉ hoạt động nói năng thuộc nhóm điều khiển (Ví dụ:
van xin, van nài, kêu van,…), qua đó phản ánh hiện thực xã hội bất
công: người dân bản xứ “thấp cổ bé họng” khó có thể nói lên tiếng nói
đòi dân chủ, nhân quyền trong khi chế độ thực dân thể hiện sự tàn bạo,
độc đoán của chúng cho dù chỉ ở khía cạnh phát ngôn.
b. Quá trình phát ngôn trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945
Bảng 2.12. Thống kê quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945
Quá trình phát ngôn
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Phát ngôn thể
Kẻ thù
2
16,7
Nhân dân Việt Nam
10
83,3

Chủ thể diễn ngôn
Tổng
12
100
Sau năm 1945, trong kiểu quá trình phát ngôn, tác giả tập trung vào
những phát ngôn có tính quyền lực, công vụ (Ví dụ: tuyên bố, cảm ơn,
chào mừng,...) do Phát ngôn thể là tác giả diễn ngôn – Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đại diện cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Dù không nhiều nhưng
những quá trình phát ngôn này cũng góp phần vào phản ánh bức tranh
lịch sử của dân tộc trong thời kỳ mới: thời kỳ độc lập, chủ quyền.
2.1.4. Quá trình quan hệ
Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Giai đoạn
Trƣớc 1945
Sau 1945
Kiểu quá trình
Số lượng
Tỷ lệ % Số lượng
Tỷ lệ %
Quan hệ sâu
183
77,2
98
67,1
Quan hệ chu cảnh
23
9,7
9
4,1

Quan hệ sở hữu
31
13,1
42
28,8
Tổng
237
100
146
100
a. Quá trình quan hệ trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945
Chủ yếu là quá trình quan hệ đồng nhất với sự có mặt của Bị đồng
nhất thể và Đồng nhất thể. Hình thức này không chỉ làm rõ bản chất Bị
đồng nhất thể mà còn tạo nên sự so sánh giữa hai thực thể: Với Bị đồng
nhất thể là bọn thực dân hoặc tay sai thì thuộc tính thể hiện rõ bản chất,
tâm địa độc ác, tàn bạo cũng như lừa đảo, mị dân; với Bị đồng nhất thể là


10
người dân các nước thuộc địa thì quá trình quan hệ lại thể hiện số phận
tủi cực, bị chà đạp, bóc lột,... đến cùng cực.
b. Quá trình quan hệ trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945
Tác giả tập trung xây dựng quá trình quan hệ sâu và quá trình quan hệ
sở hữu, đặc biệt là quá trình quan hệ sở hữu với Sở hữu thể là dân tộc
Việt Nam như là một sự khẳng định rõ ràng, đanh thép chủ quyền dân tộc,
vừa nhắc nhở, cảnh báo và khẳng định sức mạnh của dân tộc trước kẻ thù
vừa tạo nên sức mạnh niềm tin nhằm động viên tinh thần đoàn kết toàn dân
trong công cuộc xây dựng và giải phóng dân tộc. Chẳng hạn: Chúng ta có
chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết của toàn dân từ Bắc đến Nam, có
truyền thống đấu tranh bất khuất…

2.2. Đặc trƣng về Trƣờng trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua chu cảnh chuyển tác
(1) Chu cảnh không gian, trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
trước 1945, xuất hiện nhiều loại chu cảnh không gian khác nhau: không
gian chỉ những địa danh cụ thể tương ứng với chủ đề (tiểu chủ đề) cũng
như hoàn cảnh sáng tác của tác giả diễn ngôn là ở Pháp và các nước
thuộc địa; không gian gọi tên theo chức năng là kiểu không gian tù đày,
nô dịch, chiến tranh, phản ánh đúng bối cảnh hiện thực đang diễn ra ở các
nước thuộc địa mà diễn ngôn hướng tới; không gian mang tính phiếm chỉ
vừa là cách sử dụng đại từ thay thế nhưng cũng nhằm tạo nên thế đối lập
giữa không gian thuộc địa và chính quốc, có giá trị nâng tính khái quát
của hiện thực được phản ánh.
(2) Chu cảnh thời gian, trước 1945, bên cạnh những chu cảnh thời
gian xác định còn có chu cảnh thời gian theo hành động, sự kiện như:
ngay khi, sau khi,... hay Chu cảnh thời gian không xác định như: một
hôm, một hôm khác, cứ mỗi khi,.. nhằm tăng tính khái quát, tính lặp lại
của sự tình. Sau năm 1945, do mục đích tái hiện những sự kiện lịch sử
trọng đại của dân tộc, Chu cảnh không gian trong các văn bản chính luận
của Hồ Chí Minh thường mang tính xác định.
(3) Chu cảnh cách thức cũng được chú ý sử dụng trong diễn ngôn
chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cả trước và sau 1945,
nhất là sau 1945, đặc biệt là loại Chu cảnh cách thức chất lượng với
những từ ngữ mang hàm nghĩa đánh giá ở thang độ cao.
(4) Chu cảnh nguyên nhân: Chu cảnh nguyên nhân nhượng bộ thể
hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý, bất công trong xã hội chế độ
thực dân trước năm 1945; trong khi đó Chu cảnh nguyên nhân lý do và
Chu cảnh nguyên nhân mục đích lại chỉ rõ bản chất bịp bợm, tàn bạo của
kẻ thù (trước năm 1945) hoặc khẳng định lý tưởng chiến đấu vì chính
nghĩa, vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam (sau năm 1945).



11
(5) Bên cạnh đó, các kiểu Chu cảnh còn lại như Chu cảnh vấn đề,
Chu cảnh quan điểm hay Chu cảnh vai diễn cũng có những vai trò cụ
thể trong việc tạo nên “hậu cảnh” hay “tình huống” nhằm giải thích rõ
quá trình, sự kiện hay sự tình đang được hướng tới.
CHƢƠNG 3

ĐẶC TRƢNG VỀ KHÔNG KHÍ
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC–HỒ CHÍ MINH
Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu những đặc trưng về Không khí
trong diễn ngôn văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể
hiện qua chức năng liên nhân và được cụ thể hóa qua hệ thống Thức
trong các kiểu cú phân theo mục đích nói năng (bao gồm cú nhận định;
cú nghi vấn; cú cầu khiến, cú cảm thán) và hệ thống Tình thái qua các
yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ
xưng hô, từ Hán Việt và hệ thống tính từ đánh giá.
3.1. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng
Bảng 3.1. Thống kê các loại cú
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Trƣớc năm 1945
Sau năm 1945
TT
Các loại cú
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Cú nhận định
2.031
91,4

281
87,3
2
Cú nghi vấn
127
5,7
3
0,9
3
Cú cầu khiến
31
1,4
23
7,1
4
Cú cảm thán
34
1,5
15
4,7
Tổng
2.223
100
322
100
3.1.1. Cú nhận định
Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở cả hai giai
đoạn khác nhau, tỷ lệ cú nhận định đều chiếm đa số (lần lượt là 91,4% và
87,3%). Kết quả này cho thấy, bên cạnh việc thể hiện những nhận định,
những thông tin của tác giả về thế giới hiện thực còn phản ánh tính mục

đích trong việc lựa chọn các kiểu cú để xây dựng nội dung chủ đề trong
từng giai đoạn khác nhau: Trước năm 1945, là những nhận định sâu sắc về
sự thật của cái gọi là “công cuộc khai hóa” của chủ nghĩa thực dân tại các
nước thuộc địa, qua đó cũng làm nổi rõ về cuộc sống và số phận người dân
bản xứ; sau 1945, các cú nhận định cung cấp những thông tin về công
cuộc xây dựng, đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới,
đồng thời, cũng thể hiện những nhận định cũng như sự khẳng định vào
sức mạnh, niềm tin và chiến thắng của dân tộc.


12
3.1.2. Cú nghi vấn
Trước năm 1945, người hỏi là tác giả hoặc chuyển vai hỏi cho người
dân bản xứ và Tiếp ngôn thể là đối tượng kẻ thù bằng sắc thái mỉa mai,
châm biếm với mục đích khẳng định thông tin và hướng đến vạch trần
tâm địa và tội ác của Tiếp ngôn thể; ngược lại, với Tiếp ngôn thể là người
dân thuộc địa và người dân Pháp chân chính thì tác giả lại có một thái độ
gần gũi, thân tình, kéo họ về phía quan điểm của mình, cùng đồng tình
với mình. Sau cách mạng, người hỏi chính là tác giả với tư cách là Chủ
tịch nước, đại diện cho tiếng nói dân tộc Việt Nam đã chất vấn, vạch trần
tội ác của kẻ thù và tác động mạnh vào tâm lý của các tầng lớp nhân dân
khi đứng trước quyền lợi cá nhân và quyền lợi dân tộc, trước vận mệnh
một mất một còn của đất nước,... qua đó có tác dụng rất lớn trong việc
phục vụ cho mục đích xây dựng chủ đề của diễn ngôn giai đoạn này.
3.1.3. Cú cầu khiến
Trước 1945, cú cầu khiến xuất hiện chủ yếu với phụ từ hãy và chủ ngữ
là ngôi một (chủ thể diễn ngôn) hoặc ngôi hai (đối tượng thực dân) hoặc
khuyết chủ ngữ. Với việc sử dụng ngữ điệu mang sắc thái tương đối trung
tính, cú cầu khiến ở đây như một hình thức dẫn dắt sự kiện nhằm phản ánh,
tố cáo khách quan. Khi chuyển đối tượng giao tiếp với người dân thuộc địa,

tác giả bộc lộ tình cảm, thái độ rõ nét hơn, với mục đích kêu gọi đoàn kết,
thống nhất hành động để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng cho
người dân khỏi áp bức. Sau 1945, chủ thể diễn ngôn là lãnh đạo tối cao
của Cách mạng Việt Nam nên cú cầu khiến vừa hướng tới kẻ thù vừa
hướng tới nhân dân Việt Nam cũng như người dân yêu chuộng hòa bình
thế giới. Chủ ngữ ngôi một thường là dân tộc, chúng tôi, chúng ta,... Sắc
thái liên nhân tập trung vào mục đích động viên, hiệu triệu. Trong khi đó,
những cú cầu khiến ngôi ba là kẻ thù lại mang sắc thái mệnh lệnh đanh
thép, thể hiện quyết tâm đánh đuổi hết quân xâm lược của toàn thể dân
tộc cũng như bộc lộ quan điểm độc lập, chủ quyền rõ ràng của tác giả.
3.1.4. Cú cảm thán
Trước 1945, tác giả lựa chọn và sử dụng các cú cảm thán không chỉ
bộc lộ những trạng thái, cảm xúc và thái độ, tình cảm của mình trước đối
tượng phản ánh mà đây cũng là một phương thức hữu hiệu để tác giả tạo
mối quan hệ liên nhân với người tiếp nhận, qua đó tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ của họ đối với những vấn đề mình nêu ra. Sau 1945, để kêu gọi
toàn dân tộc tham gia công cuộc xây dựng, chiến đấu thống nhất nước nhà,
cú cảm thán tập trung bày tỏ thái độ dứt khoát, tinh thần đấu tranh bất
khuất của nhân dân Việt Nam trước âm ưu thâm độc của kẻ thù, cũng như
tình cảm nồng ấm của tác giả dành cho đồng bào, chiến sĩ cả nước. (Ví dụ:
Hỡi đồng bào thân mến! Hỡi chiến sĩ cả nước!)


13
3.2. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái
3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức (epistemic modality)
3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu (factive)
Trước năm 1945, các cú nhận định có những phụ ngữ xác suất: chắc
rằng, chắc chắn là (16 lượt), tất nhiên (7 lượt),... viết về đối tượng kẻ thù

không chỉ nhấn mạnh đến các nhận định mà còn bộc lộ sắc thái mỉa mai,
tố cáo, qua đó khẳng định tâm địa cũng như tội ác của thực dân Pháp.
Ngược lại, khi viết về đối tượng là người dân bản xứ, thông qua các phụ
ngữ xác suất này, tác giả lại thể hiện một cách sâu sắc những nhận định
của mình, đặc biệt là niềm tin vào chính nghĩa, vào những người dân
lương thiện Pháp cũng như các nước văn minh trên thế giới sẽ đứng về
phía lẽ phải, đứng về phía người dân bản xứ trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Sau cách mạng, những yếu tố tình thái như nhất định
(21 lượt), chắc (chắn) (8 lượt), sự thật là (3 lượt) có tác dụng khẳng định
hiện thực đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết của nhân dân Việt Nam; thể
hiện rõ niềm tin, niềm vui, niềm hạnh phúc, tính chủ động, tính quyền lực
của người nói, cũng như khẳng định chiến thắng tất yếu của dân tộc và sự
thất bại tất yếu của kẻ thù.
3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu (non-factive)
Trước 1945, các phụ ngữ xác suất như: có thể (53 lượt), có lẽ (6 lượt),
hình như (6 lượt), nghe đâu (2 lượt),... không phải để đối lập với chắc,
chắc chắn ở yếu tố tình thái thực hữu về mức độ tin cậy mà để tác giả thể
hiện thái độ phê phán, tố cáo kẻ thù vô cùng thâm thúy, nhẹ nhàng và sâu
cay. Hàm ẩn trong những yếu tố tình thái này chính là lời khẳng định về
hiện thực tàn bạo đã và đang xảy ra hàng ngày trên khắp các nước thuộc
địa Pháp. Sau 1945, để hướng vào việc ngợi ca và kêu gọi hiệu triệu toàn
dân tộc đoàn kết chiến đấu, tác giả cần sử dụng những yếu tố tình thái thực
hữu hơn là tình thái không thực hữu. Vì vậy, trong những diễn ngôn khảo
sát, chúng tôi chỉ nhận thấy có một yếu tố tình thái không thực hữu duy
nhất được sử dụng: có thể với 13 lượt chủ yếu tập trung nói đến những
nguy cơ mà bọn thực dân, đế quốc sẽ gây ra cho dân tộc Việt Nam trong
tương lai, không chỉ nhằm mục đích tố cáo âm mưu kẻ thù, phủ định cuộc
chiến tranh xâm lược phi nghĩa của chúng mà đặc biệt từ đó muốn khẳng
định sức mạnh của cách mạng và nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.
3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu (counter-factive)

Trước 1945, các yếu tố tình thái phản thực hữu như các phó từ phủ
định như không/ không hề (66 lượt), chẳng (18 lượt), đâu (6 lượt),... được
sử dụng để đưa ra những bằng chứng, những sự kiện thuyết phục phản


14
ánh những mặt bất công, những tội ác hay những trò lừa bịp của chủ
nghĩa thực dân. Việc sử dụng những tiểu từ để hỏi như ư, à, nhé, nhỉ,...
không chỉ khẳng định thêm thông tin mà còn có tác dụng xác nhận sự
đồng tình của người tiếp nhận, qua đó tạo lập mối quan hệ liên nhân giữa
các đối tượng giao tiếp. Sau cách mạng, tác giả chỉ sử dụng phó từ phủ
định không (43 lượt) để hướng về mục đích “tổng kết” tội ác thực dân
Pháp trước năm 1945 và đặc biệt nhằm khẳng định tinh thần đấu tranh
bất khuất của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.
3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa (deontic modality)
Đối với người tiếp nhận là nhân dân Việt Nam, tác giả sử dụng chủ
yếu các phụ từ bổn phận (phải) ở thang đánh giá mực độ trung bình: thể
hiện sự động viên, tinh thần quyết tâm chống giặc cứu nước cũng như
nhấn mạnh đến tính trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân Việt Nam
đối với vận mệnh của dân tộc. Trong khi đó, các phụ ngữ bổn phận có tính
bắt buộc (phải, buộc phải) ở thang độ cao hơn trong các cú mà chủ ngữ là
đối tượng kẻ thù không chỉ với sắc thái yêu cầu, mệnh lệnh đanh thép mà
còn cho thấy một nhận định có tính chân lý về sự thất bại tất yếu của
chúng; đồng thời qua đó thể hiện quyết tâm đánh đuổi hết quân xâm lược
của toàn thể dân tộc và quan điểm độc lập, chủ quyền rõ ràng của tác giả.
3.3. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu
Xuất phát từ đặc điểm của phạm vi khảo sát, chúng tôi xác lập các
đối tượng được quy chiếu định danh một cách tập trung nhất, đó là đối
tượng kẻ thù gồm thực dân Pháp nói chung cùng một số quan chức cai

trị thực dân Pháp (trong các tác phẩm trước năm 1945); thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ (trong các tác phẩm sau năm 1945). Nghĩa liên nhân
trong những biểu thức quy chiếu này thể hiện qua các khía cạnh sau:
– Thứ nhất, thông qua các biểu thức quy chiếu, thông tin về vai xã hội
của các đối tượng được xác lập một cách cụ thể.
– Thứ hai, thông qua các biểu thức quy chiếu này, tác giả còn bộc lộ
thái độ cũng như quan điểm, góc nhìn và cách đánh giá chủ quan của mình
đối với đối tượng được quy chiếu trong từng ngữ cảnh cụ thể với sắc thái
mỉa mai, châm biếm đả kích sâu cay, tập trung trong các tác phẩm trước
năm 1945 như: quan toàn quyền Méclanh, quan quyền thống đốc Utơrây...;
cụ lớn Méclanh...; Đại Pháp, nước Mẹ; lũ ròi bọ ấy, vị quan cao cấp này,
ông chủ đồn điền đáng kính đó, ông nghị liêm chính này; cái ông Utơrây,
cái ông Méclanh,... Trong khi đó, những biểu thức quy chiếu được sử dụng
trong các tác phẩm sau năm 1945 lại mang sắc thái trung hòa hơn, chủ yếu
đánh giá trên góc độ tích cực và tiêu cực theo quan điểm của Martin và
Peter White trong khung Lý thuyết đánh giá.


15
3.4. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ
Đối với thực dân Pháp, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo
(16 trường hợp, chiến 54,8%) như cá mập, diều hâu, đỉa hai vòi, cái huy
chương mục nát, chó săn, tay chân,... tập trung lên án, tố cáo chế độ thực dân
ở các khía cạnh: tàn bạo, tham lam, và thâm độc; đồng thời qua đó kêu gọi
những người dân Pháp lương thiện ở chính quốc cùng đứng lên phản đối
những hành động của Chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa. Bên
cạnh đó, tác giả cũng sử dụng 15 trường hợp (chiếm 45,2%) biểu thức quy
chiếu theo phương thức ẩn dụ như đồ tế lễ, vật liệu biết nói, biển máu,...
nhằm bộc lộ thái độ cảm thông sâu sắc trước số phận cũng như nỗi thống

khổ của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của kẻ thù.
3.5. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các cặp từ xƣng hô
– Về phía đối tượng thực dân, cặp xưng hô của các viên quan cai trị
người Pháp với hình thức: tao – mày/ chúng mày đối với người dân bản xứ
thể hiện mối quan hệ giữa kẻ bề trên, ông chủ với kẻ bề dưới, đầy tớ. Tuy
nhiên, cũng cùng hai vai giao tiếp trên nhưng cặp xưng hô đã có sự thay
đổi hoàn toàn: tổ quốc - các bạn không phải xuất phát từ yếu tố vị thế xã
hội hay thái độ, tình cảm mà ở mục đích và chiến lược giao tiếp của
người phát ngôn cùng với sự tác động của ngữ cảnh giao tiếp mới.
– Trong khi đó, đối với chủ thể diễn ngôn, nếu như trong các tác phẩm
trước năm 1945, cặp xưng hô tác giả sử dụng đối với những đối tượng
tiếp nhận là thực dân Pháp: tôi/chúng tôi - ông/ngài với thái độ mỉa mai,
diễu cợt nhằm mục đích tố cáo, vạch trần bản chất thực dân trong những
tác phẩm sau năm 1945, tác giả lại sử dụng cách hô gọi trực diện như gọi
thẳng tên đối tượng (này Giônxơn) hay dùng đại từ ngôi hai ngươi thể
hiện thái độ coi thường với sắc thái tố cáo được đẩy lên mạnh mẽ. Ngược
lại, đối với đối tượng tiếp nhận là người dân thuộc địa cũng như người
dân Pháp chân chính (trước năm 1945) và nhân dân Việt Nam (sau năm
1945), tác giả lại lựa chọn và sử dụng những cặp từ xưng hô với sắc thái
tình cảm, gần gũi: tôi/ chúng tôi - bạn/các bạn và tôi - đồng bào/ chiến
sĩ,... qua đó xây dựng nên những mối quan hệ thân tình, cùng chí hướng.
3.6. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt
Một trong những giá trị nổi bật của từ Hán Việt trong diễn ngôn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là nghĩa liên nhân được thể
hiện qua việc tác giả lựa chọn và sử dụng lớp từ này, qua đó bộc lộ sâu
sắc thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể: Sử
dụng lớp từ Hán Việt mang sắc thái tích cực, trang trọng nhằm vạch trần
bản chất thực sự của đối tượng thực dân Pháp nói chung và các viên quan



16
cai trị người Pháp nói riêng; sử dụng lớp từ ngữ Hán Việt vừa mang sắc
thái biểu cảm vừa mang ý nghĩa khái quát cao đối với đối tượng người
dân bản xứ nhằm không chỉ phản ánh số phận bi thảm của đối tượng này,
tác giả còn bộc lộ sự thương cảm sâu sắc; sử dụng những từ Hán Việt
trong những tình huống trang trọng sẽ mang lại những giá trị khái quát
hay biểu cảm cao, phù hợp với những ngữ cảnh đặc biệt, nhất là khi từ
thuần Việt không có từ tương đương hoặc không phù hợp với những tình
huống này.
3.7. Đặc trƣng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ xác định các tính từ tiêu biểu
được đánh giá trên hai mức độ “tích cực” và “tiêu cực”. Trước 1945, khi
viết về đối tượng kẻ thù, bên cạnh sử dụng nhóm tính từ mang ý nghĩa tiêu
cực (tàn nhẫn, tàn bạo,...) tác giả còn sử dụng các lớp tính từ đánh giá
mang ý nghĩa tích cực như tốt đẹp, nhân đạo, văn minh, dễ thương, liêm
chính, đáng kính,... nhằm phê phán, vạch trần bản chất bịp bợm, độc ác
của bọn xâm lược. Trong giai đoạn này, thế bị động, bị chà đạp đến cùng
cực đau khổ, bi thương là số phận của những người dân bản xứ và sự xót
xa, đồng cảm là sắc thái tình cảm chủ đạo cũng được tác giả thể hiện
thông qua việc sử dụng lớp tính từ đánh giá trong việc định danh đối
tượng này (khốn khổ, đáng thương...). Sau 1945, vẫn tiếp tục tinh thần phê
phán, tố cáo bản chất độc ác, tàn bạo của kẻ thù nhưng diễn ngôn chính
luận của Hồ Chí Minh cơ bản tập trung ngợi ca tinh thần chiến đấu bền
bỉ, anh dũng, đoàn kết chặt chẽ của toàn thể nhân dân, đồng bào trong các
cuộc kháng chiến giải phóng đất nước (anh dũng, dũng cảm...).
CHƢƠNG 4


ĐẶC TRƢNG VỀ CÁCH THỨC
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC–HỒ CHÍ MINH
4.1. Đặc trƣng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết
4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ
4.1.1.1. Đề chủ đề
Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trƣớc năm 1945
Đề không
đánh dấu

Thời gian

2.424/2.790
(87,8%)

165/366 (45,1%)

Đề đánh dấu
Không Mục Trạng thái,
gian
đích cách thức
399/2.790 (13,2%)
73
48
49

Bổ
Khác
ngữ

16

15


17
Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945
Đề không
đánh dấu

Thời gian

319/370
(86,2%)

30/51 (58,8%)

Đề đánh dấu
Không Mục Trạng thái,
gian
đích
cách thức
51/370 (13,8%)
3
1
4

Bổ
ngữ


Khác

7

6

– Trước năm 1945, tác giả sử dụng chủ yếu là Đề chủ đề - Đề trong cú
để truyền tải thông điệp. Trong đó, cao nhất là Đề không đánh dấu
(87,8%), là Đề trùng khớp với chủ ngữ nhằm gọi tên, chỉ thẳng đối tượng
được nói đến (chẳng hạn Xarô 31 lần, Đáclơ 11 lần,...) hoặc đại từ nhân
xưng (chúng 45 lần, họ 46 lần,...),... thể hiện rõ mục đích tố cáo hay kêu
gọi, động viên, có tác động trực tiếp đến người tiếp nhận. Trong những
diễn ngôn chính luận sau năm 1945, Đề không đánh dấu cũng được sử
dụng phổ biến (86,2%). Các Đề ngữ thường là các danh từ chỉ người về
mặt nghề nghiệp hay xã hội hoặc những đại từ nhân xưng như chúng ta,
nhân dân ta,… Qua đó, tác giả tập trung hướng về ngợi ca, khẳng định tinh
thần xây dựng và chiến đấu của tập thể, của dân tộc.
– Đối với Đề đánh dấu, Đề đánh dấu chỉ thời gian vẫn chiếm tỷ lệ cao
hơn so với các loại đề đánh dấu khác. Trước 1945, việc sử dụng Đề thời
gian bằng những danh từ bất định (một lần, một hôm khác...) giúp người
đọc không chỉ nhận thấy những sự kiện đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ
mà còn nhấn mạnh đến tính dồn dập hay lặp lại của các sự kiện, hành
động. Bên cạnh đó, việc sử dụng Đề ngữ chỉ trạng thái, cách thức và
không gian tồn tại của đối tượng còn giúp tác giả tạo ra một điểm nhấn
nhất định khác để qua đó nội dung phản ánh sâu sắc hơn, đa dạng hơn.
Sau 1945, Đề thời gian lại chính xác và cụ thể (ngày 9 tháng 3 năm nay,
trước ngày 9 tháng 3,...). Với vị thế là Chủ tịch nước, viết về những sự
kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, Đề ngữ thời gian được tác giả lựa
chọn và sử dụng luôn chính xác tuyệt đối nhằm đảm bảo tính chân thực

của các sự kiện lịch, từ đó góp phần tạo nên tính mạch lạc trong triển khai
chủ đề của diễn ngôn sau cách mạng.
4.1.1.2. Đề ngôn bản
Trong diễn ngôn cả trước và sau năm 1945 chủ yếu xuất hiện nhiều
các dạng đề mang ý nghĩa tương phản nhưng, thế mà,... Điều này có thể
giải thích từ đặc điểm ngữ cảnh đối kháng giữa đối tượng thực dân và
người dân bản xứ; sau 1945 là đế quốc Mỹ, thực dân Pháp và nhân dân
Việt Nam. Thế đối kháng này chính là nội dung chủ yếu được phản ánh
trong các diễn ngôn được khảo sát. Ngoài ra, các dạng Đề ngôn bản là


18
các từ liên hợp như: rồi, và,... tạo liên kết với phần diễn ngôn trước đó.
Các tiểu từ này chủ yếu được sử dụng để trình bày, liệt kê trật tự của các
sự kiện, phù hợp với nội dung phản ánh và mục đích cung cấp thông tin
của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
4.1.1.3. Đề liên nhân
Không được sử dụng nhiều, chủ yếu dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm,
sự dự đoán của tác giả trước đối tượng được phản ánh. Chẳng hạn: Thậm
chí, có thể chúng đã được thăng thưởng nữa là khác!
4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Để tổ chức văn bản phục vụ cho các chủ đề trong từng ngữ cảnh nhất
định, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã lựa chọn và sử dụng nhiều nhất
là loại cú đơn (chiếm trên 50% tổng số các loại cú trong tất cả các diễn
ngôn được khảo sát) với cấu trúc cơ bản Đề - Thuyết; Đề - Thuyết 1,
Thuyết 2,...;... hay các loại cú phức (đặc biệt là phức đẳng lập) với các
kiểu cấu trúc trùng điệp Đề 1 – Thuyết 1// Đề 2 – Thuyết 2//,... Các kiểu
cấu trúc cú này cũng xuất phát từ việc tác giả lựa chọn sử dụng nhiều Đề
chủ đề đã tập trung phản ánh trực diện những hiện thực lịch sử, xã hội

được tập trung vào những nhóm đối tượng cụ thể; đồng thời thể hiện tính
uyên bác, tính trí tuệ thông qua những lập luận chặt chẽ, sâu sắc, luận
chứng rõ ràng, thuyết phục qua đó giúp cho các ý tưởng, nội dung của
từng chủ đề, tiểu chủ đề được gắn kết và liền mạch với nhau, góp phần
hình thành nên một diễn ngôn hoàn chỉnh về mặt cấu trúc lẫn nội dung, tư
tưởng. Bên cạnh đó, các loại cú khác như cú phụ, cú tỉnh lược,... với
những đặc trưng và vai trò riêng của mình cũng góp phần vào quá trình
liên kết ý tưởng, nội dung của diễn ngôn.
4.2. Đặc trƣng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn
4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc–Hồ Chí Minh
4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề
Đầu đề được nhìn nhận như là Đề ngữ của toàn ngôn bản, tập trung
biểu đạt chủ đề của toàn bộ diễn ngôn. Do đó, tác giả sử dụng dạng đầu đề,
tiểu đầu đề là danh từ - ngữ danh từ và câu (44 lượt, chiếm 88%). Bên cạnh
đó, hệ thống đầu đề, tiểu đầu đề có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua
mối quan hệ liên văn bản, tạo nên tính mạch lạc cho diễn ngôn: liên kết các
đoạn trong phần, các phần trong chương, các chương trong diễn ngôn giúp
cho diễn ngôn trở thành một thể thống nhất về cấu trúc và nội dung. Đối
với những diễn ngôn có nhiều phần, nhiều chương thì các tiểu đầu đề là tên
các phần và các chương cũng có sự liên kết mật thiết với nhau trong mối


19
quan hệ với tên tác phẩm, từ đó cùng hướng đến phục vụ cho chủ đề lớn
của diễn ngôn.
4.2.1.2. Phần mở đầu
Tùy vào từng diễn ngôn cụ thể, tác giả có những cách lựa chọn ngôn
từ và xây dựng hình thức của phần mở đầu khác nhau nhằm triển khai
chủ đề của diễn ngôn. Nổi bật là thông tin nền (6 lượt, chiếm 46%), sử

dụng một lời nhận xét (3 lượt, chiếm 23%), trích dẫn (2 lượt, chiếm
17,6%),... Tuy nhiên, bên cạnh những đặc trưng riêng thì chúng có cùng
chung một đặc điểm: làm rõ cho nội dung đầu đề và dẫn dắt cho phần
triển khai chủ đề được thực hiện dễ dàng và hiệu quả.
4.2.1.3. Phần triển khai
a. Hướng đến một chủ đề duy nhất (8 lượt, chiếm 61%): Là kiểu cấu
trúc thuộc diễn ngôn có đầy đủ các thành phần còn lại như đầu đề, phần
mở đầu và kết thúc. Chức năng của kiểu triển khai này là liệt kê những sự
kiện, những thông tin làm rõ cho nội dung (chủ đề) được thực hiện ở
phần mở đầu và đầu đề; đồng thời cũng là cơ sở để tác giả đi đến phần
kết thúc của diễn ngôn.
b. Tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau (5 lượt, chiếm 39%): Với
những diễn ngôn mang tính chất lý giải, diễn giải cần nhìn nhận đối
tượng được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau thì việc triển khai bố
cục đa dạng hơn, triển khai bằng nhiều phần, chương khác nhau. Mỗi
phần, chương này lại đảm nhận một tiểu chủ đề riêng, cùng phục vụ cho
chủ đề chung – chủ đề bao trùm toàn bộ diễn ngôn.
4.2.1.4. Phần kết thúc
Kiểu kết thúc bằng lời khẳng định (7 lượt, chiếm 53,8%): được dùng
trong các diễn ngôn thuộc thể loại lời kêu gọi, hiệu triệu sau năm 1945
nhằm tăng tính thuyết phục trong những lời kêu gọi. Kết thúc bằng kết luận
tổng quát (2 lượt, chiếm 15,4%): mang tính chất đúc kết từ những luận cứ
đã được triển khai ở những phần trước đó của diễn ngôn, phù hợp với việc
triển khai những nội dung, thông điệp có tính chất trọng đại, cần được đưa
ra kết luận như một lời khẳng định về những gì đã triển khai trước đó. Kết
thúc bỏ ngỏ, hàm ẩn (3 lượt, chiếm 23,1%): tập trung vào những tác phẩm
trước năm 1945 có chủ đề tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân. Do chủ đề
đã được triển khai khá rõ trong những phần trước đó, nên việc khuyết phần
kết thúc cũng là cách để người giải mã tự đưa ra những nhận định riêng về
đối tượng được phản ánh.

4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận NAQ – HCM
– Dạng thứ nhất: Hướng đến một chủ đề duy nhất.


20

Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Ghi chú: dấu

biểu thị mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần.
biểu thị mối quan hệ phụ thuộc hoặc tác động

– Dạng thứ hai: Tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau.

Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận NAQ – HCM
4.2.2.1. Liên kết chủ đề
a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản
(1) Quy chiếu: Ở dạng chỉ ngôi khai thác được nhiều góc độ bản chất
của đối tượng và giúp gắn kết các cú, các đoạn với nhau để cùng hướng
đến làm rõ cho tiểu chủ đề mà phần này đảm nhận. Đối với dạng chỉ
định, tác giả cũng sử dụng nhiều giới ngữ (Ví dụ: đó, ấy, này,...) có nghĩa
khái quát để thay thế cho cú, đoạn hoặc một ý lớn của diễn ngôn.
(2) Tỉnh lược: Trước năm 1945, người viết thường tập trung đến
các đối tượng là Hành thể trong những quá trình cũng như nhấn mạnh


21

vào những hoạt động, hành vi tác động lên Đích thể. Sau năm 1945, tác
giả cũng có xu hướng diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn ý nên tập trung nhấn mạnh
đến đối tượng Hành thể và các vị từ hành động, thực hiện các hoạt động
nhằm tác động trực tiếp đến tâm lý, nhận thức của người tiếp nhận.
(3) Liên kết từ vựng: Hình thức được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
lựa chọn và sử dụng phổ biến nhất là lặp lại, đặc biệt là lặp lại danh từ
riêng (Xarô 31 lần, Đáclơ 11 lần...) hoặc đại từ nhân xưng (chúng 77 lần,
họ 312 lần,...),... Việc dùng biện pháp lặp từ vựng không chỉ giúp cho các
cú và đoạn liên kết với nhau về mặt hình thức mà còn qua đó kết nối nội
dung các đoạn để cùng hướng về làm rõ cho chủ đề của phần, chương hay
toàn diễn ngôn.
4.2.2.2. Liên kết logic
a. Liên hợp: Được sử dụng nhiều nhất là những liên từ thuộc phạm vi
các ý nghĩa trong lĩnh vực mở rộng như: bổ sung, ngược và thay đổi. Đặc
biệt, liên từ và với 744 lượt sử dụng (trước năm 1945 là 581, sau 1945 là
163) có chức năng xây dựng những câu có quan hệ đẳng lập hoặc muốn
nhấn mạnh vào những hoạt động, tính chất của đối tượng Hành thể. Bên
cạnh đó, các liên từ trong phạm vi ngược (trái lại, thế nhưng, tuy vậy,...)
cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình liên kết diễn ngôn bởi chúng
có tác dụng dẫn dắt cho việc phản ánh những sự kiện, hoạt động trái
ngược với những nhận định, những sự kiện đã diễn ra trước đó; qua đó
liên kết giữa các cú, đoạn hoặc ý lớn của diễn ngôn.
b. Liên kết từ vựng. (1) Sự phối hợp từ vựng của các vị từ: biểu thị
quá trình phát triển của các chuỗi sự kiện, hành động được diễn ra liên
tiếp. (2) Các danh ngữ bất định dẫn xuất thời gian hay các biểu thức quy
chiếu không xác định cũng có vai trò tạo nên tính logic, mạch lạc cho nội
dung được nói đến. Chẳng hạn, các hành động có thể được thực hiện bởi
các đối tượng khác nhau nhưng cùng hướng đến phản ánh một hiện
tượng, một bản chất nào đó.
c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp. Tác giả đã sử dụng khá nhiều đoạn chuyển

tiếp trong quá trình triển khai bố cục của diễn ngôn, đặc biệt là đoạn
chuyển tiếp dùng để nhấn mạnh nội dung (29 lượt, chiếm 51%) và dùng
để trích dẫn (25 lượt, chiếm 44%), thấp nhất là kiểu sử dụng đoạn chuyển
tiếp dùng làm phần mở đầu (3 lượt, chiếm 5%). Tuy nhiên, mỗi kiểu sử
dụng đều có những tác dụng và vai trò riêng trong việc triển khai bố cục
cho văn bản, góp phần tạo nên phương thức liệt kê cho lối văn diễn dịch,
góp phần tạo nên tính mạch lạc cho chủ đề diễn ngôn.
d. Nghệ thuật tách đoạn có tác dụng: (1) thực hiện thủ pháp liệt kê
kết cấu chuỗi hoặc thủ pháp sóng đôi trong kết cấu song song, hay chia
tách đoạn theo những vấn đề (nội dung) nhỏ khác nhau bên trong một vấn


22
đề (nội dung) lớn; (2) làm đoạn chuyển ý; (3) tạo nên phần kết thúc ngắn
gọn, xúc tích, qua đó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên tính liên
kết trong diễn ngôn.
e. Tổ chức lập luận. Trong những diễn ngôn khảo sát có tổng số 145
trường hợp lập luận có kết luận tường minh và 78 trường hợp là lập luận
có kết luận hàm ẩn, đồng thời có sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng giữa các
kiểu lập luận ở hai giai đoạn khác nhau: trước và sau năm 1945. Việc sử
dụng các kiểu lập luận cũng như sự thay đổi tỷ lệ các kiểu lập luận thể
hiện rõ tính mục đích của người tạo lập diễn ngôn ở chỗ: phục vụ đắc lực
cho việc liên kết, tạo mạch lạc diễn ngôn từ đó tạo sức thuyết phục đối
với từng ngữ cảnh, từng đối tượng tiếp nhận cụ thể.
KẾT LUẬN
1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên
cứu mới nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp, trong quá trình sử dụng.
Trong đó, nổi bật là đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên nền tảng
lý luận ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực, tập trung
tìm hiểu các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức được thực

hiện hóa thông qua các siêu chức năng ngôn ngữ. Đây cũng là đường
hướng chúng tôi lựa chọn làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận đối tượng
của đề tài.
2. Dựa trên quan điểm của Halliday về lý thuyết ngữ vực và các siêu
chức năng ngôn ngữ, luận án tiến hành khảo sát và nghiên cứu đặc điểm
diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng
về Trường, Không khí và Cách thức. Kết quả như sau:
2.1. Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh
nghiệm thể hiện bằng hai hệ thống: các quá trình chuyển tác và chu cảnh
chuyển tác. Với quá trình chuyển tác, chúng tôi tập trung vào 4 kiểu quá
trình cơ bản: vật chất, tinh thần, nói năng và quan hệ; chỉ ra biểu hiện,
nguyên nhân và tác dụng của sự đối lập về tỷ lệ các quá trình, các trường
nghĩa của những hệ thống vị từ trung tâm. Với chu cảnh chuyển tác, chúng
tôi phân tích những tác dụng của Chu cảnh thời gian, không gian cùng Chu
cảnh chỉ cách thức chất lượng hay nguyên trong việc góp phần phản ánh
những giá trị kinh nghiệm về hiện thực lịch sử, xã hội thông qua việc tạo
“hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, giải thích rõ quá trình đó, sự
kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao,… Những nội dung được
phản ánh qua hệ thống quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác không
chỉ cung cấp những “kinh nghiệm” về thế giới hiện thực mà còn là thái độ,
quan điểm của tác giả đối với những đối tượng được hướng tới; qua đó dẫn
đến việc thể hiện bình diện nghĩa liên nhân thông qua chức năng liên nhân


23
của ngôn ngữ – sự hiện thực hóa của đặc trưng về Không khí trong diễn
ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
2.2. Đặc trưng về Không khí được hiện thực hóa qua chức năng liên
nhân, thể hiện việc tác giả lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn
đạt cũng như duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá

nhân với đối tượng phản ánh và người tiếp nhận. Trong diễn ngôn chính
luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nghĩa liên nhân được thể hiện
thông qua: thứ nhất, hệ thống Thức trong các cú phân theo mục đích
nói năng với 4 kiểu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, mệnh lệnh và cảm
thán; thứ hai, hệ thống Tình thái trong các yếu tố tình thái, các biểu
thức quy chiếu, các cặp từ xưng hô, từ Hán Việt và hệ thống tính từ đánh
giá qua đó bộc lộ rất cụ thể thái độ, tình cảm cũng như quan điểm, cách
đánh giá và sự dự đoán của tác giả đối với đối tượng đang được hướng
tới. Từ đó, mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập văn bản với các đối
tượng trong và ngoài diễn ngôn được xác lập và duy trì một cách tự nhiên
và hiệu quả trong từng ngữ cảnh cụ thể.
2.3. Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo
văn bản với các cách thức tổ chức cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn
ngôn. Đối với cấu trúc Đề - Thuyết, đặc điểm lớn nhất là tác giả tập trung
vào cấu trúc Đề chủ đề với chức năng truyển tải thông điệp của cú,...
Xuất phát từ đặc điểm đó, trong việc xây dựng cú, tác giả lựa chọn cú
đơn và các loại cú phức (đặc biệt là cú phức đẳng lập) là phổ biến. Những
loại cú này với những cấu trúc Đề - Thuyết riêng biệt giúp cho các ý
tưởng, nội dung của từng chủ đề, tiểu chủ đề được gắn kết và liền mạch
với nhau, góp phần hình thành nên một diễn ngôn hoàn chỉnh về mặt cấu
trúc lẫn nội dung, tư tưởng. Đối với cấu trúc diễn ngôn, tác giả đã lựa
chọn và sử dụng một cách hợp lý những thành phần cấu trúc diễn ngôn
cùng các mô hình liên kết chủ đề, các phương thức liên kết, và các yếu tố
tạo nên tính mạch lạc, logic,... Các yếu tố này, bên cạnh những đặc trưng
và đóng góp riêng thì chúng cũng có những mối quan hệ biện chứng với
nhau cùng hướng đến xây dựng nên những diễn ngôn thống nhất về kết cấu
cũng như chủ đề, tư tưởng; qua đó tạo nên sự quan yếu cho các chức năng
tư tưởng và liên nhân – sự hiện thực hóa của đặc trưng về Trường và
Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
3. Kế thừa những kết luận mang tính khái quát về đặc điểm ngôn ngữ

văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong những công trình
trước đây, nhưng với cách tiếp cận theo đường hướng lý thuyết phân tích
diễn ngôn dựa trên những quan niệm của Halliday về ngữ vực với các bình
diện đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức, luận án không chỉ


×