Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giai bai tap mon dia ly lop 10 bai 8 tac dong cua noi luc den dia hinh be mat trai dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.38 KB, 2 trang )

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề
mặt trái đất
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề
mặt trái đất
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội
lực?
Trả lời
- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất
như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch cùa các dòng vật
chất theo qui luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học...
Giải bài tập 2 trang 31 SGK địa lý 10: Trình bày các vận động kiến tạo và tác
động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Trả lời
Có hai vận động kiến tạo:
- Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống): Vận động
này xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn. Nó làm cho bộ phận này cùa lục địa
được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biến tiến,
biền thoái.
- Vận động theo phương nằm ngang: Vận động này làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép
ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp hình thành
các miên núi uốn nếp và hiện tượng đứt gãy hình thành hẻm vực, thung lũng, các
địa hào, địa lũy...
Giải bài tập 3 SGK địa lý 10 nâng cao: Nêu ví dụ thực tế về sự tác động của
nội lực.
Trả lời

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam



- Tác động của vận động theo phương thẳng đứng: vùng phía bắc cùa Thụy Điển
và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan đang
bị hạ xuống...
- Tác động của vận động theo phương nằm ngang: các dãy núi uốn nếp như: Uran, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đẻt...; các đứt gãy như: Biển Đỏ, các hồ dài ở
Đông Phi, thung lũng sông Hồng, dãy Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông
Chảy.

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam



×