ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Số 2206 / QĐ.UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 30
tháng 6 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/v Kiện toàn tổ chức bộ máy của
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và
Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07/11/2008 của
Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại văn bản số 162/STP ngày 29/5/2009;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 862 /TTr-SNV
ngày 22 tháng 6 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể như sau:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là đơn vị sự
nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động trực thuộc Sở Tư
pháp. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, UBND tỉnh, sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ
Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm: được thực hiện
theo quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 07/2007/NĐ-CP
ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm:
1. Tổ chức bộ máy:
1
Trung tâm được điều hành bởi Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có Phó
giám đốc. Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, Phó các phòng, bộ
phận chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm được thực hiện theo quy định về quản
lý cán bộ hiện hành.
- Trung tâm có các phòng, bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Trung
tâm, bao gồm:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp.
+ Phòng Nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý.
- Các Chi nhánh của Trung tâm: Trung tâm có các Chi nhánh được thành lập
để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý trong phạm vị địa bàn được phân công.
Căn cứ vào nhu cầu, số lượng đối tượng được trợ giúp pháp lý và điều kiện thực
tế của từng khu vực, của từng thời kỳ, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám
đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có trách nhiệm ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
2. Biên chế. Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham
mưu trình UBND tỉnh giao biên chế hàng năm cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà
nước theo đúng quy định hiện hành.
Điều 4. Cơ chế tài chính của Trung tâm: Thực hiện theo chế độ tài chính
của đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT
– BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
43/2006/NĐ – CP và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 5. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Giám đốc Trung tâm Trợ
giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này kể từ ngày ký.
CHỦ TỊCH
Trần Minh Sanh
2
SỞ NỘI VỤ
PHÒNG TC – BC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ XUẤT
V/v Đổi tên Trung tâm Trợ giúp pháp lý
của nhà nước tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu thành
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
Ý KIẾN LÃNH ĐẠO
NỘI DUNG ĐỀ XUẤT
Ngày 06/6/2007 UBND tỉnh có phiếu chuyển số 416/PC-UBND giao cho Sở
Nội vụ xem xét có ý kiến đề xuất UBND tỉnh về việc đổi tên Trung tâm Trợ giúp
pháp lý của nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành Trung tâm Trợ giúp pháp lý
nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Sở Tư pháp; ngày 02/5/2007 Sở Tư pháp
có Tờ trình số 129/TTr-STP về việc phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và biên chế
3
của các đơn vị sựn ghiệp trực thuộc Sở Tư pháp. Sau khi nghiên cứu, chuyên viên
xin báo cáo Lãnh đạo Sở như sau:
1. Về tên gọi:
Tại mục B phần II, Thông tư liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH
ngày 14/01/1998 hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo
và đối tượng chính sách quy định tên của tổ chức trợ giúp pháp lý là “ Trung tâm
trợ giúp pháp lý của Nhà nước” kèm theo tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Trên cơ sở đó ngày 05/6/1998 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
Quyết định số 256/1998/QĐ.UB thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà
nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và sử dụng con dấu “ Trung tâm trợ giúp pháp lý của
Nhà nước” theo mẫu dấu quy định tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số
07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, tại khoản 1, điều 7 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày
12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Trợ giúp pháp lý thì tên gọi của tổ chức trợ giúp pháp lý là “ Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước” kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như
vậy, về tên gọi của Trung tâm trợ giúp pháp lý đã có sự thay đổi. Do đó, để tên gọi
và con dấu của Trung tâm được sử dụng đúng theo quy định hiện hành, thì việc Sở
Tư pháp đề nghị đổi tên “ Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu” thành “ Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
khắc lại con dấu hoạt động là phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm:
a. Về cơ cấu tổ chức bộ máy:
Tại khoản 3, Điều 9, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của
Chính phủ quy định: “ Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt
động cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh quy định số lượng và tên gọi các bộ phận chuyên
môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế hiện nay, việc
thành lập các phòng, bộ phận nghiệp vụ của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đều
giao cho Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định, điều đó tạo sự chủ động
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Do đó, chuyên viên đề nghị
về cơ cấu, số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm sẽ giao cho
Giám đốc Trung tâm quyết định trên nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả.
b. Về biên chế:
Đơn vị đề nghị giao tổng cộng là 12 biên chế và 02 HĐ lao động theo Nghị
định 68/2000/NĐ-CP (tăng 03 biên chế cho 03 huyện; 03 chuyên viên phụ trách trợ
giúp pháp lý; 01 văn thư kiêm thủ quỹ), cụ thể:
4
- Ban Lãnh đạo: 02
- Chi nhánh trợ giúp pháp lý của các 03 huyện: 03
- Chuyên viên phụ trách trợ giúp pháp lý: 05
- Kế toán: 01
- Văn thư kiêm thủ quỹ: 01
- 02 HĐ 68/2000/NĐ-CP (01 bảo vệ + 01 tạp vụ).
Tổng biên chế và hộp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của
Trung tâm được giao theo Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 28/02/2007 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 07 (05 biên chế và 02 Hợp đồng lao động
theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ).
Ý kiến đề xuất:
- Đối với 02 biên chế lãnh đạo: Hiện nay Trung tâm đã được bố trí 02 biên
chế, thống nhất với đề nghị của đơn vị.
- Đối với 03 biên chế - trợ giúp viên pháp lý ở 03 huyện: Trước đây, Giám
đốc Sở Tư Pháp đã ra quyết định thành lập 03 chi nhánh tại 03 huyện: Xuyên Mộc,
Côn Đảo, Tân Thành. Trưởng của các Chi nhánh này do Trưởng phòng Tư pháp các
huyện kiêm nhiệm.
Tại khoản 2, điều 47 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của
Chính phủ quy định: “ Các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã
được Sở Tư pháp ra quyết định thành lập được Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết
định thành lập lại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định này. Tuy
nhiên, tại khoản 1, điều 12 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP lại quy định “Căn cứ vào
nhu cầu, tỷ lệ người được trợ giúp pháp lý, điều kiện thực tế ở địa phương, để tạo
thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý, giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm”. Trong
khi đó Đề án của đơn vị chưa thể hiện rõ được nhu cầu, tỷ lệ, đối tượng cần được
trợ giúp pháp lý, cho nên trước mắt chỉ giao biên chế cho Trung tâm, sau khi Trung
tâm đi vào hoạt động ổn định thì mới thành lập các Chi nhánh của Trung tâm. Do
đó, Đề nghị không bổ sung 03 biên chế này.
Đối với 03 biên chế - chuyên viên trợ giúp pháp lý: So với chức năng,
nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý quy định tại Thông tư liên tịch số
52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 thì chức năng, nhiệm vụ của
Trung tâm trợ giúp pháp lý theo Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của
Chính phủ được quy định cụ thể hơn, trong đó có một số nhiệm vụ mới như: “
Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động; sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; sinh
hoạt chuyên đề pháp lý; hoà giải trong trợ giúp pháp lý” (tại điểm b, khoản 1 đều 8
5
Nghị định số 07/2007/NĐ-CP). Với những nhiệm vụ trên, nếu không bố trí đủ biên
chế thì khó cho đơn vị có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
Mặt khác, tại Quyết định số 4704/2006/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND
tỉnh đã nêu rõ “… cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm trợ giúp pháp
lý Nhà nước bảo đảm hoạt động có hiệu quả theo hướng chuyên môn hoá, mỗi lĩnh
vực trợ giúp pháp lý đều có Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách, có năng lực chuyên
môn đáp ứng được yêu cầu công việc để đảm bảo chất lượng trợ giúp pháp lý”.
Như vậy, với 08 lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 Nghị định số
07/2007/NĐ-CP, thì việc bổ sung cho Trung tâm trợ giúp pháp lý 03 biên chế chuyên viên phụ trách pháp lý là cần thiết.
- Đối với 01 biên chế văn thư kiêm thủ quỹ: Theo Quyết định thành lập,
Trung tâm trợ giúp pháp lý là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng, được cấp nguồn kinh phí để hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay Trung
tâm chưa được giao biên chế làm công tác văn thư, việc quản lý con dấu của Trung
tâm vẫn được giao cho chuyên viên trợ giúp pháp lý kiêm nhiệm, điều nay không
phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý và bảo quản con dấu. Do đó, đề nghị
bổ sung cho Trung tâm 01 biên chế với chức danh trên.
Như vậy, tổng số biên chế và hợp đồng lao động theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP giao cho Trung tâm là 11 (tăng 03 chuyên viên trợ giúp pháp lý; 01
văn thư kiêm thủ quỹ so với Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 28/02/2007 của
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), cụ thể:
- Lãnh đạo Trung tâm:
02
- Bộ phân chuyên môn, nghiệp vụ:
07
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP:
02
Kính trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định
Ý kiến phòng
Chuyên viên đề xuất
6
7