Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

De thi HSG mon Hoa lop 9 tinh Quang Binh nam 2016 co dap an giai chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.74 KB, 5 trang )

SỞ GDĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ tên:……………..
Số BD:……………..

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 – 2016
LỚP 9 - THCS
Môn thi: Hóa học
(Khóa ngày 23 tháng 3 năm 2015)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,5 điểm)
1. Chỉ sử dụng thêm giấy quỳ tím, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau đây:
NaOH, H2SO4, Ba(OH)2, NaCl.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi: Hoà tan Fe bằng dung
dịch HCl (dư), thêm KOH (dư) vào dung dịch thu được rồi để lâu ngoài không khí.
Câu 2 (2,0 điểm)
1. Hoà tan 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch axit HCl dư, thu được dung dịch
A và khí B. Chia khí B làm hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một thu được 4,5 gam nước.
a) Hỏi khi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
b) Đem phần 2 của khí B cho phản ứng vừa đủ với khí clo rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào
200,0 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,20 g/ml). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu
được.
2. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Tính khối lượng xà
phòng thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Câu 3 (2,0 điểm)
1. Một bình kín chứa hiđrocacbon X cân nặng 46,5 gam. Ở cùng điều kiện trên, nếu bình chứa C4H10
thì cân nặng 54,5 gam; nếu bình chứa C2H6 thì cân nặng 47,5 gam. Tìm công thức phân tử của X.
2. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì
khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng


với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích các khí
có trong X.
Câu 4 (2,5 điểm)
1. Cho dung dịch A chứa CuSO4 nồng độ x%, sau khi cho bay hơi 20% lượng nước thì dung dịch trở
nên bão hoà. Thêm 2,75 gam CuSO4 vào dung dịch bão hoà thì có 5 gam CuSO4.5H2O kết tinh tách ra.
a) Tính nồng độ % của dung dịch bão hoà.
b) Tính nồng độ % của dung dịch A.
2. Cho 36,65 gam hỗn hợp MgCl2, NaCl, NaBr hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch X. Cho
dung dịch X phản ứng với 500 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 1,4 M thấy tạo thành 85,6 gam hỗn hợp
muối bạc kết tủa. Lọc lấy dung dịch, cho tiếp vào đó một lượng magie kim loại dư, khuấy kĩ, sau
phản ứng thấy khối lượng kim loại tăng 14,4 gam.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu.
Câu 5 (2,0 điểm):
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2
(đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính m.
---------------------Hết-------------------

Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S= 32; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64; Br = 80; Ag =108; Ba = 137
– Chuyên trang đề thi Hóa

Trang 1/5 – Mã đề thi 132


HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HÓA HỌC

Khóa ngày 23-3-2016
Câu 1:
1. (0,75 điểm)
- Lấy các mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng. Nhúng giấy quì tím vào các mẫu thử.
- Dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ là H2SO4.
- Hai dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH, Ba(OH)2.
- Dung dịch không làm quỳ tím chuyển mầu là NaCl.
- Lấy dung dịch H2SO4 nhỏ vào 2 dung dịch làm quỳ tím chuyển mầu xanh. Mẫu thử
có kết tủa trắng thì nhận ra Ba(OH)2.
H2SO4 + BaCl2  BaSO4  + H2O
Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là dung dịch NaOH.
2. (0,75 điểm)
a) Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl có khí không màu thoát ra:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
- Thêm KOH vào dung dịch có kết tủa trắng xanh:
HCl + KOH  KCl + H2O
FeCl2 + 2KOH  Fe(OH)2 + 2KCl
- Để lâu ngoài không khí kết tủa chuyển màu nâu đỏ:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3 
Câu 2
1. (1,5 điểm)
n H2O = 4,5/18 = 0,25 mol
Gọi kim loại hoá trị II là X có số mol trong 18,4 gam hỗn hợp là a mol.
Gọi kim loại hoá trị III là Y có số mol trong 18,4 gam hỗn hợp là b mol.
Phương trình hóa học:
X
+
2HCl 
XCl2 +
H2

(1)
a

2a
a (mol)
2Y
+
6HCl 
2YCl3 +
3H2
(2)
b

3b
1,5b (mol)
Đốt cháy một nửa khí B:

1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2,0 điểm

0,25 điểm

o


t
2H2
+
O2
2H2O
(3)


0,25 
0,25 (mol)
 a + 1,5b = 2.0,25 = 0,5
0,25 điểm
Số mol HCl tham gia phản ứng (1), (2): nHCl = 2a + 3b = 0,5.2 = 1 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng, khi cô cạn dung dịch A lượng muối thu được là:
0,25 điểm
m muèi khan = m kim lo¹i + m HCl ph¶n øng - m H 2 = 18, 4 + 36,5.1, 0 - 2.0,5 = 53, 9 gam

b. mdd NaOH = 200.1,2 = 240 gam  nNaOH = 240.20/(40.100) = 1,2 mol
Phần 2 tác dụng với clo:
o

t
H2
+
Cl2
2HCl


0,25 mol 

0,5 mol
Hấp thụ HCl vào dung dịch NaOH:
HCl + NaOH

NaCl +
0,5 mol  0,5 mol
0,5 mol

(4)

H2O

(5)

nNaOH dư = 1,2 - 0,5 = 0,7 mol
Khối lượng dung dịch thu được = 240 + 36,5.0,5 = 258,25 gam
Nồng độ các chất trong dung dịch:
– Chuyên trang đề thi Hóa

0,25 điểm
0,25 điểm
Trang 2/5 – Mã đề thi 132


58,5.0,5
.100%  11,33%
258,25
40.0,7
C% NaOH 
.100%  10,84%

258,25
2. (0,5 điểm)
Gọi công thức phân tử của chất béo là (RCOO)3C3H5
C% NaCl 

0,25 điểm

o

t
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 
3RCOONa + C3H5(OH)3

0,06 mol 
0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mxà phòng = mchất béo + mNaOH phản ứng - mC3H5 (OH)3
= 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8 gam
Câu 3
1. (0,75 điểm)
Gọi khối lượng của bình là m gam; số mol khí bình chứa được là x (mol)
Ta có: Khối lượng bình chứa C4H10 = m + 58x = 54,5 (gam)
Khối lượng bình có C2H6 = m + 30x = 47,5 (gam)
Giải hệ phương trình ta có: m = 40 ; x = 0,25
 Khối lượng khí X có trong bình = 46,5 – 40 = 6,5 (gam)
 MX = 6,5/0,25 = 26  X là C2H2.
2. (1,25 điểm)
Gọi số mol của CH4, C2H4, C2H2 trong 8,6 gam hỗn hợp lần lượt là a, b, c mol.
C2H4 + Br2  C2H4Br2
b  b

b (mol)
C2H2 + 2Br2  C2H2Br4
C  2c
2c (mol)
n C2 Ag2 = 36/240 = 0,15 mol; nhh = 13,44/22,4 = 0,6 mol

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3  C2Ag2 + 2NH4NO3
0,15 
0,15 (mol)
Ta có:
Mhh = 16a + 28b + 26c = 8,6 (1)
n Br2 = b + 2c = 48/160 = 0,3 (2)

n C2 H2

c
0,15 1
(3)
=
=
n hh a+b+c 0,6 4
Giải hệ 3 phương tình (1), (2), (3) ta được:
a = 0,2; b = 0,1; c = 0,1.
Phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X:
%CH4 = 0,2/0,4 = 50%
%C2H4 = %C2H2 = 0,1/0,4 = 25%
Câu 4
1. (1,25 điểm)
Trong 5 gam CuSO4.5H2O kết tinh có:
mCuSO4 = 5.160/250 = 3,2 gam

=

m H 2O = 5 – 3,2 = 1,8 gam.

0,25 điểm

0,25 điểm
2,0 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm

0,25 điểm

 Lượng CuSO4 tách ra từ dung dịch bão hoà là 3,2 - 2,75 = 0,45 gam
0,25 điểm
Lượng H2O tách ra từ dung dịch bão hoà là 1,8 gam
Ta có: Tỉ lệ của CuSO4 và H2O tách ra từ dung dịch bão hoà đúng bằng tỉ lệ của
CuSO4 và H2O trong dung dịch bão hoà  C% dd bão hoà = 0,45/(0,45 + 1,8) = 20% 0,25 điểm


– Chuyên trang đề thi Hóa

Trang 3/5 – Mã đề thi 132


b. Khối lượng nước trong dung dịch A =

5
m H 2O trong dung dịch bão hòa
4

5
.0,8mdd bão hòa = mdd bão hòa
4
Khối lượng CuSO4 trong dung dịch A = khối lượng CuSO4 trong dung dịch bão hòa
= 0,2.mdd bão hòa
x = 0,2.mdd bão hòa/(0,2.mdd bão hòa+ mdd bão hòa) = 16,67%
2. (1,25 điểm)
n AgNO3 = 0,5.1,4 = 0,7 mol.
Gọi số mol của MgCl2; NaCl; NaBr trong 36,65 gam hỗn hợp lần lượt là a, b, c mol.
PTHH:
NaBr + AgNO3  AgBr + NaNO3
c  c
 c
(mol)
NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3
b b
 b
(mol)
MgCl2 + 2AgNO3  2AgCl + 2Mg(NO3)2

a
2a
 2a
(mol)
Gọi số mol AgNO3 dư là d mol.
Mg + 2AgNO3  2Ag + 2Mg(NO3)2
d/2 
d  d
(mol)
Theo bài ra ta có: d.108 – 24.d/2 = 14,4  d = 0,15
mhh = 95a + 58,5b + 103c = 36,65
m = (2a + b).143,5 + 188c = 85,6
n AgNO3 phản ứng = 2a + b + c = 0,7 - 0,15 = 0,55

=

Giải hệ phương trình được:
a = 0,1; b = 0,2; c = 0,15.
% MgCl2 = 0,1.95/36,65 = 25,92%
% NaCl = 0,2.58,5/36,65 = 31,92%
% NaBr = 0,15.103/36,65 = 42,16%
Câu 5
Các phương trình hóa học:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2
Na2O + H2O  2NaOH
BaO + H2O  Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O
NaOH + CO2  NaHCO3
NaHCO3+ NaOH  Na2CO3 + H2O

BaCO3 + H2O + CO2  Ba(HCO3)2
n H 2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol); n Ba(OH)2 = 20,52/171 = 0,12 (mol);

0,25 điểm
0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2,0 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

n CO2 = 6,67/22,4 = 0,3 (mol)

Gọi số mol của NaOH trong dung dịch là x mol.
Áp dụng bảo toàn nguyên tố hiđro ta có:
2 n H 2O phản ứng = 2 n H 2 + nNaOH + 2 n Ba(OH)2

0,25 điểm

 n H 2O phản ứng = 0,17 + x/2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mhh X + m H 2O phản ứng = mNaOH + m Ba(OH)2 + 2 m H 2
 21,9 + 18(0,17 +x/2) = 40.x + 20,52 + 2.0,05

– Chuyên trang đề thi Hóa

0,25 điểm
Trang 4/5 – Mã đề thi 132


 x = 0,14
Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O
0,12  0,12  0,12
(mol)
NaOH + CO2  NaHCO3
0,14  0,14
(mol)
0,25 điểm
BaCO3 + H2O +
CO2

Ba(HCO3)2
0,04 
(0,3-0,12-0,14) (mol)
Số mol BaCO3 kết tủa = 0,12 – 0,04 = 0,08 mol
0,25 điểm
 Khối lượng kết tủa: m = 0,08.197 = 15,76 gam.
(Nếu học sinh sử dụng phương pháp quy đổi thì chỉ cho điểm phương trình hóa học)
Lưu ý:
- Thí sinh có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa tùy theo điểm của từng câu.
- Nếu thí sinh giải đúng trọn kết quả của một ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn ý mà không cần
tính điểm từng bước nhỏ, nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể cho một phần của tổng điểm tối đa
dành cho ý đó, điểm chiết phải được tổ thống nhất; Điểm toàn bài chính xác đến 0,25 điểm.


– Chuyên trang đề thi Hóa

Trang 5/5 – Mã đề thi 132



×