Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo pháp luật bảo vệ môi trường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.36 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC
PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY



HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN . 7
1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn................................ 7
1.1.1. Khái niệm, phân loại Tiếng ồn ...................................................................... 7
1.1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khoẻ cộng đồng................................ 11
1.1.3. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ......................................................................... 14
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn .............. 17
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ....................................... 17
1.2.2. Các nguyên tắc trong điều chỉnh pháp luật Kiểm soát ô nhiễm Tiếng ồn 20
1.2.3. Vai trò của pháp luật Kiểm soát ô nhiễm Tiếng ồn .................................... 23
1.2.4. Nội dung của pháp luật Kiểm soát ô nhiễm Tiếng ồn ................................ 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN QUA THỰC TIỄN THI
HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN ............................................................................................................ 32
2.1.Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong kiểm soát ô nhiễm
tiếng ồn qua thực tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................... 32
2.1.1.Các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường và Tiêu chuẩn
môi trường ............................................................................................................... 32
2.1.2.Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động kiểm soát ô
nhiễm tiếng ồn ......................................................................................................... 36
2.1.3.Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn từ nguồn ồn di động ................... 40
2.1.4.Các quy định về kiểm soát ô nhiễm Tiếng ồn trong sinh hoạt và sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ ............................................................................................. 51



2.1.5.Các quy định pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
Tiếng ồn ................................................................................................................... 55
2.2.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp
luật về bảo vệ môi trường trong kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ......................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 73


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Tiếng ồn tác động lên con người ở ba phương diện: tác động về mặt cơ
học, tác động về mặt sinh học và tác động lên các hoạt động xã hội. Tiếng ồn
là một trong những tác nhân mà có thể tác động đến tất cả mọi người, già hay
trẻ, nam giới hay nữ giới, trong bất cứ môi trường nào.
Ở Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa cho đến nay,
nhiều nhà máy, nhà xưởng, khu đô thị, nhà cao tầng, được thành lập và xây
dựng khắp nơi, phương tiện giao thông ngày càng tăng nhưng sự phát triển
này không được quy hoạch trong thời gian dài, dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn ngày
càng tăng. Điển hình như ở các thành phố lớn hoặc các thành phố đang phát
triển, mật độ, tốc độ xây dựng và phương tiện giao thông ngày càng dày đặc,
các khu vực vui chơi giảm trí ngày càng nhiều… mà vấn đề ô nhiễm tiếng ồn
lại chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Kiến thức phổ thông về tiếng
ồn không phải là kiến thức khoa học đơn thuần mà còn là vấn đề có tính thời
sự trong cuộc sống.
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm

tiếng ồn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định
còn khá chung chung, chưa cụ thể, còn nhiều thiếu sót và chưa mang tính hệ
thống dẫn tới việc thực hiện khó khả thi. Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn
môi trường tiếng ồn hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới, những
điểm thiếu sót hạn chế trong quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho
các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân trong kiểm soát ô nhiễm
tiếng ồn.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham
gia vào các tổ chức của thế giới như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Tổ
chức Thương mại thế giới WTO, Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái
1


Bình Dương APEC, các Hiệp định Thương mại tự do FTAs… và sắp tới sẽ là
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP… Việc tham gia vào các tổ
chức thế giới này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật để
phù hợp với quy định chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã
tham gia vào một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, vì vậy nghiên
cứu và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn là một đòi hỏi cấp
thiết.
Mặt khác, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy
Nhà nước phải có nghĩa vụ đảm bảo phát triển kinh tế nâng cao đời sống của
con người nhưng cũng phải đảm bảo sức khoẻ, tạo môi trường sống lành
mạnh nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, để thực hiện được
điều này, nhà nước phải hoàn thiện pháp luật, để khi sử dụng pháp luật như
công cụ đảm bảo thì bản thân nhà nước không bị lúng túng và người dân cảm
thấy hài lòng.
Vì vậy tác giả chọn thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo
pháp luật bảo vệ môi trường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên
cứu những quy định pháp luật hiện hành về vấn đề trên so thực tiễn áp dụng

pháp luật trong quá trình kiểm tra, xử lý, kiểm soát, cũng như là cơ sở để chỉ
ra những điểm còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra những
hướng hoàn thiện hơn đối với những quy định liên quan đề tài.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu, tiêp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các
học giả liên quan đến đề tài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các công trình
nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung
của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, có thể kể tên một số
nghiên cứu như: PGS.TS Phạm Hữu Nghị (2005) “Nâng cao hiệu lực thi hành
2


pháp luật bảo vệ môi trường”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị môi trường toàn
quốc, Hà Nội; Chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam
và Đan Mạch "Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo – Khu kế hoạch
hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương", các luận văn nghiên cứu về
từng lĩnh vực cụ thể có thể kể tên một số nghiên cứu về ô nhiễm không khí
như Vũ Thị Duyên Thuỷ (2002) "Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở
Việt Nam hiện nay – Thực trạng và hướng hoàn thiện" luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại học Luật Hà Nội; nghiên cứu về chất thải nguy hại như Vũ Thị
Duyên Thuỷ (2009) "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam" luận án tiến sỹ Luật học, Đại học luật Hà Nội; chất thải rắn
như Lưu Việt Hùng (2009) "Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường
tại Việt Nam" luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; chất thải
y tế như Phạm Hồng Ngọc (2016) "Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực
tiễn Thành phố Hà Nội" luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam, đây là nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực
trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu các vấn đề về thực trạng pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn chưa được nghiên cứu, chỉ có các đề tài về
kiểm soát tiếng ồn dưới góc độ kỹ thuật như Phạm Tiến Sỹ (2016) "Xây dựng
bản đồ tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ tại một số trục giao thông
trọng yếu của Thành phố Hà Nội" luận văn thạc sỹ Khoa học môi trường, Đại
học Quốc gia Hà Nội, hoặc lồng ghép một phần kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
vào trong công trình nghiên cứu về không khí, tiếng ồn và độ rung. Do đó có
thể khẳng định, đề tài "Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo pháp luật bảo vệ môi
trường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" là một đề tài mới
3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, tổng
hợp và hệ thống hoá các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát ô
3


nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật để kiểm soát ô nhiễm
tiếng ồn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện mục đích đó, luận
văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về ô nhiễm tiếng ồn và pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
- Phân tích thực trạng kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá và đánh giá các quy định pháp

luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu của đề tài trong khuôn khổ của một Luận văn
thạc sĩ chủ yếu là đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về kiểm soát tiếng
ồn được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các băn bản
pháp lý liên quan khác.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài ở đây chủ yếu tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn xoay quanh pháp luật kiểm soát ô
nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện nay.
5.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học
pháp lý như: Luật Bảo vệ môi trường, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật
Hành chính, Luật Dân sự, Lý luận Nhà nước và pháp luật… những luận điểm
khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn,
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.
4


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng nhiều
phương pháp đan xen để nghiên cứu như: quan trắc, phân tích, đánh giá, tổng
hợp, khảo sát thực tiễn… Đồng thời luận văn còn dựa vào những số liệu

thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Sở Tài nguyên môi
trường, Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và những thông
tin trên mạng Internet. Tác giả tiếp cận vấn đề trong đề tài đi từ khái niệm,
những lý luận cơ bản của các vấn đề chung nhất của kiểm soát tiếng ồn trong
thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xả thải
(tiếng ồn) của các cá nhân, tổ chức với sức khoẻ con người và nhu cầu kiểm
soát ô nhiễm tiếng ồn bằng pháp luật.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, phân
tích các quan điểm, các quy định của pháp luật, các tình huống thực tiễn làm
cơ sở cho những kết luật khoa học về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn nhằm đưa ra
những đề xuất hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam
hiện nay, phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu.
- Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để so
sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được để kế
thừa và nghiên cứu.
- Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng
quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô
nhiễm tiếng ồn để xác định rõ những vấn đề liên quan. Đồng thời đánh giá
thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn sau đó đưa ra định
hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng
ồn ở Việt Nam đồng thời dự báo xu hướng phát triển của Pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm tiếng ồn.
5


6.


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo pháp luật bảo vệ môi trường tại Thành
phố Hồ Chí Minh là công trình nghiên cứu mới, từ góc độ khoa học pháp lý,
trên cơ sở các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản
pháp luật liên quan. Luận văn nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp
lý đến thực tiễn về quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn phát tán và xử
lý tiếng ồn... trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát tiếng ồn tại Thành
phố Hồ Chí Minh, đối chiếu với pháp luật hiện hành của Việt Nam và trên thế
giới để phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó đưa
ra nhu cầu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp
luật về kiểm soát tiếng ồn ở nước ta hiện nay.
Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về lĩnh vực kiểm
soát tiềng ồn, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo nhất định, trước
hết đối với những người quan tâm về kiểm soát tiếng ồn ở góp độ pháp lý và
là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn
học Luật Môi trường.
Bên cạnh đó có một số kiến nghị của đề tài còn là tài liệu có giá trị
tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về kiểm soát tiếng ồn nói riêng
7.

Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được trình bày thành 02 Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn và
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong kiểm soát ô
nhiễm tiếng ồn qua thực tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải

pháp hoàn thiện.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
1.1.

Những vấn đề lý luậnvề kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn

1.1.1. Khái niệm, phân loại tiếng ồn
Tiếng ồn là một dạng âm thanh, một âm thanh này hay đối với người
này, lại trở thành tiếng ồn khó chịu đối với một người khác. Thậm chí cùng
một âm thanh, cùng một người nghe, nhưng khi ở những tâm trạng khác nhau
thì âm thanh đó sẽ trở thành khó chịu hay thích thú đối với người nghe. Hay
có thể là một tiếng chuông điện thoại đột ngột vang lên gây mất tập trung
hoặc làm mất giấc ngủ cho người khác cũng làm cho người ta khó chịu và
cảm thấy ức chế về tâm lý.
Tiếng ồn được coi là một dạng ô nhiễm do nó tác động đến sức khoẻ
con người, làm giảm khả năng nghe, gây ảnh hưởng đến tâm lý con người.
Tuy nhiên, người ta có thể đánh giá chính xác chất lượng môi trường của
không khí, đất, nước… bằng nồng độ chất ô nhiễm nhưng trong việc đánh giá
nguồn ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn thường rất khó khăn, vì mỗi người cảm
thấy bị tác động với một mức độ khác nhau trên cùng một nguồn ồn gây ra.
Tần số âm thanh mà con nguời nghe được không nguy hại: 16Hz –
16.000Hz [Randall F. Barron] và mức âm nghe được là 16Hz – 20.000Hz (0 –
120dB). Mức thấp (sóng hạâm - infrasound) hoặc cao hơn (sóng siêu âm ulfrasound) khoảngđó, con người không nghe được. Mức âm thanh chuẩn
thường (âm nhạc) là 440Hz. Nói cách khác, tiếng ồn có tính tương đối và thật

khó đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn.
Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm rất phổ biến trong đô thị phần lớn là từ
các tuyến đường giao thông, các tụ điểm dân cư, từ các công trình xây dựng,
hoạt động sản xuất công nghiệp… Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi
7


trường vượt quá nhưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
Hầu hết các nước trên thế giới và ở nước ta, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ
yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông vận tải, xe có động cơ,
máy bay và tàu hoả, hoặc tiếng ồn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh và từ
các hoạt động của con người.
Các nguồn ồn chính bao gồm:
- Nguồn ồn giao thông: Hiện nay, phương tiện giao thông cơ giới rất
phổ biến, mỗi xe khi vận chuyển trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động
cơ hoạt động, tiếng còi, ống xả, tiếng rít phanh và sự rung động của các bộ
phận trên xe gây nên.
Bảng 1.1: Mức ồn của một số phương tiện giao thông
Loại phương tiện

Mức ồn

Loại phương tiện

Mức ồn

Xe nhỏ

77 dB


Tiếng còi tàu

75 ÷ 105 dB

Xe khách nhỏ

79 dB

Tiếng máy bay

85 ÷ 90 dB

Xe khách vừa

84 dB

Xe quân sự

120 ÷ 135 dB

Xe thể thao

91 dB

Xe chở rác

82 ÷ 88 dB

Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố
lớn, tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau.

Riêng đối với nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng
gây ra tiếng ồn lớn.
Hoặc tiếng ồn giao thông từ phương tiện tàu hoả gây ra cũng rất lớn, từ
50 – 75dB. Tại các thành phố có tuyến đường sắt đi qua, người dân hai bên
đường ray hằng ngày đều phải chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn từ hoạt
động giao thông đường sắt, và hiện nay vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức
cũng như chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này.
8


Trong giao thông còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này
không thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay,
đặc biết lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Hiện nay việc giải quyết vấn đề
tiếng ồn do máy bay gây nên rất phức tạp, nên tạm thời sân bay thường đưa ra
xa khu dân cư mới giảm bớt được tiếng ồn do nó gây nên.
- Nguồn ồn trong xây dựng: Việc sử dụng phương tiện cơ giới ngày
càng phổ biến, khi có một công trình xây dựng được thực thi thì tiếng ồn của
các phương tiện này gây ra cho con người cũng rất đáng kể.
Bảng 1.2: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng
(đo ở khoảng cách 15m)
Loại phương tiện

Mức ồn

Loại phương tiện

Mức ồn

Máy trộn bê tông


75 dB

Máy khoan

87 ÷ 114 dB

Máy ủi

93 dB

Máy nghiền xi măng

100 dB

Máy búa 1,5 tấn

80 dB

Máy búa hơi

100 ÷ 110 dB

- Nguồn ồn công nghiệp và sản xuất: Công nghiệp sử dụng rất nhiều
máy móc, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở đây còn xuất hiện
nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thường xuyên có sự va chạm
giữa các vật thể rắn với nhau, sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí và
hơi.
Bảng 1.3: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp
(đo ở khoảng cách 15m)
Loại phương tiện


Mức ồn

Loại phương tiện

Mức ồn

Xưởng dệt

110 dB

Xưởng rèn

100 ÷ 120 dB

Xưởng gò

113 ÷ 114 dB

Xưởng đúc

112 dB

Máy cưa

82 ÷ 85 dB

Máy đập

85 dB


9


- Nguồn ồn sinh hoạt: Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị
thu phát âm thanh (tivi, cassette, radio, karaoke...) ngoài ra nơi tập trung đông
người cũng gây ra tiếng ồn đáng kể (hội hè, đám cưới, sân thể thao, hội
chợ...). Những loại tiếng ồn kể trên do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có
thể lan truyền trong vật thể rắn như sàn, trần, tường... Tất cả những loại tiếng
ồn này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con người gây nên.
Bảng 1.4: Mức ồn trong sinh hoạt của con người
Tiếng nói nhỏ
Tiếng nói chuyện bình thường

30 dB
60 dB

Tiếng nói to

80 dB

Tiếng khóc của trẻ

80 dB

Tiếng hát to

110 dB

Tiếng cửa cọt kẹt


78 dB

Các loại tiếng ồn:
- Tiếng ồn cơ khí: tiếng ồn phát sinh do rung ở máy, thiết bị hoặc do
va đập của các chi tiếp của chúng.
- Tiếng ồn khí động: tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển
động của các chất khí hoặc của vật chuyển động trong khí với vận tốc khí
hoặc sinh ra do sự chảy của các chất lỏng hay sự phun chất cháy trong vòi
phun.
- Tiếng ồn điện từ: tiếng ồn phát sinh do dao động của các chi tiết
trong thiết bị có điện chịu ảnh hưởng của lực điện từ biến đổi.
- Tiếng ồn thuỷ động: tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển
động của chất lỏng. Thông thường tiếng ồn phát sinh do vật liệu rắn tác động
vào chất lỏng. [10].
10


1.1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khoẻ cộng đồng
Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác.
Tiếng ồn không tích lũy vào trong môi trường như nhưng chất gây ô nhiễm
khác, nhưng nó lại tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Nguyên nhân
gây nên tiếng ồn rất đa dạng, từ các âm thanh phát ra từ nhà máy, công xưởng
đến hoạt động giao thông và cả tiếng ồn trong sinh hoạt của người dân. Hiện
nay, tại một số địa điểm ở các thành phố lớn, tình trạng kinh doanh dịch vụ cà
phê, karaoke, nhà hàng, quán bar, vũ trường… sử dụng âm nhạc và tạo tiếng
ồn quá lớn từ sau 22 giờ đêm, hơn nữa, tại các nơi này đều đang là những “đại
công trường” xây dựng các toà nhà cao ốc, các khu chung cư, xây dựng tuyến
đường xe điện ngầm… những tiếng ồn từ các khu vực đang xây dựng này làm

cộng đồng dân cư xung quanh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao
động trí óc.
Tiếng ồn 70 dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ
cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng
thú lao động.
Tiếng ồn 90 dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính
giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
Cùng với sự phát triển của các đô thị, nhịp sống tại các quận huyện đã
gây ra tiếng ồn lớn đến mức báo động. Nếu cộng đồng bị ô nhiễm tiếng ồn
thường xuyên, kéo dài lâu ngày sẽ mắc các bệnh lý có liên quan.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận trong những thập niên gần đây,
tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống
của con người:

11


- Căng thẳng tinh thần: Một số nghiên cứu ghi nhận, những người
thường xuyên sống trong môi trường có tiếng động ồn ào như nhà ở gần sân
bay, ga tàu hoả, đường sắt đi qua… thường có sức khoẻ kém hơn những
người ở các nơi khác. Tiếng ồn quá mức có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển bình thường về tinh thần và chất lượng học tập của trẻ em.
- Rối loạn giấc ngủ: Với tác động của tiếng ồn kéo dài gây mất ngủ và
thiếu ngủ thường xuyên có thể làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm dần,
dẫn đến khả năng miễn dịch kém, dễ bị ảnh hưởng với những tác nhân gây
bệnh. Đối với những người cao tuổi, tình trạng mất ngủ vì ô nhiễm tiếng ồn sẽ
làm tăng các loại nội tiết tố gây stress như adrenalin và nor-adrenalin, chúng
có vai trò điều chỉnh các chức năng chuyển hoá trong cơ thể. Thực tế nghiên
cứu ghi nhận, nếu tiếp xúc với tiếng ồn càng lớn thì chức năng chuyển hoá

càng suy giảm, hậu quả được phát hiện với chỉ số lượng mỡ máu và đường
huyết tăng cao, lượng thuốc an thần, thuốc ngủ được sử dụng tính trên đầu
người ở khu vực gần sân bay và các đường giao thông lớn gấp 2-3 lần so với
khu vực bị ô nhiễm tiếng ồn khác.
- Giảm thính lực và mất thính lực: Theo WHO thống kê, ước tính trên
toàn cầu có khoảng 120 triệu người bị điếc tai hoặc khả năng nghe kém vì
giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn gây nên. Tiếng ồn quá lớn ở khu vực đô
thị được xem là tên sát nhân giấu mặt vì ít ai để ý đến những tác hại của nó.
Thực tế chỉ có những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn liên
tục mới thấy rõ mình bị suy giảm thính lực dần, khả năng nghe kém hơn.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy tình trạng bị ô nhiễm
tiếng ồn thường xuyên, liên tục ở các công nhân nhà máy công nghiệp có thể
làm cơ thể sản xuất ra nhiều nội tiết tố adrenalin và nor-adrenalin; nếu công
nhân biết mang thiết bị bảo vệ tai ngăn chặn tiếng ồn thì lượng nội tiết tố này
trở về lại mức bình thường. Tại nước ta, một nghiên cứu tại nhà máy dệt cũng
12


ghi nhận những kết quả tương tự làm ảnh hưởng cơ quan nội tiết của các công
nhân dệt.
- Đối với hệ tiêu hóa, các nhà khoa học ở tại Anh đã nghiên cứu nhận
thấy tình trạng ô nhiễm tiếng ồn liên tục đã làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa
của con người như làm giảm co bóp dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày...
- Suy giảm khả năng, chất lượng lao động, học tập: Tại Mỹ, Viện
Quốc gia sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nghiên cứu ghi nhận đối tượng
công nhân, người lao động thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn có cường
độ 75dB trong 03 năm sẽ bị tăng nhịp tim và nhịp thở; hoặc làm ảnh hưởng
đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, tăng
huyết áp, tăng sức cản của các mạch máu ngoại vi; tương lai sau đó có thể bị
ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn do căng thẳng tinh thần; tính

tình trở nên nóng nảy, khó chịu, hay tranh cãi với người khác so với những
người làm việc trong môi trường yên tĩnh.[38]
- Biến đổi hành vi con người: Thực tế cho thấy nếu người dân sinh
sống trong các khu vực ồn ào, náo nhiệt của những đô thị; nhất là nhà ở tại vị
trí thường xuyên có tiếng động ảnh hưởng phát ra từ nhiều nguồn khác nhau
vào ban ngày kể cả ban đêm sẽ làm cho con người đến tình trạng biến đổi
hành vi với tính tình trở nên bực bội, dễ giận dữ, hay khó chịu, thường gây gổ
với người ở chung quanh, ít giao thiệp với hàng xóm.
- Ảnh hưởng đến trao đổi thông tin: Thông tin thường bị tiếng ồn gây
nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác
của thông tin nhận được sẽ không cao ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh
hoạt của con người; do vậy trong trao đổi thông tin cần phải quy định giới hạn
tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra.
Tiếng ồn là một trong các yếu tố của môi trường gây tác động xấu lên
con người. Tiếng ồn gây cho người ta cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến trao
13


đổi tin tức, đến thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ, ảnh hưởng đến điều kiện làm
việc và nặng hơn là ảnh hưởng đến sức nghe, sức khoẻ của con người. Tiếng
ồn được ví như kẻ sát nhân giấu mặt, thấy nó cũng “bình thường” nên mọi
người chấp nhận chung sống với nó, chứ ít để ý đến tác hại nguy hiểm của nó.
Xuất phát từ những tác động tiêu cực đó, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn trở thành
một trong những yêu cầu cấp bách trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi
trường nói chung ở Việt Nam hiện nay.
1.1.3. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
Trên thế giới hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát ô
nhiễm. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì kiểm soát ô nhiễm là một
từ trong quản lý môi trường, bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải
vào môi trường. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các

hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải và các hoạt động khác của con người sẽ
làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường làm cho chất lượng
sống của con người bị suy giảm. Còn theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản từ
điển Bách khoa 2007: “Kiểm soát là xem xét, coi sóc”[32, tr.381], có thể thấy
quan điểm về “kiểm soát” theo cách này còn quá chung chung. Tuy nhiên,
trong Luận án Tiến sĩ "Pháp luật về Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt
Nam" của Tiến sĩ Bùi Đức Hiển cho rằng: kiểm soát là việc theo dõi, kiểm tra,
giám sát nhằm nắm được sự việc đang diễn tiến thế nào, dự báo diễn tiến đến
đâu, có đi đúng hướng không để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, uốn nắn, điều
chỉnh và đưa vào trật tự, làm đúng, tốt và có hiệu quả hơn.
Tầm quan trọng của kiểm soát ô nhiễm trong công tác quản lý môi
trường đã được xác định trong Luật bảo vệ môi trường (năm 2005), trong
chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, đặc biệt là trong Quyết định số 328/2005/QĐ-TTG ngày 12 tháng
12năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia
14


kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Theo khoản 18 Điều 3, Luật
Bảo vệ môi trường 2014, kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Còn trong quan điểm được ghi nhận trong
Giáo trình Luật Môi trường của Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân
dân năm 2011 thì kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động
của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động
xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý
hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên, có thể thấy khái niệm này đã loại
trừ, hạn chế những tác động xấu với môi trường, mục tiêu của hoạt động kiểm
soát là phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường
và xác định các chủ thể có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường nhưng
chưa làm rõ nội hàm. Còn Giáo trình Luật Môi trường của Đại học Luật Hà

Nội năm 2014 thì lại cho rằng “kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”, như vậy quan điểm này
hoàn toàn trùng khớp với quy định của Pháp luật (khoản 18 Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường 2014). Có thể thấy quan niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường là
một chu trình, coi phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm đã làm rõ
nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, tuy nhiên lại chưa xác
định chủ thể của kiểm soát ô nhiễm.
Do vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động
phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động
đến môi trường, hiện trạng môi trường, sự biến đổi của môi trường so với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường; ngăn chặn, xử lý các hoạt động tiêu cực đến môi
trường của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức là chủ
nguồn thải nhằm đảm bảo cho môi trường sống của con người được trong
lành, sạch đẹp.Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những nhiệm vụ
hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường cả nước cũng như ở mỗi
15


địa phương nhằm mục đích theo dõi kịp thời tình hình ô nhiễm, xác định đúng
nguyên nhân gây ô nhiễm và kịp thời đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô
nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường để bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
Từ cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường trên, đối với kiểm soát ô
nhiễm tiếng ồn, theo tác giả là Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cá
nhân, tổ chức là chủ nguồn ồn trong quá trình phòng ngừa, theo dõi, kiểm
tra, giám sát những tác động đếnmôi trường, những biến đổi so với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường, xử lý những hoạt động tiêu cực gây ra nhằm đảm bảo
cho môi trường sống của con người được trong lành, sạch đẹp. Như vậy,
kiểm soát ô nhiễm sẽ bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi
trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm

môi trường trong các ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi
trường xung quanh ở các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, làng
nghề... và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt,
nước ngầm và môi trường nước biển ven bờ, nó cũng bao gồm việc kiểm soát
phát ra tiếng ồn, nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các tiếng ồn từ các
hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, giải trí và các hoạt động khác của con
người sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống.Trong các cấp kiểm soát,
phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu tiếng ồn được xem là các biện pháp hiệu
quả.
Để kiểm soát tốt tiếng ồn cần có đánh giá đầy đủ nguồn ồn, khảo sát
nguồn ồn cần đảm bảo các thông tin sau:
-

Loại tiếng ồn;

-

Mức ồn và biểu thời gian;

-

Sự phân bổ tần số;

-

Nguồn ồn (đặc điểm, vị trí, công suất…);
16


-


Hướng truyền âm, vật liệu truyền âm;

-

Âm học của phòng (sự phản xạ);

-

Số lượng đối tượng bị ảnh hưởng (hay công nhân làm việc)

Cần nhấn mạnh rằng trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường nói
chung và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn nói riêng là nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân chủ nguồn ồn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
khi họ vi phạm nghĩa vụ này phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các hình thức
pháp lý để kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm việc quy hoạch, kế hoạch
hóa việc bảo vệ môi trường, đó là quá trình xây dựng các chính sách hợp lý để
bảo vệ và sử dụng môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, nhằm định hướng
phát triển của khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; ban hành và áp
dụng hệ thống quy chuẩn môi trường kịp thời và khả thi cũng như phù hợp
với mức độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp
ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.

Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng

ồn
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
Mục đích cơ bản của pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn là nhằm hạn
chế nguồn ồn, phòng ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của tiếng ồn,

bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người. Thông qua việc định
hướng xử sự của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong quá trình
làm phát sinh tiếng ồn, đồng thời ràng buộc những chủ thể này bằng những
chế tài cụ thể. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn không chỉ góp phần làm
giảm thiểu tiếng ồn mà còn phòng ngừa, hạn chế những tác động bất lợi của
chúng. Nghĩa là chất lượng môi trường sống của con người cũng sẽ được đảm
bảo một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng và thực hiện một các triệt để
các quy phạm pháp luật về lĩnh vực này.
17


Như vậy, dựa trên cách thức tiếp cận và điều chỉnh của pháp luật ở
quốc gia đối với các hoạt động có liên quan đến Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn,
có thể định nghĩa pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn như sau: “Pháp luật
kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn là tổng thể các quy phạm pháp luật các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức là chủ nguồn ồn và các chủ thể khác
trong quá trình phòng ngừa, dự báo, theo dõi, kiểm tra, giám sát và phát hiện
những tác động của tiếng ồn, sự phát tán tiếng ồn, xử lý tiếng ồn, đảm bảo
môi trường sống của con người”.
Trên thế giới, từ năm 1997, tại Trung Quốc đã đưa vào thực hiện luật
phòng chống và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, các tụ điểm vui chơi
giải trí nằm trong khu vực đô thị phải tuân thủ các quy chuẩn về âm lượng,
khi lắp đặt các vật dụng như thiết bị sưởi, máy điều hòa mà gây tiếng ồn lớn,
chủ sở hữu phải có biện pháp cách âm hiệu quả. Tháng 02/2013, Thượng Hải
đã thi hành một số quy định mới nhằm giảm thiểu tiếng ồn bao gồm các hình
phạt cụ thể. Các loại nhạc cụ, thiết bị khuếch đại âm thanh chỉ được sử dụng
tại các khu vực công cộng từ 10 giờ đến 18 giờ hàng ngày, nếu các thiết bị
này nhằm mục đích giải trí, tập hợp người dân trên đường phố thì công an địa
phương phải có trách nhiệm giám sát. Hoặc những người gây ra âm lượng

vượt mức cho phép cũng có thể bị nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính từ 30
đến 72 USD. Các công trình xây dựng, sửa chữa nhà bị cấm hoạt động trong
khung giờ từ 18 giờ đến 8 giờ sáng hàng ngày và cuối tuần.
Năm 1972, Đạo luật kiểm soát tiếng ồn (Noise Control Act) đã được
thông qua tại Mỹ để thúc đẩy môi trường sống lành mạnh cho tất cả người
dân nước Mỹ. Đạo luật Cộng đồng Yên tĩnh (The Quiet Communities Act)
năm 1978 đã phát triển và xây dựng chương trình kiểm soát tiếng ồn ở cấp
tiểu bang và địa phương, hai đạo luật này cho phép Cơ quan bảo vệ môi
18


trường nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn và đánh giá các quy định kiểm soát
tiếng ồn. Hoặc Viện An toàn và sức khỏe lao động quốc gia (NIOSH) đã đưa
ra khuyến cáo về tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc vào năm 1972 (sửa đổi
năm 1998), NIOSH đã ban hành một văn bản đưa ra các tiêu chuẩn liên quan
đến việc tiếp xúc nghề nghiệp với tiếng ồn, nhằm giảm nguy cơ tổn thương
thính giác vĩnh viễn liên quan đến tiếng ồn tiếp xúc trong nghề nghiệp. Trong
văn bản này đã đặt giới hạn của tiếng ồn trong nghề nghiệp lên 85dB trong 8
tiếng. Tuy nhiên, vào năm 1973, Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề
nghiệp (OSHA) yêu cầu trung bình 90dB trong 8 tiếng. Năm sau, OSHA yêu
cầu cơ quan cấp trên (NIOSH) phải cung cấp chương trình bảo vệ thính giác
cho những người lao động tiếp xúc với tiếng ồn 85dB trong 8 giờ/ngày. [38]
Mục tiêu của các đạo luật và chính sách trên chính là: thiết lập sự phối
hợp nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm soát tiếng ồn, thiết lập các tiêu chuẩn liên
quan đến tiếng ồn trong các sản phẩm thương mại; nâng cao nhận thức của
công chúng về phát thải và giảm tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe người dân.
Tại Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, quá trình
mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu cho
đất nước cũng như lợi ích cho người dân Việt Nam, Tuy nhiên cùng với quá
trình phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi

trường, để bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã liên tiếp thông qua và thay thế
ba đạo luật điều chỉnh về vấn đề này: Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Trong luật Bảo vệ môi trường năm 1993, ngoài các quy định chung về
Bảo vệ môi trường, Luật chưa có quy định riêng nào về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí và tiếng ồn nói riêng, thậm chí không có quy định nào
nhắc đến thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường. Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 đã có những quy định ban đầu về kiểm soát ô nhiễm môi trường
19


không khí và tiếng ồn, mặc dù vậy, Luật này cũng chưa đưa ra các hiểu thế
nào là kiểm soát ô nhiễm môi trường và chưa có quy định về ứng phó với biến
đổi khí hậu. Để cụ thể hoá Nghị quyết số 24/NQ-TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu, cũng như các quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền được
sống trong môi trường trong lành và phát triển bền vững, Nhà nước ta đã
thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Trong Luật này có sửa đổi, bổ
sung quan trọng liên quan đến kiểm soát ô nhiễm Môi trường, quy định về
quy chuẩn kỹ thuật về Môi trường xung quanh gồm: nhóm quy chuẩn kỹ thuật
môi trường đối với không khí, nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với
âm thanh, ánh sáng, bức xạ, nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với
tiếng ồn, độ rung (bao gồm cả nguồn di động và cố định). Các quy chuẩn này
là cơ sở đề đánh giá hiện trạng Môi trường, mức độ ô nhiễm, quản lý ô nhiễm
và là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Môi trường.
1.2.2. Các nguyên tắc trong điều chỉnh pháp luật kiểm soát ô nhiễm
tiếng ồn
Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của Pháp luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
chính là Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền được sống trong môi trường
trong lành của con người, đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên:

Quyền được sống trong môi trường trong lành là một quyền con người cơ bản
đã được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường con người năm 1972 tại
Stockhom, Thuỵ Điển và được củng cố trong Tuyên bố về môi trường và phát
triển năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil. Ở Việt Nam, quyền được sống trong
môi trường trong lành được nhắc đến trong Lời nói đầu của Luật Bảo vệ Môi
trường 1993 và lần đầu tiên được quy định tại Điều 43 Hiến pháp 2013, sau
đó chính thức trở thành nguyên tắc được ghi nhận trong Luật bảo vệ Môi
trường 2014. Dưới góc độ pháp lý, quyền được sống trong môi trường trong
20


lành chính là quyền được sống trong môi trường đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn
và quy chuẩn môi trường do nhà nước công bố hoặc ban hành. Mặc dù là
quyền mang tính tự nhiên, nhưng hiện nay Nhà nước phải ghi nhận quyền
được sống trong môi trường trong lành của người dân trong các văn bản quy
phạm pháp quy, các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền này được thực thi, khi các chủ thể bị
xâm phạm quyền này thì có thể khởi kiện ra Toà hoặc cơ quan quản lý nhà
nước để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, nguyên tắc “phòng ngừa – giảm thiểu" là nguyên tắc ưu tiên
trong Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn. Nguyên tắc này luôn được coi là phương
châm của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, trong đó có
kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.Thực tế đã chứng minh, các thành phần môi
trường có mối quan hệ hỗ trợ và gắn kết với nhau; nếu một thành phần môi
trường bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới các yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng theo. Thiệt
hại trong lĩnh vực môi trường do đó thường diễn ra trên quy mô lớn, mức độ
sâu rộng, khó khôi phục thậm chí không khôi phục được. Nói cách khác, chi
phí để khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường (trong đó có ô nhiễm tiếng
ồn) gây ra luôn cao hơn rất nhiều so với chi phí phòng ngừa ngăn không cho
tình trạng ô nhiễm xảy ra. Do đó, các đơn vị sản xuất, các cá nhân sử dụng vật

liệu hoặc phương tiện gây ra nguồn ồn có trách nhiệm tăng cường áp dụng các
biện pháp khoa học kỹ thuật thân thiện với môi trường sao cho việc phát ra
âm thanh phải được giảm thiểu một cách tối đa.
Thứ ba, nguyên tắc “phát triển bền vững”, theo khoản 3, Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa là "phát triển để đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Nói
21


×