Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án lớp 1 mon dao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.63 KB, 35 trang )

Tuần 1
Ngày dạy: Thứ

Đạo đức lớp 1

ngày

tháng

năm .

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT ( T 1 )

I. MỤC TIÊU : HS biết được :

- Giúp HS bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Vào lớp 1 em sẽ có nhiều bạn
mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ.
- Giúp HS bước đầu biết tự giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Giáo dục H có thái độ vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành H lớp 1.
( Với HS KG: Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập
tốt, biết tự giới thiệu về mình một cách mạnh dạn)
II, MỤC TIÊU:

- Vở BTĐĐ1 , các điều 7.28 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em .
- Các bài hát : Trường em , đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp 1. ( 1-2 phút ).
ND - TG
Hoạt động 1 :
“Vòng tròn


giới thiệu tên ”
( Bài tập 1)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Phương pháp trò chơi
Mt : Giúp HS giới thiệu mình và
nhớ tên các bạn trong lớp .
- GV nêu cách chơi : Một em lên - HS tham gia trò chơi.
trước lớp tự giới thiệu tên mình và VD : Tôi tên là Lan , tôi muốn
( 6- 8 phút ) nói muốn làm quen với các bạn . làm quen với các bạn .
Em ngồi kề sẽ lên tiếp tục tự giới Bạn ngồi kề lên trước lớp : tôi
thiệu mình, lần lượt đến em cuối . tên là Gia Bảo . Tôi muốn làm
quen với tất cả các bạn .Lần
lượt đến hết .
- Trò chơi giúp em điều gì ?
- Giới thiệu mình với mọi
người và được quen biết thêm
nhiều bạn .
- Em cảm thấy như thế nào khi
- Sung sướng tự hào em là một
được giới thiệu tên mình và nghe đứa trẻ có tên họ .
bạn tự giới thiệu ?
Hoạt động 2 : * Phương pháp thảo luậnnhóm
Học sinh tự
Mt : Học sinh tự giới thiệu về sở
giới thiệu về thích của mình . Tự hào là một đứa
sở thích của trẻ có họ tên :

mình
- Cho Học sinh tự giới thiệu trong - Học sinh hoạt động nhóm 2


( Bài tập 2)

nhóm 2 người .

bạn nói về những sở thích của
mình .
( 10 - 12 phút ) - Hỏi : Những điều các bạn thích - Không hoàn toàn giống em .
có hoàn toàn giống em không ?
- GV kết luận : Mọi người đều có - Lắng nghe.
những điều mình thích và không
thích . Những điều đó có thể giống
hoặc khác nhau giữa người này và
người khác . Chúng ta cần phải tôn
trọng những sở thích riêng của
người khác, bạn khác .
* Phương pháp thảo luận nhóm
Hoạt động 3 : Mt : Học sinh kể về ngày đầu tiên
Học sinh kể về đi học của mình . Tự hào là Học
ngày đầu tiên sinh lớp Một :
đi học của
- Giáo viên mở vở BTĐĐ , quan
mình
sát tranh BT3 , Giáo viên hỏi :
( Bài tập 3)
+ Em đã mong chờ , chuẩn bị cho + Hồi hộp , chuẩn bị đồ dùng
ngày đi học đầu tiên như thế nào ? cần thiết .

( 8 - 10 phút ) + Bố mẹ và mọi người trong gia + Bố mẹ mua sắm đầy đủ cặp
đình đã quan tâm em như thế nào ? sách , áo quần … cho em đi học.
+ Em có thấy vui khi được đi học? - Rất vui , yêu quý trường lớp .
Em có yêu trường lớp của em
không ?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là + Chăm ngoan , học giỏi
Học sinh lớp Một ?
- Gọi vài Học sinh dựa theo tranh - Học sinh lên trình bày trước
kể lại chuyện .
lớp .
- GV kết luận: Vào lớp Một em sẽ - Lắng nge.
có thêm nhiều bạn mới, thầy cô
giáo mới , em sẽ học được nhiều
điều mới lạ , biết đọc biết viết và
làm toán nữa .
Được đi học là niềm vui , là quyền
lợi của trẻ em .
Em rất vui và tự hào vì mình là
Học sinh lớp Một . Em và các bạn
sẽ cố gắng học thật giỏi ,thật
ngoan .
3.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Nhận xét tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh chuẩn bị bài để học tiếp tuần 2 .


Tuần 2
Ngày dạy: Thứ

Đạo đức lớp 1


ngày tháng năm .

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT ( T 2 )

I . MỤC TIÊU : HS biết được :

- Giúp HS bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Vào lớp 1 em sẽ có nhiều bạn
mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới,sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ.
- Giúp HS bước đầu biết tự giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Giáo dục H có thái độ vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành H lớp 1.
( Với HS KG: Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập
tốt, biết tự giới thiệu về mình một cách mạnh dạn)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Vở BTĐĐ
- Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn Định : hát , Chuẩn bị vở BTĐĐ. ( 2 - 3 phút )
2.Kiểm tra bài cũ : ( 3 - 4 phút )
- Tiết trước em học bài gì ?
- Em hãy tự giới thiệu về em.?
- Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ?
- Em cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ?
3.Bài mới :
TG - ND
Khởi động:
( 5 - 7 phút )


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hát bài đi tới trường
- GV yêu cầu vài học sinh kể
- HS kể lại buổi đầu tiên đến lớp.
lại
Những Hs lắng nghe , nêu nhận xét .
buổi đầu tiên em đến lớp .
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến .
* Kết luận : Con người ai cũng có
một tên riêng và ai cũng có một
ngày đầu tiên đi học .
- Việc chuẩn bị của các em tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh từng gia
đình , nhưng các em đều có
chung 1 niềm vui sướng là đã là
học sinh lớp Một.
Mục tiêu : Qua thực tế của mình


Hoạt động 1:
Quan sát
tranh và kể
chuyện theo
tranh .
( 9 - 10 phút)

Hoạt động 2:
Múa hát về
trường lớp

của em
( 9 - 10 phút )

Học sinh có thể kể một câu
chuyện theo nội dung tranh :
Cho Học sinh mở vở BTĐĐ
quan sát tranh ở BT4 , yêu cầu
Học sinh kể chuyện theo nhóm .
-Yêu cầu Học sinh lên trình bày
trước lớp , Giáo viên lắng nghe
bổ sung ý kiến cho từng em ?
-Giáo viên kể lại chuyện (theo
tranh)
+ Tranh 1 : Đây là bạn Hoa . Hoa
6 tuổi . Năm nay Hoa vào lớp 1 .
Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Hoa
đi học.
+ Tranh 2 : Mẹ đưa Hoa đến
trường. Trường Hoa thật là đẹp .
Cô giáo tươi cười đón em và các
bạn vào lớp .
+ Tranh 3 : Ở lớp , Hoa được cô
giáo dạy bảo điều mới lạ . Rồi
đây em sẽ biết đọc , biết viết ,
biết làm toán nữa . Em sẽ tự đọc
truyện đọc báo cho ông bà nghe ,
sẽ tự viết thư cho Bố khi bố đi xa.
Hoa sẽ cố gắng học thật giỏi.
Thật ngoan .
+ Tranh 4 : Hoa có thêm nhiều

bạn mới . Giờ chơi em vui đùa ở
sân trường thật vui .
+ Tranh 5 : Về nhà Hoa kể với bố
mẹ về trường lớp mới , về cô giáo
và các bạn của em. Cả nhà đều
vui. Hoa là Học sinh lớp 1 rồi .
Mt : Học sinh biết yêu quý bạn
bè, thầy cô giáo , trường lớp :
- Cho Học sinh múa hát .
* Kết luận : Trẻ em có quyền có
họ tên , có quyền được đi học
.Chúng ta thật vui và tự hào vì đã
trở thành Học sinh lớp 1 Hãy cố
gắng học thật giỏi , thật ngoan để

- Hs mở vở BTĐĐ, họp theo nhóm ,
quan sát tranh và kể chuyện .
- Nhóm cử đại diện lên trình bày .
Hs lắng nghe , nhận xét , bổ sung
- Hs quan sát, lắng nghe kể chuyện.

+ Múa tập thể
+ Hát cá nhân
+ Hát tập thể


xứng đáng là Học sinh lớp 1 .

4.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Nhận xét tiết học , khen ngợi học sinh hoạt động tích cực .

- Dặn học sinh ôn lại bài , tập kể lại chuyện theo tranh .
- Chuẩn bị bài hôm sau “ Gọn gàng , sạch sẽ ” .

Tuần 3
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm .
GỌN GÀNG , SẠCH SẼ ( Tiết 1 )

Đạo đức lớp 1
I. MỤC TIÊU :

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích ăn mặ gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
( Đối với HSKG: Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ với chưa gọn gàng,
sạch sẽ ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Vở BTĐĐ .
- Bút chì (chì sáp ) , lược chải đầu .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Kiểm tra bài cũ : ( 3 - 4 phút ).
- Giới thiệu tên của các bạn trong tổ của em .
- Kể về ngày đầu tiên đi học của em ?
3.Bài mới :
ND- TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh



Giới thiệu bài
( 1 - 2 phút )
Hoạt động 1 :
Học sinh thảo
luận
( 10 - 12 phút )

Hoạt động 2 :
Học sinh làm
bài tập 1
( 6 - 8 phút )

Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Mục tiêu : học sinh biết được
như thế nào là đầu tóc quần áo gọn
gàng sạch sẽ .
- GV yêu cầu HS quan sát các bạn
trong tổ xem bạn nào có đầu tóc ,
quần áo gọn gàng sạch sẽ .
- Yêu cầu HS đại diện các nhóm
nêu tên các bạn có đầu tóc , quần
áo gọn gàng , sạch sẽ .
- Yêu cầu HS nêu lý do vì sao em
cho là bạn đó ăn mặc gọn gàng
sạch sẽ .

- Lắng nghe.


- Học sinh làm việc theo nhóm
- Các em được nêu tên lên
trước lớp .

- HS suy nghĩ và tự nêu :
+ Đầu tóc bạn cắt ngắn , chải
gọn gàng .
+ Áo quần bạn sạch sẽ , thẳng
thớm .
+ Dây giày buộc cẩn thận
+ Bạn nam áo bỏ vào quần gọn
gàng .
- Giáo viên nhận xét , bổ sung ý - HS lắng nghe , ghi nhớ .
kiến .
- Kết luận : Đầu tóc cắt ngắn ( đối
với nam ) , cột thắt bím (đối với
nữ ) là gọn gàng sạch sẽ ; áo quần
được là thẳng nếp , sạch sẽ , mặc
gọn gàng , không luộm thuộm .
Như thế là gọn gàng sạch sẽ .
* Mục tiêu : Củng cố những hiểu
biết về đầu tóc , quần áo gọn gàng
sạch sẽ
- GV giải thích yêu cầu bài tập và - HS quan sát tranh và nêu
yêu cầu học sinh làm bài tập.
những bạn ở tranh số 4 và 8 là
ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
- Vì sao em cho rằng các bạn ở - Học sinh quan sát trả lời .
tranh 1.2.3.5.6.7 là chưa gọn gàng
sạch sẽ ?

- Vậy các bạn đó cần mặc như thế - Học sinh quan sát nhận xét :
nào cho gọn gàng, sạch sẽ.
+ Bạn nữ cần có trang phục
váy và áo .
+ Bạn nam cần trang phục quần
dài và áo sơ mi
- GV kết luận : Các em cần học tập


Hoạt động 3 :
Học sinh làm
Bài tập 2
( 6 - 8 phút )

2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì
2 bạn đó ăn mặc quần áo , đầu tóc
rất gọn gàng , sạch sẽ .
* Mục tiêu: Học sinh biết chọn 1
bộ quần áo sạch đẹp cho bạn nam
và bạn nữ .
- Giáo viên cho HS quan sát tranh
ở BT 2 , GV nêu yêu cầu của bài .
Cho HS nhận xét và nêu ý kiến .
- Cho HS làm bài tập .
- Kết luận : Quần áo đi học cần
phải thẳng nếp , sạch sẽ , lành lặn ,
gọn gàng . Không mặc quần áo
rách , bẩn , tuột chỉ , đứt khuy …
đến lớp .


4.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Em vừa học xong bài gì ?
- Dặn học sinh về xem lại bài và thực hành tốt những điều đã học .
- Chuẩn bị xem trước các bài tập để học T2 .

Tuần 4
Ngày dạy: Thứ

Đạo đức lớp 1

ngày

tháng

năm .........

GỌN GÀNG , SẠCH SẼ ( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU :

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
( Đối với HSKG: Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ với chưa gọn gàng,
sạch sẽ ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bài hát : Rửa mặt như mèo .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :


1.Ổn Định : ( 1 - 2 phút )
2.Kiểm tra bài cũ : ( 2 - 3 phút )
- Tiết trước em học bài gì ?
- Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ?


- Em đã thực hiện được những điều gì qua bài học ?
3.Bài mới :
ND - TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Hoạt động 1 : Mọc tiêu : học sinh biết tự lao động
Học sinh làm phục vụ để đầu tóc quần áo gọn gàng
bài tập 3 .
sạch sẽ .
( 8 - 9 phút )
- Cho học sinh quan sát tranh .
- Học sinh quan sát tranh ,
thảo luận nhóm.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh thảo + Nên làm : soi gương chải
luận theo theo gợi ý : Bạn nhỏ trong đầu , bẻ lại cổ áo , tắm gội
tranh đang làm gì ? Bạn đó có gọn hàng ngày , rửa tay sạch sẽ .
gàng sạch sẽ không ? Em có muốn + Không nên làm : ăn kem bôi
làm như bạn không ?
bẩn vào áo quần
- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên - Đại diện các nhóm lên trình
trình bày .
bày trước lớp .
- Học sinh nhận xét bổ sung ý
kiến .

- Nhận xét , bổ sung và kết luận :
- Lắng nghe.
Chúng ta nên noi theo gương những
bạn nhỏ ở tranh số 1 ,3,4,5,7,8/9 Vở
BTĐĐ.
Hoạt động 2 : Mục tiêu : Học sinh giúp nhau sửa
Làm việc theo sang lại đầu tóc , quần áo gọn gàng - HS làm việc theo nhóm 2
đôi bạn
sạch sẽ :
người.
- Giáo viên yêu cầu đôi bạn quan sát - Học sinh quan sát nhau và
nhau và giúp nhau sửa sang lại đầu sửa cho nhau quần áo , đầu
( 8 -9 phút )
tóc quần áo .
tóc cho gọn gàng .
- Giáo viên quan sát , hướng dẫn - HS tiếp thu.
thêm cho học sinh còn lúng túng .
- Nhận xét tuyên dương đôi bạn làm
tốt .
* Kết luận : Các em cần nhắc nhở
nhau sửa sang lại đầu tóc , quần áo - Vỗ tay tuyên dương.
hộ bạn nếu thấy bạn chưa gọn gàng ,
sạch sẽ.
Hoạt động 3 : Mục tiêu: Hiểu thêm về nội dung bài
Hát , vui chơi . học qua bài hát “ Rửa mặt như mèo”.
- Cho học sinh hát bài “ Rửa mặt như
( 3 - 5 phút )
mèo ”
- Giáo viên hỏi : Lớp ta có bạn nào
giống “ mèo ” không?

- Lớp ta đừng có bạn nào mà rửa mặt - HS hát tập thể bài “ Rửa mặt


như mèo nhé !
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ghi
nhớ theo Giáo viên :
“ Đầu tóc em chải gọn gàng áo quần
gọn sạch sẽ trông càng thêm yêu “.
* Giáo viên Kết luận : ăn mặc gọn
gàng sạch sẽ có lợi là làm cho ta
thêm xinh đẹp , thơm tho , được mọi
người yêu mến , và giữ được cơ thể
tránh nhiều bệnh về da . Các em cần
ghi nhớ những điều đã học để thực
hiện tốt trong suốt cuộc đời .

như mèo “.

- Học sinh đọc theo Giáo viên
3 lần .
- Lắng nghe.

4.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Hôm nay em học bài gì ?
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng có lợi gì ?
- Dặn học sinh thực hiện tốt những điều đã học .

Tuần 5
Ngày dạy: Thứ


ngày

tháng năm .........

Đạo đức lớp 1
GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 1 )
I . MỤC TIÊU :

- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
(Đối với HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách, vở, đồ dùng
ht ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh Bài tập 1,2 , các đồ dùng học tập , vở BTĐĐ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Kiểm tra bài cũ : ( 2 - 3 phút )
- Áo mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì ?
- Như thế nào là gọn gàng sạch sẽ ?
2.Bài mới :
ND - TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Hoạt động 1 Mục tiêu : HS biết tô màu các đồ

Làm bài tập 1 dùng học tập cần thiết cho Học
( 6 - 8 phút ) sinh .
- Giáo viên giới thiệu và ghi tên
đầu bài .
- Cho học sinh mở vở ĐĐ quan
sát tranh BT1. Giáo viên yêu cầu
học sinh tô màu vào các đồ dùng
học tập trong tranh vẽ .
- GV xem xét , nhắc nhở HS yếu
Hoạt động 2 Mục tiêu : Nêu tên được các đồ
Học sinh làm dùng học tập và biết cách giữ gìn
Bài tập 2
- Giáo viên nêu yêu cầu Bt 2
( 5 - 7 phút )

Hoạt động3
Làm Bài tập
3
( 4 - 5 phút )

- Hs lập lại tên bài học .
- Học sinh tô màu các đồ dùng học
tập trong tranh .
- Trao đổi để nhận xét đúng sai .

- Trao đổi với nhau về nội dung :
+ Các đồ dùng em có là gì ?
+ Đồ dùng đó dùng làm gì ?
+ Cách giữ gìn đồ dùng ht .
- Tổ cử đại diện lên trình bày trước

* GV kết luận: Được đi học là lớp . Hs nhận xét đúng sai bổ sung.
quyền lợi của trẻ em . Giữ gìn đồ
dùng ht chính là giúp các em thực
hiện tốt quyền được học tập của
mình .
Mục tiêu: Biết nhận ra những
hành vi đúng , những hành vi sai
để tự rèn luyện .
- Giáo viên nêu yêu cầu của BT
- Cho học sinh chữa bài tập và - Hs làm bài tập
giải thích :
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi .
+ Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang
làm gì ?
+ Nam lau cặp , Lan sắp xếp bút
vào hộp bút gọn gàng , Hà và Vũ
+ Vì sao em cho rằng hành động dùng thước và cặp đánh nhau .
của bạn đó là đúng ?
+ Vì bạn biết giữ gìn đồ dùng ht
+ Vì sao em cho rằng hành động cẩn thận .
của bạn đó là sai ?
+ Vì bạn xé vở , dùng đồ dùng ht
đánh nhau làm cho đồ dùng mau
- Giáo viên giải thích : Hành hư hỏng .
động của những bạn trong tranh
1,2,6 là đúng . Hành động của
những bạn trong tranh 3,4,5 là sai
* Kết luận : Cần phải giữ gìn đồ
dùng học tập .



- Không làm dây bẩn , viết bậy ,
vẽ bậy vào sách vở .
- Không gập gáy sách vở .
- Không xé sách , xé vở .
- Không dùng thước, bút, cặp để
nghịch .
- Học xong phải cất gọn đồ dùng
ht vào nơi quy định .
- Giữ gìn đồ dùng ht giúp các em
thực hiện tốt quyền học tập của
mình .
Mục tiêu : Học sinh biết tự liên
hệ để sửa sai
Hoạt động 4 - Yêu cầu học sinh sửa sang lại
đồ dùng học tập của mình .
Tự liên hệ
- Hs tự sắp xếp lại đồ dùng ht, vuốt
( 3 - 5 phút )
lại góc sách vở ngay ngắn .
3.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh hoạt động tích cực .
- Dặn Học sinh về nhà sửa sang lại sách vở , đồ dùng ht để tuần sau lớp sẽ mở
hội thi “ Sách vở đồ dùng ht của ai đẹp nhất ”.
3.Củng cố : (4 phút)
-Vì sao cần phải sống ngăn nắp, gọn gàng ?
-GV nhận xét.

Tuần 6
Ngày dạy: Thứ ngày


tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 2 )
I . MỤC TIÊU :

- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
( Đối với HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách, vở, đồ dùng
ht ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phần thưởng cho học sinh khá nhất trong cuộc thi .
- Bài hát “ Sách bút thân yêu ơi ”.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ : ( 2 - 3 phút )
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh để tổ chức cuộc thi “ Sách vở , đồ dùng ht đẹp
nhất ”
2.Bài mới :
ND - TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : 1- Giáo viên nêu yêu cầu của hội - Lắng nghe.

Thi “ Sách, vở ai thi và công bố thành phần BGK
đẹp nhất “.
( GV, lớp trưởng, lớp phó HT và
các tổ trưởng )
( 20 - 22 phút ) - Có 2 vòng thi :
+ Vòng 1 : Cấp tổ
+ Vòng 2: Cấp lớp
- Tiêu chuẩn chấm thi :
+ Có đủ đồ dùng học tập theo quy
định
+ Sách vở sạch , không dây bẩn,
quăn góc , xộc xệch .
+ Đồ dùng học tập không dây bẩn,
không xộc xệch , cong queo.
2- Học sinh cả lớp chuẩn bị
- Học sinh cả lớp xếp sách vở,
đồ dùng học tập lên bàn .
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Cặp sách để dưới hộc bàn .
- Tiến hành thi vòng 1.
- Các tổ tiến hành chấm và
công bố kết quả . Chọn ra 1,2
bộ sách vở , đồ dùng học tập
đẹp nhất để thi vòng 2 .
- Tiến hành thi vòng 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh - BGK đi đến từng tổ để chấm
cách chấm điểm và cùng đi đến điểm, chọn ra các bộ sách vở
các tổ để chấm các bộ sách vở , đồ và đồ dùng học tập đẹp nhất.
dùng học tập đẹp nhất của các tổ .
- Ban giám khảo công bố kết quả

- Học sinh đi tham quan
- Khen thưởng các tổ , cá nhân đã những bộ sách vở , đồ dùng
thắng cuộc .
học tập đẹp nhất của lớp .
- Cho học sinh vừa được thưởng - Vui sướng , tự hào vì em có
nêu cảm tưởng khi được nhận bộ sách vở , đồ dùng ht đẹp
phần thưởng .
hơn các bạn .
- Những em chưa đạt yêu cầu thì - Buồn và cố gắng rèn tính
cảm thấy như thế nào ?
cẩn thận , gọn gàng , ngăn nắp
- Cho học sinh đọc câu ghi nhớ :
- 3 Học sinh đọc lại lần đồng


Hoạt động 2 :
Hướng dẫn HS
đọc 2 câu thơ
cuối bài .
( 2 - 3 phút )

Hoạt động 2 :
Cả lớp cùng hát
bài “Sách bút
thân yêu ơi ”
( 2 - 3 phút )

“ Muốn cho sách vở đẹp lâu
thanh 1 lần .
Đồ dùng bền đẹp nhớ câu giữ gìn “

* Kết luận chung : Cần giữ gìn - Lắng nghe.
sách vở , đồ dùng ht thật cẩn thận
để sử dụng được lâu dài , không
tốn kém tiền của của Bố mẹ mua
sắm , đồng thời giúp cho em thực
hiện tốt quyền được học của chính
mình .
- Cho học sinh hát bài “Sách bút
thân yêu ơi ”
- Học sinh hát bài “Sách bút
thân yêu ơi ”

3.Củng cố dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Em vừa học bài gì ? Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về ôn lại bài và thực hiện tốt những điều đã học .
- Chuẩn bị bài cho tuần sau : Gia đình em .

Tuần 7
Ngày dạy: Thứ

ngày tháng năm .........

Đạo đức lớp 1
GIA ĐÌNH EM ( TIẾT 1 )
I . MỤC TIÊU :

- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời
ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

( Đối với HSKG: - Biết trẻ em có quyền có gia đình, cha mẹ.
- Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp
về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Các điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong CƯQT về QTE. Các điều
3,5,7,9,12,13,16,17,27, trong luật BVCS và GĐTEVN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


1.Kiểm tra bài cũ : ( 2 - 3 phút )
- Vì sao em phải giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập ?
2.Bài mới :
ND - TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động 1 - Cho học sinh sinh hoạt theo nhóm
Học sinh kể về nhỏ 4 bạn , học sinh kể về gia đình
gia đình mình mình .
+ Gia đình em có mấy người ?
( 8 - 10 phút ) + Bố em làm gì ? Mẹ em làm gì ?
+ Anh chị em bao nhiêu tuổi ? làm
gì ?
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó
khăn ,Giáo viên hướng dẫn Học
sinh cảm thông , chia sẻ với bạn.
- Cho một vài em kể trước lớp .
* Giáo viên kết luận : Chúng ta ai
cũng có một gia đình .
Hoạt động 2 : - Chia nhóm quan sát tranh theo
Xem tranh nêu phân công của GV.

nội dung .
( 4 - 5 phút )

- Chốt lại ND của từng bức tranh.
- Câu hỏi thảo luận :
+ Bạn nhỏ trong tranh nào được
sống hạnh phúc với gia đình ?
+ Bạn nhỏ trong tranh nào phải
sống xa cha mẹ?Vì sao ?

Hoạt động của Học sinh
- Hs thảo luận nhóm , lần lượt
từng em kể cho bạn nghe về gia
đình của mình .

- Hs thảo luận nhóm về nội
dung bức tranh , đại diện nhóm
trả lời:
T1 : Bố mẹ đang hướng dẫn
con học bài .
T2 : Bố mẹ đưa con chơi đu
quay ở công viên .
T3 : một gia đình đang sum họp
bên mâm cơm .
T4 : một bạn trong tổ bán báo ‘
Xa mẹ ’đang bán báo trên
đường phố .
- Các nhóm thảp luận và đại
diện nhóm trả lời,
+ Bạn trong tranh 1, 2,3 .

+ Bạn trong tranh 4 . Vì còn bé
mà bạn đã phải kiếm sống bằng
nghề bán báo , không có ai nuôi
bạn ấy .
+ Em rất sung sướng , hạnh
phúc.

+ Em cảm thấy thế nào khi được
sống trong gia đình có bố mẹ, anh
chị em đầy đủ ?
* Kết luận:Các em thật hạnh phúc , - Lắng nghe.


sung sướng khi được sống với gia
đình. Chúng ta cần cảm thông , chia
sẻ với các bạn thiệt thòi , không
được sống chung với gia đình.
Hoạt động 3 : - Giáo viên phân nhóm quan sát tìm - Hs thảo luận nội dung tranh ,
Chơi đóng vai hiểu nội dung tranh của nhóm mình. chọn cách ứng xử phù hợp ,
theo tình
phân vai trong nhóm .
huống trong
- Giáo viên cho đại diện của các
- Hs nhận xét , bổ sung ý kiến .
tranh.
nhóm lên đóng vai theo tình huống .
( 5 - 7 phút )
- Giáo viên tổng kết cách ứng xử
cho từng tranh .
T1 : Nói “ Vâng ạ !” và thực hiện

đúng lời mẹ dặn.
T2 : Chào bà, cha mẹ khi đi học về .
T3 : Xin phép bà đi chơi .
T4 : Nhận quà bằng 2 tay và nói lời
cảm ơn .
* Giáo viên kết luận : Các em phải
có bổn phận kính trọng , lễ phép ,
vâng lời ông bà , cha mẹ .
Dặn dò HS - Nhận xét chung tiết học.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
( 1-2 phút )
- Luyện tập thói quen lễ phép với
ông bà, cha mẹ,...

Tuần 8
Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
GIA ĐÌNH EM ( TIẾT 2 )
I . MỤC TIÊU :

- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời

ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
( Đối với HSKG: - Biết trẻ em có quyền có gia đình, cha mẹ.
- Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp
về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Các điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong CƯQT về QTE. Các điều
3,5,7,9,12,13,16,17,27, trong luật BVCS và GĐTEVN.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

ND - TG
Hoạt động 1
Học sinh chơi
trò “ đổi nhà “
( 13 - 15 phút )

Hoạt động của Giáo viên
- Cho học sinh ra sân xếp thành
vòng tròn . Giáo viên hướng dẫn
học sinh trò chơi “ Đổi nhà” .
+ 3 em tụ lại một nhóm : 2 em làm
mái nhà , 1 em đứng giữa ( tượng
trưng cho gia đình ).
+ Khi quản trò hô ‘ Đổi nhà ’ thì
người đứng giữa phải chạy đi tìm
nhà khác . Lúc đó người quản trò sẽ
chạy vào một nhà nào đó . Em nào

chậm chân sẽ bị mất nhà , phải làm
người quản trò hô tiếp .
- Cho học sinh vào lớp Giáo viên
hỏi :
+ Em cảm thấy như thế nào khi
luôn có một mái nhà ?
+ Em sẽ ra sao khi không có một
mái nhà ?
* Giáo viên kết luận : Gia đình là
nơi em được cha mẹ và những
người trong gia đình che chở , yêu
thương , chăm sóc , nuôi dưỡng ,
Hoạt động 2 : dạy bảo em thành người .
Tiểu phẩm “ - Giáo viên đọc nội dung truyện “
Chuyện của Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm , dặn
Bạn Long ” Long ở nhà học bài và trông nhà .
( 4 - 6 phút ) Long đang học bài thì các bạn đến
rủ đi đá bóng , Long lưỡng lự một
lát rồi đồng ý đi chơi với bạn .
- Cho học sinh thảo luận sau khi
xem tiểu phẩm .
+ Em có nhận xét gì về việc làm
của Long ?

Hoạt động của Học sinh
- Cho học sinh chơi 3 lần .

- Sung sướng , hạnh phúc .
- Sợ , bơ vơ , lạnh lẽo , buồn .


- Hs phân vai : Long , mẹ
Long, các bạn Long .
- Hs lên đóng vai trước lớp .

- Không vâng lời mẹ dặn .

+ Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long - Bài vở chưa học xong , ngày
không vâng lời mẹ dặn ?
mai lên lớp sẽ bị điểm kém . Bỏ
nhà đi chơi có thể nhà bị trộm ,


hoặc bản thân bị tai nạn trên
* Giáo viên tổng kết nd : Học sinh đường đi chơi .
Hoạt động 3 : phải biết vâng lời cha mẹ .
Học sinh tự - Giáo viên đặt câu hỏi :
liên hệ
+ Sống trong gia đình em được cha - Học sinh từng đôi một tự liên
( 5 - 7 phút ) mẹ quan tâm như thế nào ?
hệ.
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng? Một số HS trình bày trước lớp.
+ Giáo viên khen những em đã biết
lễ phép vâng lời cha mẹ và nhắc
nhở cả lớp học tập các bạn .
* Kết luận chung : Trẻ em có quyền - Lắng nghe.
có gia đình , được sống cùng cha
mẹ , được cha mẹ yêu thương che
chở , chăm sóc nuôi dưỡng , dạy
bảo .
- Cần cảm thông chia sẻ với những

bạn thiệt thòi , không được sống
- Ghi nhớ.
cùng gia đình .
- Trẻ em có bổn phận phải yêu quý
Dặn dò HS gia đình , kính trọng lễ phép , vâng
lời ông bà , cha mẹ .
( 1-2 phút )
- Nhận xét chung về tiết học.
- Lắng nghe.
- Làm tròn bổn phận của mình với
- Ghi nhớ.
gia đình.

Tuần 9
Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ,
NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết : Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường
nhịn (Biết vì sao cần lễ phépvới anh chị, nhường nhịn em nhỏ).
- Học sinh yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Qua bài học: HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong

cuộc sống hàng ngày
(Đối với HSKG: Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh
chị, nhường nhịn em nhỏ).


II- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh BT1, BT2 phóng to .
- Học sinh : Vở bài tập đạo đức lớp 1 .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
Bài cũ
Sống trong gia đình được bố mẹ - HS trả lời...
(2-3phút):
quan tâm như thế nào?
cha mẹ thương yêu ... .
Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ? - Yêu quý gia đình ... .
- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giới thiệu bài
(2-3phút):
Hoạt động 1
HS xem tranh
và nhận xét việc
làm của các bạn
nhỏ trong BT1
(8-10 phút):

- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.


- HS lắng nghe.

- Giao việc: Quan sát tranh BT1
(tr15) theo nhóm đôi và trả lời câu
hỏi:
Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn,
em đã nói gì?
Hai anh em đối xử với nhau như
thế nào?
Tranh 2: Hai chị em đang làm gì?

- Quan sát thảo luận nhóm
đôi, trả lời câu hỏi.
- Em nói lời cảm ơn.
- Anh rất quan tâm em, em
lễ phép với anh .
- Hai chị em cùng nhau
chơi đồ hàng.
- Hai chị em đối xử với
nhau rất hòa thuận.
- Từnh nhóm đôi nêu kết
quả thảo luận tranh 1, tranh
2.
- Lắng nghe, 1-2 HS nhắc
lại.
- Nắm và thực hiện.
- HS xem tranh, thảo luận.
- Tr1: Bạn Lan đang chơi
với em thì được cô cho
quà.

1. Lan nhận quà và giữ tất
cả cho mình.
2. Lan chia cho em quả bé
giữ cho mình quả to.
3. Mỗi người 1 nữa quả to
1 nữa qua bé.

Hai chị em đối xử với nhau như
thế nào?
- Yêu cầu: HS các nhóm nêu kết
quả thảo luận được ...
- GV nhận xét, bổ sung.
* Chốt: Anh, chị em trong gia đình
phải thương yêu và hòa thuận với
Hoạt động 2
nhau.
Thảo luận, phân - Yêu cầu: HS xem tranh BT2 tr16
tích tình huống và cho biết tranh vẽ gì?
BT2
(18phút):
Theo em bạn Lan ở tranh 1 có thể
có những cách giải quyết nào
trong tình huống đó?
*Bước 1:
- Yêu cầu: HS nêu tất cả các cách
giải quyết có thể có của Lan trong
tình huống tranh 1.
? Nếu em là bạn Lan em sẽ chọn
cách giải quyết nào?
4. Lan chia cho em quả to

giữ cho mình quả nhỏ.


Củng cố, dăn

(2-3 phút) :

5. Nhường cho em bé chọn
*Bước 2:
trước.
Chia HS thành các nhóm có cùng - Đại diện nhóm TB trước
sự lựa chọn.
lớp.
*Bước 3:
- Các nhóm nhận xét, bổ
Đại diện nhóm trình bày, GV sung.
nhận xét, bổ sung.
* Chốt : Cách ứng xử thứ (5) trong
tình huống là đáng khen, thể hiện - Lắng nghe, 1-2 em nhắc
chị yêu em nhất, biết nhường nhịn lại .
em nhỏ.
* Đối với tranh 2: GV hướng dẫn
làm tương tự như tranh 1 .
- Bạn Hùng có 1 chiếc ôtô
- B1: Gợi ý cách ứng xử của tranh đồ chơi. Nhưng em bé nhìn
2:
thấy và đòi muợn chơi.
1. Hùng không cho em mượn ôtô. - HS thảo luận nêu cách
2. Đưa cho em mượn và để mặc giải quyết đúng nhất trong
em tự chơi.

3 cách giải quyết mà GV
3. Cho em mượn và hướng dẫn em đã gợi ý hay các cách giải
cách chơi, cách giữ gìn ôtô khỏi quyết khác của HS.
hỏng.
- Đại diện nhóm TB trước
- B2: HS trình bày trước lớp, GV lớp.
nhận xét, bổ sung.
- Lớp bổ sung.
* Chốt : Cách ứng xử thứ 3 trong - Lắng nghe.
tình huống là đúng.
- 1,2 em HS nhắc lại.
Là anh chị phải như thế nào với
em nhỏ?
-Đại diện 1,2 em TLCH...
- Dặn HS về nhà học bài, thực
hiện theo bài học.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tuần 10
Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

Đạo đức lớp 1
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (T2 )
I. MỤC TIÊU:

- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Có thái độ yêu quí anh chị em trong gia đình

năm .........


-Biết cư xử lễ phép với anh chị, chị nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng
ngày của gia đình.
(Đối với HSKG: Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh
chị, nhường nhịn em nhỏ).
II. ĐDDH:

+ Vở bài tập đạo đức 1
+ Một số đồ dùng, đồ chơi: 1quả cam to, 1quả bé, 1chiếc xe ô tô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

ND - TG
Bài cũ:
3-4’
Bài mới:
Giới thiệu bài
mới
HĐ1:
HS trình bày
việc thực hiện
hành vi ở gia
đình
5-7’

HĐ2:
Nhận xét hành

vi trong tranh
(bt3 )
8-10’

Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
1. Em đã lễ phép với anh chị nhường nhịn
em nhỏ như thế nào?
2 học sinh trả lời
2. Cha mẹ đã khen em thế nào?
- Nhận xét - tuyên dương
- Lễ phép với anh chị nhường nhịn em
nhỏ giúp cho anh chị em mới hòa thuận,
đoàn kết là những đức tính tốt mà mỗi em
cần phải có.
* GV gọi một số ( anh chị em ) trình bày - CN lần lượt kể
trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị việc thực hiện hành
nhường nhịn em nhỏ:
vi của mình
1. Em đã biết vâng lời hay nhường nhịn
ai?
2. Khi đó việc gì đã xảy ra ?
3. Em đã làm gì?
4. Tại sao em làm như vậy?
5. Kết quả như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
- GV y/c HS thảo luận theo cặp làm bt3 - Từng cặp HS làm
( với ba tranh 3, 4,5 ) với nội dung:
bài tập
1. Trong từng tranh có những ai?

2. Họ đang làm gì?
- Theo từng tranh
+ Việc làm nào đúng thì nối tranh đó với
chữ ( nên ), việc làm nào sai thì nối với
( không nên )
* GV kết luận theo từng tranh:
- Tranh 3: Hai chị em bảo ban nhau cùng
làm việc nhà, trông cả hai người rất vui
vẽ làm việc. Đó là việc làm tốt cho nên
cần nối tranh 3 với chữ ( nên ).


- Tranh 4: Hai chị em đang dành nhau
quyển sách, như vậy là chị chưa biết
nhường nhịn em, hai chị em không vui vẽ
với nhau. Việc này là không tốt, là sai nên
phải nối với ( không nên )
- Tranh 5: Mẹ đang dọn dẹp, nấu trong
bếp, em đòi mẹ. Khi đó, đã đến bên em,
dỗ dành em cùng chơi với anh đễ mẹ làm
việc. Tức là, anh đã biết chỉ bảo cho em
HĐ3:
điều tốt, cho nên cần nối tranh này với
Trò chơi sắm chữ ( nên )
- Theo từng bức
vai theo bài tập
tranh HS thực hiện
2- 5’
- GV nêu tên trò chơi: Trò chơi sắm vai
trò chơi sắm vai

- Gv tổ chức cho HS chơi theo nhóm 4 và
hướng dẫn các nhóm phân tích tình - CN nhận xét
huống ở các tranh theo bài tập 2 để sắm
vai:
1. Trong từng tranh có những ai? Họ
đang làm gì?
- CN lần lượt đọc
2.Người chị người anh cần phải làm gì
cho đúng với quả cam, chiếc ô tô đồ
chơi?
- Y/c HS hãy phân vai cho nhau để thể
hiện điều đó qua trò chơi
- GV gọi HS nhận xét các nhóm thể hiện
trò chơi
1. Tranh 1: Chị em đang chơi với nhau thì
được mẹ cho hoa quả. Chị cảm ơn mẹ,
HĐ4.
sau đó nhường cho em quả to, quả bé cho
Đọc phần ghi mình
nhớ
2. Tranh 2: Anh em chơi trò chơi: Khi
1- 2’
anh đang chơi với chiếc ô tô thì em đòi
Cũng cố,dặn mượn, anh phải nhường em.

- Gv hướng dẫn đọc phần ghi nhớ
2-3’
- GV khái quát lại bài học và nhắc nhở
các em có thái độ lễ phép với anh chị và
nhường nhịn em nhỏ

T11


Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I: MỤC TIÊU

- Củng cố các kiến thức đã họcvà thực hành một số kĩ năng tự giới thiệu về mình,
giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn sách vở, lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.
- Giáo dục HS có ý thức thường xuyên thực hành các kĩ năng đã học.
II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh.
- Đồ dùng đóng vai.
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Nội dung - thời gian
Giới thiệu bài
(2-3')
HĐ1:
Củng cố các kiến
thức đã học

( 10'-12')

HĐ2:
Thực hành kĩ năng
(12' -14')

Hoạt động của GV
- GV : nêu mục tiêu của bài học

Hoat động của HS
- HS nghe

- GV cho HS nêu lại các bài đạo
đức đã học từ trước đến nay.
- GV đưa ra một số câu hỏi, yêu
cầu HS thảo luận N4 để trả lời.
-? Muốn giữ gìn thân thể các em
phải làm gì?
- ? Muốn giữ gìn sách vở, đồ
dùng học tập ta phải làm như thế
nào?
-? Làm anh ta phải đối xử như thế
nào với em nhỏ?
-? Đối với người lớn các em phải
làm như thế nào?
- GV huy động kết quả

- HS nêu

- GV giúp HS hoàn thiện phần trả

lời và kết luận theo từng câu hỏi.
- GV gọi HS giới thiệu về gia
đình mình và bản thân mình.
- GV đưa ra một số tình huống,
yêu cầu HS thảo luận N4 xử lý
tình huống sau đó lên đóng vai.
+ Mẹ đi chợ và dặn con học xong
quét nhà giúp mẹ nhé......

- HS thảo luận N4

- Đại diện nhóm trình
bày, các nhóm khác
lắng nghe và nhận xét.
- HS nghe
- HS giới thiệu
- HS thảo luận N4, xử
lí tình huống.


Củng cố, dặn dò
(5'-7')

+ Bà đang lau bàn ghế, em muốn
đi chơi em sẽ......
+ Bạn Hùng có một chiếc ô tô đồ - Các nhóm lên đóng
chơi. Em bé nhìn nhìn thấy và đòi vai theo từng tình
mượn chơi. Nếu em là bạn Hùng huống. HS lớp nhận
em sẽ........
xét.

- GV huy động kết quả.
- HS nghe.
- GV kết luận theo từng tình - HS nghe.
huống.
- Tổ chức trò chơi" ghi nhớ nhanh - HS chơi.
đúng"GV chuẩn bị một số tranh
cho HS nối Nên - Không nên.
- GV phổ biến luật chơi.
- HS nghe
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhắc nhở HS nên làm theo
tranh vẽ nên, và khuyên HS
không nên thực hiện theo trnh vẽ
không nên.
- HS nghe
- GV nhận xét tiết học.

Tuần 11
Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ ( TIẾT 1 )
I . MỤC TIÊU :
- HS biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

- Nêu được: Khi nào chào cờ cần bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
( Đối với HSKG: Biết: Nghiêm trang khi chòa cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì
và yêu quý Tổ quốc Việt Nam ).
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BTĐĐ 1 , lá cờ VN
- Bài hát “ Lá cờ VN ”, Bút màu , giấy vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :


- Em phải cư xử với anh chị như thế nào ?
- Khi có đồ chơi đẹp , em có nhường cho em của em không ?
- Em đã đối xử với em của em như thế nào ?
- Anh em sống hoà thuận thì cha mẹ thấy thế nào ?
- Nhận xét bài cũ . KTCBBM.
3.Bài mới :
ND - TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài - Giới thiệu bài, ghi bảng
- Lắng nghe.
mới
( 2 – 3’)
Hoạt động 1 : - Cho học sinh quan sát tranh BT1 , - Học sinh quan sát tranh trả
Quan sát tranh Giáo viên hỏi :
lời .
( 7 – 8’)

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm + Đang giới thiệu , làm quen
gì ?
với nhau .
+ Các bạn đó là người nước nào ? Vì + Các bạn là người nước TQ,
sao em biết ?
Nhật , VN , Lào. Em biết qua
lời giới thiệu của các bạn .
- Giáo viên kết luận : Các bạn nhỏ - Học sinh lắng nghe , ghi
trong tranh đang giới thiệu làm quen
nhớ .
với nhau . Mỗi bạn mang một quốc
tịch riêng : VN , Lào , Trung Quốc ,
Nhật . Trẻ em có quyền có quốc tịch .
Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam .
Hoạt động 2 : - Giáo viên hỏi :
- Học sinh quan sát tranh trả
Đàm thoại
lời
( 10-12’)
+ Những người trong tranh đang làm + Những người trong tranh
gì ?
đang chào cờ .
+ Tư thế đứng chào cờ của họ như thế + Tư thế đứng chào cờ
nào ? Vì sao họ đứng nghiêm trang nghiêm trang , mắt hướng
khi chào cờ ( đ/v tranh 1,2 )
nhìn lá cờ để tỏ lòng kính
trọng Tổ quốc mình .
+ Vì sao họ sung sướng cùng nhau + Thể hiện lòng kính trọng ,
nâng lá cờ tổ quốc ( tranh 3)
yêu quý quốc kỳ , linh hồn

của Tổ quốc VN .
- Giáo viên kết luận : Quốc kỳ tượng - Học sinh lắng nghe , ghi
trưng cho một nước . Quốc kỳ VN
nhớ .
màu đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ( GV
giới thiệu lá cờ VN )
- Quốc ca là bài hát chính thức của
một nước , dùng khi chào cờ . Khi
chào cờ cần phải : bỏ mũ nón , sửa
sang lại đầu tóc , quần áo cho chỉnh


tề . Đứng nghiêm , mắt hướng nhìn
quốc kỳ .
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để
bày tỏ lòng tôn kính lá quốc kỳ , thể
hiện tình yêu đối với Tổ quốc .
Hoạt động 3 : - Y/C học sinh thực hành làm BT3
Học sinh thực - Kết luận :
hành làm BT3
Khi chào cờ phải đứng nghiêm
. ( 7- 8 ’)
trang , không quay ngang , quay ngửa
, nói chuyện riêng .
Củng cố dặn - Dặn Học sinh thực hiện đúng

những điều đã học trong giờ chào cờ
( 2 – 3’)
đầu tuần .
- Chuẩn bị bút màu đỏ , vàng để vẽ lá

quốc kỳ VN .

- Học sinh nhận ra những bạn
chưa nghiêm túc trong giờ
chào cờ . ( trong tranh ).
- Học sinh thực hành làm
BT3 .

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tuần 13
Ngày dạy: Thứ

ngày

tháng

năm .........

Đạo đức lớp 1
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ ( TIẾT 2 )
I . MỤC TIÊU :
- HS biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: Khi nào chào cờ cần bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
( Đối với HSKG: Biết: Nghiêm trang khi chòa cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì
và yêu quý Tổ quốc Việt Nam ).
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BTĐĐ 1 , lá cờ VN

- Bài hát “ Lá cờ VN ”,
- Bút màu ,
- Giấy vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
ND - TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×