Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án lớp 1- môn thủ công -đạo đức - môn thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.71 KB, 5 trang )

TUẦN 10 -TC
Thủ công
XÉ - DÁN HÌNH CON GÀ CON
I.Mục tiêu :
-Biết cách xé dán hình gà con
-Xé dán được hình gà con.Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.
-HS có ý thức thái độ bảo vệ chăm sóc gà ở nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
Mẫu xé, dán con gà con, giấy màu, keo, bút chì,…
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra đồ dùng của Học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu qua mẫu vật, ghi tựa.
Treo mẫu xé, dán con gà.
Hỏi: Con gà có những đặc điểm gì?
HD làm mẫu :
Xé dán thân gà: Lấy giấy màu đỏ lật mặt sau
đếm ô và đánh dấu vẽ hình chữ nhật dài 10
ô, rộng 8 ô xé ra khỏi tờ giấy, xé 4 gốc hình
CN, sửa lại cho giống hình con gà.
Xé hình đầu gà: Lấy giấy màu vàng lật mặt
sau đếm và vẽ hình vuông 5 ô xé ra khỏi tờ
giấy, xé 4 gốc ta được đầu gà.
Xé hình đuôi gà:
Lấy giấy màu xanh lật mặt sau đếm và vẽ
hình vuông 4 ô, vẽ tam giác xé ra khỏi tờ
giấy ta được đuôi gà.
Xé mỏ, chân và mắt:
Dán hình:
GV thao tác bôi hồ lần lượt và dán theo thứ


tự
Thân, đầu, mỏ, mắt, chân.
Treo lên bảng lớp để cả lớp quan sát
4.Củng cố :
Hỏi tên bài, nêu lại các bộ phận của con gà?
Nêu cách vẽ thân, đầu, đuôi…con gà con.
5.Nhận xét, dặn dò:
Chuẩn bị dụng cụ thủ công để tiết sau học
tốt hơn.
Hát
Giấy màu, bút, keo,…
Vài HS nêu lại
Mẫu con gà, cả lớp quan sát trên bảng
Gà có thân, đầu, mắt, mỏ, chân.
Lớp dùng giấy nháp làm theo cô.
Lớp xé hình đầu gà
Lớp xé hình đuôi gà
Lớp xé mỏ, chân, mắt
Xé dán con gà.
HS nêu lại.
Thực hiện ở nhà.
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGỦ – RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN
I.Mục tiêu :
-Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ.
-Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước, học đứng đưa hai tay dang
ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V.
II.Chuẩn bị : Còi, sân bãi …
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Phần mở đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Gọi cán sự cho lớp hát.
Gợi ý cán sự hô dóng hàng. Tập hợp 4 hàng
dọc.
GV theo dõi và sửa sai.
2.Phần cơ bản:
Ôn lại các động tác cơ bản 2 lần.
Ôn đứng đưa 2 tay ra trước.
Học động tác đưa hai tay dang ngang.
TTCB:Đưa 2 tay sang hai bên cao ngang
vai, hai tay sấp các ngón tay khép lại, thân
người thẳng mặt hướng về trước.
GV theo dõi và sửa sai cho học sinh
Học động tác đưa hai tay lên cao hình chữ
V.
TTCB: Đưa 2 tay lên cao hình chữ V, hai
lòng bàn tay hướng vào nhau, các ngón tay
khép lại, thân người và chân thẳng, mặt hơi
ngữa, mắt nhìn lên cao.
GV theo dõi và sửa sai cho học sinh
3.Phần kết thúc :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
GV cùng học sinh hệ thống bài học.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
HS ra sân. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Học sinh lắng nghe nắmYC bài học.
Đứng tại chỗ vỗ tay hát.

Cả lớp cùng tham gia xếp thành 4 hàng dọc,
trước mỗi hàng có tổ trưởng điều khiển.
Các tổ lần lượt tự ôn hàng dọc, dóng hàng,
cán sự tổ hô cho tổ viên mình thực hiện từ 2
-> 3 lần.
Lớp QS làm mẫu theo GV.
Tập từ 4 -> 8 lần
Lớp QS làm mẫu theo GV.
Tập từ 4 -> 8 lần
HS đứng thành hai hàng dọc vỗ tay và hát.
Làm 2 động tác vừa học.
Nêu lại nội dung bài học.
TNXH
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
-Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác
quan.
-Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hằng ngày, các hoạt động, các thức ăn
có lợi cho sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV và học sinh sưu tầm và mang theo các tranh ảnh về các hoạt động học tập,
vui chơi, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai.
-Hồ dán, giấy to, kéo…
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
a) Kể những hoạt động mà em thích?
b) Thế nào là nghỉ ngơi hợp lý?
GV nhận xét cho điểm.

Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh khởi động bằng trò chơi
“Alibaba”.
Mục đích tạo ra không khí sôi nổi hào hứng
cho lớp học.
Lưu ý: Khi gần kết thúc trò chơi GV nên có
những câu hát hướng vào bài học.
Ví dụ : GV hát “Hôm nay Ali baba yêu cầu
chúng ta học hành thật chăm”. Học sinh hát
đệm “Alibaba”.
Qua đó GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
Hoạt động 1 :
Làm việc với phiếu học tập:
MĐ: Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ
phận cơ thể người và các giác quan.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV phát phiếu cho các nhóm. Nội dung
phiếu có thể như sau:
Cơ thể người gồm có … phần. Đó là…
Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là:
………..
Chúng ta nhận biết được thế giới xung
quanh nhờ có:………
Bước 2:
GV gọi 1 vài nhóm lên đọc câu trả lời của
nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Hoạt động 2:

Gắn tranh theo chủ đề:
MĐ: Củng cố các kiến thức về các hành vi
vệ sinh hằng ngày. Các hoạt động có lợi cho
sức khoẻ.
Các bước tiến hành:
Bước 1 :
GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to (nếu có
Học sinh nêu tên bài.
HS kể.
Học sinh nêu.
Toàn lớp thực hiện.
Theo dõi và lắng nghe.
Nhắc lại.
Học sinh thảo luận theo nhóm 8 em, điền vào
chỗ chấm các câu trả lời.
Học sinh nêu lại nội dung trong phiếu.
Nhóm khác nhận xét.
Học sinh làm việc theo nhóm: dán tranh
tranh thì phát cho các nhóm) và yêu cầu các
em gắn tranh ảnh (có thể vẽ), các em thu
thập được về các hoạt động nên làm và
không nên làm.
Bước 2 :
GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm
của mình. Các nhóm khác xem và nhận xét.
Học sinh lên trình bày và giới thiệuvề các
bức tranh vừa dán cho cả lớp nghe.
Kết thúc hoạt động: GV khen ngợi các
nhóm đã làm việc tích cực, có nhiều tranh
ảnh hoặc có những bức vẽ đẹp.

Hoạt động 3: Kể về một ngày của em.
MĐ : Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các
hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ
ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt.
Học sinh tự giác thực hiện các nếp sống hợp
vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho
sức khoẻ.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV yêu cầu Học sinh nhớ và kể lại ngững
việc làm trong 1 ngày của mình cho cả lớp
nghe.
GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau :
• Buổi sáng, lúc ngủ dậy em làm gì?
• Buổi trưa em ăn những thứ gì?
• Đến trường, giờ ra chơi em chơi
những trò gì?
4.Củng cố :
Hỏi tên bài :
Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Nghỉ ngơi đúng lúc đúng chỗ, ăn
các thức ăn có lợi cho sức khoẻ….
(hoặc vẽ) theo yêu cầu của GV.
Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
Các nhóm khác xem và nhận xét.
Lắng nghe.
Học sinh liên hệ thực tế bản thân, kể theo gơi
ý câu hỏi.
Học sinh nêu tên bài

Thi đua 2 nhóm.
Đạo đức:
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2).
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết cư xữ lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ, có như vậy anh
chị em mới hoà thuận, cha mẹ vui lòng.
-Quý trọng những bạn biết vâng lời anh chị, biết nhường nhịn em nhỏ.
II.Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động học sinh
1.KTBC : Hỏi bài trước : Gia đình em
GV nêu câu hỏi :
Khi ai cho bánh em phải làm gì?
Nếu có đồ chơi đẹp em làm gì?
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn làm bài tập:
GV nêu YC bài tập:
Tranh 1:
Nội dung: Anh không cho em chơi chung.
Tranh 2:
Nội dung:
Anh hướng dẫn dẫn em học bài.
Tranh 3:
Nội dung:
Hai chị em cùng làm việc nhà.
Tranh 4:
Nội dung: Anh không nhường em.

Tranh 5:
Nội dung: Dỗ em cho mẹ làm việc.
Hoạt động 2 :
Gọi học sinh đóng vai thể hiện theo các tình
huống trong bài học.
Kết luận :
Là anh chị cần nhường nhịn em nhỏ. Là em
thì phải lễ phép và vâng lời anh chị.
Hoạt động 3:
Liên hệ thực tế:
Ở nhà các em thường nhường nhịn em nhỏ
như thế nào?
Trong gia đình nếu em là em nhỏ thì em nên
làm những gì?
Tóm lại : Anh chị em trong gia đình là
những người ruột thịt.Vì vậy cần phải
thương yêu quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau.Anh chị phải biết nhường nhịn em nhỏ,
em nhỏ phải kính trọng và vâng lời anh chị.
3.Củng cố : Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương.
4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới.
HS nêu tên bài học.
Nhường nhịn em, chia em phần hơn.
Nhường cho em chơi.
Vài HS nhắc lại.
Nối : nên hoặc không nên vào tranh.
Không nên.
Nên.

Nên.
Không nên.
Nên.
Đóng vai thể hiện tình huống 2.
Đóng vai thể hiện tình huống 5.
Học sinh nhắc lại.
Nhường đồ chơi, nhường quà bánh cho em.
Vâng lời anh chị.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nêu.
Thực hiện ở nhà.

×