VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI , 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Lê Xuân Bá
Hướng dẫn 2: TS. Lê Kim Chung
HÀ NỘI , 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các nhà khoa học
nước ngoài ...............................................................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các nhà khoa học
trong nước ..............................................................................................................12
1.3. Những vấn đề được tập trung nghiên cứu và những khoảng trống liên quan
đến đề tài luận án ...................................................................................................26
Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ
BIỂN ........................................................................................................................................ 29
2.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế biển .............................................................29
2.2. Nội dung phát triển kinh tế biển và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế biển.............................................................................................................39
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế biển ......................50
Chương 3:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
................................................................................................................................................... 61
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Bình Định ...............................................................................................................61
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2005 đến
năm 2016................................................................................................................70
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định ......................110
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở
TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................. 123
4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định .......123
4.2. Định hướng phát triển kinh tế biển ...............................................................126
4.3. Giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định ......................................135
4.4. Kiến nghị.......................................................................................................150
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định .......................75
Bảng 3.2. Lao động nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định .........................................78
Bảng 3.3. Số lượng tàu cá của tỉnh Bình Định từ năm 2011 – 2016.......................81
Bảng 3.4. Năng lực trang thiết bị các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu .........88
Bảng 3.5. Sản lượng hàng qua cảng Thị Nại...................................................91
Bảng 3.6. Thu nhập của dân cư từ hoạt động kinh tế biển của tỉnh Bình Định ...106
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khung lý thuyết cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển .................44
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định..................................................63
Hình 3.2. Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định qua các năm ....................80
Hình 3.3. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn ......................................89
Hình 3.4. Sản lượng container tại cảng Quy Nhơn ...................................................89
Hình 3.5. Số lượt khách du lịch đến Bình Định qua các năm..................................95
Hình 3.6. Tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Bình Định qua các năm ..................96
Hình 3.7. Cơ cấu doanh nghiệp logistics theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh
Bình Định......................................................................................................100
Hình 3.8. Ý kiến của người dân về mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt
động kinh tế biển..........................................................................................104
Hình 3.9. Mức độ liên kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
của tỉnh Bình Định........................................................................................114
Hình 3.10. Mức độ hài lòng của người dân về thu nhập từ hoạt động kinh tế
biển................................................................................................................115
3.11. Mức độ thay đổi đời sống của người dân tham gia hoạt động kinh tế
biển................................................................................................................116
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia có bờ biển chạy dọc theo chiều dài của đất nước, Việt
Nam có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển của Việt Nam phát
triển với hai lợi thế quan trọng là tiềm năng tự nhiên và vị trí địa - kinh tế,
địa- chiến lược đặc biệt. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần không
nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã có
nhiều Nghị quyết quan trọng định hướng phát triển kinh tế biển. Hội nghị lần
thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã thông qua Nghị quyết số
09- NQ/TW ngày 09/02/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 chỉ rõ: Phấn đấu đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ
quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh…, đến
năm 2020 kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước
đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển…Đặc biệt, Luật biển Việt
Nam, Luật số 18/2012/QH13, được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 đã
đưa ra những quy định chung về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển;
quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Trong những năm qua, thông qua những chương trình hành động cụ
thể, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế
1
biển, ven biển, kết hợp phát triển bền vững kinh tế biển với đảm bảo an ninhquốc phòng vùng biển. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn
so với tiềm năng phát triển của biển Việt Nam, và những mục tiêu trên còn
đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi các ngành, các cấp và cộng
đồng phải chung tay vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn.
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài 134
km và có các đảo ven bờ. Ngoài diện tích đất liền vùng ven biển, Bình Định
còn có khoảng 1.440 km2 vùng nội thủy, 2.500 km2 diện tích lãnh hải và
40.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế. Cùng với những tiềm năng to lớn nằm
trong lòng biển, vùng đất liền ven biển, Bình Định nổi lên là một tỉnh có
nhiều tiềm năng phát triển mạnh về biển và kinh tế biển.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khóa XV,
tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ngày 10/2/2001 đã phân tích khá rõ các
lợi thế và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho đến
năm 2010 và các năm tiếp theo. Ngoài các thành tích to lớn về phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, báo cáo cũng chỉ ra những khó khăn và bất cập nhất
hiện nay là đánh giá lại một cách toàn diện, đồng bộ về tài nguyên, môi trường
đới ven bờ biển, những thuận lợi và thách thức trong quá trình khai thác, sử
dụng chúng, và trên cơ sở đó xây dựng phương án quản lý tổng hợp đới ven bờ
biển
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và củatỉnh, kinh tế biển càng tỏ
rõ sức mạnh của mình trong sự phát triển chung của tỉnh nhà. Những năm
qua, kinh tế biển của tỉnh Bình Định có nhiều bước phát triển: khai thác hải
sản tăng liên tục trong nhiều năm cả về số lượng và chất lượng; việc đầu tư cơ
sở hạ tầng nghề cá được chú trọng; các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu
được xây dựng, đổi mới với trang thiết bị ngày càng hiện đại, đời sống nhân
dân các xã ven biển tăng lên đáng kể…
2
Tuy nhiên, kinh tế biển ở tỉnh Bình Định bên cạnh những thành tựu vẫn
còn nhiều hạn chế như: chưa có một quy hoạch tổng thể gắn kết giữa các
ngành kinh tế; quy mô doanh nghiệp trong kinh tế biển nhỏ, lẻ, phương thức
sản xuất còn mang tính thủ công, lạc hậu, hoạt động phân tán, chưa có sự kết
nối với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, năng lực cạnh tranh
kém(năm 2016, toàn tỉnh Bình Định chỉ có 05 nhà máy chế biến thủy sản xuất
khẩu quy mô lớn nhưng có tới 461 cơ sở sản xuất, thu mua có quy mô hộ gia
đình); chất lượng sản phẩm khai thác từ nguồn lợi biển chưa đủ mạnh để cạnh
tranh với thị trường lớn; chất lượng đội ngũ lao động trong kinh tế biển còn
thấp (lao động sản xuất thủy sản năm 2014 của tỉnh Bình Định là 40.749
người nhưng trong đó có tới 89,03% lao động chưa qua đào tạo và không có
bằng hay chứng chỉ chuyên môn); đặc biệt, trong khai thác nguồn lợi biển,
vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đang đặt ra cấp bách trong
phát triển kinh tế biển...
Trong tình hình đó, nhưng tổng quan nghiên cứu vẫn cho thấy những
khoảng trống khá lớn liên quan đến phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định.
Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi chọn đề tài: “Phát
triển kinh tế biển: Nghiên cứu trường hợp của tỉnh Bình Định” làm đề tài
luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây là sự mong mỏi cũng như
tâm huyết của bản thân nghiên cứu sinh, muốn đóng góp vào sự phát triển
chung của quê hương mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định, luận án đề
xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế biển của tỉnh Bình Định
phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về kinh tế biển, phát triển kinh tế
biển, từ đó làm rõ được ý nghĩa của sự phát triển kinh tế biển đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Tìm hiểu và hệ thống hóa một số vấn đề về thực tiễn và kinh nghiệm
phát triển kinh tế biển của một số quốc gia trong khu vực và một số địa
phương trong nước có những điều kiện tương đồng với tỉnh Bình Định để rút
ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định từ năm 2005 đến năm 2016, tìm ra và tổng kết những điểm yếu, hạn
chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế biển ở tỉnh Bình Định đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: là tỉnh Bình Định. Tuy nhiên có nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia và các địa
phương trong nước là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu mốc thời gian từ năm 2005 đến năm
2016 để thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế biển ở tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó thấy được những thay đổi và tác
động về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của kinh tế biển và đề xuất những
giải pháp phù hợp đến năm 2025.
- Về nội dung: nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định
với các nội dung: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, giám
4
sát các hoạt động kinh tế biển; phát triển các ngành kinh tế biển; các thành
phần kinh tế trong kinh tế biển; lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động
kinh tế biển.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định dựa trên
cách tiếp cận lịch sử, nghĩa là trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, điều
kiện khác nhau thì kinh tế biển có sự phát triển khác nhau; từ nghiên cứu lý
luận đến nghiên cứu thực trạng.
4.2. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chiến lược phát
triển kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và của
tỉnh Bình Định. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những
tri thức từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
-Phân tích, tổng hợp: thông qua việc phân tích lý thuyết, tác giả đi sâu
vào tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế để rút ra những kết luận khoa học và đề xuất
phương hướng, giải pháp phù hợp trong tương lai.
- Phương pháp lôgic và lịch sử: nghiên cứu, lập luận vấn đề theo tiến
trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Cả hai phương pháp trên được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu luận án nhằm đảm bảo tính lý luận gắn với thực tiễn và quan điểm
lịch sử trong giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: dựa vào các tư liệu
5
thứ cấp, các văn bản. nghị quyết của Đảng, Nhà nước, số liệu thống kê của
Tổng cục thống kê, Cục thống kê của địa phương…để thu thập tài liệu, số liệu
nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực khi giải quyết vấn đề.
- Phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học ở địa phương:
Điều tra qua bảng hỏi một số người dân tham gia hoạt động kinh tế biển về
mức độ ủng hộ của họ đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong phát triển kinh tế biển và ý kiến, đề xuất của họ...từ đó đánh giá,
đề ra giải pháp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
* Số lượng phiếu điều tra: 250 phiếu.
* Hình thức điều tra: hỏi trực tiếp.
* Phạm vi điều tra: thành phố Quy Nhơn (50 phiếu), huyện Tuy Phước
(50 phiếu), huyện Phù Cát (50 phiếu), huyện Phù Mỹ (50 phiếu), huyện Hoài
Nhơn (50 phiếu).
* Đối tượng điều tra: người dân đại diện hộ gia đình (được chọn ngẫu
nhiên) trong 5 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định có
tham gia hoạt động kinh tế biển.
Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3. Thông
qua phân tích, xử lý số liệu để thấy rõ sự phát triển trong từng nội dung phát
triển kinh tế biển. Đặc biệt, phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội
học được sử dụng chủ yếu trong nội dung phát triển kinh tế biển, mục 3.2.4.
Lợi ích của dân cư trong hoạt động kinh tế biển ở tỉnh Bình Định.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tổng quan, khái quát, làm rõ hơn khái niệm về kinh tế biển, những bộ
phận cấu thành của kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển, nội dung phát triển
kinh tế biển và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển.
- Phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định trong
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016; chỉ rõ các ưu điểm, khuyết điểm và
6
nguyên nhân của những khuyết điểm.
- Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định, tác giả đã chỉ ra được lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động
kinh tế biển, đề xuất thực hiện nhiều giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển ở tỉnh Bình Định đến năm 2025, góp phần làm giảm thiểu mâu
thuẫn lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển,
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu về kinh tế biển của tỉnh Bình Định góp phần làm
rõ hơn nhiều nội dung về mặt lý luận, sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu về kinh tế biển của nhiều địa phương và của Việt Nam.
- Ngoài ra, thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả còn làm rõ những
đóng góp của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của tỉnh Bình Định. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các
cơ quan hoạch định chính sách về phát triển kinh tế biển ở các Bộ, ngành và
tỉnh Bình Định; có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền cũng như mở rộng
hợp tác quốc tế về biển.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ
lục, phần tóm tắt bằng tiếng Anh, phần nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án. Chương này phân tích nội dung cơ bản của một số công trình nghiên cứu
ngoài nước và trong nước viết về kinh tế biển. Thông qua đó, chỉ ra những
khoảng trống chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu mà luận án cố gắng
tiếp tục làm rõ.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển.
Trong chương này, tác giả hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về kinh tế
7
biển, phát triển kinh tế biển, từ đó làm rõ được ý nghĩa của sự phát triển kinh
tế nói chung, phát triển kinh tế biển nói riêng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, chương 1 còn nghiên cứu về kinh
nghiệm phát triển kinh tế biển của một số tỉnh, thành trong và ngoài nước để
rút ra kinh nghiệm phát triển cho tỉnh Bình Định.
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định.
Chương này phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định từ năm 2005 đến năm 2016; tổng kết những kết quả đạt được và tìm ra
những yếu kém và quan trọng hơn là nguyên nhân gây ra yếu kém cần phải
giải quyết trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định đến năm 2025. Thông qua phân tích những vấn đề lý luận, bài học kinh
nghiệm rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương
trong nước, nghiên cứu thực trạng và tổng kết một số vấn đề đặt ra cho phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định trong chương 3, chương này đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định trong thời gian tới.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của thế giới, đặc biệt của các quốc gia
có biển và hướng ra biển đã chứng minh một cách hùng hồn về tầm quan
trọng của biển, của phát triển kinh tế biển. Vì vậy nghiên cứu về biển, kinh
tế biển là vấn đề có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học, nhiều chuyên gia, các nhà kinh tế, các vị lãnh đạo…trong và ngoài
nước. Đã có rất nhiều tài liệu được viết dưới các dạng khác nhau như: sách;
các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước; các đề án; luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ và các bài báo…
1.1. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các nhà
khoa học nước ngoài
Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Và sự thật, sự
phát triển mạnh mẽ của thế giới, đặc biệt của các quốc gia có biển đã chứng
minh một cách thuyết phục cho dự báo ấy. Ngày nay, kinh tế biển được nhiều
nước quan tâm chú ý, nghiên cứu, không chỉ riêng Việt Nam.
Cuốn sách “Sổ tay đánh giá tiến độ và kết quả của công tác quản lý tổng
hợp biển và vùng bờ biển”(2008) có sự hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế và
nhiều tác giả nước ngoài, được Sherry Heileman biên tập, Nguyễn Công
Minh, Nguyễn Đức Tú biên dịch từ nguyên bản tiếng Anh: “A Handbook for
Measuring the Progress and Outcomes of Integrated Coastal and Ocean
management”. Đây là công trình giới thiệu về chức năng, nguyên tắc, quá
trình quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển (ICOM) và tiếp cận đến phương
pháp quản lý cả vùng đặc quyền kinh tế và các hệ sinh thái biển, phục vụ cho
việc nghiên cứu, xây dựng chính sách biển quốc gia.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhiều tham vọng trong việc
9
phát triển kinh tế biển. Trong cuốn “Chiến lược khai thác biển của Trung
Quốc” (1990) của nhóm tác giả Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân, Hoàng
Minh Lỗ đã đề cập khá toàn diện đến nội dung của kinh tế biển như: khai thác
hải sản, hàng hải, du lịch biển, điều tra tài nguyên biển...Đặc biệt, về du lịch
biển, nhóm tác giả đã đưa ra luận điểm khá mới mẻ: ngành du lịch biển không
phải là con đẻ của sự phát triển khoa học kỹ thuật mà là con đẻ của sự phát
triển kinh tế hiện đại. Đời sống nhân dân càng cao, không gian hoạt động
càng mở rộng, thời gian nhàn rỗi càng nhiều hơn, càng phát triển vui chơi du
lịch trên biển. Về ngành khai thác hải sản, các tác giả không chỉ có những
nghiên cứu mang tính dự báo về trữ lượng mà còn dự báo về nhu cầu và các
mục tiêu, biện pháp, chính sách.
Cuốn “Khai thác đại dương” (1983) của Michael Béquery,do Nguyễn
Dương và Bùi Ngô Song dịch đã phân tích rõ các khái niệm về hải dương học,
đại dương học và sự phong phú của các nguồn tài nguyên đại dương như:
nguồn lợi hải sản, năng lượng, khoáng sản...qua đó cho thấy được tiềm năng
kinh tế to lớn của đại dương và cách thức khai thác chúng phục vụ cho nhu
cầu của con người một cách phù hợp.
Cũng nhấn mạnh đến vai trò của nguồn tài nguyên biển đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội nhưng dưới góc độ bảo vệ môi trường, nhóm tác giả
Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid với công trình nghiên
cứu “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và bài
học cho Malaysia – The Asian experience in developing the marintime
sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (2007) cho rằng: Nhà
nước phải có chính sách về quản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển sao
cho hoạt động khai thác vừa hiệu quả lại không ảnh hưởng đến môi trường.
Các tác giả này cũng khẳng định: các nước ven biển muốn phát triển bền
vững cần phải có chính sách phát triển, bảo tồn, bảo vệ khoáng sản biển
10
khỏi việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường biển.
Tác giả Costas Th.Grammennos với cuốn “The handbook of marine
economics and business” (Sổ tay kinh tế biển) (2010) của nhà xuất bản
Lloyd,s List, đã phân tích dữ liệu những hoạt động bị ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp bởi những sự kiện đầu thế kỷ XXI – khi mà tốc độ tăng trưởng
của Trung Quốc nhờ các hoạt động thương mại trên biển cũng như các hoạt
động đầu tư vào lĩnh vực tàu biển.
Bài viết “Biển Đông: Quan điểm từ Hoa Kỳ” của GS. Bronson Percival
đã khẳng định chính sách Biển Đông của Mỹ không thay đổi ít nhất trong
vòng 15 năm, tuy nhiên, sự quan tâm của Mỹ tại khu vực này không đồng
nhất tại các thời điểm khác nhau. Trong bài viết này, thông qua các hoạt động
của Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2011, tác giả đã phân tích cho thấy sự
mơ hồ của Trung quốc trong lập trường về yêu sách về Biển Đông của mình.
Theo GS. Bronson Percival, mối quan hệ Việt – Mỹ có thể được xem như là
một rào chắn chống lại sự cứng rắn của Trung Quốc đã được củng cố và ngày
càng phát triển.
Tác giả Alfred Thayer Mahan với cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh trên
biển đối với lịch sử, 1660 – 1783”, nhà xuất bản Trí thức, do Phạm Nguyên
Trường dịch, đã viết về lịch sử từ năm 1660 đến năm 1783 của các quốc gia
ven bờ Bắc Đại Tây Dương. Cuốn sách đã nói lên mối quan hệ mật thiết giữa
kinh tế biển và hải quân. Tác giả cho rằng, sự phát triển của các ngành kinh tế
biển, đặc biệt là vận tải biển, đến một lúc nào đó cần sự hỗ trợ của hải quân
trước các nguy cơ trên biển, mà chủ yếu là sự tấn công của các lực lượng bên
ngoài. Ngược lại, kinh tế biển cũng là chỗ dựa vững chắc về nguồn lực, đặc
biệt là tài chính, để duy trì lực lượng hải quân. Tính gắn bó hữu cơ này là nền
tảng cho bất kỳ một chiến lược biển hiệu quả nào.
11
1.2. Tình hìnhnghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các nhà khoa
học trong nước
Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13, được Quốc hội nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21
tháng 6 năm 2012 đã đưa ra những nguyên tắc phát triển kinh tế biển bền
vững, hiệu quả:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh
và trật tự an toàn trên biển;
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và
hải đảo.
Dựa vào những nguyên tắc phát triển bền vững kinh tế biển theo Luật
biển Việt Nam, tác giả tìm hiểu tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến đề tài và chia thành các nhóm sau:
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về biển với nội dung phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và của các địa phương ven biển và hải đảo
Việc xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của kinh tế biển đối với toàn
bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong điều kiện đất nước hội nhập
khu vực và quốc tế là hết sức quan trọng.
Về nội dung này, đa số các tài liệu đều viết theo mô tuýp chung là căn
cứ vào đặc điểm thế mạnh hoặc bất lợi nào đó của một vùng, một địa phương
cụ thể,thông qua việc khảo sát, phân tích, xử lý số liệu mà đưa ra đề xuất, giải
pháp, kiến nghị trong việc phát triển kinh tế biển. Có thể nội dungcác tác giả
đề cập đến chỉ mang tính khái quát hoặc cụ thể cho từng ngành kinh tế biển
nhất định. Chẳng hạn, trong những ngành kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên
tập trung phát triển thì có tác giả đi sâu tìm hiểu về vận tải biển, cảng biển,
12
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải
khác; hoặc có công trình chỉ nghiên cứu sâu về du lịch biển; khai thác, nuôi
trồng, chế biến hải sản; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển... Dù
nghiên cứu sâu vào những ngành nghề nào thì thông qua đó, các tác giả đều
muốn làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về vai trò của biển, kinh tế biển đối
với kinh tế - xã hội của các vùng ven biển và của đất nước.
Cuốn “ Biển và cảng thế giới” (2002) do Phạm Văn Giáp (chủ biên),
Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. Đây là
công trình khoa học giới thiệu khái quát đặc điểm khí tượng, thủy văn của
biển đông ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong khu vực. Các tác giả
còn giới thiệu đến người đọc danh sách các cảng biển lớn trên thế giới, trong
đó có hệ thống cảng biển Việt Nam. Bên cạnh việc phân tích rõ tiềm năng,
nhóm tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến hạn chế của hệ thống cảng biển Việt
Nam so với tiềm năng. Mặc dù hiện cả nước có tới 266 cảng biển lớn, nhỏ,
song chủ yếu có năng lực tiếp nhận hàng hạn chế, quy mô nhỏ, manh mún,
không đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận tàu lớn, tàu container hiện đại. Ngay
cả công tác quy hoạch cũng nhanh chóng lạc hậu. Vì thế dẫn đến nghịch lý là
hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phải trung chuyển tới các tàu lớn
neo đậu ở Đông Nam Á.
Cuốn “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam” (2007) của Viện kinh tế
và Quy hoạch thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã
tổng hợp các bài viết của các nhà khoa học và quản lý ở các bộ, ngành và địa
phương. Thứ nhất, các nhà khoa học thông qua việc nghiên cứu thực trạng
phát triển kinh tế biển nói chung, ngành thủy sản nói riêng tại các địa phương,
khẳng định vị trí, vai trò của các ngành kinh tế biển trong sự phát triển kinh
tế, xã hội. Thứ hai, tìm hiểu việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát
triển các ngành kinh tế biển và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế -
13
xã hội, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách và quản
lý ngành thủy sản cho cả nước và các địa phương.
Tương tự như hai cuốn sách trên, vai trò của kinh tế biển một lần nữa
được khẳng định trong phần một của cuốn“Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng,
cơ hội và thách thức” (2008) của Tạp chí Tổ chức nhà nước- Trung tâm thông
tin Focotech, nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội, đã nêu lên những định
hướng lớn trong việc phát triển kinh tế biển Việt Nam, khẳng định phát triển
kinh tế biển là nguồn động lực mới cho sự tăng tưởng kinh tế và phát triển
bền vững ở Việt Nam. Tác giả cũng đã phân tích cho thấy được cơ hội của các
địa phương khi tham gia vào thị trường thế giới xuất phát từ lợi thế về vị trí
địa lý, lợi thế về nguồn lợi biển...đặc biệt, nhấn mạnh đến việc phát triển cảng
biển, phát triển ngành thủy sản theo hướng xuất khẩu. Phần hai, cuốn sách đã
tập hợp các bài viết về khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tại các địa
phương vùng duyên hải và của các tập đoàn kinh tế. Bằng những con số cụ thể,
thông qua thực trạng phát triển, các bài viết đã chứng minh được vai trò to lớn
của kinh tế biển cả về mặt kinh tế và mặt xã hội, đồng thời cho thấy những thách
thức đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển, qua đó nêu lên những phương
hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trong tương
lai.
Cuốn “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam” (2009) của Thế Đạt,
nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Thông qua việc khẳng định kinh tế biển của
Việt Nam phát triển với các lợi thế về tiềm năng tự nhiên và vị trí địa lý, trong
các bài viết của mình, tác giả đã phân tích một cách chi tiết về đặc trưng hệ
sinh thái biển của từng khu vực Bắc, Trung và Nam Bộ, những đặc trưng đó
đã tác động đến sự phát triển kinh tế biển, tạo ra những cơ hội, thách thức
riêng cho từng miền. Với việc phân tích một cách sâu sắc như vậy, cuốn sách
đã giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình phát triển kinh tế -
14
xã hội của các tỉnh ven biển Việt Nam. Đặc biệt, đây là một kênh thông tin
đáng tin cậy đối với các nhà hoạch định chính sách.
Cuốn “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển”(1999) của T.S. Lê
Cao Đoàn, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu
này tìm hiểu tiến trình khai hoang lấn biển như là một nội dung phát triển
kinh tế - xã hội của vùng châu thổ sông Hồng; phân tích những cơ sở thành
công của quá trình khai hoang lấn biển, đặc biệt, luận giải nền nông nghiệp đã
chuyển đổi từ nông nghiệp độc canh trồng lúa nước mang tính tự nhiên tự
cung tự cấp sang sản xuất kinh doanh hải sản, phát triển bền vững và đáp ứng
được yêu cầu của quá trình khai hoang lấn biển mới trong điều kiện của kinh
tế thị trường đã diễn ra như thế nào. Thông qua việc tìm hiểu kinh nghiệm các
cuộc khai hoang trong lịch sử Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế ven biển thái Bình, tác giả
đưa ra một số kiến nghị nhằm biến vùng ven biển Thái Bình thành vùng kinh
doanh phát triển hiệu quả, bền vững. Nội dung cuốn sách mang đến cho người
đọc những nhận thức mới dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng ta về vùng
kinh tế biển.
PGS.TS. Trần Đình Thiên, trong bài viết “Một vài suy nghĩ về cách tiếp
cận mới đến chiến lược kinh tế biển của Việt Nam”in trong Kỷ yếu hội thảo
quốc gia “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng
Ngãi và miền Trung” (2011) cho rằng: đã đến lúc cần có những đột phá mới
trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ
phương thức mò cua bắt ốc sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền
(biển – lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt trước). Đây là công
thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế
biển và trở thành cường quốc biển. Theo ông, cách tiếp cận phát triển kinh tế
biển của Việt Nam hiện nay có hai thiếu sót lớn. Một là, xu hướng muốn vận
15
dụng một cách đơn giản và dễ dãi tư duy phát triển nông nghiệp truyền thống
– hay nói “riết nóng” hơn – tư duy phát triển tiểu nông, gắn với “con trâu đi
trước cái cày đi sau” – vào công cuộc phát triển kinh tế biển. Đó là cách thức
khai thác biển theo lối “con cò lặn lội bờ sông”, “đánh bắt ven bờ”, không
dám vươn ra biển khơi, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại
dương. Hai là, thiếu tư duy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chưa rõ tầm
nhìn toàn cầu và thời đại trong công cuộc phát triển kinh tế biển trong bối
cảnh hiện đại. Thông qua bài viết, tác giả cho rằng để định hình tư duy mới
cần lưu ý hai điểm. Thứ nhất, việc định hình chiến lược kinh tế biển cần được
thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: khai thác vùng không gian
biển, khai thác vùng bờ biển, phát triển các lĩnh vực hậu cần cho kinh tế biển
và các khu vực kết nối. Thứ hai, chú ý nguyên tắc tập trung phát huy lợi thế
trong phát triển nhằm khác phục tình trạng dàn trải, phân tán trong đầu tư phát
triển kinh tế biển, gây lãng phí và kém hiệu quả.
PGS. TS. Bùi Tất Thắng trong bài viết “Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài
học và cơ hội của Việt Nam” (Báo Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012) đã chỉ rõ:
trong điều kiện nguồn nhân lực còn hạn chế, trước mắt cần chủ trương tập trung
xây dựng một số đảo có điều kiện thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự bứt phá
cho kinh tế biển, đảo, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn phù hợp với lợi thế
của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản,...nâng
cao mức đóng góp của kinh tế đảo trong kinh tế cả nước. Tác giả còn xác định
các lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trong phát triển kinh tế biển đảo, trong đó có
phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Không chỉ được viết dưới dạng sách, kinh tế biển cũng là đề tài được
nhiều nghiên cứu sinh thuộc nhiều chuyên ngành lựa chọn, nghiên cứu, nhưng
được khai thác ở nhiều góc độ khác nhau.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Minh, chuyên ngành Lịch sử Việt
16
Nam cận đại và hiện đại thuộc Học viện Khoa học xã hội với đề tài “Quá
trình triển khai chính sách về biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm
2010”(2013).Trong luận án này, thứ nhất, tác giả đã phân tích cơ sở hình
thành và nội dung chính sách về biển của Việt nam trong thời kỳ đổi mới, làm
rõ vai trò của biển đảo đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã
hội, phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự hoạch định chính
sách về biển của Việt Nam từ 1986 đến năm 2010. Thứ hai, nghiên cứu quá
trình triển khai chính sách về biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010
trên một số lĩnh vực chủ yếu, đánh giá những thành tựu, hạn chế và đưa ra
một số giải pháp làm cơ sở vận dụng vào việc triển khai những nội dung của
chính sách về biển trong các giai đoạn tiếp theo.
Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc
tế thuộc Học viện Khoa học xã hội, với đề tài “Quản lý kinh tế biển: Kinh
nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” (2013) của Lại Lâm Anh. Tác giả
đã tập trung nghiên cứu chính sách quản lý kinh tế biển với trọng tâm là quản
lý nhà nước đối với năm lĩnh vực là kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản
biển, khai thác hải sản, du lịch biển và các khu kinh tế biển; nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore trong giai
đoạn từ những năm 1980 tơi năm 2011.
Chuyên ngành Kinh tế chính trị thuộc Học viện Chính trị- Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh có đề tài “Kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt
Nam trong hội nhập quốc tế” (2012) của Nguyễn Bá Ninh. Trong luận án,
Nguyễn Bá Ninh cũng bắt đầu bằng việc khẳng định lại tiềm năng, lợi thế của
Việt Nam trong phát triển kinh tế biển và đi sâu phân tích những điều kiện
đặc thù để phát triển kinh tế biển của ba tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam; trong
điều kiện hội nhập quốc tế; đánh giá tình hình phát triển kinh tế biển theo ba
bộ phận cấu thành là: việc tổ chức và khai thác hải sản, phát triển công nghiệp
17
và vận tải biển, phát triển lĩnh vực dịch vụ trong kinh tế biển; nghiên cứu đề
xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và khả thi để phát triển kinh tế biển ba
tỉnh Nam Trung Bộ.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên còn có một số luận án nghiên cứu về
kinh tế biển ở Việt Nam như: Luận án: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ” (2003) của Lê Kim Chung;
“Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996
đến năm 2010” (2014) của Nguyễn Thi Anh; “Phát triển kinh tế biển nhằm
góp phần xóa đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên Huế” (2008) của
Đoàn Văn Ba.... Đây là những công trình nghiên cứu đặc thù về phát triển
kinh tế biển của các tỉnh thành trong các nước. Các công trình này đều nêu ra
được một số khái niệm về kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tế biển và
đưa ra được một số giải pháp cho địa phương mình.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển với nội dung quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển
Một trong bốn nội dung phát triển bền vững kinh tế biển theo Luật biển
Việt Nam năm 2012 là phải phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển. Với lợi thế vị trí địa lý và bề dày lịch sử, biển Việt Nam
không chỉ thể hiện vai trò chính trị trọng yếu, mà còn đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế với nguồn sản vật, sản phẩm biển phong phú và đa dạng.
Song vấn đề đặt ra hiện nay là tăng cường công tác quản lý và khai thác
nguồn tài nguyên này sao cho vừa hiệu quả, vừa có tính bền vững và thân
thiện với môi trường, không chỉ đem lại sự phát triển bền vững mà còn gia
tăng giá trị kinh tế nhờ vào chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong
và ngoài nước.
Theo TS. Phạm Đức Ngoan, Trung tâm quy hoạch, điều tra, đánh giá
tài nguyên – môi trường biển và hải đảo Việt Nam”, trong bài viết “Tiềm
18
năng và vấn đề đặt ra của kinh tế biển Việt Nam” in trong cuốn “Một số vấn
đề trong chiến lược biển Việt Nam”(2011),nhà xuất bản Thanh niên, đã phân
tích cho thấy để phát triển kinh tế biển bền vững, Việt Nam đứng trước những
khó khăn thách thức rất lớn. Thứ nhất, khai thác, sử dụng biển, đảo ở nước ta
đang bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đánh giá, nhìn nhận về tiềm năng tài
nguyên biển đảo còn chưa đầy đủ, dúng mức. Thứ hai, sự phối hợp giữa các
Bộ, ngành còn thiếu chủ động, chức năng quản lý chồng chéo, dẫn tới bất
cập trong việc thực hiện quy hoạch cũng như khai thác, sử dụng tiềm năng
biển, đảo. Thứ ba, các hệ sinh thái đang bị suy thoái nhanh. Với những thách
thức như vậy, theo ông một số việc cấp bách cần làm hiện nay là: đẩy mạnh
điều tra, khảo sát, nghiên cứu,củng cố thông tin về tài nguyên và môi trường
biển; tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành Trung ương,
địa phương và các nước lân cận nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử
dụng tài nguyên biển, giảm thiểu các xung đột; cần có cơ chế chính sách đặc
thù, tạo ra những lợi thế ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư chung tay
xây dựng, khai thác, sử dụng và phát triển kinh tế biển, đảo với hiệu quả và
giá trị cao nhất...
Cũng trong cuốn “Một số vấn đề trong chiến lược biển Việt Nam”
(2011), tác giả Ngọc Hiền phân tích cho thấy trong phát triển kinh tế biển có
nhiều thách thức đang được đặt ra. Đó là, thế giới đang bước vào giai đoạn
bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to
lớn của biển và đại dương. Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở
nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ
và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Tài nguyên biển thuộc dạng
tài nguyên chia sẻ, chứa đựng “yếu tố không gian”, là tiền đề phát triển đa
ngành. Song, việc quản lý biển, đảo đến nay vẫn theo cách tiếp cận mở kiểu
“điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành. Trong một thời gian dài,
19