Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

De thi KSCL mon Hoa Hoc lan 3 cua trang web Hoc24h Blog Hoa Hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.42 KB, 6 trang )

Hotline: 1900.7012

Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên

ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 3 – Môn HOÁ
Thời gian bắt đầu thi: 21h ngày 03/08/2017
Group: Thi thử KHTN – Đội Mod hoc24h.vn

Đề thi gồm có 40 câu, 6 trang, thời gian làm bài 50 phút, không giải thích gì thêm.
Thời gian kết thúc thi là 21h50, các em có thêm 5 phút để điền đáp án vào phiếu thi.
Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thì thu được glixerol và
A.Natri oleat

B.Natri axetat

C.Axit oleic

D.Axit axetic

Câu 2: Dung dịch HCl 0,01M. pH của dung dịch có giá trị là
A.1

B.2

C.2,5

D.3

Câu 3: X là một amin đơn chức bậc một chứa 23,73% nitơ về khối lượng. Chọn công thức phân tử đúng của X:
A.C3H7NH2


B.C4H7NH2

C.C3H5NH2

D.C5H9NH2

C.CH3COOH

D.H2O

Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A.BaSO4

B.HF

Câu 5: Công thức chung của phenol đơn chức là
A.CnH2n-7OH (n≥6).

B.CnH2n+1-2kOH (n≥6; k≥4)

C.CnH2n-6-x(OH)x (n≥6; x≥1)

D.CnH2n-6OH (n≥6)

Câu 6: Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ?
A.CH3-C≡C-C2H5

B.CH3-CH2-C≡C-CH3

C.CH≡C-C2H5


D.CH3-C≡C-CH3

Câu 7: Cho các chất (a) đimeyl oxalat; (b) o-cresol; (c) o-xylen; (d) phenol; (e) etanol;(g) axit fomic; (h)
anlylpropionat. Chất trong số các chất trên phản ứng được với nước Brom, Na, dung dịch NaOH nhưng không
phản ứng được với NaHCO3 là
A.a và c

B.b và d

C.b,d và g

D.b,e và h

C.Anilin

D.Etylamin

Câu 8: Amin nào thuộc loại amin bậc 2:
A.Trimetylamin

B.Điphenylamin

Câu 9: Dãy gồm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A.saccarozơ, tinh bột, fructozơ

B.anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.

C.etylfomat, axetilen, glucozơ.


D.axit fomic, anđehit axetic, fructozơ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B.Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
C.Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
D.Phân ure có công thức (NH4)2CO3.


Hotline: 1900.7012

Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên

Câu 11: Cho phương trình phản ứng: CaCO3  2HCl 
 CaCl2  H2 O  CO2
Phương trình ion rút gọn là
A. CO32  H 
 H2 O  CO2

B. CO32  2H 
 H2 O  CO2

C. CaCO3  2H  2Cl 
 CaCl 2  H 2 O  CO2

D. CaCO3  2H 
 Ca 2  H 2 O  CO2

Câu 12: Liên quan tới vụ cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung đã có phát ngôn rằng “Không ăn cá chết thôi
chứ hải sản sống thì ăn không sao! Tắm biển cũng không sao!” Đây là một phát ngôn bị coi là sai lầm trầm

trọng, thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm, dựa trên cơ sở các phản biển sau:
(1)Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị
ngấm chất độc.
(2)Bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).
(3)Cá chết có thể do nhiễm độc kim loại nặng, cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả
và nó sẽ tích luỹ dần dần và gây hại lâu dài.
(4)Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích luỹ kim loại nặng (như thuỷ ngân, chì,
bạc…) đáng kể trong cơ thể gây nên những tác hại khôn lường.
Theo anh/chị, xét các cơ sở để phản biện trên, cơ sở phản biện đúng.
A.1,3,4

B.1,2,3,4

C.3,4

D.1,2,4

Câu 13: Nhóm thế có sẵn đính trực tiếp vào nhân benzen và định hướng nhóm thế mới vào vị trí ortho, para là
A.-NO2, -NH2, -Br; -C2H5.

B.-CH3,-OH;-COOH;-I.

C.-NH2;-Cl;-CH3;-SO3H.

D.-Br; -CH3; -NH2; -OH.

Câu 14: Hidrocacbon (X) mạch hở tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa vàng nhạt. Hidro
hóa hoàn toàn X có Ni làm xúc tác, thu được isopentan. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của (X) là.
A. 2


B. 3

C. 1

D. 4

Câu 15: Cho các axit sau: HCl, H2SiO3, H2CO3. Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của các axit trên là
A.HCl, H2CO3, H2SiO3

B.H2SiO3, H2CO3, HCl

C.HCl, H2SiO3, H2CO3

D.H2CO3, H2SiO3, HCl

Câu 16: Cho các hợp chất sau:
(1)HOCH2COOH

(2)HOCH2CH2CH2OH

(3)CH3OCH2CH2OH

(4)HOCH2CH(OH)CH3

(5)C6H5OH

(6)CH2=CH-COOH

(7)ClCH2COOH


(8)HCOOH

(9)HCl

Số chất đều tác dụng được với cả Na và Cu(OH)2 là
A.3

B.5

C.4

D.6

Câu 17: Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ: “Từ nitơ đến bitmut thì…”
A.Nguyên tử khối tăng dần

B.Bán kính nguyên tử tăng dần.

C.Độ âm điện tăng dần

D.Năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.


Hotline: 1900.7012

Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên

Câu 18: Cho các phản ứng sau:
(a)Axetilen + dung dịch AgNO3/NH3→


(b)Sục CO2 vào C6H5ONa →

(b)Stiren + dung dịch KMnO4 →

(c)Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →

(e)Benzen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →

(f)Anilin + dung dịch Br2 →

(g)Butađien + AgNO3/NH3 (đun nóng) →

(h)Etilen + dung dịch Br2 →

Số phản ứng tạo ra chất kết tủa là
A.4

B.5

C.6

D.7

Câu 19: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là AgNO3, bởi vì
A.Phản ứng tạo khí có màu nâu.
B.Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng.
C.Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng.
D.Phản ứng tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Câu 20: Cho các nhận định sau:
(1)Stiren làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường.

(2)Trong công nghiệp, phenol được điều chế từ cumen.
(3)Trong công nghiệp axit axetic có thể được điều chế trực tiếp từ ancol metylic.
(4)Dùng dung dịch nước brom có thể nhận biết được dung dịch axit acrylic và axit metacrylic.
(5)Tách nước từ 2 phân tử ancol etylic thu được ete có tên gọi là đimetyl ete.
Số nhận định đúng là
A.3

B.4

C.2

D.5

Câu 21 : Tính khối lượng dầu chuối thu được, biết hiệu suất phản ứng đạt 68%, khi thực hiện phản ứng este hoá
giữa 132,35 gam axit axetic và 200,00 gam ancol isoamylic.
A.226,0g

B.195,0g

C.200,7g

D.189,0g

Câu 22 : Để phân tích định tính các nguyên tố trong hỗn hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm
được mô tả như hình vẽ :

Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
B.Thí nghiệm trên dùng xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
C.Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hợp chất hữu cơ thoát ra ngoài ống nghiệm.



Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên

Hotline: 1900.7012

D.Thí nghiệm dùng để xác định Nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
Câu 23: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không tham gia phản ứng với Na,
CH3COOH
 H2
thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau X 
 Y 
 Z . Biết Z là este có mùi chuối chín. Tên của X là
H2SO4 dac
t o ,Ni

A.pentanal

B.2-metylbutanal

C.2,2-đimeylpropanal

D.3-meylbutanal

Câu 24: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra 2 muối?
A.CH3OOC-COOC2H5

B.CH3COOC6H5

C.CH3OOC-[CH2]2-OOC-CH2CH3


D.C6H5COOC6H5.

Câu 25: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A.2-clo-2metylbutan

B.1-clo-2metylbutan

C.2-clo-3-metylbutan

D.1-clo-3-metylbutan

Câu 26: Xà phòng hoá 8,8 gam etylaxetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A.8,2 gam

B.10,4 gam

C.8,56 gam

D.3,28 gam

Câu 27: Cho hình vẽ về cách thu khí bằng phương pháp dời chỗ nước như sau:

Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A.O2, N2, HCl

B.O2, SO2, Cl2

C.N2, C2H4, NH3


D.CH4, N2, O2.

Câu 28: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S; F2 và H2O; Li và N2; Hg và S; Si và F2; SiO2 và HF. Số cặp chất
phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là
A.4

B.5

C.6

D.3

Câu 29: Trong bình kín đựng O2 ở to và P1 (atm), bật tia lửa điện đưa về to ban đầu thì áp suất là P2 (atm). Dẫn
khí trong bình qua dung dịch KI dư thu được dung dịch X và 2,2848 lít khí (đktc). Dung dịch X phản ứng vừa
đủ với 150 ml dung dịch H2SO4 0,08M. Hiệu suất phản ứng ozon hoá và giá trị của P2 so với P1 là
A.80% và P2=0,9P1

B.16,667% và P2=0,944P1

C.16,86% và P2=0,5P1

D.Đáp án khác

Câu 30 : Cho các phát biểu sau :
(a)Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b)Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c)Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d)Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e)Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(f)Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Số phát biểu đúng là :
A.3

B.4

C.5

D.2


Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên

Hotline: 1900.7012

Câu 31 : Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men ancol, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%).
Oxi hoá 0,1agam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X
cần 720ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A.20%

B.10%

C.90%

D.80%

Câu 32 : Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất : HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH (phenol)
và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau :
Chất


X

Y

Z

T

pH (dung dich cùng nồng độ, 25oC)

6,48

3,22

2,00

3,45

Nhận xét nào sau đây đúng?
A.Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.

B.Y tạo kết tủa trắng với nước brom.

C.T cho được phản ứng tráng bạc.

D.X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.

Câu 33 : Hỗn hợp A gồm Al4C3, CaC2 và Ca đều có số mol là 0,15. Cho A vào nước dư dến phản ứng hoàn
toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm C 2H2, C2H4, C2H6, H2 và
CH4. Cho Y qua nước brom sau một thời gian thấy khối lượng bình brom tăng 3,84 gam và có 11,424 lít hỗn

hợp khí Z thoát ra (đktc). Tỉ khối của Z so với H2 là
A.7,41

B.8,0

C.2,7

D.7,82

Câu 34 : Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung
dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được
b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là
A.3m=11b-10a

B.3m=22b-19a

C.8m=19a-11b

D.9m=20a-11b

Câu 35 : Lấy m gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức no mạch hở và một ancol đồng đẳng của etylenglicol
tác dụng hoàn toàn với K dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X hoà tan được nhiều nhất 9,8
gam Cu(OH)2. Nếu đốt cháy hết m gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2
dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam. Tìm công thức 2 ancol và khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp
X?
A.C4H9OH 7,4 gam ; C3H6(OH)2 15,2 gam.

B.C3H7OH 6,0 gam; C3H8(OH)2 9,0 gam.

C.C4H9OH 3,7 gam; C3H6(OH)2 30,4 gam


D.C3H7OH 9,0 gam; C4H8(OH)2 13,5 gam.

Câu 36 : Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem
2,85 gam Z tác dụng với H2O (trong môi trường H+), phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q. Khi đốt cháy hoàn
toàn lượng P và Q ở trên thì P tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O ; Q tạo ra 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O,
thể tích oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy là 3,024 lít (đktc). Biết Z tác dụng được với Na giải phóng H 2,
chất P có khối lượng phân tử bằng 90gam/mol và Q là hợp chất đơn chức. Số đồng phân phù hợp của Z là
A.4

B.1

C.2

D.3

Câu 37 : Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H,O) trong phân tử mỗi chất có hai nhóm
chức trong số các nhóm –OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 8,1 gam Ag và 3,72 gam hỗn hợp một muối amoni hữu cơ. Cho một nửa lượng
muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là :
A.1,22

B.2,44

C.2,48

D.2,98


Đề được soạn bởi: Nguyễn Trần Sơn – Doãn Trung Kiên


Hotline: 1900.7012

Câu 38 : Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy
hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m
gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là
A.8,55

B.68,40

C.17,10

D.34,20

Câu 39 : Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm
–COOH) ; trong đó, có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứ
một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thuỷ phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn
hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và
khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam
H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A.38,76%

B.34,01%

C.29,25%

D.34,69%

Câu 40 : Hỗn hợp X chứa 0,08 mol axetylen, 0,06 mol axetandehit, 0,09 mol vinylaxetylen và 0,16 mol hidro.
Nung X với xúc tác Ni sau một thời gian thì thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 21,13. Dẫn Y đi qua

dung dịch AgNO3/NH3 dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam Z gồm 4 kết tủa có số mol bằng
nhau, hỗn hợp khí T thoát ra sau phản ứng làm mất màu vừa hết 30ml dung dịch brom 0,1M. Giá trị của m gần
giá trị nào sau đây nhất?
A.27

B.25

C.26

-----------------------HẾT-----------------------

ĐÁP ÁN KSCL MÔN HÓA HỌC LẦN 3

Đăng tải bởi:

D.29



×